Môn GDCD
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GDCD 6
Tuần 17,18 – Tiết 17,18.
Ngày soạn:20/12/2021
Ngày dạy: 27/12/2021
Lớp:6/1, 6/2
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I- Mục tiêu bài dạy:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS củng cố, hệ thống hoá lại những kiến thức đã học trong học kì I.
2. Về năng lực:
- Rèn cho HS kĩ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá các vấn đề.
3. Về phẩm chất:
- Giáo dục ý thức rèn luyện phẩm chất, năng lực để tự hình thành ngời phát triển toàn diện.
II. Nội dung ôn tập:
1. Ổn định tổ chức( 1p)
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: (2p)
Để giúp các em khái quát hoá, hệ thống hoá lại các kiến thức đã học, tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập
Gv: yêu cầu học sinh nêu từ đầu năm giờ chúng ta đã học mấy chuẩn mực đạo đức và mấy chuẩn mực pháp luật?
- HS nêu
Gv chốt lại và yêu cầu hs nêu sự thắc mắc: (15p)
- Gv đặt câu hỏi nhằm hệ thống hóa lại kiến thức (25p)
HỆ THỐNG HOÁ NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC:
Chủ đề |
Chuẩn mực đạo đức |
Khái niệm |
Biểu hiện |
Ý nghĩa |
1 |
TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
|
1. Truyền thống gia đình, dòng họ * Khái niệm -Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. -Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra. làm những việc sai trái. |
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ - Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt gua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công. |
|
2 |
YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI |
1. Khái niệm Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. |
2. Biểu hiện của yêu thương con người Biểu hiện của yêu thương con người: Quan tâm, giúp đỡ thông cảm, sẻ chia, biết tha thứ, biết hi sinh vì người khác, ... |
3. Ý nghĩa - Yêu thương con người là tình cảm quí giá, là một giá trị nhân văn và là truyền thống quý báu của dân tộc mà mỗi chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. -Tình yêu thương giúp mỗi cá nhân biết sống đẹp hơn, sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất vì người khác; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn; |
3 |
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
|
1. Khái niệm - Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người. - Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn trở ngại cũng không nản. |
2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì - Trong học tập: Đi học đều, làm bài tập đầy đủ, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập ở lớp, gặp bài khó không nản lòng,… - Trong lao động: Chăm chỉ làm các công việc trong gia đình phù hợp với lứa tuổi. - Trong cuộc sống hằng ngày: Tích cực tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức. |
3. Ý nghĩa Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống. |
4 |
TÔN TRỌNG SỰ THẬT
|
1. Tôn trọng sự thật là gì? *Khái niệm. - Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống. - Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. |
2. Biểu hiện của tôn trọng sự thật. - Tôn trọng sự thật biểu hiện thông qua suy nghĩ, hành động (việc làm), lời nói, thái độ... |
3. Ý nghĩa - Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc. - Người tôn trọng sự thật là người thẳng thắn, trung thực, được mọi người tin tưởng, kính trọng. |
5 |
TỰ LẬP |
1. Sống tự lập - Tự lập là tự làm lấy các công việc bằng khả năng và sức lực của mình. - Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ cần biết đến mình, không quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.. |
2. Biểu hiện của tự lập - Tự tin, tự làm lấy việc của mình. - Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn. - Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra. |
3. Ý nghĩa - Tự lập giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh, giải quyết các công việc hiệu quả và làm chủ được cuộc sống; nhận đươc sự kính trọng của mọi người. |
6 |
TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN |
1. Khái niệm - Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân. |
2. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. - Tự nhận thức bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra. |
3. Các cách tự nhận thức bản thân - Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân.
|
4. Dặn dò: (2P).
- Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung bài học để tuần sau kiểm tra học kỳ.
IV. ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM:
....................*******************************************...................