Cần phải lựa chọn một cách nghiêm ngặt xem nên học gì và không nên học gì ''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Văn bản Nhà trường

Văn bản Nhà trường

Cập nhật lúc : 09:58 25/01/2022  

THCS PHONG HẢI; BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ CƠ QUAN- NĂM HỌC 2021-2022

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG THCS PHONG HẢI

 
   

 


Số: 01/QTUX-THCSPH & CĐCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
   

 


Phong Hải, ngày 20 tháng 9 năm 2021

 

QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG HỌC

Năm học 2021-2022

(Ban hành kèm theo Quyết định số …./QĐ-THCS  ngày … tháng 9 năm 2021

của Hiệu trưởng trường THCS Phong Hải)

Căn cứ Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 về việc “Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ tình hình thực tế Trường THCS Phong Hải phối hợp với Công đoàn cơ sở xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học cụ thể như sau:

CHƯƠNG I

 QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.  Nguyên tắc xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường:

- Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách học sinh;

- Phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận; phù hợp với quy định của pháp luật;

- Phù hợp với mục tiêu, đặc điểm của nhà trường, ngành Giáo dục; đảm bảo tính thực tiễn và khả thi;

- Bảo đảm tính dân chủ và nhân văn.

Điều 2.  Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường quy định về chuẩn mực nhà giáo và quy tắc ứng xử của CB-GV-NVkhi thi hành nhiệm vụ, trong quan hệ với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh học sinh và xã hội. Ứng xử  của học sinh trong học tập, rèn luyện tại trường và ngoài xã hội.

Đối tượng thực hiện là toàn bộ CB-GV-NVvà HS trường THCS Phong Hải.

Điều 3. Mục đích xây dựng qui tắc ứng xử đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

 Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập…, nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường.

CHƯƠNG II

QUY TẮC ỨNG XỬ

CỦA ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ, NHÂN VIÊN,

NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NHÀ TRƯỜNG

Mục   I. Chuẩn mực đạo đức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động

Điều 4. Phẩm chất chính trị:

1.Chấp hành nghiêm chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành giáo dục, địa phương và nhà trường. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào các hoạt động giáo dục, giảng dạy và đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

2.Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công của cấp trên, có ý thức đạo đức cách mạng, hết lòng vị sự nghiệp giáo dục và nhà trường, bảo vệ danh dự nhà trường, giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường.

3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị và hoạt động xã hội.

Điều 5. Đạo đức nghề nghiệp :

1.Luôn tâm huyết với nghề dạy học, có ý thức giữ gìn danh dự, uy tín và lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác. Có lòng nhân ái, yêu thương, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với đồng nghiệp, với học sinh; luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đồng nghiệp, của học sinh và cộng đồng.

2.Tận tụy với công việc được giao, thực hiện đúng điều lệ nhà trường, quy chế của ngành giáo dục và nội quy nhà trường. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá khách quan, đúng thực chất năng lực người học.

3.Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đáp ứng với yêu cầu của đổi mới GD&ĐT.

4.Có tinh thần đấu tranh phê và tự phê, sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp cho đồng nghiệp, lãnh đạo. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp. Quan hệ đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ hunh học sinh, đồng nghiệp và học sinh.

5.Có ý thức giữ gìn, bảo vệ uy tín, phẩm chất, đạo đức nhà giáo. Thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, tham nhũng, lãng phí.

Điều 6. Lối sống, tác phong:

1. Sống có mục đích, lý tưởng cao đẹp, có ý chí vươn lên, có tinh thần phấn đấu với động cơ trong sáng, chủ động sáng tạo, thực hành liêm chính, chí công, vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc, thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích lối sống văn minh, tiến bộ, phê phán lối sống ích kỷ, lạc hậu, thực dụng.

3. Có tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với mọi người; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

4. Xây dựng gia đình văn hóa, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, chăm sóc, dạy dỗ con cái  học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn, lễ độ; Thực hiện nếp sống có văn hóa nơi công cộng.

