Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ "

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Góc tương tác » Góc giáo viên

Gương mặt tiêu biểu

Cập nhật lúc : 09:15 12/04/2022  
Giảng viên nhiều duyên nợ với văn học dân gian


GD&TĐ - Các môn chuyên về văn học dân gian luôn khiến TS La Mai Thi Gia (giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG TPHCM) hứng thú và đam mê nhất.

 

Không kém phần sôi động

Sinh ra và lớn lên tại Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, TS La Mai Thi Gia (1980) cho biết, cô thích văn học từ nhỏ, chịu đọc sách, nhất là truyện cổ tích, mặc dù thời ấy ở quê cũng không có mấy sách để đọc ngoài sách giáo khoa.

TS La Mai Thi Gia còn là hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Dân tộc học TPHCM, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM. Một số công trình đáng chú của chị gồm: Motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian: Lý thuyết và ứng dụng (năm 2015, tái bản 2019, công trình đạt Giải Nhì của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2014); 3 công trình VHDG được Giải Ba gồm: Văn học dân gian Tiền Giang (chủ biên, 2018); Văn học dân gian Vĩnh Long (chủ biên, 2019); Văn học dân gian Đồng Tháp (chủ biên, 2020).

“Lên THCS tôi được chọn đi thi Học sinh giỏi văn thị xã Tam Kỳ và được giải cao nhất rồi chọn thi cấp tỉnh và có thơ đăng báo cũng từ những năm cấp 2. Cũng có thể bắt đầu từ đây, tôi có ý thức đầu tư và phát triển theo con đường văn học.

Tới THPT, tôi được chọn tham gia các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia. Lên đại học thì các môn chuyên về văn học dân gian luôn làm tôi hứng thú nhất, và chọn làm khóa luận tốt nghiệp về văn học dân gian. Sau đó, tôi  được giữ lại Bộ môn văn học dân gian của khoa Văn học đến bây giờ”, TS La Mai Thi Gia chia sẻ.

Lẽ thường cái gì càng xưa cũ thì số lượng người quan tâm càng ít đi và  văn học dân gian cũng vậy. Một khi đã chọn thì người nghiên cứu chấp nhận thực tại của lĩnh vực mà mình theo đuổi. Tuy nhiên, TS Thi Gia cho rằng, lĩnh vực nào cũng có giảng viên và sinh viên quan tâm.

“Thời tôi học và liên tục nhiều năm sau khi ra trường thì khóa luận về đề tài văn học dân gian năm nào cũng 3 - 4 bạn chọn làm, mà số sinh viên đủ điểm được làm khóa luận đâu phải nhiều. Mấy năm gần đây quy chế thay đổi, chỉ có sinh viên hệ Cử nhân tài năng mới phải làm khóa luận nên số khóa luận của mỗi bộ môn đều ít đi.

Tuy nhiên năm nào cũng có sinh viên chọn đề tài về văn học dân gian. Chưa kể số sinh viên làm nghiên cứu khoa học mỗi năm về văn học dân gian cũng nhiều, chẳng hạn năm nay (2021) có đến 5 đề tài được chọn. Khoa Văn cũng đang có kế hoạch mở ngành Cao học Văn học dân gian vì số đăng ký làm nghiên cứu sinh và thạc sĩ về văn học dân gian năm nào cũng có”, nữ Tiến sĩ 8X cho biết.

Nói về mối quan hệ giữa văn học dân gian và cuộc sống đương đại ngày nay, TS La Mai Thi Gia cho rằng cụm từ văn học dân gian hiện đại, đương đại, đô thị mấy năm gần đây rất hay được nhắc đến, chưa bàn sâu về nội hàm của khái niệm này vì còn rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nói về mối quan hệ của văn học dân gian với đời sống thì không chỉ đến bây giờ mà thời nào cũng thế, khó có thể tách rời dù là trong xã hội truyền thống hay bây giờ.

“Còn dân gian là còn văn học dân gian, truyền thuyết đô thị vẫn cứ thế được sáng tạo, ca dao tục ngữ hiện đại vẫn cứ thế được sinh ra, các bài vè về các đề tài chính trị xã hội nóng hổi vẫn được lan truyền rầm rộ. Các thể loại văn vần dân gian ngắn gọn và dễ lưu truyền vẫn tiếp tục được sáng tạo, truyền… phím nhanh chóng bằng những thao tác “copy and paste” và “share”, sự bổ sung, nối dài, đáp ứng của những tri thức dân gian trên mạng xã hội với các thể loại này cũng rất đa dạng và sinh động…”, TS Thi Gia nhận định.

TS La Mai Thi Gia cùng với thầy cô trong Bộ môn VHDG nhân dịp gặp mặt ngày 20/11/2020.

Một góc đong đầy dành cho thơ

Ngoài việc gắn bó với giảng đường đại học, TS Thi Gia còn là một nhà thơ với 2 tập thơ in riêng (“Thơ Trắng”, “Gia ơi, đời xanh đấy!”) và nhiều thơ in chung. Chị vẫn thỉnh thoảng “khoe” có thơ đăng trên các báo và thường xuyên có thơ trên tường Facebook.

Khi được hỏi “việc làm thơ có liên quan gì với việc tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy về văn học dân gian”, chị chia sẻ “ngược lại thì đúng hơn, nghiên cứu văn học dân gian đã giúp tôi có thêm nhiều chất liệu cho sáng tác cả về nội dung lẫn thi pháp. Nếu các nhà phê bình chịu khó soi sẽ thấy thơ của tôi chịu ảnh hưởng văn học dân gian rất nhiều. Dự tính sang năm tôi sẽ in thêm một tập nữa”.

Chị cho rằng, mình thuộc tuýp truyền thống, lạc hậu và khó thay đổi nên quan niệm về thơ của mình cũng khá là cũ. Bên cạnh đó, dù muốn tân hình thức, hiện đại hay hậu hiện đại kiểu gì đi nữa thì thơ cứ phải là… thơ đã, nhìn thấy ngay là thơ, đọc lên biết ngay là thơ đã rồi muốn truyền tải các vấn đề to lớn gì đó thì tùy.

TS La Mai Thi Gia cùng với đại diện BCN khoa Văn học dự tổng kết Thực tập sưu tầm VHDG của sinh viên tại thị trấn Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

“Triết học, nhân sinh, vũ trụ, đời sống chính trị xã hội hay tình bạn, tình yêu, tình gia đình, tình đồng bào, tình đồng loại… gì gì cũng được, cứ viết ra những điều khiến mình trăn trở bằng chính thứ ngôn ngữ của thi ca và phải khởi lên được niềm rung động của tâm hồn người đọc.

Mà muốn làm được vậy thì hãy viết vì chính sự rung động, đau đớn hay hạnh phúc của bản thân, vì bất kỳ điều gì mà mình cảm thấy, đọc và học cách viết của những tài năng văn chương khác để làm đầy đặn hơn khả năng diễn đạt của mình. Thi pháp thì có thể học nhưng cảm xúc thì không vay mượn được, cứ sống tràn đầy đi rồi hẳn sẽ có thơ”, TS Thi Gia quan niệm về thơ.

Và chị cũng tự họa chính mình trong thơ: “Những người đàn bà làm thơ chẳng dành để ngày sau/ Cứ sống và yêu thôi/ Tiêu đời mình vào trong mỗi khắc/ Lời lãi mang về là nhiều đêm chết lặng/ Buồn đau cũng chẳng phải riêng mình/ Những người đàn bà làm thơ/ Yêu thơ trước khi biết tự yêu mình…” (trích Những người đàn bà làm thơ - La Mai Thi Gia, 2017).

Nguyễn Minh Tiến (cựu sinh viên Khoa Văn học – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM) từng đoạt giải Euréka về Văn học dân gian, đồng thời làm khóa luận tốt nghiệp về Văn học dân gian do TS Thi Gia hướng dẫn, đạt loại giỏi chia sẻ: “Một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất là khi cô Thi Gia đốc thúc tôi hoàn thành khóa luận cách đây một năm. Khi bày tỏ những mong muốn theo đuổi việc nghiên cứu, tôi nhận thấy mình còn thiếu khả năng làm việc độc lập và tự chủ trong công việc.

 
TS La Mai Thi Gia.
TS La Mai Thi Gia.

Cũng từ đó nhiều công trình về văn học dân gian có giá trị của cô ra đời…

Mọi thứ gần như “nước đến chân mới nhảy”. Lẽ thường tình đây là điều một giảng viên hướng dẫn không cảm thấy hài lòng bởi sinh viên của mình. Nhưng cô Thi Gia vẫn có những cách để vừa tạo động lực cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp và đồng thời biết được trách nhiệm của mình trong công việc nghiên cứu. Tôi trân quý điều đó, như một cách đưa mình vào kỷ luật trong làm việc và hoàn thành công việc nghiên cứu, vốn được cho là khô khan nhưng cũng thú vị theo cách riêng của nó…”.

Làm thơ, giảng dạy, nghiên cứu, tôi cũng không rõ cụ thể những việc đó có hỗ trợ gì cho nhau không nhưng chắc chắn các lĩnh vực đó đã làm nên con người và cuộc sống của tôi hiện tại. Tôi thích công việc của mình và cố gắng làm tốt nhất công việc giảng dạy trong khả năng có thể, đóng góp tốt nhất trong nghiên cứu chuyên môn, còn làm thơ thì đó là điều khiến tôi có cảm giác hạnh phúc nhất. Viết được một bài thơ ưng ý, cảm giác vẫn đã nhất, đã hơn cả việc hoàn thành một công trình nghiên cứu chuyên môn quá khó…”. - TS La Mai Thi Gia  

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác