In trang

Kê hoạch bài dạy KHTN học kì II (tuần 19-26)
Cập nhật lúc : 08:16 12/02/2023

Ngày soạn: 06/01/2023

Ngày dạy:

Tiết 73, 74                                BÀI 27: NGUYÊN SINH VẬT

(Thời lượng: 2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Sau khi học xong bài này, HS:

+       Dựa vào hình thái nhận biết được một số đại điện nguyên sinh vật trong tự nhiên (ví dụ: trùng roi, trùng giày, tảo lục đơn bào, tảo silic, ...). Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.

+       Nêu được mật số bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Trình bày được các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+       Tự chủ và tự học: Tự tìm hiểu về các loại nguyên sinh vật và các bệnh đo nguyên sinh vật gây ra

+       Giao tiếp và hợp tác: Tương tác, chia sẻ tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về nguyên sinh vật, các bệnh do nguyên sinh vật gây ra và biện pháp phòng chống

+       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thu thập dữ liệu, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo khi khám phá nguyên sinh vật trong tự nhiên nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+       Nhận thức khoa học tự nhiên: Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật; Nêu được vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên và một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra; Trình bày được các biện pháp phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật

+       Tim hiểu tự nhiên: Quan sát và vẽ được một số đại diện nguyên sinh vật (trùng roi, trùng giày, ...). Tìm kiếm thông tin về các loại nguyên sinh vật, những lợi ích và tác hại do nguyên sinh vật gây ra; Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh và cách phòng chống để tuyên truyền, phổ biến về bệnh do nguyên sinh vật;

+       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra trong thực tiền dựa trên kiến thức đã học

3. Phẩm chất

+       Có ý thức tôn trọng ý kiến, hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm khi tham gia trò chơi nhận diện nguyên sinh vật

+       Chủ động thực hiện nhiệm vụ thu thập các dữ liệu để khám phá nguyên sinh vật trong tự nhiên và các bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: hình ảnh, slide thuyết minh, SGV,....

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

 

Tiết 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Ở bài 21, em đã quan sát được các sinh vật nào trong nước ao, hồ? Những sinh vật đó có đặc điểm gì? Chúng có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống?Bài 27 ngày hôm nay chúng ta học sẽ tìm hiểu về hình tháu, nhận biết một số đại diện nguyên sinh, hiểu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra và các phòng tránh chúng.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. NGUYÊN SINH VẬT LÀ GÌ?

Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật

a. Mục tiêu: HS nhận ra đặc điểm cấu tạo, sự đa dạng về hình dạng, môi trường sống của nguyên sinh vật

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng phương pháp trò chơi, hướng dẫn HS chơi trò Mảnh ghép hoàn hảo để nhận điện được một số nguyên sinh vật và môi trường sống của chúng. GV kết hợp hình 27.1 trong SGK để HS mô tả được cấu tạo của nguyên sinh vật.

GV gợi ý, định hướng để HS thảo luận một số câu hỏi thảo luận trong SGK.

1. Quan sát hình 27.1, em có nhận xét gì về hình dạng của nguyễn sinh vật.

2. Dựa trên hình đạng của các nguyên sinh vật trong hình 27.1, em hãy xác định tên của các sinh vật quan sát được trong nước ao, hồ ở Bài 21.

3. Nguyên sinh vật thường sống ở những môi trường nào? Lấy ví dụ.

4. Nêu đặc điểm cấu tạo nguyên sinh vật bằng cách gọi tên các thành phấn cấu tạo được đánh số từ (1) đến (4) trong hình 27.2. Từ đó, nhận xét về tổ chức cơ thể (đơn bào/ đa bào) của nguyên sinh vật

Sau đó, GV đưa ra câu hỏi củng cố:

* Quan sát cấu tạo của một số đại điện nguyên sinh vật trong hình 27.2, em hãy cho biết những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Giải thích.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm quan sát hình và trả lời câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

1. Nguyên sinh vật là gì?

Tìm hiểu hình dạng đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật

- Nguyên sinh vật không có hình đạng cố định, chúng có nhiều kiểu hình dạng khác nhau như: hình cầu, hình giày, hình thoi, ....

VD: Tên của các sinh vật quan sát được trong nước ao, hồ như Trùng roi, trùng giày, tảo.

- Đa số nguyên sinh vật sống trong môi trường nước: trùng giày, trùng biến hình, tảo lục, tảo silic; một số loài sống kí sinh trên sinh vật khác như trùng roi.

- Các thành phấn cấu tạo được đánh số từ (1) đến (4) trong hình 27.2: (1) Màng tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Nhân, (4) Lục lạp.

- Đa số nguyên sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.

- Tảo có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ vì tế bào chứa lục lạp nên có khả năng quang hợp

Tiết 2

II. BỆNH DO NGUYÊN SINH VẬT GÂY NÊN

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về một số bệnh phổ biến, biểu hiện cách phòng chống bệnh có nguyên sinh vật gây nên

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn để HS tìm hiểu về một số bệnh phổ biến, biểu hiện, cách phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên:

GV sử dụng phương pháp dạy trực quan kết hợp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, yêu cấu HS tìm hiểu về bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Có thể tổ chức dạy học dự án về các bệnh phổ biến, biểu hiện, cách phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Qua đó, thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.

5. Quan sát hình 27.3, 27.4 và hoàn thành bảng theo mẫu

6, Quan sát hình 27.5, kết hợp với thông tin thực tế, em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

Sau đó, GV đưa ra câu hỏi củng cố:

- Diệt ruổi, muỗi có phải là biện pháp duy nhất phòng chống bệnh sốt rét không? Vì sao?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + Một số HS phát biểu, bổ sung

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Bệnh do nguyên sinh vật gây nên

a. Tìm hiểu về một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên

Một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra:

+       Ngủ màn, diệt ruồi, muỗi, côn trùng, bọ gậy

+       Chỉ sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh

+       Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường sống và nơi công cộng

+       Tuyên truyền trong cộng đóng ý thức vệ sinh môi trường, ...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :

Câu 1. Sinh vặt nào sau đây khóng thuộc nhóm nguyên sinlh vật?

A. Trùng roi.

B. Trùng kiết lị.

C. Thực khuán thể.

D. Tảo lục đơn bảo

Câu 2. Hãy sử đụng các từ gợi ý: sinh vật, ddn bào, đa bảo, tự dưỡng, dị dưỡng, nhân thực, nguyên sinh, tế bảo, phân bố để hoàn thành đoạn thông tin sau:

Nguyên sinh vật có cơ thể cầu tạo chỉ gồm một (1) .. Chúng xuất hiện sớm nhất trên hành tỉnh của chúng ta. Nguyễn sinh vật (2) ... ở khắp nơi: trong đất. trong nước, trong không khí và đặc biết là trên cơ thể (3)... khác. Trùng giày thuộc giới (4)... là những sình vật (5) .... đơn bào, sống (6}... táo thuộc giới

Nguyên sinh là những sinh vật nhân thực (7)... hoặc (8)... sống (9)...

Câu 3. Về sơ đó thể hiện con đường truyền bệnh kiết lị và biện pháp phòng chóng.

- HS làm bài tập, trình bày sản phẩm

- GV nhận xét , đánh giá :

Câu 1. Đáp án C.

Câu 2.

(1) tế bào,

(2) phân bố

(3) sinh vật

(4) Nguyên sinh

(5) nhân thực

(6) dị dưỡng

(7) đơn bào

(8) đa bào

(9) tự dưỡng.

 

Câu 3. Trùng kiết lị => thức ăn = cơ quan tiêu hoá ở cơ thể người và gây bệnh.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi vận dụng:

Tại sao chúng ta cẩn nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống, rửa sạch các loại thực

phẩm trước khi sử dụng?

- GV nghe HS phát biểu và nhận xét:

Nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống, rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử

dụng nhằm tiêu diệt các loại nguyên sinh vật và vi khuẩn gây bệnh.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

Ngày soạn:09/01/2023

Ngày dạy:

Tiết 75-78                                                BÀI 28: NẤM

(Thời lượng 4 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Sau khi học xong bài này, HS:

+       Quan sát và vẽ được một số đại diện nấm.

+       Nêu được sự đa dạng của nấm. Phân biệt được nấm đơn bào, nấm đa bào; nấm đảm, nấm túi; nấm ăn được, nấm đặc.

+       Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và thực tiễn. Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được biện pháp phòng chống bệnh do năm.

+       Giải thích được một số khâu trong kĩ thuật trắng nấm.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+       Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi

+       tìm hiểu về đa dạng nấm và vai trò của nấm; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm

+       Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của nấm men, nấm mốc, nấm rơm; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập

+       Xác định được sự tồn tại của cơ thể nấm đơn bào và cơ thể nấm đa bào trong tự nhiên

+       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để phân biệt nấm ăn được và nấm không ăn được trong tự nhiên.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+       Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số đại diện nấm trong tự nhiên thông qua hình ảnh, mẫu vật (nấm đảm, nấm túi, ....)

+       Tìm hiểu tự nhiên: Xác định được nấm đơn bào, nấm đa bào; Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nấm

+       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trồng nấm rơm

3. Phẩm chất

+       Có niềm tin yêu khoa học;

+       Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;

+       Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học

+       Luôn cố gắng vươn lên trong học tập

+       Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: tranh ảnh của một số đại diện nấm, slide bài giảng, máy chiếu, SGV,....

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1, 2

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

- Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Trong tự nhiên, có nhiều loại nấm ăn được có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng có nhiều loại nấm độc, gây bệnh, làm hỏng thực phẩm. Vậy các loại nấm đó có đặc điểm gì khác nhau?

- GV trình chiếu hình ảnh về một số loài nấm, hỏi HS cách phân biệt nấm ăn được là nấm độc. HS sẽ cảm thấy bối rối vì rất khó xác định được 2 loại nấm trên. Từ đó, GV định hướng: khi đi tìm hiểu ngoài thiên nhiên nếu gập bất kì loại nấm nào cũng không được đua về chế biến nếu không rõ loại nấm đó ăn được hay không.

- GV đặt vấn đề: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm những đặc điểm đặc trưng để phân biệt các loại nấm, trong đó có nấm ăn được và nấm độc.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM

a. Mục tiêu: Thực hành quan sát một số loại nấm

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:  HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn cho HS quan sát nấm bằng mắt thường và bảng kính lúp, nhận biết cây nấm và nhận dạng được một số đại diện nấm phổ biến trong đời sống.

GV yêu cầu HS làm bộ sưu tập ảnh về nấm và thảo luận các câu hỏi trong SGK.

1. Gọi tên một số nấm thường gặp trong đời sống.

2. Vẽ sợi nấm mốc và một số loại nấm lớn mà em quan sát được.

GV yêu cầu: vẽ mô phỏng được sợi nấm mốc và phác hoạ được nấm rơm, nấm hương.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm quan sát tranh ảnh trả lời câu hỏi và vẽ mô phỏng lại theo những gì em quan sát

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Gv đánh giá kết quả hoạt động của HS

1. Đặc điểm của nấm

Một số nấm thường gặp trong đời sống: Nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm, nấm mộc nhĩ, nấm linh chỉ, ...

* Quan sát một số loại nấm (nấm lớn, nấm mốc)

- HS tự vẽ mô phỏng được sợi nấm mốc và phác hoạ được nấm rơm, nấm hương.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng của nấm

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu các loại nấm trong tự nhiên để thấy được sự đa dạng của nấm, từ đó phân biệt nấm đảm và nấm túi, nấm đơn bào và nấm đa bào, nấm ăn được và nấm độc

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ giúp HS hệ thống hóa sự có mặt của các dạng nấm trong tự nhiên và trong đời sống. Đồng thời, GV hướng dẫn HS gọi đúng tên các loại nấm đã nhận biết trong phần thực hành

GV chuẩn bị bộ ảnh về đa dạng nấm và hướng dẫn HS quan sát hình 28.1 của SGK, thảo luận nhóm, thực hiện các yêu cầu tiếp theo của SGK

Quan sát hình 28.1,28.2 và trả lời câu hỏi từ 3 đến 5:

3. Hãy nhận xét về hình dạng của nấm

4. Em hãy phân biệt nấm túi và nấm đảm. Các loại nấm em quan sát ở hoạt động thực hành thuộc nấm đảm hay nấm túi?

5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ thể nấm độc và các loại nấm khác.

6. Đặc điểm cấu tạo tế bào nấm men có gì khác với cấu tạo tế bào các loài nấm còn lại? Từ đó, em hãy phản biệt nấm đơn bào và nấm đa bào.

Sau khi HS hoạt động trả lời xong, Gv đưa ra câu hỏi củng cố:

+ Em hãy xác định môi trường sống của một số nấm bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu.

+ Kể tên một số loại nấm ăn được mà em biết

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm, chơi trò chơi và thực hiện nhiệm vụ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

GV bổ sung giới thiệu thêm những loại nấm độc ở Việt Nam như:

+ Nấm độc tán trắng: gây ra tình trạng suy gan, suy thận nặng thậm chí là tử vong

+ Nấm phiến đốm chuông: có kích thước mini lại chứa chất độc gây ảo giác mạnh.

b. Tìm hiểu sự đa dạng của nấm

- Hình dạng của nấm đa dạng: hình bầu dục, hình cốc, hình mũ, hình sợi,....

- Có thể phân biệt nấm túi và nấm đảm đựa vào cơ quan sinh sân là bào tử. Nấm túi có túi bào tử, trong khi nấm đảm có đảm bào tử.

Trong phần thực hành, nấm đảm gồm có nấm hương, nấm rơm, nấm mộc nhị, nấm độc đỏ, nấm sò, ...; nấm túi gồm có nấm mốc, nắm cốc, nấm bụng dê, ...

- Điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ thể nấm độc và các loại nấm khác:

+ Nấm thường được sử dụng làm thức ăn: nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm bụng dê, nấm kim châm, rấm rơm,….

+ Nấm không nên ăn: nấm mốc cà chua (có thể gây đau bụng hoặc ngộ độc khi ăn phải)

+ Nấm độc: nấm độc đỏ, nấm độc tán trắng.

+ Cấu tạo chung của nấm gồm có mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm. Nấm độc thường có thêm một số bộ phận như vòng cuống nấm, bao gốc nấm và thường có màu sắc sặc sỡ.

- Đặc điểm cấu tạo tế bào nấm men khác với cấu tạo tế bào các loài nấm còn lại:

+ Nấm men có cơ thể cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào nén gọi là nấm đơn bào; các loài nấm còn lại trong hình 28.1 có hệ sợi nấm cấu tạo từ nhiều tế bào nên được gọi là nấm đa bào.

+ Nấm đơn bào chỉ có một tế bào. Nấm đa bào có hệ sợi nấm đa bào.

- Môi trường sống của một số loài nấm:

Tên nấm

Môi trường

Nấm rơm

Rơm rạ

Nấm mộc nhĩ

Thân cây gỗ mục, môi trường ẩm

Nấm mốc

Quần áo, tường ẩm, đồ dùng, trên cơ thể sinh vật,…

Nấm cốc

Thân cây mục

Nấm độc tán trắng

Trong rừng những nơi môi trường ẩm

Tiết 3

II. VAI TRÒ CỦA NẤM

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn, nhận biết các loại nấm có ích, nấm có hại, biết được hiện nay con người đã nghiên cứu và sản xuất ra một số chế phẩm sinh học từ nấm

b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức trò chơi Những mảnh ghép hoàn hảo. Trong bức tranh có xác sinh vật, HS dùng mảnh ghép đặt đúng vị trí của nấm trong tự nhiên.

GV giới thiệu hình 28.3, hình 28.4 trong SGK, yêu cầu HS quan sát và liên hệ thực tế. GV chiếu ảnh về vai trò của nấm, tổ chức trò chơi nhận biết các loại nấm dùng làm thức ăn, làm thực phẩm chức năng, làm rượu, ... GV hướng dẫn và yêu cầu HS thảo luận các nội dung câu hỏi trong SGK.

7. Quan sát hình 28.3, em hãy nêu vai trò của nấm trong tự nhiên.

8. Từ thông tin gợi ý trong hình 28.4, em hãy nêu vai trò của nấm đối với đời sống con người.

- Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố:

* Hãy kể tên một số nấm có giá trị trong thực tiễn.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 8

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

 

2. Vai trò của nấm

a. Tìm hiểu vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn

* Trong tự nhiên :

+ Nấm có vai trò phân huỷ xác sinh vật (thực vật, động vật), làm sạch môi trường.

* Trong đời sống con người:

+ Nấm được sử dụng làm thúc ăn: nấm rơm, nấm hương, nấm mộc nhĩ, ...

+ Nấm được sử dụng làm tác nhân lên men trong sản xuất rượu, bia, bánh mi, ...: nấm men.

+ Nấm được sử dụng làm thực phẩm chức nãng bổ dưỡng cho cơ thể: nấm linh chỉ, nấm vân chỉ.

+ Nấm được sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học: một số loài nấm có khả năng kí sinh trên cơ thể sâu làm ngừng trệ các quá trình sống của sâu.

Một số nấm có giá trị trong thực tiễn:

+ Nấm là thực phẩm có giá trị dinh đưỡng cao nên nhiều loài nấm được dùng làm thức ăn như nấm hương, nấm rơm, nấm bụng dê, nấm sò, nấm kim châm, ...

+ Trong sản xuất rượu, bia, nấm men tham gia vào quá trình lên men rượu, bia.

+ Trong làm bánh mì, nấm men nở tham gia quá trình ủ bột, làm cho bột tơi, xốp và nở to.

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số bệnh do nấm gây ra

a. Mục tiêu: HS nhận biết một số bệnh do nấm gây ra ở người nhận biết sự lây lan của bệnh và nêu một số biện pháp phòng, chống bệnh do nấm

b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuẩn bị tranh ảnh về các loại bệnh do nấm cùng với nguồn ảnh từ thực tế, yêu cầu HS quan sát ảnh và hình 28.5 trong SGK, hướng dẫn HS thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu tiếp theo của SGK

9. Quan sát hình 28.5, hãy kể tên một số bệnh do nấm gây ra. Các bệnh đó có biểu hiện như thế nào?

10. Từ thông tin gợi ý trong hình 28.6, nêu con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 9,10

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

GV bổ sung kiến thức, đọc thêm về nấm mốc và penicillin trong SGK

b. Tìm hiểu một số bệnh do nấm gây ra

- Một số bệnh do nấm gây ra những biểu hiện như:

+ Bệnh nấm da tay: Trong lòng bàn tay có những mảng da đỏ, có vảy, ngứa, nhức

+ Bệnh viêm phổi do nấm: Sốt cao, ho khan, đau tức ngực

+ Bệnh nấm mốc cá: Da tróc vảy, xuất hiện mảng mốc trắng trên vảy tróc, cá bơi lội bất thường, thỉnh thoảng nhảy cao, bùng lên khỏi mặt nước

+ Bệnh mốc xanh ở dâu tây: Trên vỏ quả xuất hiện đám mốc trắng, sau chuyển dần thành màu xám, quả bí khô.

- Nấm mốc thường xuất hiện khi thời tiết ẩm. Con người tiếp xúc với đối tượng bị nhiễm nấm hoặc nơi đã có nấm mốc sẽ bị lây nhiễm, Một số con đường có thể làm lây truyền bệnh do nấm như:

+ Tiếp xúc trực tiếp với đổi tượng (như người hay vật nuôi) bị nhiễm nấm

+ Dùng chung đồ với người bị nhiễm nấm

+Tiếp xúc với môi trường ö nhiễm; bụi, đất chứa nấm gây bệnh.

Một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm:

+ Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, nguồn bệnh, đặc biệt nơi môi trường ẩm mốc

+ Bảo hộ an toàn khi tiếp xúc với người bị nhiễm nấm hoặc khử trùng sau khi tiếp xúc với môi trường không an toàn với nấm mốc

+ Không dùng chung đồ với người bị bệnh nấm, hoặc với người khác. Quần áo sau khi mặc cần được giặt ngay, tránh treo trên giá sau đó vài ngày đưa ra mặc lại

+ Vệ sinh cơ thể đúng cách, đúng thời điểm, an toàn

+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Tiết 4

III. KĨ THUẬT TRỒNG NẤM

Hoạt động 5: Tìm hiểu kĩ thuật trồng nấm rơm

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về quy trình trồng nấm rơm

b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS làm dự án “ quy trình trồng nấm rơm” bằng cách thiết kế các khâu trong quy trình bằng hình ảnh

GV chuẩn bị tranh ảnh về các giai đoạn trồng nấm hoặc một đoạn video hướng dẫn quy trình trồng nấm rơm, HS quan sát hình ảnh hoặc xem phim và thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trong SGK

11. Tại sao người ta không trồng nấm trên đất mà phải trồng trên rơm, rạ?

12. Có ý kiến cho rằng: “Môi trường trồng nấm rơm tốt nhất là gần địa điểm có chăn nuôi gia súc, gia cầm” Theo em, ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 11,12

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

GV bổ sung kiến thức, đọc thêm về nấm mốc và penicillin trong SGK

3. Kĩ thuật trồng nấm

Tìm hiểu kĩ thuật trồng nấm rơm

+ Nấm rơm có thế trồng trên nền đất khác nhau như đất ruộng, rẫy, vườn cây, .... hoặc trong nhà nhưng phải thoát nước tốt, không bị ứ đọng. Nơi trồng nấm rơm phải ít bị ảnh hưởng bởi gió mạnh.

+ Nấm rơm thường mọc trên các giá thể ẩm nên thường được trồng trên rơm, rạ để dễ chăm sóc, dễ xử lí bệnh, không bị ứ đọng nước gây hỏng năm khi tưới nước.

+ Những địa điểm có chăn nuôi gia súc, gia cắm thường để bị ô nhiễm, khuỏn viên mất vệ sinh, ầm thấp là điều kiện lí tưởng cho nấm móc, các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Thế nên nấm rơm trồng gắn những nơi có chăn nuôi gia súc, gia cầm dễ bị ảnh hưởng, làm giảm năng suất và chất lượng của nấm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :

Câu 1. Dựa vào đặc điểm nào để phản biệt nấm đơn bào và năm đa bào, nấm đảm và nấm túi, nấm độc và nấm không độc? Lấy vi dụ.

Câu 2. Em thấy nắm mốc thường xuất hiện ở điều kiện thời tiết nào? Kể lên những vị Irí để xuất hiện nấm mốc xung quanh em.

Câu 3. Hãy nêu mội số biện pháp phòng chóng bệnh do nấm gây nén trên da người.

- HS làm bài tập, trình bày sản phẩm

- GV nhận xét , đánh giá :

Câu 1. Có thể dựa vào một số đặc điểm đế phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào, nấm đảm và nấm túi, nấm độc và nấm không độc.

Phân biệt nấm đảm và nấm túi: Dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản của nấm, ta có thể phân biệt nấm đảm và nấm túi. Nấm đảm có đảm bào tử (ví dụ nấm hương). Nấm túi có túi bào tử (ví dụ nấm mốc).

Phân biệt nấm ăn được và nấm không ăn được: Dựa vào đặc điểm cấu tạo cây nấm, ta có thể sơ bộ phân biệt nấm độc và nấm ăn được: Nấm có đủ các phần của thể quả (mũ, phiến nấm, cuồng nấm, vòng cuống nấm và bao gốc nấm), đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống nấm, bao gốc nấm thường là nấm độc.

 

Phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào: Dựa vào cấu tạo tế bào, ta có thể phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào. Cơ thế nấm đơn bào (ví dụ nấm men) chỉ có 1 tế bào. Nấm đa bào (ví dụ nấm mốc) có hệ sợi nấm được cấu tạo từ nhiều tế bào.

Câu 2. Nấm mốc thường xuất hiện khi thời tiết ẩm, nồm. Những vị trí dễ xuất hiện nấm mốc trong nhà: góc nhà ẩm, quần áo mặc dở treo lâu ngày, thức ăn để lâu không được bảo quản đúng cách.

Câu 3. Biện pháp phòng chống bệnh do nấm gây nên trên da người:

+       Tránh tiếp xức với nguồn bệnh;

+       Vệ sinh cơ thể, rửa tay đúng thời điểm;

+       Thay quần áo ngay khi đi làm về hoặc ngay sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nghi ngờ có nguồn bệnh

+       Vệ sinh môi trường, giữ cho môi trường thông thoáng, sạch sẽ

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi vận dụng:

Nấm men được ứng dụng trong những lĩnh vực nào của đời sống con người?

- GV nghe HS phát biểu và nhận xét:

+       Nấm men được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống như sản xuất bia, bánh mì, lên men rượu, ...

+       Trong sản xuất nước tương, nước mắm, có thêm thành phần nấm men được chiết xuất sẽ giúp làm dịu đi vị chát của muối và loại bỏ mùi tanh khó chịu của cá.

+       Nước tương, nước mắm sẽ thơm ngon, tròn vị và rất đậm đà.

+       Trong sản xuất mì gói: Năm men khi dùng để ăn với mì gói sẽ tạo cảm giác tỏ mì thơm ngon, ngọt nước hơn.

+       Trong sản xuất hạt nêm, nấm men được bổ sung từ 1 đến 5% giúp cho vị ngọt của đạm trong hạt nêm tăng lên đáng kể. Chiết xuất của nấm men còn có thêm chức năng làm tròn vị cho sản phẩm.

+       Trong sản xuất các loại bánh, nấm men không thể thiếu trong quá trình lên men. Một lượng nấm men phù hợp làm bánh mì thơm ngon hơn.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

Ngày soạn: 15/01/2023

Ngày dạy:

Tiết 79-83                                            BÀI 29: THỰC VẬT

(Thời lượng : 5 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Sau khi học xong bài này, HS:

+       Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên: rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín

+       Trình bày được vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống

+       Trình bày được vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+       Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng thực vật và vai trò của thực vật;

+       Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đối về đặc điểm của các nhóm thực vật; vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sự đa đạng các nhóm thực vật tồn tại trong tự nhiên, hoàn thành sơ đồ thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm

+       Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiển thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm thực vật trong tự nhiên; Giải thích được sự cẩn thiết của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+       Nhận thức khoa học tự nhiên: Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên dựa vào sơ đồ, hình ảnh và mẫu vật: thực vật không cớ mạch (Réu); thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín);

+       Tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, dược phẩm, đó dùng, ...; Nhận thức được vai trò của thực vật với vấn để bảo vệ môi trường

+       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Về được sơ đồ các nhóm thực vật; Phản biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên theo các tiêu chí phân loại đã học.

3. Phẩm chất

+       Có niềm tin yêu khoa học

+       Quan tâm đến nhiệm vụ cửa nhóm

+       Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học

+       Luôn có gắng vươn lên trong học tập

+       Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên, bảo vệ cây xanh, trồng cây gây dừng

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: tranh ảnh minh họa, slide thuyết trình, máy chiếu,....

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1, 2, 3

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

+ Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

+ GV trình chiếu đoạn video về các loài thực vật trong các môi trường sống khác nhau (đất, nước, không khí) và đặt vấn đề về đa dạng các loài thực vật, môi trường sống của chúng.

+ GV yêu cầu HS gọi tên một số loài thực vật phổ biến và dẫn dắt: Xung quanh ta có muôn vàn những loài thực vật khác nhau. Thực vật rất đa dạng và chúng có những vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên và đời sống. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về thực vật xung quanh chúng ta và trau dồi thêm nhiều đều mới lạ về chúng.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. ĐA DẠNG THỰC VẬT

Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhóm thực vật

a. Mục tiêu: HS tham gia tích cực vào các hoạt động tìm hiểu đặc điểm các nhóm thực vật và các tiêu chí để phân biệt các nhóm với nhau

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuẩn bị bộ ảnh về các nhóm thực vật hoặc các slide trình chiếu về sự đa dạng các nhóm thực vật theo trình tự: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

Sử dụng phương pháp dạy học theo góc hoặc có thể sử dụng kĩ thuật công đoạn để tổ chức cho HS tìm hiểu về đặc điểm các nhóm thực vật thông qua thực hiện yêu cầu của GV và thảo luận các câu hởi trong bài.

1. Quan sát hình 29.1, hãy kể tên một số đại diện thuộc các nhóm thực vật. Xác định đặc điểm của mỗi nhóm và hoàn thành vào bảng 1 PHT1

2. Có thể phân biệt nhóm Rêu và nhóm Dương xỉ nhờ đặc điểm cấu tạo bên trong nào?

3. Đặc điểm nào giúp em phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín?

Sau đí GV yêu cầu HS hoàn thiện câu hỏi củng cố:

* Em hãy cho biết môi trường sống của thực vật bằng cách hoàn thành bảng 2 theo mẫu trong PHT1

* Dựa vào đặc điểm của các nhóm thực vật, hãy xây dựng kháo lương phân theo gợi ý SGK và hoàn thiện vào sơ đồ 1 tại PHT1

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như sgk

1. Đa dạng thực vật

a. Tìm hiểu các nhóm thực vật

Nhóm thực vật

Đại diện

Đặc điểm

Rêu

Cây rêu tường

Mọc thành từng thàm, chưa có rễ chức thức, chưa có mạch dẫn

Dương xỉ

Cây dương xỉ

Tổ chức cơ thể gồm rễ, thân, lá, có hệ mạch dẫn ( vận chuyển các chất trong cây); sinh sản bằng bào tử

Hạt trần

Cây thông

Sống trên cạn, cấu tạo phức tạp, thân gỗ, có mạch dẫn trong thân, hạt nằm lộ trên noãn ( gọi là hạt trần), chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón

Hạt kín

Cây lúa, cây táo

Các cơ quan rễ, thân, lá biến đổi đa dạng, thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện, cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả

* Rêu và dương xỉ phân biệt nhau ở đặc điểm cấu tạo bên trong:

+ Rêu: chưa có mạch dẫn.

+ Dương xỉ: đã có mạch dẫn để vận chuyển các chất trong cây.

* Đặc điểm nào giúp em phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín:

+ Cây Hạt trấn: chưa có hoa, quả; hạt nằm lộ trên lá noãn.

+ Cây Hạt kín: có hoa, quả; hạt được bảo vệ trong quả.

* Môi trường sống của một số loài thực vật:

Tên cây

Môi trường sống

Cây rêu

Trên tường ẩm

Cây dương xỉ

Nơi ẩm ướt, trên cây khác

Cây thông

Trên đồi núi

Cây xương rồng

Nơi khô hạn, sa mạc

Cây phong lan

Trên cây khác hoặc giá thể

Cây ổi

Trên cạn

Giới thực vật

* Khóa lưỡng phân:

Hạt

Mạch dẫn

Không

Không

Hoa

Không

Nhóm hạt kín

Nhóm hạt trần

Nhóm dương xỉ

Nhóm rêu

Tiết 4, 5

II. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên

a) Mục tiêu: HS hoạt động để tìm hiểu về vai trò của thực vật trong tự nhiên: là thức ăn, nơi ở cho nhiều loài thực vật

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: GV sử dụng phương tiện trực quan là tranh hình 29.2, hình 29.3; chuẩn bị thêm bộ ảnh về các mắt xích thức ăn trong hình 29.2 và tổ chức trò chơi ghép vị trí hình cho khoa học; sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Sau đó, gợi ý và định hướng cho HS thảo luận theo các nội dung trong bài.

4. Quan sát hình 29.2 và 29.3, em hãy nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên.

GV yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ về chuỗi thức ăn có thực vật đứng đầu và yêu cầu HS trả lời câu hỏi phụ: ì sao thực vật thường đứng đầu trong các chuỗi thức ăn?

Gv đưa ra câu hỏi củng cố:

* Điều gì xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn hình 29.2 nếu số lượng loài cỏ bị giảm đi đáng kể?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + Một số HS xung phong trình bày câu trả lời, các học sinh  nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Vai trò của thực vật

a. Tìm hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên

+ Thực vật là thức ăn cho nhiều loài động vật trong tự nhiên. Nếu không có thực vật, các mắt xích thức ăn phía sau không thể tồn tại.

+ Thực vật có khả năng quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ từ những dạng đơn giản như carbon dioxide, nước trong điều kiện có năng lượng ánh sáng mặt trời

* Giải thích: Số lượng cỏ giảm kéo theo số lượng châu chấu sẽ bị giảm đáng kể, dẫn đến số lượng các sinh vật ở các mắt xích phía sau là ếch, rắn, ... cũng bị giảm. Do thiếu thức ăn, các sinh vật sẽ đi tìm thức ăn ở nơi khác.

Tiết 3

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường

a. Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường như: cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí, giữ đất, giữ nước hạn chế xói mòn, sạt lở.

b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giới thiệu tranh hình 29.4, hoặc GV chuẩn bị các đoạn video mô tả sự cân bằng carbon dioxide và oxygen trong không khí (có sự trao đổi khí mô phỏng cân bằng carbon dioxide và oxygen trong không khí), về những vụ sạt lở đất ở những nơi không có rừng, ...

GV sử dụng kĩ thuật KWL yêu cầu HS đưa ra những hiểu biết về nguồn tạo ra khí oxygen và nguồn hấp thụ khí carbon dioxide trong không khí, nơi đổi núi có rừng và không có rừng; hậu quả sau mưa lũ ở những nơi diện tích rừng bị thu hẹp; ... Qua đó định hướng để HS trả lời các câu hỏi thảo luận trong SGK:

5, Quan sát hình 29.4, hãy cho biết hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng như thế nào? Từ đó, hãy nêu vai trò của thực vật trong điều hoà khí hậu.

6. Quan sát hình 29.5, em hãy cho biết tại sao phải trồng cây gây rừng.

GV đưa ra thêm câu hỏi củng cố:

* Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 8

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét câu trả lời, bổ sung thêm kiến thức đọc thêm về vai trò của rừng và thực trạng về diện tích rừng ở Việt Nam trong SGK.

b. Tìm hiểu vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường

Thực vật quang hợp sẽ lấy khí carbon dioxide để tổng hợp chất hữu cơ đồng thời giải phóng khó oxygen vào không khí

Động vật và con người sử dụng khí oxygen cho hô hấp đồng thời giải phóng khí carbon dioxide trong không khí

Trên thực tế hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí không cân bằng do cây xanh bị chặt phá nhiều, ô nhiễm không khí không khí, hàm lượng khí thải carbon dioxide tăng cao trong khi lượng thực vật không đủ để làm cân bằng lượng khí này

* Giải thích: Cây có vai trò giữ đất, giữ nước. Rừng nhiều cây xanh chức năng này sẽ tăng lên. Mất rừng làm tăng nguy cơ xảy ra sạt lở, xói mòn đất, lũ lựt, hạn hán, ... Do đó, chúng ta phải tích cực bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng hằng năm.

Một trong những cách bảo vệ môi trường chính là trồng nhiều câu xanh. Cây xanh có thể làm chậm sự bốc hơi nước, tăng độ ẩm không khí. Rễ cây có khả năng giữ đất, giữ nước tốt. Vì thế khi đến mùa mưa bão, cây có thể giúp giữ nước và cản trở dòng nước chảy trên bề mặt, hạn chế tốc độ của gió thổi, từ đó hạn chế tình trạng bão, lũ lụt, xói mòn đất do nước chảy mạnh. Trồng nhiều cây xanh ở các khu dân cư giúp cho không khí trong lành hơn, làm bóng mát ngăn chặn ánh nắng mặt trời, hạn chế tác hại của các bức xạ mặt trời lên con người.

Tiết 4

Hoạt động 4. Tìm hiểu vai trò của thực vặt trong đời sống

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu vai trò của thực vật đối với con người; xác định được các nhóm thực vật mang lại những giá trị lợi ích khác nhau như: làm thức ăn, làm cảnh, làm thuốc,….

b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng phương pháp trò chơi, cho HS tham gia trò chơi Những mảnh ghép hoàn hảo về các loại cây và vai trò của chúng sau đó hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu hoạt động trong SGK:

8. Quan sát hình 29.7, hãy nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người.

Gv đưa ra câu hỏi củng cố:

* Nêu vai trò của một số loài thực vật ở địa phương em theo mẫu trong PHT2

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 8

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét câu trả lời

c. Tìm hiểu vai trò của thực vặt trong đời sống

Đối với đời sống con người, thực vật:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm và cây ăn quả: bầu, su hào, sắn, ...

+ Cung cấp dược liệu (làm thuốc): tía tô, cơm nguội, ...

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: cà phê, ca cao, ...

+ Cung cấp gỗ: lim, táu, sến,....

+ Cung cấp cây cảnh: tùng, vạn tuế, đa, sị,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :

Câu 1: Nhóm thực vật nào sau đày có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa?

A. Rêu

B. Hạt trần

C. Dương xỉ

D. Hạt kín

Câu 2. Em hày lập bảng phân biệt đặc điểm cơ bản của các nhóm: Rêu, Dương xỉ, Hại trần, Hạt kín.

Câu 3. Cho các từ: rẻ, ngọn, thân, mạch dẫn, lá, túi bảo tử, bảo tử. Sử dụng các từ đã cho để hoàn thành đoạn thông tin sau:

Cây rêu gốm có (1) ..., (2)... chưa có (3) ... chính thức. Trong thân và lá rêu chưa có (4)... Kêu sinh sản bằng (5)... được chứa trong (6)... cơ quan này nâm ở (7)... cảy rêu.

là thức ăn

là thức ăn

là thức ăn

Cây lúa

(2)

(3)

Con người

Câu 4. Cho sơ đồ sau:

a) Em hãy lựa chọn các sinh vật phù hợp với các số trong sơ đồ trên.

b) Từ sơ đó trên, em có nhận xét gì về vai trò của thực vật?

- HS làm bài tập, trình bày sản phẩm

- GV nhận xét , đánh giá :

Câu 1: C

Câu 2:

Đặc điểm

Rêu

Dương xỉ

Hạt trân

Hạt kín

Mạch dẫn

-

+

+

+

Hạt

-

-

+

+

Hoa/quả

-

-

+

+

Câu 3.

(1) thân   (2) lá          (3) rễ   (4) mạch dẫn             (5) bào tử       (6) túi bào tử             (7) ngọn.

Câu 4.

a) (2): Sâu ăn lúa                  (3): Ếch.

b) Thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm cho động vật và con người.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi vận dụng:

Tại sao nói “ Rừng là lá phổi xanh” của trái đất

- GV nghe HS phát biểu và nhận xét:

Rừng là nơi sống của một số lượng lớn các loài thực vật là nơi điều hòa khí hậu, điều hòa không khí, trao đổi khí cho mọi hoạt động sống, sản xuất của con người

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHIẾU HỌC TẬP 1

Tên nhóm:………………………………………………………………..

Lớp: ………………………………………………………………..

1. Đa dạng thực vật

a. Tìm hiểu các nhóm thực vật

Nhóm thực vật

Đại diện

Đặc điểm

Rêu

   

Dương xỉ

   

Hạt trần

   

Hạt kín

   

* Môi trường sống của một số loài thực vật:

Tên cây

Môi trường sống

Cây rêu

Trên tường ẩm

Cây dương xỉ

 

Cây thông

 

Cây xương rồng

 

Cây phong lan

 

Cây ổi

 

PHIẾU HỌC TẬP 2

Tên nhóm:………………………………………………………………..

Lớp: ………………………………………………………………..

Tên cây

Giá trị sử dụng

Làm lương thực

Làm thực phẩm

Làm thuốc

Lấy quả

Lấy gỗ

Làm cảnh

Cây ngô

           

Cây xoài

           

Câu đu đủ

           

Cây chè

           

Cây cau

           

Cây dừa

           

Cây mít

           

Cây diếp cá

           

Cây thông

           

Ngày soạn: 20/01/2023

Ngày dạy: :

Tiết 84, 85                 BÀI 30: THỰC HÀNH PHÂN LOẠI THỰC VẬT

(Thời lượng 2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Sau khi học xong bài này, HS:

+       Phân loại được các mẫu vật và phân chia chúng vào các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+       Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân tìm hiểu các nhóm thực vật xung quanh

+       Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương máu, phối hợp các thành viên trong  nhóm hoàn thành các nội dung về mô tả đặc điểm đại diện các nhóm thực vật. Vẽ được sơ đồ khoá lưỡng phân biểu diễn kết quả; Đánh giá kết quả đạt được của nhóm để nhận thấy thực vật đa dạng xung quanh ta

+       Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận dạng đặc điểm các đại diện thực vật và xây dựng tiêu chí phân loại nhóm; Viết báo cáo, trình bày và thảo luận về khoá lưỡng phân.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+       Nhận thức khoa học tự nhiên: Phân biệt được các nhóm thực vật trong vườn trường hoặc ở địa phương

+       Tìm hiểu tự nhiên: Sưu tầm được các mẫu vật thực vật trong vườn trường, địa phương, trong thành phố, ...

+       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hành phản loại được các mẫu vật và phân chia chúng vào các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại.

3. Phẩm chất

+       Khách quan, trung thực, có trách nhiệm trong buổi thực hành;

+       Kiên trì, tỉ mi, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng

+       Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới thực vật;

+       Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh trong vườn trường và khu dân cư.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: dụng cụ ( kính lúp, kéo, bít chỉ, nhãn dán, thực vật có sẵn, bộ tranh/ảnh đại diện các nhóm thực vật), slide thuyết trình, máy chiếu,....

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 37

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Ở bài trước chúng ta đã học về thực vật và vai trò cùa thực vật.  Đến với bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ thực phân loại được các mẫu vật và phân chia chúng vào các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Thực hành phân loại các nhóm thực vật

a. Mục tiêu: HS sưu tầm và phân loại một số tranh/ ảnh hoặc mẫu thực vật trong vườn trường, địa phương, thành phố nơi em sống.

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV lựa chọn địa điểm thuận lợi, an toàn, phù hợp với điều kiện địa phương; tổ chức cho HS tham quan, quan sát, nhận biết một số đại diện thuộc các nhóm thực vật đã học.

GV chia lớp thành các nhóm cụ thể, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm làm bộ sưu tập ảnh của một nhóm thực vật khác nhau, hoặc giao cùng một nhiệm vụ cho các nhóm để các nhóm thi đua với nhau về số lượng và chất lượng của bộ sưu tập.

GV hướng dẫn HS lập bảng thực hành phân loại các nhóm thực vật theo mẫu PHT1

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát theo hướng dẫn GV

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

2. Cách tiến hành

a. Thực hành phân loại các nhóm thực vật

+ Bước 1: Quan sát và xác định đặc điểm đặc trưng của mẫu vật: rễ, thân, lá, hoa, quả

+ Bước 2: Phân loại mẫu vật theo nhóm

+ Bước 3: Xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân

HS tự xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân về các nhóm thực vật

Giới thực vật

Rêu

Dương xỉ

Hạt trần

Hạt kín

Mạch dẫn

Không

Không

Hạt

Không

Hoa

Tiết 38

C. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

a. Mục tiêu : HS báo cáo kết quả thực hành trên giấy A0 hoặc chuẩn bị trên Power Point dạng sơ đồ tư duy

b. Nội dung : HS ghi lại những gì quan sát được trả lời câu hỏi vào phiếu Báo cáo kết quả thực hành

c. Sản phẩm :tranh ảnh sưu tầm và sơ đồ khóa lưỡng phân

d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS chuẩn bị báo cáo bà báo cáo kết quả thực hành các nội dung sau:

1. Bộ sưu tập tranh/ ảnh về các nhóm thực vật

2. Sơ đồ khóa lương phân phân loại các nhóm thực vật đã được quan sát và phân loại trong bài thực hành

- HS viết và trình bày báo cáo theo yêu cầu GV

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thực hiện hoạt động thực hành làm mẫu ép lá câu như các bước trong SGK ( Hs có thể làm tại nhà)

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: 01/02/2023

Ngày dạy: :

Tuần 21-26

Tiết 86-91                                         BÀI 31: ĐỘNG VẬT

(Thời lượng :6 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Sau khi học xong bài này, HS:

+       Phân biệt được hai nhám động vật không xương sống và động vật có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoa.

+       Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên: Ruột khoang, Thân mềm, Chân khớp. Gọi được tên một số đại diện điển hình.

+       Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên: (Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú (Động vật có vú). Gọi được tên một số đại diện điển hình của các nhóm.

+       Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+       Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thần khi tìm hiểu về đa dạng động vật và vai trò của các nhóm động vật

+       Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của các nhóm động vật và vai trò của chúng; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sự đa dạng các nhóm động vật tồn tại trong tự nhiên; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm

+       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm động vật trong tự nhiên; Giải thích được vai trò của động vật trong tự nhiên và trong đời sống.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+       Nhận thức khoa học tự nhiên: Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống; Lấy được ví dụ minh hoạ cho 2 nhóm này; Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống và các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên; Gọi được tên một số đại diện điển hình của mỗi nhóm

+       Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và nhận dạng được các đại điện thuộc các nhóm động vật không xương sống và các đại diện thuộc nhóm động vật có xương sống

+       Nêu được tác hại của một số động vật trong đời sống

+       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Gọi được tên một số sinh vật điển hình của các nhóm.

3. Phẩm chất

+       Có niềm tin yêu khoa học;

+       Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;

+       Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung tháo luận trong bài học

+       Luôn cố gắng vươn lên trong học tập;

+       Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: Gv đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Dẫn dắt: Thế giới động vật rất đa dạng. Có những loài động vật rất gần gũi hằng ngày tiếp xúc với chúng ta như chó, mèo, chim,…. Nhìn vào bức tranh chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều loài động vật khác nhau.

 

- Gv yêu cầu HS hãy quan sát tranh và kể tên các loài động vật trong hình. Em đã bao giờ nhìn thấy loài này chưa? Kể thêm một số loài động vật mà em biết.

- Dẫn dắt: Chúng ta phân chia động vật thành những nhóm nào? Muốn goi tên các loài động vật cần dựa trên những tiêu chí nào?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT

Hoạt động 1: Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống

a. Mục tiêu: HS nhận biết và phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống

b. Nội dung: HS quan sát tranh hình 31.1 và các tranh ảnh video khác để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:  HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: sử dụng phương pháp trực quan yêu cầu HS hoạt động thảo luận theo cặp, cùng suy nghĩ để tìm ra điểm khác biệt của động vật không xe sống và động vật có xương sống. Sau đó, GV gơi và định hướng cho HS thảo luận theo các nội dung trong bài:

1. Quan sát hình 31.1 và chỉ ra điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống.

Câu hỏi bổ sung:

* Em hãy kể tên một số đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK và bồ sung thêm kiến thức về đặc điểm chung của động vật: Động vật có cơ thể đa bào phân hóa thành mô, cơ quan, hệ cơ quan để đảm bảo các chức năng sống khác nhau, có lỗi sống dị dưỡng, di chuyển tích cực, thần kinh và giác quan phát triền

1. Đa dạng động vật

a. Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống

- Tiêu chí phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống là bộ xương cột sống. Động vật không xương sống chưa có xương cột sống để nâng đỡ cơ thể, đù một số nhóm đã có bộ xương ngoài tạo nên lớp áo giáp bảo vệ. Động vật có xương sống đã có xương cột sống để nâng đỡ cơ thể.

+ Đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống: giun, châu chấu, sâu,....

+ Đại diện thuộc nhóm động vật có xương sống: cá, lươn, ếch, chim bổ câu, ...

Tiết 2

Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên

a) Mục tiêu: HS nhận biết và phân biệt được các nhóm động vật không xương sống

b. Nội dung: HS quan sát tranh hình 31.2 a đến 31.2d và các tranh ảnh, video khác để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Sử dụng phương pháp trực quan, GV yêu cầu HS hoạt động thảo luận theo cặp, cùng suy nghĩ để nhận biết và phân biệt được các nhóm động vật không xương sống. GV chuẩn bị bộ ảnh về các đại diện động vật không xương sống, tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm ra tiêu chí phân biệt các nhóm động vật không xương sống: kiểu đối xứng của cơ thể (toả tròn, hai bên), hình dạng cơ thể, vỏ bọc cơ thể (vỏ đá vôi, vỏ chitin), môi trường sống, cơ quan di chuyển (chân, cánh), ...

GV hướng dẫn HS xác định các đại điện động vật không xương sống thường xuất hiện ở đâu nhờ kinh nghiệm thực tế hoặc biết được qua chương trình thế giới động vật trên TV.

- NV1: GV sử dụng kĩ thuật nhóm chia lớp thành các nhóm nhỏ trả lời các câu hỏi phụ như sau:

1) Quan sát hình 31.2a em hãy kể tên các đại diện thuộc nhóm Ruột khoang.

2) Em biết những loại giun nào trong tự nhiên?

Gọi tên các đại diện nhóm Giun trong hình 31.2b. Theo em, có thể phân biệt các đại diện này bởi đặc điểm đặc trưng nào?

3) Em hãy kể tên những đại diện thuộc nhóm Thân mềm thường được sử dụng làm thực phẩm? Những đại diện nào có trong hình 31.2c?

4) Mô tả một đại điện Thân mềm mà em ấn tượng nhất.

5) Kế tên các đại diện thuộc nhóm Chân khớp dựa vào các gợi ý ở hình 31.2d. Điểm khác biệt lớn nhất của nhóm Chân khớp so với các nhóm Thân mềm, Giun, Ruột khoang là gì?

NV2: Yêu cầu HS thảo luận theo các nội dung trong bài:

+ Quan sát hình 31.2, em hãy kể tên các nhóm động vật không xương sống và xác định đặc điểm mỗi nhóm.

+ Để phân biệt các nhóm đông vật không xương sống, em có thể dựa vào đặc điểm nào?

+ Xác định môi trường sống của các nhóm động vật không xương sống

Sau khi thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố:

+ Nhận xét về sự đa dạng cảu các nhóm động vật không xương sống

-  Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, và ghi lại kết quả thảo luận hoàn thành phiếu học tập

b. Tìm hiểu các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên

- Các nhóm động vật không xương sống rất đa dạng: gồm nhiều loài, sống ở nhiều môi trường sống khác nhau.

- Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống có thể dựa vào đặc điểm về kiểu xối xứng của cơ thể ( tỏa tròn, hai bên,…) hình dạng cơ thể, vỏ bọc cơ thể (vỏ đá vôi, vỏ chitin), môi trường sống, cơ quan di chuyển (chân cánh)

VD: Phân biệt lớn nhất của nhóm chân khớp so với các nhóm Thân mền, giun, ruột khoang là có bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể

Nhóm động vật không xương sống rất đa dạng:

+ Số lượng loài lớn (chiếm 80-90% số loài động vật)

+ Số lượng các thể trong loài lớn

+ Môi trường sống đa dạng: môi trường nước, cạn, trong lòng đất, không khí trên và trong cơ thể sinh vật khác,….

Tiết 41.

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 Sau khi Hs thảo luận câu trả lời, GV cho HS trả lời câu hỏi

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 

Phiếu học tập 1

Các nhóm động vật không xương sống

Đặc điểm

Môi trường sống

Đại diện loài

Ruột khoang

Động vật đa bào bậc thấp, cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, dối xửng tỏa tròn

Môi trường nước

thuỷ tức, sứa, san hô

Giun

Hình dạng cơ thể đa dạng ( dẹp, hình ống, phân đốt) cơ thể đối xứng hai bên đã phân biệt phần đầu, phân đuôi, mặt lựng, mặt bụng

Môi trường trong đất hoặc trong cơ thể sinh vật

sán lá gan, giun đất, giun đũa.

Thân mền

Cơ thể mềm không phân đốtm có vỏ đá vôi (hai mảnh vỏ hoặc vỏ xoắn ốc), có điểm mắt

Môi trường nước, đất ẩm

mực, ốc, trai

Chân khớp

Cấu tạo cơ thể chia 3 phần (đầu, ngự, bụng), có cơ quan di chuyển (chân, cánh), cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có bộ xương ngoài bằng chitin để năng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân có khớp động

Môi trường nước, đất, cạn, không khí, trên cơ thể sinh vật

nhện, rết, cua, tôm, châu chấu.

Tiết 3

Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên

a. Mục tiêu: HS nhận biết và phân biệt được các nhóm động vật có xương sống

b. Nội dung: HS quan sát tranh hỉnh 31.3, các tranh ảnh video và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Sử dụng phương pháp trực quan, GV yêu cầu HS hoạt động thảo luận theo cặp, cùng suy nghĩ để nhận biết và phân biệt được các nhóm động vật có xương sống. GV chuẩn bị bộ ảnh về các đại diện động vật có xương sống, hướng dẫn HS thảo luận nhóm để tìm ra tiêu chí phân biệt các nhóm động vật có xương sống: cơ quan hô hấp (mang, phổi), môi trường sống (ở nước, ở cạn), cách di chuyển (bơi, bò, bay, chạy, đi), lớp áo bảo vệ cơ thể (da, vảy sừng, lông vũ, lông mao), ...

GV hướng dẫn HS xác định các đại điện động vật có xương sống thường xuất hiện ở đâu bằng kinh nghiệm thực tế hoặc biết được qua chương trình thế giới động vật trên TV.

GV gợi ý và định hướng cho HS thảo luận theo các nội dung trong bài và một số câu hỏi phụ

1) Theo em, cá có những đặc điểm nào phù hợp với đời sống trong môi trường nước?

2) Tìm hiểu thông tin và cho biết vì sao ếch thường sống ở môi trường ẩm ướt.

3) Nhóm Chim có những hình thức di chuyển nào? Lấy ví dụ.

4) Hãy lấy ví dụ về một số loài thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

5. Quan sát hình 31.3, em hãy kể tên các nhóm động vật có xương sống. Xác định đặc điểm mỗi nhóm.

6. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt các nhóm động vật có xương sống?

7. Các nhóm động vật có xương sống phân bố ở những môi trường nào?

Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố và giải đó câu hỏi giải đố:

* Chứng minh sự đa dạng của nhóm động vật có xương sống.

Giải đố: Các loài động vật tham gia vào “bản giao hưởng” đêm hè trên những cánh đồng làng quê ở nước ta: ếch nhái, dế, ve sầu, chim cuốc.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho các câu hỏi hoàn thiện PHT2

c. Tìm hiểu các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên

* Nhóm Cá: hô hấp bằng mang; cơ thể hình thoi, thon hai đầu thuận lợi cho việc di chuyển dưới nước; có vây tác dụng như mái chào; vảy cá xếp lớp thuận tiện cho cá bơi ngang, bơi dọc, ...

* Nhóm lưỡng cư: Ếch là đại diện thuộc nhóm Lưỡng cư, hô hấp vừa qua da, vừa qua phổi. Da ếch cần phải ẩm khi trao đổi khí để khí có thể khuếch tán qua bề mặt da. Do đó, ếch thường sống ở môi trường ẩm ướt.

* Nhóm bò sát: thích nghi với môi trường trên cạn ( trừ cá sấu, rắn nướcs, rùa biển,… có thể thích nghi cả trên cạn và dưới nước) da khô, vảy sừng

* Nhóm chim: có lông vũ bao phủ,c hi trước biển đổi thành cánh,c ó mỏ, thích nghi với nhiều môi trường khác nhau

Các hình thức di chuyển của nhóm Chim:

+ Di chuyển kiểu bay: có kiểu bay đập cánh như bồ câu, sẻ, ... và bay lượn như

hải âu, diều hâu, ...

+ Di chuyển bằng cách đi, chạy như đà điểu, nhóm gia cầm, ...

+ Di chuyển bằng cách bơi như chim cánh cụt.

* Nhóm thú : nhóm động vật có tổ chưc cấu tạo cơ thể cao nhất, có lông mao bao phủ, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, nuôi con bằng sữa mẹ

VD: Trâu, bò, lợn, người, ..

Các đặc điểm giúp phân biệt các nhóm động vật có xương sống:

+ Cơ quan hô hấp (mang, phổi);

+ Môi trường sống (ở nước, ở cạn);

+ Cách di chuyển (bơi, bò, bay, chạy, đi);

+  Lớp áo bảo vệ cơ thể (da, vảy sừng, lông vũ, lông mao)

Nhóm động vật có xương sống rất đa dạng:

+  Số lượng loài lớn (chiếm khoảng 10 - 20% số loài động vật);

+ Số lượng cá thể trong loài lớn;

+ Môi trường sống đa dạng: môi trường nước, cạn, trong lòng đất, không khí, trên và trong cơ thể sinh vật khác, ....

Tiết 4

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét sau đó hoàn thiện PHT2

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Thông qua các nội dung thảo luận vù luyện tập trên, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về các nhóm động vật có xương sống.

 

Phiếu học tập 2

Các nhóm động vật có xương sống

Đặc điểm

Môi trường sống

Thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây

Môi trường nước

Lưỡng cư

Là nhóm động vật  ở cạn đầu tiên, da trần và luôn ẩm ướt chân có màng bơi, có đuôi hoặc không có đuôi, một số lưỡng cư thiếu chân

Môi trường nước, trong đất ẩm

Bò sát

Thích nghi với đời sống ở cạn (trừ một có loài như cá sấu, rắn nước, rùa), da khô và có vảy sừng bao bọc cơ thể

Môi trường nước, môi trường can (khô hạn)

Chim

Là nhóm động vật mình có lông vũ bao phủ, chi trước biển đổi thành cánh, có mỏ sừng, đặc điểm cơ thể thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau, có khả năng bay, chạy hoặc bơi

Môi trường nước, đất, cạn, không khí

Thú

Tổ chức cấu tạo cơ thể cao nhất, có lông mao bao phủ, phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, phần lớn đối thủ để con và nuôi con bằng sữa mẹ

Môi trường nước, đất, cạn, không khí

Tiết 5

II. TÁC HẠI CỦA ĐỘNG VẬT TRONG ĐỜI SỐNG

Hoạt động 4 : Tìm hiểu một số tác hại của động vật trong đời sống

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số tác hại của động vật với đời sống: gây bệnh, truyền bệnh,…

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật động não nói, kĩ thuật KWL, GV tổ chức cho HS thảo luận về tác hại của động vật trong đời sống con người dựa trên những nhiệm vụ trong SGKChuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

8. Quan sát hình 31.4, nêu một số tác hại của động vật trong đời sống con người.

9. Quan sát hình 31.4, em hãy nêu con đường lây nhiễm bệnh dịch hạch ở người.

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập:

Địa phương em đã sử dụng những biện pháp nào để phòng trừ động vật gây hại?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK. Gv bổ sung thêm kiến thức: Bệnh dịch hạch là bệnh có khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm do tỉ lệ tử vong cao, từ 30-60%. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ, nhưng chủ yếu ở người dưới 20 tuổi; đễ xảy ra tại nơi đông đúc, chật chội, nơi có điều kiện vệ sinh kém (chuột dễ sinh sống) hoặc vùng có nền đất cát (bọ chét sinh sống); thường xảy ra vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của vật trung gian truyền bệnh là chuột và bọ chét. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dịch hạch có thể bao gồm: đột ngột sốt và ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi hoặc khó chịu. Một số động vật là trung gian truyền bệnh: bọ chét, chuột, rận,...

GV hướng dẫn HS đọc thêm trong SGK để thấy được ngoài những tác hại, động vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và thực tiễn: là thức ăn cho nhiều loài động vật, cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein, hổ trợ sức kéo, làm cảnh, hỗ trợ công tác an ninh, ...

2. Tác hại của động vật trong đời sống

a. Tìm hiểu một số tác hại của động vật trong đời sống

Các động vật và tác hại:

+ Một số động vật gây bệnh cho con người: bọ chét, giun, sán kí sinh;

+ Một số động vật là trung gian truyền bệnh: bọ chét là trung gian truyền bệnh địch hạch, muỗi anophen là trung gian truyền bệnh sốt rét,....

+ Một số động vật ảnh hưởng đến công trình giao thông biển như: con hà, con sum; phá hoại đê điều như: mối, mọt, ...

+ Một số động vật chuyên phá hoại mùa màng: ốc bươu vàng, chuột, cào cào,

sâu hại, ....

+ Một số động vật chuyên kí sinh trên vật nuôi làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất đàn nuôi như: sản lá gan, rận cá, ...

Con đường lây nhiễm bệnh dịch hạch ở người: Chuột bị bệnh > Bọ chét > Người

Các biện pháp nào phòng trừ động vật gây hại mà các địa phương có thể áp dụng:

- Tuyên truyền về diệt muỗi và bọ gậy;

+ Vệ sinh môi trường định kì

+ Vệ sinh cá nhân hằng ngày

+ Tiêm phòng (đặc biệt cho trẻ em và người già);

+ Chọn các loại giống kháng sâu bệnh;

+ Gieo trồng đúng thời vụ để tránh sâu bệnh;

+ Sử dụng bẫy và hàng rào chắn côn trùng;

 Tiết 6

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :

Câu 1: Cho hình ảnh đại diện một số động vật

a. Gọi tên các sinh vật trong hình

b. Vẽ sơ đồ phân chia các đại diện trên thành 2 nhóm, nhóm động vật có xương sống, nhóm động vật không xương sống

Câu 2 : ghép mỗi nhóm động vật ở cột A với đặc điểm tương ứng trong cột B

A

B

1. Ruột khoang

a. Cơ thể phân đốt, có bộ xương ngoài bằng chitin, có thể có cánh

2. Giun

b. Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có vỏ đá vôi

3, Thân mềm

c. Cơ thể hình trụ hay hình dù, đối xứng tỏa tròn, có tua miệng

4. Chân khớp

d. Cơ thể mềm, đẹp, kéo dài hoặc phân đốt

Câu 3 : Em hãy nêu các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người.

Câu 4. Quan sát vòng đời phát triển của loài sâu bướm, em hãy thực hiện các lệnh sau:

a) Giai đoạn nào ảnh hưởng đến nàng suất cây trồng?

b) Theo em, người dân nên sử dụng biện pháp phòng trừ sảu hại nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn sinh học. Cho ví dụ.

- HS làm bài tập, trình bày sản phẩm

- GV nhận xét , đánh giá :

Câu 1:

a. Kể tên: bướm, voi, ngựa, chim, khỉ, ốc sên, đỉa, gà, chim cánh cụt

b. Sơ đồ phân chia các động vật trong hình bên thành hai nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống

c. Sơ đồ phân chia các động vật trong hình bên thành hai nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống:

Câu 2 :

1-c

2-d

3-b

4-a

Câu 3 : Các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người :

+       Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;

+       Lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi thường xuyên với nước sát trùng;

+       Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội

+       Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, rửa rau nhiều lấn với nước rửa rau chuyên dụng.

 

Câu 4.

a) Giai đoạn sâu.

b) Biện pháp phòng trừ sinh học: sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt sâu hại.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi vận dụng:

Đóng vai là nhà khoa học, em hãy điều tra về một số động vật có tầm quan

trọng đối với nền kinh tế địa phương theo hướng dẫn.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHIẾU HỌC TẬP 1

Nhóm:……………………………………………………………………….

Lớp: ……………………………………………………………………….

Các nhóm động vật không xương sống

Đặc điểm

Môi trường sống

Đại diện loài

Ruột khoang

     

Giun

 

 

 

Thân mền

 

 

 

Chân khớp

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP 2

Nhóm:……………………………………………………………………….

Lớp: ……………………………………………………………………….

Các nhóm động vật có xương sống

Đặc điểm

Môi trường sống

   

Lưỡng cư

   

Bò sát

   

Chim

   

Thú

   

Ngày soạn: 12/02/2023

Ngày dạy: :

 Tuần Tiết 92, 93     BÀI 32:         THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ PHÂN LOẠI

ĐỘNG VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN

(Thời lượng 2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Sau khi học xong bài này, HS:

+       Quan sát hoặc chụp ảnh được một số động vật ngoài thiên nhiên

+       Thực hành kể tên, phân loại được một số động vật và phân chia chúng vào các theo các tiêu chí phân loại

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+       Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân tìm hiểu các nhóm động vật xung quanh nơi em sống

+       Giao tiếp và hợp tác: Gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung về mô tả đặc điểm các nhóm động vật, vẽ sơ đồ các nhóm động vật

+       Đánh giá kết quả đạt được của nhóm để nhận thấy động vật đa dạng xung quanh ta

+       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận

+       dạng đặc điểm các đại diện động vật và xây dựng tiêu chí phân loại nhóm; Viết báo cáo, trình bày và thảo luận về sơ đồ đa dạng các nhóm động vật.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+       Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được những nhóm động vật có thể có tại địa điểm nghiên cứu;

+       Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát hoặc chụp ảnh được các loài động vật ngoài thiên nhiên;

3. Phẩm chất

+       Khách quan, trung thực, có trách nhiệm trong buổi thực hành;

+       Kiên trì, tỉ mi, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;

+       Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới thực vật;

+       Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật trong vườn trường và khu dân cư, đặc biệt các loài động vật

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

+       Chuẩn bị trước địa điểm vườn trường, khu dân cư, ven đồi, ven núi, công viên.

+       Chuẩn bị dụng cụ: máy ảnh

+       Tài liệu nhận dạng nhanh các loài động vật

2 . Đối với học sinh :giấy bút, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Ở bài học trước chúng ta đã đi tìm hiểu về sự đa dạng của các loài động vật, tác hại của động vật trong đời sống. Nhưng trên hết tất cả những kiến thức của các em học đều qua tranh ảnh và sách vở. Tiết học ngày hôm nay được thầy cô sắp xếp ngoài trời nhằm mục đích để các em quan sát, ghi chép nghiên cứu thực tế về các loài sinh vật ngoài thiên nhiên

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên

a. Mục tiêu: HS quan sát, ghi chép thông tin để nghiên cứu các sinh vật ngoài thiên nhiên

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV lựa chọn địa điểm thuận lợi, an toàn, phù hợp với điều kiện địa phương. GV tổ chức cho HS tham quan quan sát, nhận biết một số đại diện thuộc các nhóm động vật đã học. GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.

Có thể giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm làm bộ sưu tập ảnh của một nhóm động vật khác nhau hoặc cùng một nhiệm vụ cho các nhóm thi đua với nhau về số lượng và chất lượng của bộ sưu tập. Sau đó, GV gợi ý và định hướng cho HS các nội dung dưới đây.

1. Lập bảng báo cáo kết quả thực hành phân loại hình ảnh về động vật đã quan sát và chụp lai.(PHT1)

2. Dựa vào đặc điểm các loài động vật trong bộ ảnh, xây dựng khó lương phân cho các nhóm động vật có xương sống

1a: Hô hấp bằng mang……….. Nhóm cá

1b. Không hô hấp bằng mang………..2

2a: Hô hấp bằng phổi, da……Nhóm lưỡng cư

2b: Chỉ hô hấp bằng phổi………………….3

3a: Có cánh…………………………..Nhóm chim

 3b: Không có cánh………………4

4a: Da khô, phủ vảy……………….Nhóm bò sát

4b: Da phủ lông mao……….Nhóm thú

Xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân theo gợi ý sau, thêm chú thích về đặc điểm cho mỗi nhóm ( có thể dán bộ sưu tập ảnh theo từng nhóm phân loại)

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm, quan sát. So sánh kết quả quan sát được với các hình ảnh trong sách hoặc tranh, ảnh GV đã cung cấp từ bài học trước

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định:

Đánh giá kĩ năng, thái độ của mỗi HS hoặc từng nhóm HS sau khi kết thúc bài thực hành.

2. Cách tiến hành

Bước 1: Quan sát hoặc chụp ảnh động vật tại địa điểm nghiên cứu.

Bước 2: Nhận dạng nhanh một số đại diện quen thuộc.

Bước 3: Xác định môi trường sống của động vật: trên cạn, đưới nước, nơi ẩm ướt, trên cây, ....

Bước 4: Mô tả đặc điểm đặc trưng của các loài động vật quan sát được.

Bước 5: Xây dựng khoá lưỡng phân để nhận điện chúng.

Phiếu học tập 1:

Nhóm động vật

Đặc điểm

Môi trường sống

Ruột khoang

Cơ thể đối xứng tỏa tròn. Phương thức sống dị dưỡng

Nước

Giun

Cơ thể hình trụ, có thể phân đốt. Sống tự do hoặc kí sinh

Nước, cạn trên cơ thể sinh vật khác

Thân mền

Đối xứng 2 bên, có vỏ xoắn hoặc hai mảnh vỏ bằng đá vôi

Nước, nơi ẩm

Chân khớp

Đối xứng 2 bên, có bộ xương ngoài bằng chitin. Hỗ hấp bằng ống khí, mang

Đa dạng các loài môi trường

Hình cá, bên ngoài phủ váy. Hô hấp bằng mang

Nước

Lưỡng cư

Hình cá, bên ngoài phủ vảy. Hô hấp bằng mang

Ẩm

Bò sát

Hình ếch nhái, da ẩm ướt, có 4 chân, 2 chân sau khỏe. Hô hấp bằng phổi, da

Cạn

Chim

Da khô, phủ lông vũ, có 2 chân, chân trước biến đổi thành cánh để bay

Đa dạng các loại môi trường

Thú

Da phủ lông mao, 4 chân khỏe, hô hấp bằng phổi

Đa dạng các loại môi trường

Xây dựng sơ đồ khóa lương phân theo gợi ý sau, theo chú thích về đặc điểm cho mỗi nhóm sau:

 

Chân khớp

Ruột khoang

Thú

Chim

Bò sát

Lưỡng cư

Bò sát

Tiết 2

Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thực hành

a) Mục tiêu: HS thiết kế báo cáo thực hành dưới dạng Power-Point hoặc áp phích.

b)  Nội dung: HS hoàn thành báo cáo

c) Sản phẩm: Báo cáo kết quả gồm:

+  Giới thiệu bộ sưu tập ảnh về động vật ngoài thiên nhiên

+  Sơ đồ khoá lưỡng phản (GV gợi ý HS có thể giới thiệu bộ sưu tập ảnh theo khoá lưỡng phân đã xây dựng bằng cách đán các đại diện vào đúng vị trí phân loại trong khoá lưỡng phân).

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị nội dung báo cáo. GV cũng yêu cầu H5 nộp kết quả điều tra các loài động vật giúp phát triển kinh tế ở địa phương (bài trước).

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm tự hoàn thành bải thu hoạch

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + Gv thu lại bài thu hoạch

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Thông tin đọc thêm và mở rộng : Một loài quý hiếm là một nhóm các sinh vật rất hiếm gặp, khan hiếm hoặc không thường xuyên gặp. Chỉ định này có thể được áp dụng cho một đơn vị phân loại thực vật hoặc động vật.

Động vật nguy cấp, quý, hiểm quy định tại Điều 244 của Bộ Luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục l Công ước về bưôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Các mức độ cần bảo vệ động vật ở Việt Nam hiện nay:

Để bảo vệ động vật quý hiếm, cần đầy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng; cấm sẵn bát, buôn bán trái phép; đấy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

Để tra cứu các nhóm động vật quý hiếm cần được bảo vệ, chúng ta thường sử dụng quyển “Sách Đỏ Việt Nam".

+ HS tự toàn thành bài báo cáo kết quả thực hành

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: 15/02/2023

Ngày dạy:

Tiết 94-96     BÀI 33: ĐA DẠNG SINH HỌC

(Thời lượng: 3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Sau khi học xong bài này, HS:

+       Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiến

+       Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+       Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng sinh học

+       Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về vai trò của đa dạng sinh học; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sự đa dạng các nhóm sinh vật tồn tại trong tự nhiên; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm

+       Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm sinh vật trong tự nhiên.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+       Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, ...)

+       Tìm hiểu tự nhiên: Nhận dạng được một số đại diện sinh vật có ích trong tự nhiên và đời sống

+       Vận dụng kiển thức, kĩ năng đã học: Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.

3. Phẩm chất

+       Có niềm tin yêu khoa học

+       Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm

+       Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học

+       Luôn cố gắng vươn lên trong học tập

+       Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: hình ảnh, slide bài giảng, máy chiếu,....

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS trò chơi Các mảnh ghép trong thế giới tự nhiên gọi tên sinh vật nhằm giúp HS nhận dạng được hệ thống các nhóm sinh vật và môi trường sống của chúng.

- GV chiếu một đoạn video giới thiệu về một số dạng môi trường sống trong tự nhiên, nên sử dụng các dạng môi trường có trong hoạt động 1 (hoang mạc, đài nguyên, rừng mưa nhiệt đới, ...); hoặc treo tranh về đa dạng sinh học ở một vùng cụ thể (rừng, biển, núi, ...). GV gợi mở để HS nhận ra sự đa dạng của thế giới tự nhiên: số lượng loài, số lượng cá thể trong loài, mời trường sống.

- Đặt vấn đế: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không bảo vệ đa dạng sinh học?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. Đa dạng sinh học là gì?

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đa dạng sinh học

a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm chung của đa dạng sinh học, ...

b. Nội dung: HS quan sát tranh hình 33.1, 33.2, 33.3, 33.4 và các tranh ảnh, video

khácđể tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật think - pair - share, GV tổ chức cho HS tìm hiểu về đa dạng sinh học thông qua hoạt động thảo luận trong SGK.

1. Quan sát hình từ 33.1 đến 33.4 và thông tin về đa dạng các nhóm sinh vật đã học, em hãy cho biết đa dạng sinh học là gì?

2. Quan sát hình từ 33.2 đến 33.4, em có nhận xét gì về số loài sinh vật trong các môi trường sống khác nhau ? ( Hoàn thành PHT1)

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét và hướng dẫn HS đọc thêm về đa dạng sinh học Việt Nam trong SGK để hướng HS đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường tự nhiên cho các loài sinh vật

1. Đa dạng sinh học là gì?

a. Tìm hiểu về đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. Đa dạng sinh học thể hiện sự thích nghỉ của sinh vật với các điều kiện sống khác nhau.

Các môi trường sống khác nhau có mức độ đa dạng sinh học khác nhau, thể hiện ở số lượng loài, số cá thể trong loài

PHIẾU HỌC TẬP 1

Đặc điểm

Hoang mạc

Đài nguyên

Rừng mưa nhiệt đới

Khí hậu

Khô nóng, vực nước ít

Mùa đông, băng tuyết phủ gần như quanh năm

Nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật

Thực vật

Thưa thớt, xương rồng

Thưa thớt, chỉ có một số loài như sồi, dẻ

Thực vật có quanh năm, là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật. Đa dạng sinh học thể hiện rõ rệt với số lượng cá thể và số lượng loài lớn và phân bố ở các khu vực khác nhau

Động vật

Chuột nhảy, lạc đà, rắn, hoang mạc

Gấu trắng, cá voi, chim cánh cụt

Tiết 2

2. VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và thực tiễn

a) Mục tiêu: HS nhận biết được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.

b. Nội dung: HS tranh hình 33.5, 33.6 và các tranh ảnh, video tìm hiểu về vai trò của đa dạng sinh học (vai trò làm sạch môi trường qua phân huỷ sinh vật)

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm kết hợp kĩ thuật động não, yêu cầu HS tìm hiểu và viết ra những hiểu biết của các em về vai trò của đa dạng sinh học thông qua quan sát hình 33.5, 33.6, 33.7 và các tranh ảnh, video liên quan khác; định hướng để HS thực hiện các nhiệm vụ trong phần thảo luận trong SGK.

- GV gợi ý: Em hãy kể tên các sinh vật trong hình 33.5 và tìm mối quan hệ về mặt dinh dưỡng giữa chúng.

+ Cỏ, chuột, chim, thỏ, đề, sói, báo, sư tử.

+ Cỏ = Chuột => Chim cú

3. Từ thông tin hình 33.5 và 33.6, em hãy cho biết vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.

4. Quan sát hình 33.7, em hãy chỉ ra giá trị thực tiễn mà đa dạng sinh học đem lại cho con người. ( Hoàn thiện PHT2)

Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố:

Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo quan sát hình và chuẩn bị câu trả lời

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + Gọi 1 số HS phát biểu và yêu cầu HS hoàn thiện PHT2

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn

2. Vai trò của đa dạng sinh học

a. Tìm hiểu vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và thực tiễn

- Đa dạng sinh học giúp cân bằng sinh thái, tạo ra mối liên hệ mật thiết, nhất là về mặt dinh dưỡng giữa các loài trong tự nhiên.

- Đa dạng thực vật điều hoà không khí, làm sạch môi trường, chắn sóng và chống sạt lở ven biển.

- Vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em:

+ Cung cấp lương thực- thực phẩm: lợn, gà, vịt,….

+ Cung cấp dược liệu: rau diếp cá, gừng, nghệ

+ Làm cảnh: phong lan, vạn tuế, các loại hoa,….

PHIẾU HỌC TẬP 2

Gía trị của đa dạng sinh học

Tên sinh vật

Tình trạng thực tế

Trồng/ nuôi được kể sử dụng

Thu ngoài thiên nhiên

Làm lương thực, thực phẩm

Cây lúa, khoai, ngô, sắn đậu,…

Lợn, cá, tôm, mực,….

Nấm rơm, nấu sò, nấm hương, ….

Tảo xoắn

Đa số nguồn thực phẩm thông dụng là trồng được và nuôi được

Ít: ếch, ba ba, nấm,….

Làm dược liệu

Hà thủ ôm diếp cá, ổi, tía tô,…

Con trút, rắn, bọ cạp,…

Nấm linh chi, gỗ đinh hương, gỗ mít, san hô,…

Trồng được những cây thuốc thông dụng: diếp cá, tía tôm một số loài nấm

Đa số thu mẫu ngoài thiên nhiên

Làm đồ dùng, vật dụng

Gỗ lim, gỗ đinh hương, gỗ mít, san hô,….

Ít, hiện đang nuôi trồng nhưng phần lớn chưa đủ nằm thu hoạch

Chủ yếu thu mẫu ngoài thiên nhiên

Làm nghiên cứu khoa học

Cây đậu, chuột bạch,….

Chủ yếu nuôi trồng nhằm theo dõi, nghiên cứu

Ít khi thu mẫu ngoài thiên nhiên

Giá trị bảo tồn, du lịch

Vooc Cúc Phương, cá cóc Tam Đảo

 

 

Giá trị kinh tế

Lúa, cao su, cà phê, chè,…

Tôm, lợn, cừu, cá sấu, ong,….

Chủ yếu được nuôi, trồng

Ít

Tiết 3

III. BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC

Hoạt động 3:  Tìm hiểu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về một số hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học

b. Nội dung: HS quan sát tranh hình 33.8 và các phim ngắn, ảnh tìm hiểu về các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học hiện nay

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng phương pháp dạy học nhóm kết hợp kĩ thuật tranh biện, yêu cầu HS tìm hiểu và đưa ra chủ đề tranh luận về các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học. Qua đó, các nhóm HS tranh luận và thực hiện nhiệm vụ trong phần thào luận SGK

5. Quan sát hình 33.8 và kể tên những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học

Sau đó GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố:

*Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 8

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

3. Bảo vệ đa dạng sinh học

a. Tìm hiểu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học

Cần bảo vệ đa dạng sinh học để duy trì sự cân bằng sinh thái; bảo vệ môi trường; duy trì nguồn lương thực - thực phẩm, dược liệu, ... bến vững; chung sống hoà bình với thiên nhiên và bảo vệ được nơi sống, nguồn sống cho nhiều loài sinh vật, giảm nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật quý, hiếm.

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ đa đạng sinh học

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu được các biện pháp giảm nguy cơ gây suy giảm đa dạng sinh học hiện nay.

b. Nội dung: HS quan sát tranh hình 33.8 và các phim ngắn, ảnh tìm hiểu về các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học hiện nay

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Sử dụng phương pháp dạy học nhóm kết hợp kĩ thuật đóng vai, GV tổ chức cho HS thiết kế bài hùng biện tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học. Trong đó, các nhóm HS phải thực hiện được nhiệm vụ trong phần thảo luận trong Sgk

6. Từ thông tin gợi ý trong hình 33.9, hãy nêu một số hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học

Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố

Theo em, các khu bảo tồn có vai trò gì trong việc bảo vệ đa dạng sinh học?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 6 và câu hỏi củng cố

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận về những hoạt động làm mốt đa dạng sinh học và đề xuất những biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

b. Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ đa đạng sinh học

Một số hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học như:

+       Trồng cây gây rừng, tuyên truyền, giáo dục người dân bảo vệ rừng

+       Hạn chế khai thác, cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng các loài động vật, thực vật hoang dã

+       Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia

+       Bảo vệ môi trường

Các khu bảo tồn là nơi bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác.

Các khu bảo tồn có nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học, quản lí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :

Câu 1 : Nêu vai trò của đa dạng sinh học và trong thực tiễn, lấy ví dụ

Câu 2 : Thiết kế áp phích về tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học

Câu 3 : Điều gì sẽ xảy ra với chúng ta khi đa dạng sinh học bị suy giảm ?

Sau đó GV cùng HS giải đó: Em nhìn thấy gì trong hình bên:

- HS làm bài tập, trình bày sản phẩm

- GV nhận xét , đánh giá :

Câu 1. Vai trò của đa dạng sinh học đối với con người

Vai trò của đa dạng sinh học

Tên sinh vật

Thực vật

Động vật

Nấm

Làm thực phẩm

Cây lúa, khoai, ngô, sắn, đậu, các loại rau, củ, quả,…

Lợn, cá, gà, vịt, ngan, bò, tôm, cua, mực, ốc,…

Rấm rơm, nấm sò, nấm hương,…

Làm thuốc chữa bệnh

Hà thủ ô, diếp cá, ổi, tía tô,….

Rắn, ngựa

Nấm linh chi, nấm lim xanh,…

Làm đồ dùng, vật trang trí

Lim, sến, táu, gụ,….

San hôm trai, ốc

 

Làm cảnh

Cây bàng, phượng, các hoại hoa, đinh lăng,…

Chó, mèo, gà, vẹt, sáo…

 

Phân hủy xác sinh vật giúp làm sạch môi trường và cân bằng sinh thái

Các nhóm vi khuẩn, nấm, trai

Câu 2:

Mục đích: Tuyên truyền bảo về đa dạng sinh học (giới hạn ở đối tượng HS)

Yêu cấu: Thiết kế được những hoạt động có ý nghĩa nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho HŠ trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học.

Câu 3:

Suy giảm đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp

đến môi trường sống của con người, đe doa sự phát triển bền vững của Trái Đất. Mặt khác sinh vật và hệ sinh thái là nguồn cung cấp lương thực - thực phẩm, công cụ, nhiên liệu, ... Khi hệ sinh thái bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo. Suy giảm nguồn gen và đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu có thể sẽ dẫn đến hàng loạt các thảm hoạ thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.

Giải đố: Trong hình là con bọ lá, kích thước khoảng 5-10 cm, thuộc nhóm Chân

khớp. Đây là một loài côn trùng kì lạ mà con người biết tới. Loài bọ lá thoạt nhìn qua rất giống lá cây. Cách ngụy trang này khiến cho con mồi cũng như kẻ thù của nó bị nhầm lẫn.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi vận dụng:

* Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?

Gợi ý: GV yêu cầu HS nêu câu khẩu hiệu tuyên truyền về đa dạng sinh học tại địa phương và phác hoạ những mặt trái của sự suy giảm đa dạng sinh học để nhận thấy sự cần thiết phải bảo vệ đa dạng sinh học và những hành động nhỏ nhất hằng ngày mà các em có thể làm ở trường, ở nhà và trên đường phố để bảo vệ đa dạng sinh học.

- GV nghe HS phát biểu và nhận xét:

Em cẩn:

+       Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học;

+       Bảo vệ môi trường sống quanh em;

+       Trồng nhiều cây xanh, ...

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Họ tên: ……………………………………………………………

Nhóm: ……………………………………………………………

Lớp: ……………………………………………………………..

PHIẾU HỌC TẬP 1

Đặc điểm

Hoang mạc

Đài nguyên

Rừng mưa nhiệt đới

Khí hậu

     

Thực vật

     

Động vật

   

Họ tên: ……………………………………………………………

Nhóm: ……………………………………………………………

Lớp: ……………………………………………………………..

PHIẾU HỌC TẬP 2

Gía trị của đa dạng sinh học

Tên sinh vật

Tình trạng thực tế

Trồng/ nuôi được kể sử dụng

Thu ngoài thiên nhiên

Làm lương thực, thực phẩm

     

Làm dược liệu

   

 

Làm đồ dùng, vật dụng

     

Làm nghiên cứu khoa học

     

Giá trị bảo tồn, du lịch

 

 

 

Giá trị kinh tế

   

 

Ngày soạn:

Ngày dạy: :

Tiết 97-99     BÀI 34: TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN

(Thời lượng: 3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Sau khi học xong bài này, HS:

+       Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

+       Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.

+       Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống).

+       Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên.

+       Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.

+       Trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+       Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân tìm hiểu tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

+       Giao tiếp và hợp tác: chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành bộ sưu tập ảnh, vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân, Đánh giá kết quả đạt được của nhóm sau khi hoàn thành báo cáo kết quả tìm hiểu sinh vật trong thiên nhiên

+       Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng thiết kế bộ sưu tập ảnh phù hợp, khoa học; Viết báo cáo, trình bày và thảo luận về khoá lưỡng phân.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+       Nhận thức khoa học tự nhiên: Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên; Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (ví dụ, cho bóng mát, điều hoà khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, ...)

+       Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên; Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống)

+       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật; Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

3. Phẩm chất

+       Khách quan, trung thực, có trách nhiệm trong buổi thực hành

+       Kiên trỉ, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng

+       Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thể giới sinh vật ngoài thiên nhiên

+       Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ thể giới sinh vật và khu dân cư.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

+ Lựa chọn địa điểm phù hợp với điều kiện địa phương (nơi có độ đa đạng cao về sinh vật, đảm bảo an toàn)

+ Dụng cụ, tài liệu: kính lúp, máy ảnh, sổ ghi chép, bút, thước dây, tư trang đảm bảo an toàn cho cá nhân, tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật ... (có thể đưa thêm các dụng cụ, tài liệu phù hợp với địa điểm quan sát).

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về đa dạng sinh học, hiểu được vai trò cũng như nguyên nhân, hậu quả của đa dạng sinh học. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về bài 34, tiến hành thực hành quan sát một số sinh vật ngoài thiên nhiên, nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên, sử dụng được khóa lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2. Cách tiến hành

Hoạt động 1: Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên

a. Mục tiêu: HS quan sát, ghi chép thông tin để nghiên cứu các sinh vật ngoài thiên nhiên

b. Nội dung: HS quan sát để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV lựa chọn địa điểm thuận lợi, an toàn, phù hợp với điều kiện địa phương; tổ chức cho HS tham quan và thực hiện theo hướng dẫn trong SGK. Một số câu hỏi có thể sử dụng để chuẩn bị cho HS trước buổi thực hành:

1. Em hãy mô tả một số đặc điềm đặc trưng của địa điểm tìm hiểu thiên nhiên.

2. Xác định một số dụng cụ cần thiết để quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên.

3. Trong buổi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiền nhiên, em sử dụng kính lúp khi nào?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

2. Cách tiến hành

a. Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên

Tuy vào địa điểm đến tham quan, GV có thế gợi ý để HS trả lời theo các tiêu chí. Sau:

+       Đồng ruộng: khí hậu, nằm cách khu dân cư bao nhiên mét/ kilomet, điện tích, thực vật thường gặp.