Điều 7. Trang phục:

 Khi thực hiện nhiệm vụ, trang phục gọn gàng, giản dị, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của học sinh. Mặc trang phục ngày lễ theo quy định của ngành.

Mục  II. Quy tắc ứng xử

Điều 8. Ứng xử với bản thân:

1. BGH luôn gương mẫu, nhiệt tình trách nhiệm, tận tụy với công việc, hết lòng vì tập thể; Kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm của GV- NV để có hình thức điều hành phù hợp, nhằm phát huy khả năng kinh nghiệm, sáng tạo, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao. Phát huy dân chủ thực sự, tạo điều kiện tự học, tự rèn và phát huy sáng kiến củaGV-NV. Tôn trọng và tạo niềm tin cho GV- NV khi giao và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; Bảo vệ danh dự của GV- NV khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật.

2. GV- NV gương mẫu, tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc. Có lòng tự trọng, có thái độ khiêm tốn, cầu thị tiến bộ. Sống hòa đồng, thân thiện, luôn lắng nghe ý kiến, tự nhận xét, đánh giá trung thực, thẳng thắn. Biết tự phê bình và phê bình, luôn thể hiện mình vì mọi người.

Điều 9. Ứng xử với trẻ em, học sinh:

Có thái độ nghiêm túc, gần gũi, tin cậy và thông cảm để có thể chia sẻ tình cảm với học sinh. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của học sinh, không làm cho học sinh bị lệ thuộc. Tạo bầu không khí học tập tự giác, cởi mở, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo học tập, tạo cơ hội công bằng đối với tất cả học sinh.

Điều 10. Ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp.

1. Đối với lãnh đạo phải tôn trọng địa vị của người lãnh đạo, phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; phát huy tinh thần tự chủ, dám chịu trách nhiệm, có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của lãnh đạo nhà trường để mọi hoạt động đạt hiệu quả.

2.Đối với đồng nghiệp phải chân thành, thắng thắn, nhiệt tình, cộng sự phải đảm bảo sự đồng thuận, hiệp lực chung chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và danh dự nhà trường. Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, tích cực góp phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.

Ý thức tôn trọng tổ chức, kỉ luật; tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và người lớn tuổi. Luôn đặt danh dự và quyền lợi tập thể trên quyền lợi cá nhân, gần gũi với mọi người.

Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống với đồng nghiệp. Sống hoà đồng, thân thiện, sẵn sàng hợp tác trong công việc; giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống.

Ứng xử văn minh, lịch sự trước đồng nghiệp, bình tĩnh khi trình bày ý kiến, phát ngôn có văn hóa. Không xúc phạm danh dự và thân thể đồng nghiệp.

Coi trọng tự phê bình và phê bình trước tập thể, góp ý chân thành khi đồng nghiệp làm việc sai, lắng nghe sự góp ý của người khác một cách cầu thị; không bè phái gây chia rẽ nội bộ. Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 11. Ứng xử với cơ quan, trường học khác:

Có thái độ hòa nhã, văn minh lịch sự; Luôn tôn trọng, tìm hiểu và tuân theo quy định, nội quy của đơn vị đó. Có ý thức giao lưu học hỏi cầu thị tiến bộ.

Điều 12. Ứng xử với người thân trong gia đình:

Tôn trọng, thương yêu, quan tâm, giúp đỡ tận tình, chu đáo, thực hiện tốt bổn phận và trách nhiệm.

Điều 13. Ứng xử với cha mẹ người học:

 Tôn trọng, thẳng thắn, chân tình, khéo léo; Thường xuyên quan tâm, chia sẻ thông tin tình hình học sinh, nhà trường;  phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục học sinh; giữ uy tín, phẩm chất, đạo đức nhà giáo.

Điều 14. Ứng xử với khách đến làm việc, các tổ chức khác và người nước ngoài:

Có thái độ tôn trọng, hòa nhã, văn minh lịch sự, có hiểu biết về phong tục tập quán và văn hóa dân tộc của khách nước ngoài.

Điều 15. Ứng xử với môi trường:

Đảm bảo thân thiện với môi trường, có ý thực bảo vệ giữ gìn, không có hành vi phá hoại, ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

Điều 16. Ứng xử với cộng đồng xã hội:

1. Giao tiếp với mọi người nơi cư trú đảm bảo tôn trọng, lễ phép, ân cần giúp đỡ. Trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng, không làm mất an ninh trật tự, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.

2. Ứng xử văn hóa giao thông: Hiểu biết đầy đủ, đúng quy định của pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành. Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác. Chấp hành luật giao thông : Đi đúng phần đường, làn đường, đúng tốc độ, đúng chỉ dẫn, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp- xe máy điện, không uống rượu bia khi lái xe.

                                                          CHƯƠNG III

 QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HỌC

Điều 17. Ứng xử với bản thân người học:

Mặc áo đồng phục, đeo khăn quàng đỏ, bản tên theo quy định; Khi đến trường không mặc áo không có cổ, quần áo mặc ở nhà, không mặc quần áo có hình thù kỳ quái, có câu chữ phản cảm, mất thẩm mỹ, không nhuộm tóc, không trang điểm lòe loẹt, không sử dụng các phương tiện liên lạc cá nhân. Nghiêm túc, trung thực trong học tập, không vi phạm quy chế thi.

Điều 18. Ứng xử với bạn bè:

Chào hỏi xưng hô với bạn đảm bảo thân mật, cởi mở, trong sáng; Không có hành vi, lời nói xúc phạm, khiếm nhã, trêu trọc, khiêu khích. Không gọi nhau, xưng hô bằng những từ chỉ để dành cho những người tôn kính như ông bà, cha mẹ. Không gọi tên bạn gắn với tên cha mẹ hoặc khiếm khuyết ngoại hình, hoặc đặc điểm cá biệt về tính nết. Thăm hỏi, giúp đỡ bạn chân thành, tế nhị, không che dấu khuyết điểm của nhau, không xa lánh, coi thường người bị bệnh, tàn tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Khi chúc mừng bạn đảm bảo vui vẻ, thân tình, không cầu kỳ, không gây khó xử. Đối thoại, trò chuyện, trao đổi với bạn đảm bảo chân thành, thẳng thắn, cởi mở, ôn tồn, không cãi vã, chê bai, dè bỉu, xúc phạm, nói tục; Biết lắng nghe tích cực và phản hồi mang tính chất xây dựng khi thảo luận, tranh luận. Khi có mâu thuẫn, hai bên kiềm chế, bình tĩnh giải thích rõ ràng, tránh hiểu lầm, biết xin lỗi và thứ lỗi cho nhau. Quan hệ với bạn khác giới phải đảm bảo tôn trọng, trong sáng, đúng mức.

 Điều 19. Ứng xử với thầy cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động trong nhà trường:

 Học sinh chào hỏi, xưng hô giới thiệu với thầy cô giáo, nhân viên nhà trường với thái động kính trọng, lễ phép, không thô lỗ, cộc lốc hay rụt rè; không sử dụng các động tác cơ thể gây phản cảm. Khi hỏi và trả lời đảm bảo trật tự trên dưới, câu hỏi và trả lời ngắn gọn, rõ ràng, có thưa gửi, cảm ơn. Khi làm phiền thầy cô giáo, nhân viên phải thể hiện tế nhị, biết xin lỗi. Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bản thân thầy cô giáo và nhân viên nhà trường.

Điều 20. Ứng xử với khách đến làm việc :

 Học sinh chào hỏi, xưng hô giới thiệu với khách đến trường với thái động kính trọng, lễ phép, không thô lỗ, cộc lốc hay rụt rè; không sử dụng các động tác cơ thể gây phản cảm. Khi hỏi và trả lời đảm bảo trật tự trên dưới, câu hỏi và trả lời ngắn gọn, rõ ràng, có thưa gửi, cảm ơn, khi làm phiền biết xin lỗi.

Điều 21. Ứng xử trong gia đình:

Xưng hô, mời gọi đảm bảo kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình khi ốm đau. Xin phép khi đi và chào hỏi khi về, chào mời khi ăn uống đảm bảo lễ phép. Quan hệ với anh chị em trong gia đình đảm bảo trật tự họ hàng, quan tâm chăm sóc khi ốm đau, nhường nhịn, giúp đỡ bảo ban, chia sẻ, an ủi chân thành. Khi có khách đến nhà chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở và lắng nghe. Có ý thức giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức.

Điều 22. Ứng xử với môi trường:

Đảm bảo thân thiện với môi trường, có ý thực bảo vệ giữ gìn, không có hành vi phá hoại, ảnh hưởng không tốt đến môi trường: Không hò hét, không khạc nổ, vức rác bừa bãi, không bẻ cành hái hoa, bảo vệ cây xanh và các CSVC-TB của các công trình công cộng.

Điều 23. Ứng xử với cộng đồng xã hội:

1. Giao tiếp với mọi người nơi cư trú đảm bảo tôn trọng, lễ phép, ân cần giúp đỡ. Trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng, không làm mất an ninh trật tự, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.

2. Khi tham gia các hoạt động chung đảm bảo nếp sống văn minh, đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, có ý thức giữ vệ sinh chung, không mất trật tự. Thực hiẹn đúng quy định trong lớp học. Trong các nơi công cộng đảm bảo cử chỉ hành động lịch thiệp, biết xin lỗi khi làm phiền, cảm ơn khi được phục vụ, giúp đỡ.

3. Ứng xử văn hóa giao thông: Hiểu biết đầy đủ, đúng quy định của pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành. Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác. Chấp hành luật giao thông : Đi đúng phần đường, làn đường, đúng chỉ dẫn, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp- xe máy điện.

CHƯƠNG IV

 TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

Điều 24. Trách  nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động nhà trường:

Thực hiện nghiêm túc các điều trong bộ quy tắc này. Vận động đồng nghiệp thực hiện quy tắc, khi phát hiện cá nhân vi phạm quy tắc kịp thời góp ý để họ sửa chữa, đồng thời phản ánh với lãnh đạo nhà trường.

Điều 25. Trách nhiệm của học sinh:

Thực hiện nghiêm túc các điều trong bộ quy tắc này. khi phát hiện bạn vi phạm quy tắc, chân tình góp ý để bạn sửa chữa, đồng thời phản ánh kịp thời với thầy cô giáo, lãnh đạo nhà trường.

Điều 26. Trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường:

Quán triệt, hướng dẫn và tổ chức cho CB-GV-NV và HS thực hiện Bộ quy tắc này. Niêm yết công khai Bộ quy tắc trên bảng tin và Website nhà trường. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, phê bình, chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm.

Điều 27. Hiệu lực thi hành:

Bộ quy tắc ứng xử văn hóa có hiệu lực kể từ ngày ký.  Hàng năm, nhà trường có sự rà soát lại các nội dung và đánh giá việc thực hiện quy tắc ứng xử trong nhà trường. Trường hợp có sự thay đổi, điều chỉnh sẽ được bổ sung vào đầu năm học cho phù hợp qui định và đảm bảo yêu cầu đạo đức xã hội theo hướng tích cực và phát triển.                  

Nơi nhận:                                                                  

- Toàn thể HĐSP;

- Đăng tải trên Wesite;

- BGH, CTCĐ;

- Lưu: VT.

TM. CÔNG ĐOÀN                            TM.NHÀ TRƯỜNG

                         CHỦ TỊCH                                      HIỆU TRƯỞNG

                            

                       Hồ Thị Hường                                           Hoàng Văn Ứng

Tải file 1  

Số lượt xem : 39

Các tin khác