Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Tin tức » Tin Thời sự- Văn hóa- Xã hội

Tin Thời sự- Văn hóa- Xã hội

Cập nhật lúc : 00:00 11/07/2012  

Mặt trái và phải của công tác Đoàn, Đội

Đối với sinh viên, công tác xã hội là một trong những phần không thể thiếu trong suốt những năm tháng ở giảng đường. Ngày nay, các trường cao đẳng, đại học trên cả nước thường tổ chức rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, công tác xã hội.


 Tạo ra môi trường lành mạnh cho sinh viên được tham gia, được tiếp xúc, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng sống, tăng kỹ năng mềm cho sinh viên. Tham gia những hoạt động như thế, sinh viên gặt hái được rất nhiều ích lợi, nhưng hại cũng không phải là nhỏ.
Theo Diễm - người có thâm niêm gần hai năm công tác Đoàn và có chân trong các chiến dịch, hoạt động tình nguyện của ĐHQG chia sẻ: “Tham gia các hoạt động, làm quen với nhiều người, mình trở nên hòa đồng hơn, nhanh nhẹn hơn. Thỉnh thoảng cũng thấy vui vui vì mình làm được một vài điều nhỏ bé cho xã hội.”



Trong mùa thi năm nay, việc tham gia làm tình nguyện viên cũng được rất nhiều bạn sinh viên hứng thú.

Ngoài việc tạo môi trường cho sinh viên tiếp xúc và xây dựng các mối quan hệ, công tác Đoàn, Đội còn giúp các bạn rèn luyện tác phong sinh hoạt làm việc. Đồng thời, môi trường tập thể trang bị cho chúng ta khả năng làm việc nhóm, khả năng thuyết trình trước đám đông và áp dụng những bài học lý thuyết vào đời sống thực tiễn. Đối với một số ít, kiêm nhiệm cả hai trọng trách cùng lúc là một điều kiện tốt để phát huy sở trường, năng lực, qua đó đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân.
Châu (ĐH Thăng Long) luôn khiến bạn bè ngưỡng mộ vì sự xuất chúng, toàn tài của mình. Cô bạn đang là công tác viên, Ủy viên ban chấp hành Đoàn trường. Một người bạn của Châu bày tỏ sự thán phục: “Châu học rất khá, đạt điểm giỏi ở hầu hết các môn. Bên cạnh đó, các công việc của Đoàn bạn ấy cũng hoàn thành rất tốt. Vì thông minh, nhanh trí cộng thêm việc biết phân bổ thời gian khoa học nên mọi thứ qua tay bạn ấy thật dễ  dàng”. 

 Nhưng những trường hợp giống như Châu không nhiều và chỉ tập trung ở một số bạn thật xuất sắc, thực sự có năng lực, biết sắp xếp thời gian thật hợp lý. Tham gia công tác đoàn, teen mình đi nhiều, tiếp xúc nhiều, cũng đồng nghĩa với việc chúng mình phải cắt xén một lượng thời gian nhất định cho các hoạt động. Đa phần sinh viên, một khi đã tham gia công tác Đoàn trường thì sẽ phải chấp nhận việc học tập phần nào bị ảnh hưởng. 
An (ĐH K.) là một trường hợp điển hình cho thực tế này. An làm công tác Đoàn rất tốt, cô bạn nhiệt tình, xông xáo, luôn hoàn thành tốt mọi việc được giao. Tuy nhiên, việc học hành thì ngược lại. Vì vừa phải cáng đáng nhiều trọng trách trong đoàn trường, vừa đi làm thêm, nên điểm số của An không đẹp cho lắm, bằng chứng là mấy học kì trước, cô bạn đã phải thi lại kha khá các môn học mà điểm số vẫn không ăn nhập vào đâu.
Không chỉ có việc học tập cá nhân bị ảnh hưởng mà ngay cả những người xung quanh cũng bị ảnh hưởng theo bởi lối làm việc thiên nhiều công tác xã hội. 
Yến (ĐHNN) là một trường hợp như thế. Cô bạn năng nổ trong các hoạt động khoa, công tác trường với quyết tâm: được kết nạp Đảng trước khi tốt nghiệp đại học. Thành tích lẫn chức vụ trong đoàn hội cao bao nhiêu, thì sự tín nhiệm của cô bạn với bạn bè trong lớp lại thấp bấy nhiêu. Các bài thuyết trình, đề tài nghiên cứu làm việc nhóm được giao, Yến nhận phần việc của mình không mấy khi hoàn thành đúng thời hạn hoặc làm rất sơ sài, qua loa mang tính chất lấy lệ vì không có thời gian. Bạn cùng lớp, người dễ tính thì góp ý và cho qua, thông cảm với hoàn cảnh của Yến, người khó tính thì phàn nàn, la ó đủ điều. 
Đức (19t) cũng là trường hợp tương tự. Vừa vào năm thứ nhất đại học, Đức đã được ứng cử cho vị trí Phó bí thư Đoàn của khoa. Công việc của một người đầu tầu trong Ban chấp hành đã nhiều, Đức còn gánh thêm một lô một lốc các hoạt động: đi tình nguyện, gia nhập câu lạc bộ quan họ, tham gia các buổi giao lưu, chủ xị một diễn đàn lớn của sinh viên. Ban đầu, thấy cậu năng nổ, nhiệt tình, bạn bè đều lấy làm thán phục và một vài lần nhờ Đức chủ trì vài hoạt động của lớp. Nhưng tham gia quá nhiều, Đức luôn bị hụt thời gian học trên lớp, nhiều lần vắng mặt, bỏ tiết. Ôm đồm một khối lượng công việc lớn, Đức cũng không hoàn thành hết tất cả nhiệm vụ được giao. Mọi người bất bình vì cách làm việc quá ư cẩu thả, mang tính thành tích của Đức nên từ đấy không ai tin tưởng và tín nhiệm Đức nữa.

Tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa cũng có cái hay riêng của nó. Nhưng quan trọng các bạn phải biết cách sắp xếp thời gian, việc học hợp lý.

Ngoài ra, theo ý kiến của Ngọc (hv Tài Chính): “Không phải ai tham gia hoạt động xã hội đều có mục đích rõ ràng và tham gia một cách có trách nhiệm, có những người tham gia chỉ mang tính chất phong trao, đi cho vui, để chơi nhiều hơn để học”.
Hay như Diễm, vấn đề được bàn tới này còn có thêm một vài mặt trái đó là ít có thời gian dành cho gia đình, người thêm cộng thêm một khoản phí kha khá cho những buổi tình nguyện vùng xa, giao lưu, văn nghệ, liên hoan. Thế nên, khi đã là người “ ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” bạn cũng phải đương đầu với một số thứ nho nhỏ như vậy.
Tham gia các hoạt động Đoàn trường, Đoàn khoa, các câu lạc bộ là tốt, nhưng việc ôm đồm, làm vì thành tích, để bản CV đẹp, được chơi thì không nên chút nào. Không biết phân bố một cách hợp lí giữa thời gian học, thời gian tham gia hoạt động, hay quá chú trọng vào một trong hai đều khiến chúng mình không thể đạt được kết quả tốt. Hơn nữa, quan trọng nhất đối với sinh viên khi đang ngồi trên giảng đường vẫn là việc học. Chẳng công ty nào muốn tuyển dụng 1 nhân viên chỉ giỏi nói hơn làm cả.
Tải file 1      Tải file 2      Tải file 3

Số lượt xem : 10

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác