KẾ HOẠCH BÀI DẠY- MÔN GDCD 6- TUẦN 25
Cập nhật lúc : 18:59 26/02/2022
Tuần 25 – Tiết 25.
Ngày soạn:22/02/2022
Ngày dạy: 28/02/2022
Lớp:6/1, 6/2
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II
I- MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS củng cố, lại những kiến thức đã học giữa học kì II.
2. Về năng lực:
- Rèn cho HS kĩ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá các vấn đề.
3. Về phẩm chất:
- Giáo dục ý thức rèn luyện phẩm chất, năng lực để tự hình thành ngời phát triển toàn diện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Máy chiếu, sgk, sgv, sách bài tập…
III. NỘI DUNG ÔN TẬP:
1. Ổn định tổ chức( 1p)
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: (2p)
Để giúp các em khái quát hoá, hệ thống hoá lại các kiến thức đã học, tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập giữa kì
Gv: yêu cầu học sinh nêu từ đầu học kì II cho đến giờ chúng ta đã học mấy bài trong học kìII
- HS nêu
Gv chốt lại và yêu cầu hs nêu sự thắc mắc: (15p)
- Gv đặt câu hỏi nhằm hệ thống hóa lại kiến thức (25p)
HỆ THỐNG HOÁ NHỮNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC:
Bài 8 : ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM TỪ THIÊN NHIÊN
1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
- Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây ra, làm tổn hại đến tính mạng, tải sản của con người và xã hội.
Ví dụ: Dông tố, lốc sét; sạt lở đất; lũ lụt, hạn hán; bão, lốc xoáy...
2. Hậu quả do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
- Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thê gây nên những hậu quả đáng tiếc đối với con người: thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí cả tính mạng.
- Ngoài ra, nó còn gây thiệt hại về vật chất của cá nhân và cộng đồng; gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của các nước.
3. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
- Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh và ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
- Tập quan sát, nhận biết các yếu tố có thể gây nguy hiểm như: thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi...
- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin.
Khi có nguy hiểm xảy ra:
- Chọn một nơi an toàn để trú ẩn.
- Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết.
- Tìm kiếm sự trợ giúp hoặc báo cho những người xung quanh, chính quyền địa phương khi cần thiết.
BÀI 9: TIẾT KIỆM
1. Khái niệm
- Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của
người khác.
2. Biểu hiện của tiết kiệm.
- Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
3. Ý nghĩa
Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
4. Cách rèn luyện:
Học sinh cần phải thực hiện tinh thần tiết kiệm thông qua việc:
- Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.
- Sắp xếp việc làm khoa học.
- Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.
- Sử dụng điện, nước hợp lí.
- Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực
Bài 10: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Khái niệm
- Công dân là người dân của một nước.
- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.
2. Công dân nước CHXHCN Việt Nam
- Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
- Những trường hợp là công dân Việt Nam:
+ Theo huyết thống…
+ Nơi sinh…
+ Xin nhập quốc.
I. Một số câu hỏi về trắc nghiệm:
*/ Chọn câu trả lời đúng nhất rồi khoanh tròn câu trả lời đó.
1.
*/. Dặn dò: (2P).
- Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung bài học để tuần sau kiểm tra giữa học kỳ II.
IV. ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM:
Bản quyền thuộc Trường THCS Phong Hải - Phong Điền.
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-phai.phongdien.thuathienhue.edu.vn/