Một người thầy tốt giống như ngọn nến – cháy hết mình để thắp sáng đường đi cho những người khác "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Văn bản Nhà trường

Văn bản Nhà trường

Cập nhật lúc : 15:05 01/12/2022  

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH TỪ RÁC THẢI GIA ĐÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -  Tự do - Hạnh Phúc

 
   

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH TỪ RÁC THẢI GIA ĐÌNH

Đơn vị: Trường THCS Phong Hải

A. Lí do chọn đề tài

Ở Việt Nam hiện nay, trung bình mỗi tháng mỗi hộ gia đình thải ra 10- 12 kg rác thải. Trong đó bao gồm nhiều loại rác khác nhau như: Rác hữu cơ (hoa, lá cây, vỏ cây khô, rau, củ, quả hỏng, bã chè, bã mía, xơ dừa, bã cà phê, thức ăn thừa,...), rác vô cơ  (túi nilon, chai nhựa, giấy đã sử dụng, áo quần cũ, đồ chơi cũ, mẫu thuốc lá, sành sứ, thủy tinh,...).

Ở nước ta, việc phân loại rác chưa hơp lí và xử lí rác hữu cơ hiệu quả chưa cao. Phần lớn rác hữu cơ được bỏ chung với các loại rác khác và thoái thác cho công nhân môi trường hoặc đốt. Từ đó việc thu gom rác của những người lao động vệ sinh rất vất vã, các bãi chứa rác thì qúa tải vì không kịp xử lí dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật và sức khoẻ con người, một số nơi còn xảy ra biểu tình và xung đột giữa người dân với công ty môi trường vì bị ảnh hưởng của mùi hôi thối từ bãi rác.… Chính vì vậy mà chúng em đưa ra ý tưởng “Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chính rác thải gia đình” với hi vọng có thể phần nào làm giảm ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.

B. Giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu kĩ thuật, …

Trước thực trạng về ô nhiễm môi trường ở địa phương nhóm chúng em đã trăn trở đạt ra nhiều câu hỏi nghiên cứu “Làm thế nào để có thể giảm được ô nhiễm môi trường do rác thải?  Những rác thải nào có thể tận dụng làm phân hữu cơ? Cần chuẩn bị những dụng cụ hay hóa chất gì để sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải hộ gia đình?...”

Qua tìm hiểu thông tinh trên sách báo, internet cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Hoàng Thị Ân giáo viên giảng dạy môn KHTN, chúng em biết được rác thải hữu cơ là loại rác thải có từ cơ thể sống, có thể tái sử dụng nhiều lần, mang lại lợi ích cho chúng ta. Trong bối cảnh môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do rác thải quá nhiều tuy nhiên ở các hộ gia đình, việc xử lý rác hữu cơ còn quá sơ sài và có phần lãng phí. Trong khi đó rác hữu cơ là nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón, bổ sung vi sinh vật có lợi, làm tăng độ mùn, độ tơi xốp và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng. Như vậy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rác thải giúp chúng ta tận dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu khổng lồ này.

* Lợi ích mà đề tài mang lại:

- Phân bón hữu cơ vi sinh làm từ rác thải mạng lại lợi ích như: Cải thiện cấu trúc của đất, giữ nước và tạo độ tơi xốp đất, bổ sung vi chất có lợi cho đất, tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất giàu chất dinh dưỡng và phát triển mạnh hơn. Nhờ đó có thể trồng rau xanh tại nhà, vừa tự cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình vừa giảm stress sau những ngày làm việc. Cùng với đó thì việc tự làm phân hữu cơ bón rau vừa đảm bảo hiệu quả, vừa tiết kiệm được chi phí…

- Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, tiết kiệm chi phí chăm sóc cây trồng.

- Góp phần bảo vệ môi trường.

- Không những tận dụng được nguồn nguyên liệu tưởng chừng như bỏ đi mà còn giúp đỡ phần nào cho các cô chú lao động vệ sinh môi trường.

C. Phương pháp nghiên cứu và các kết luận:

Chúng em đã nghiên cứu đề tài dựa trên thực tế địa phương, tham khảo các tài liệu về “Ứng dụng công nghệ ủ rác thải hữu cơ” thông qua internet, tham khảo ý kiến của cô giáo giảng dạy môn Khoa học tự nhiên và thử nghiệm sản phẩm trên cây trồng.

* Công việc chính đã thực hiện.

1. Xậy dựng ý tưởng

- Ý tưởng được trên thực tế rác thải các hộ gia đình ở địa phương.

2. Khảo sát tình hình rác thải các hộ gia đình ở địa phương.

- Qua số liệu điều tra 20 hộ gia đình thuộc thôn Hải Phú, Xã phong Hải, huyện Phong Điền, trung bình mỗi tuần mỗi hộ gia đình có khoảng 3 kg rác thải các loại.

3. Tiến hành thực hiện làm sản phẩm

a. Chuẩn bị:

* Dụng cụ

- Một chai nhựa thể tích 1 lít (có đục lỗ ở nắp).

- Thùng ủ có nắp đậy có khoan lỗ ở đáy, xung quanh đục khoảng 15 đến 20 lỗ (mỗi lỗ đường kính khoảng 2cm) để thoáng khí.

* Nguyên vật liệu

- Một gói chế phẩm vi sinh, đường, nước hoặc nước vo gạo.

b. Các bước tiến hành:

- Bước 1: Pha chế vi sinh

          Cho 10 gam vi sinh 50 gam đường vào 1 lít nước hoặc nước vo gạo cho vào chai nhựa lắc đều (chai nhựa có đục lỗ ở nắp để tiện phun chế phẩm vào thùng ủ). Mỗi chai vi sinh xử lí khoảng 10 đến 20 kg rác hữu cơ. Luôn đặt chai vi sinh cạnh thùng ủ để tiện sử dụng.

- Bước 2: Làm lớp đệm lót:

Chuẩn bị 10 cm đáy thùng ủ bằng chất độn hữu cơ như mùn cưa, rơm…. phun 0,25 đến 0,5 lít chế phẩm vi sinh vào lớp đệm để tạo lớp vi sinh đáy.

- Bước 3: Phân loại rác để đưa vào thùng ủ.

Cho các loại rác hữu cơ rác thải nhà bếp  như rau, lá cây, cơm, thịt, cá, bả trà, bả cafe, vỏ các loại củ quả… loại nào có kích thước lớn nên cắt nhỏ. (Lưu ý không cho giấy bỉm, hộp sữa, ni lông, thùng xốp, sành sứ, xương các động vật,…) phun vi sinh lên bề mặt ngay sau khi bỏ rác vào thùng. Đậy nắp kín để tránh chuột, ruồi muỗi.

-  Bước 4: Ủ phân vi sinh

Sau khi thùng ủ đầy, di chuyển thùng ủ ra ngoài để thêm 30- 50 ngày rồi sử dụng.

c. Một số lưu ý khi ủ phân hữu cơ vi sinh:

- Trong 15 ngày đầu cần kiểm tra thùng ủ hàng ngày, nếu phát hiện có ruồi, hoặc mùi hôi nhiều cần giảm độ ẩm của thùng ủ bằng cách phủ đất, hoặc mùn cưa, trấu, rơm…. để hút ầm.

- Trong quá trình ủ nếu xuất hiện dòi cần tăng lượng vi xi và giảm độ ẩm.

- Luôn giữ thói quen tưới vi sinh sau mỗi lần đưa rác vào thùng ủ.

- Để chai chế phẩm vi sinh cạnh thùng ủ để tránh việc quên tưới vi sinh sau mỗi lần bỏ rác.

- Mùa hè nếu thùng ủ khô cần tưới thêm vi sinh để đủ độ ẩm cho vi sinh vật hoạt động.

4. Hoàn thiện sản phẩm

- Sau khi ủ phân hữu cơ vi sinh từ 30-50 ngày thì các rác thải hữu cơ bị phân hủy thành chất mùn. Lúc này có thể đem phân bón cho cây.

* Hướng dẫn sử dụng:

- Sau khi lấy phân hữu cơ vi sinh từ thùng ra nên để phơi từ 1 đến 2 ngày để giảm bớt nhiệt độ mới đưa vào bón cho cây trồng.

- Cách sử dụng phân:

Trộn đều phân với đất để chuẩn bị trồng cây mới (nên trộn với phân và đất với tỉ lệ 1: 3) hoặc bón xung quanh gốc cây 1 ít rồi tưới nước.   

5. Thử nghiệm sản phẩm

Thử nghiệm trên 20 cây xà lách sau 30 ngày trồng cây con giống nhau kết quả như ở bảng:

 

Khả năng phát triển của cây

Khả năng giữ ẩm của đất

Độ tơi xốp của đất

10 cây không sử dụng phân bón

Cây phát triển chậm, thân mảnh mai, thiếu sức sống

Khả năng giữ ẩm của đất kém, đất khô nhanh nêu không bổ sung ẩm kịp thời

Đất không tơi xốp

10 cây sử dụng phân bón hữu cơ

Cây sinh trưởng và phát triển tốt, thân to nhiều lá.

Khả năng giữ ẩm của đất tốt.

Đất tơi xốp

- Phân tích kết quả thí nghiệm:

Qua kết quả thí nghiệm ở trên cho thấy, cây sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh phát triển tốt hơn cây đối chứng đó là nhờ các chất mùn trong đất giúp đất tơi xốp, đất có khả năng giữ ẩm tốt, ngoài ra phân bón hữu cơ vi sinh còn cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển tốt hơn.

D. Kết Luận

Qua thử nghiệm cho thấy sản xuất phân bón từ rác thải hữu cơ mang lại được những hiệu quả sau:

- Trước hết hãy kể đến lợi ích về việc bảo vệ môi trường và giảm ô nhiễm môi trường. Lượng rác thải giảm hẳn khi áp dụng đề án.

- Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rác thải gia đình mang lại nguồn phân bón hữu ích, vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng tăng trưởng khỏe mạnh, ít sâu bệnh. Ngoài ra còn giúp bà con có thể chủ động trồng rau sạch tại nhà, hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu gây hại cho môi trường và sức khỏe con người mang lại sự phát triển bền vững và lâu dài.

E. Tài liệu tham khảo

- Bài nghiên cứu “Phát triển phân bón vi sinh ở Việt Nam” tác giả Phạm Văn Toản.

- Trang https://khuyennongpy.org.vn (trang thông tin điện tử khuyến nông Phú Yên)

- Trang https://phanbonhuylong.com  (Hướng dẫn quy trình làm phân bón từ rác thải hữu cơ)

-  Trang  https://chephamvisinh.vn (Chế phẩn sinh học Emzeo)

- Trang https://vinong.net (Vinong Sinh học Đức Bình)

                                                                            

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ DỰ THI

 

 

Hoàng Văn Ứng

MỤC LỤC

Lời cám ơn……………………………………..……………………………………………..……..….        2    

A. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………….…………..….       3

B. Giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu kĩ thuật, ………….…      3

C. Phương pháp nghiên cứu và các kết luận………………………………....………….     4       

1. Xậy dựng ý tưởng……………………………………………………………………………………   4

2. Khảo sát tình hình rác thải các hộ gia đình ở địa phương. …………………………    4

3. Tiến hành thực hiện làm sản phẩm…………………………………………………….……..    4

4. Hoàn thiện sản phẩm………………………………………………………………………………..   5

5. Thử nghiệm sản phẩm………………………………………………………………………………  5

D. Kết Luận………………………………………………………………………………………………..  6       

E. Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………………………..   6

 

 

 




Lời cảm ơn!

 

Trong suốt quá trình học tập, và hoàn thành dự án, chúng em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn tận tình quý báu của thầy cô. Với lòng biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn đến:

- Ban giám hiệu nhà trường THCS Phong Hải đã tạo mọi điều kiện để chúng em hoàn thành được tốt dự án của mình.

- Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô Hoàng Thị Ân giáo viên môn Khoa học tự nhiên trường THCS Phong Hải đã trang bị giúp em những kỹ năng cơ bản và kiến thức cần thiết để hoàn thành dự án.

- Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội động chấm thi đã có những góp ý để chúng em có thể hoàn thiện dự án này một cách tốt nhất.

- Cảm ơn các anh chị khóa trên cùng các bạn đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình tìm tài liệu để có thể hoàn thành dự án….

Trong quá trình làm dự án do kiến thức chuyên ngành của chúng em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi một vài thiếu sót khi trình bày và đánh giá vấn đề. Rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của các thầy cô trong hội đồng chấm thi để dự án của chúng em thêm hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

 

 

Tải file 1  

Số lượt xem : 479

Các tin khác