+       Rừng trồng: khí hậu, nằm cách thành phố/ thị trấn/ thị xã bao nhiêu, diện tích, thực vật thường gặp

+       Vườn trường: khí hậu, diện tích, các loại cây chính trong vườn trường.

+       Đổi núi: khí hậu, nằm cách thành phố/ khu dân cư, diện tích, loài thực vật ưu thế (nếu có).

Một số dụng cụ cần thiết để quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên:

+       Kính lúp

+       Máy ảnh

+       Số ghi chép, bút, thước dây, ...

+       Dụng cụ thu mẫu thực vật: kéo, cặp ép, giấy báo,....

- Khi cần quan sát những con sâu, bọ rùa, ... trên lá cây, hoặc khi cần quan sát các bộ phận nhỏ như bào tử của cây dương xỉ, cây rêu, ...

Hoạt động 2: Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

a) Mục tiêu: HS sử dụng hình ảnh sinh vật đã chụp được trong quá trình tham quan thiên nhiên để làm bộ sưu tập ảnh động vật và thực vật.

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để hoàn thành bộ sưu tập ảnh. GV gợi ý lập bảng theo nhóm sinh vật sau đó ghép ảnh vào.

Gợi ý các kiếu bộ sưu tập:

+       Theo vai trò trong thiên nhiên

+       Theo môi trường sống

+       Theo các nhóm phân loại

GV yêu cầu HS thống kê sơ bộ và dự đoán tên các loài bắt gặp ở địa điểm nghiên cứu.

Gợi ý lập bảng: Dự đoán tên loài và tạm phân loại theo các nhóm ( hoàn thiệu phiếu học tập)

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động quan sát và làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + HS hoàn thiện và trình bày

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

b. Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

+       Bước 1: Phân loại ảnh theo nhóm phân loại sinh vật

+       Bước 2: Xác định tên các đại diện nhóm sinh vật

+       Bước 3: Làm bộ sưu tập ảnh thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên

a) Mục tiêu: HS thảo luận về vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên

b. Nội dung: HS quan sát, tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS thảo luận và tìm hiểu thêm trên mạng internet về vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên để hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong SGK

GV gợi ý xác định vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên bằng cách hoàn thành sơ đồ như gợi ý sau:

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động quan sát và làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + HS hoàn thiện và trình bày

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

b. Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

+       Bước 1: Phân loại ảnh theo nhóm phân loại sinh vật

+       Bước 2: Xác định tên các đại diện nhóm sinh vật

+       Bước 3: Làm bộ sưu tập ảnh thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống

Hoạt động 4: Phân loại một số nhóm sinh vật theo khóa lưỡng phân

a) Mục tiêu: HS sử dụng khóa lưỡng phân để phân loại các nhóm sinh vật trên bộ ảnh đã chụp được

b. Nội dung: HS quan sát, tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS làm việc nhóm để phân loại các nhóm sinh vật teho khóa lưỡng phân

Sử dụng khóa lưỡng phân để phân loại các nhóm sinh vật chụp ảnh được trong quá trình tham quan thiên nhiên. Tùy thuộc vào các sinh vật đã quan sát được mà khóa lưỡng phân sử dụng có thể khác nhau

Gợi ý: sử dụng cách phân lại sau đây để phân lại các sinh vật quan sát được

1a: Hô hấp bằng mang……………… Nhóm cá

1b: Không hồ hấp bằng mang………………..2

2a. Hô hấp bằng phổi, da…… Nhóm lưỡng cư

2b: Chỉ hô hấp bằng phổi ……………………3

3a: Có cánh…………………........Nhóm Chim

3b: Không có cánh ……………………….4

4a:  Da khô, phủ vảy………… Nhóm bò sát

4b. Da phủ lông mao …………… Nhóm Thú

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động quan sát và làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + HS hoàn thiện và trình bày

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

+        

C. BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN

a. Mục tiêu : HS tổng hợp các kết quả thực hiện được khi tham quan thiên nhiên và thể hiện trên slide hoặc trên giấy dạng áp phích

b. Nội dung : HS ghi lại những gì quan sát được trả lời câu hỏi vào phiếu Báo cáo kết quả thực hành

c. Sản phẩm :tranh ảnh sưu tầm và sơ đồ khóa lưỡng phân

d. Tổ chức thực hiện:

GV cho HS làm việc nhóm ở nhà để thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm báo cáo kết quả; GV đánh giá và cho điểm.

- Nội dụng báo cáo:

1. Bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

2. Sơ đố vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên

3. Khoá lưỡng phân các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.

+       Gợi ý sau bài thực hành: Em hãy đưa ra một thông điệp để tuyên truyền bảo vệ các loài động vật, thực vật và bảo vệ môi trường sống của chúng.

+       Có thể đưa thông điệp bằng áp phích hoặc câu khẩu hiệu hoặc một đoạn video ngắn.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHIẾU HỌC TẬP

Họ tên: …………………………………..………………………………..……

Lớp: …………………………………..………………………………..……

Nhóm: …………………………………..………………………………..…

Bảng 1: Bảng nhận dạng các nhóm thực vật

STT

Rêu

Dương xỉ

Hạt trần

Hạt kín

1

       

2

       

3

       

…..

       

Bảng 2: Bảng nhận dạng các nhóm động vật không xương sống

STT

Ruột khoang

Giun

Thân mềm

Chân khớp

1

       

2

       

3

       

……

       

Bảng 3: Bảng nhận dạng các nhóm động vật có xương sống

STT

Ruột khoang

Giun

Thân mềm

Chân khớp

1

       

2

       

3

       

……

       

Ngày soạn:

Ngày dạy: :

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8

(Thời lượng: 1 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Sau khi học xong bài này, HS:

+       Ôn tập lại kiến thức đã học

+       Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 8

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+       Tự chủ và tự học: Chủ động gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm, hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề

+       Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ để ôn tập; Đánh giá kết quả đạt được của nhóm trong bài ôn tập chủ đề

+       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất, phân tích, thiết kế sơ đồ tư duy về sự đa dạng các nhóm sinh vật; Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đánh giá chủ đề ôn tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+       Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức về đa dạng thế giới sống và vai trò cửa mỗi nhóm sinh vật trong thực tiễn

+       Tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được lợi ích và tác hại của các nhóm sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn

+       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết ứng dụng những lợi ích của các nhóm sinh vật và hạn chế các tác hại do sinh vật gây ra đối với con người, tự nhiên.

3. Phẩm chất

+       Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học;

+       Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;

+       Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới sinh vật ngoài thiên nhiên

+       Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới sinh vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: chuẩn bị giấy khổ A3, bài tập cho Hs ôn tập

2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS vào bài

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Ở chủ đề 8, chúng ta đã nghiên cứu tìm hiểu về đa dạng sinh học, vai trò của đa dạng sinh học, sự suy giảm đa dạng và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học . Bài ôn tập ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi ôn tập và hoàn thiện bài tập để củng cố lại kiến thức đã học

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức

a. Mục tiêu: HS hệ thống hoá được kiến thức về đa dạng sinh học, vai trò của đa dạng sinh học, sự suy giảm đa dạng và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tham gia một số trò chơi có tính tổng hợp như Đuổi hình bắt chữ, thiết kế áp phích nhanh về chủ để Bảo vệ đa dạng sinh học.

- Chia lớp thành 6 nhóm tương ứng với: Virus, giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Động vật, giới Thực vật.

- Để ôn tập phần Đa dạng sinh học, GV tổ chức trò chơi hoặc thi trả lời nhanh các câu hỏi về Đa dạng sinh học giữa các nhóm, vẽ sơ đồ tư duy thể hiện kiến thức đã học

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm từ 4-6 người, vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + GV gọi đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nghe và nhận xét, chọn nhóm trình bày tốt nhất

HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức vào giấy A3


 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP+ VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS giải một số bài tập phát triển năng lực KHTN cho cả chủ đề

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:  HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập vận dụng kiến thức đã học:

Câu 1. Hãy cho biết sinh vật nào dưới đây không cùng nhóm động vật với những sinh vật còn lại

A. Nấm túi

B. Nấm men

C. Nấm nhầy

D. Nấm đảm

Câu 2. Sử dụng kiến thức đã học, hoàn thàng bảng theo mẫu sau :

Giới sinh vật

Đại diện

Đặc điểm cấu tạo

Kiểu dinh dưỡng

Khởi sinh

     

Nguyên sinh

     

Nấm

     

Thực vật

     

Động vật

     

Câu 3 : Hoàn thành bảng theo mẫu sau bằng cách điền chức năng tương ứng với các thành phần cấu tạo của virus

Thành phần cấu tạo của virus

Chức năng

Vỏ protein

 

Phần lõi

 

Vỏ ngoài

 

Câu 4 : Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Vi sinh vật có ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, ngay ở điều kiện khắc nghiệt nhất như nhiệt độ cao trong miệng núi lửa, nhiệt độ thấp ở Nam Cực và áp suất lớn dưới đáy đại dương. Vì sinh vật có khoảng trên 100 nghìn loài, trong đó nhiều loài vi sinh vật có lợi nhưng cũng có nhiều loài gây bệnh cho người và sinh vật khác.

a) Vi sinh vật bao gồm những nhóm nào sau đây?

A. Vi khuẩn, nguyên sinh vật.

B. Vĩ khuẩn, thực vật.

C. Nguyên sinh vật, thực vật.

D. Nấm, động vật.

b) Nêu vai trò của vị sinh vật đối với con người.

c) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa vi sinh vật với các sinh vật khác như thực vật, động vật.

Câu 5 : Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Tác nhân gây bệnh thường là virus, vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh vật. Các bệnh truyền nhiễm thường lây lan nhanh và có thể bùng phát thành dịch. Hãy khảo sát thực trạng bệnh truyền nhiễm ở địa phương em và lập bảng thống kê tên bệnh, tác nhân gây bệnh, biểu hiện và biện pháp phòng chống các bệnh đó.

- GV cho HS trình bày trước lớp kết quả hoạt động

- GV nhận xét kết luận :

Câu 1 : C

Câu 2 :

Giới sinh vật

Đại diện

Đặc điểm cấu tạo

Kiểu dinh dưỡng

Khởi sinh

Vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lam

Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân sơ

Tự dưỡng hoặc dị dưỡng

Nguyên sinh

Trùng roi, trùng đế giày, tảo lam

Cơ thể có cấu tạo đơn bào, nhân thực

Dị dưỡng hoặc tự dưỡng

Nấm

Nấm men, nấm mốc

Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân thực, đơn hoặc đa bào

Dị dưỡng

Thực vật

Vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lam

Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân thực, đa bào

Tự dưỡng

Động vật

Giun, cốc, cá, ếch,…

Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân thực, đa bào

Tự dưỡng

Câu 3 :

Thành phần cấu tạo của virus

Chức năng

Vỏ protein

Bảo vệ phần lõi

Phần lõi

Chứa vật cất di truyền

Vỏ ngoài

Bảo vệ, giúp virus bám lên bề mặt tế bào chủ

Câu 4 :

a) Đáp án A.

b) Vai trò của vì sinh vật đối với con người:

- Vì sinh vật tham gia vào chu trình sinh địa hoá phân huỷ xác sinh vật làm sạch môi trường;

- Một số nhóm vi sinh vật được sử dụng trong quá trình sản xuất, lên men.

c. Xác sinh vatah ( động vật, thực vật)-> Vi sinh vật phân hủy-> Mùn bã giùa chất dinh dưỡng-> : dinh dưỡng cho thực vật-> làm thức ăn cho động vật

Câu 5 :

TT

Tên bệnh

Tác nhân gây bệnh

Biểu hiện

Biện pháp phòng chống

1

Bệnh sốt xuất huyết

Virus dengue

Đau đầu, sốt, phát ban, chảy máu cam, nôn,…

Diệt muỗi, diệt bọ gậy, ngăn ngữa muỗi đốt,….

2

Bệnh tiêu chảy

Vi khuẩn đường ruột

Buồn nôn, nôn, đau đầu, tiêu chảy

Rửa tay đúng cách theo khuyến cáo, ăn uống hợp vệ sinh. Vệ sinh môi trường sạch sẽ

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

………………………………………………………………………………………………