Môn GDCD
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GDCD 9
Tuần: 19 –Tiết : 19 Ngày soạn : 10/01/2022
Ngày dạy : 15/01/2022
HỌC KÌ II
Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG
HÔN NHÂN (Tiế1)
I. Mức độ cần đạt:
1. Về kiến thức:
-Nêu được các điều kiện để được kết hôn , các trường hợp cấm kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo quy định của pháp luật
-Nêu được trách nhiệm của công dân nói chung ,học sinh nói riêng trong vấn đề hôn nhân
2. Về năng lực:
-Phân biệt được hôn nhân hợp pháp và hôn nhân bất hợp pháp
-Đánh giá được ý nghĩa của việc nắm vững và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ trong hôn nhân và tác hại của việc vi phạm pháp luật trong hôn nhân
-Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân
-Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và tuyên truyền trong gia đình , cộng đồng để mọi người cùng thực hiện tốt.
3. Về phẩm chất:
- Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân
- Tán thành những việc làm tôn trọng pháp luật và phản đối những hành vi vi phạm pháp luật trong hôn nhân
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
Gv: - SGK, SGV GDCD
- Đoạn phim, tranh ảnh về gia đình hạnh phúc và bao lực gia đình
- Máy chiếu
- Phiếu học tập, bài tập tình huống, bút dạ, giấy rô ky...
HS: - Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
*/ HĐ 1: KHỞI ĐỘNG ( 10p).
1. Mục tiêu: Nhằm giúp HS biết được tình yêu chân chính.
2. PP: Giải quyết vấn đề
3.HT:HS hoạt động cá nhân
4.Tiến hành
GV yêu cầu HS trả lời tình huống trong SGK.
Học sinh thực hiện
GV dẫn dắt: Vì sao tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân hạnh phúc? Điều gì sẽ xảy ra nếu như không có tình yêu chân chính trong hôn nhân? Như dùng vũ lực, hôn nhân do mang thai trước, vì tiền, vì danh tiếng, để trả ơn...
Dẫn câu tục ngữ " Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn " : Sự hoà thuận , hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng được tạo lập trên cơ sỡ tình yêu chân chính và sự thực hiện tốt quyền nghĩa vụ của mỗi người trong hôn nhân.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
*/ HĐ 2 KHÁM PHÁ (hình thành kiến thức). *Hoạt động 1 ( 10 phút). Tìm hiểu khái hôn nhân. 1.Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là hôn nhân đúng và sia pháp luật,hiểu hôn nhân là gì? 2.PP: đàm thoại, hỏi đáp. 3. Hình thức: Hoạt động cá nhân 4.Tiến hành: Gv cho hs tìm hiểu thông tin. Hs thảo luận theo các câu hỏi định hướng của Giáo viên ? Việc kết hôn của Đạt có đúng pháp luật không ? Vì sao ? HS :Không xuất phát từ tình yêu chân chính, vi phạm pháp luật về độ tuổi kết hôn,không được pháp luật thừa nhận. ? Tình yêu của “ vợ chồng” Đạt có phải là tình yêu chân chính không? HS :chỉ là ngộ nhận về tình yêu... ? Em hiểu thế nào là hôn nhân đúng pháp luật và trái pháp luật ? - Ví dụ ? + Hôn nhân đúng PL: - Tình yêu chân chính. - Được pháp luật thừa nhận. + Hôn nhân trái PL: - Không dựa trên tình yêu chân chính vì tiền, ép buộc… ? Em hiểu thế nào là tình yêu chân chính? - Xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng nhau. - Tình yêu không lành mạnh là thứ tình cảm không bền vững ( tham giàu, tham địa vị…), tình yêu đơn phương, thiếu trách nhiệm trong tình yêu. ? Vì sao nói tình yêu chính là cơ sở của hôn nhân ? HS: hôn nhân bắt nguồn tình yêu chân chính sẽ bền vững và hạnh phúc… - Hôn nhân là sự liên kết giữa một nam và một nữ trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận. nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. - Thế nào là hôn nhân ? - GVKL :.. -Tình yêu chân chính là tình yêu xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành tin caỵy tôn trọng lẫn nhau. Tình yêu không lành mạnh là thứ tình cảm không bền vững, có thể là vụ lợi, tình yêu đơn phương, sự thiếu trách nhiệm trong tình yêu - Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng , tự nguyện, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài xây dựng một gia đình hạnh phúc - Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc vì: Có tình yêu chân chính con người sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh. *Hoạt động 2:(15 phút). Tìm hiểu nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân VN. 1.Mục tiêu: HS hiểu được nguyên tắc hôn nhân VN. 2.PP: đàm thoại, phân tích. 3. Hình thức: Hoạt động cá nhân 4.Tiến hành: Giúp hs hiểu nguyên tắc của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay - Yêu cầu HS tự nghiên cứu nguyên tắc của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay trong phần nội dung bài học - HS liệt kê ra những điều chưa hiểu - GV yêu cầu HS trao đổi câu hỏi sau ?. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.
? Quyền và nghĩa vụ cơ bản trong hôn nhân ? GV : đặt một số câu hỏi cho HS thảo luận. ? Vì sao pháp luật lại quy định độ tuổi kết hôn như vậy ? - HS đọc: Điều 4 luật hôn nhân và gia đình năm 2000.(Có sự bổ sung và sữa đổi vào năm 2013) - Khoản 12 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. .(Có sự bổ sung và sữa đổi vào năm 2013) - Khoản 13 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. .(Có sự bổ sung và sữa đổi vào năm 2013) -Học sinh đọc tư liêu sgk : - HS trả lời - Muốn đăng kí kết hôn thì đến cơ quan nào? + Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi lên mới được kết hôn. Việc kết hôn phải tự nguyện và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + UBND xã, Phường… ? Kể tên những trường hợp pháp luật cấm kết hôn mà em biết ? - Những người trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau dễ dẫn đến quái thai, hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao ... - Những người cùng dòng máu về trực hệ là: Cha, mẹ đối với con : ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại - Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: Cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha cùng mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha. + Cấm kết hôn trong các trường hợp đang có vợ hoặc có chồng .Người mất hành vi năng lực dân sự (Bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình); giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có dòng họ trong phạm vi ba đời; cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vơ với con rể, bố dượng với con nuôi của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Những người trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau dễ dẫn đến quái thai, hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao ... - Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ, chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau. - Yêu thương, chung thuỷ, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng… - Xây dựng một gia đình hạnh phúc. + Để bảo đảm những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân được thực hiện, để bảo vệ sức khoẻ của công dân, giống nòi và những truyền thống đạo đức dân tộc. |
16 tuổi Đạt đã có "vợ" và đứa con 17 tháng tuổi. Bực tức vì cuộc sống thường xuyên cãi vã, Đạt ném đứa con xuống ao trước nhà vì bị vợ thách đố.. Ngày 15/9/2014, Công an huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp) cho biết, đang lập hồ sơ xử lý Nguyễn Văn Đạt (16 tuổi, ngụ xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành) về hành vi ném con ruột xuống ao nước. Quan sát ảnh
1. Khái niệm: Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở bình đẳng , tự nguyện Được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc
2. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam: - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng. vợ chồng bình đẳng. Quan sát ảnh - Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và PL bảo vệ. - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình. Quan sát ảnh |
*/ HĐ: LUYỆN TẬP: (10 P)
1.MT: Chơi trò chơi sắm vai
N1, N2 : Tình yêu chân chính- Hôn nhân hạnh phúc
N3, N4: Tình yêu không chân chính- Hôn nhân không hạnh phúc
2.PP: Giải quyết T
3. Hình thức: Sắm vai
4. Tiến hành:
-GV yêu cầu HS ứng xử TH phần thực hành.
- HS: ứng xử TH
- GV : + Định hướng câu trả lời đúng
+ Yêu cầu HS nêu trách nhiệm của HS:
- Nghiêm chỉnh thực hiện, không vi phạm những quy định của pháp luật hôn gia đình( dẫn chứng) -
*/ HĐ 4 : VẬN DỤNG ( 8 p)
1.MT : Biết tuyên truyền cho mọi người thực hiện hôn nhân gia đình
2.PP : Tuyên truyền
3.HH : Đóng vai là một tuyên truyền viên về hôn nhân
4.TH : +GV cho HS đóng vai một tuyên truyền viên để tuyên truyền cho mọi người ý thức thực hiện luật hôn nhân
+HS : tập làm tuyên truyền viên
+HS : Tuyên truyền về ứng xử có văn hóa…, thực hiện đúng theo pháp luật.
+GV nhận xét phần tuyên truyền của HS, biểu dương.
*/ Dăn dò : - Về nhà học bài và soạn phần còn lại của bài.
- Làm các bài tập.
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………