In trang

Kế hoạch của Lê Văn Tiến Năm 2024

PHÒNG GD&ĐTPHONG ĐIỀN          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TRƯỜNG THCS PHONG HẢI                          Độc Lập -Tự do -Hạnh phúc

    TỔ: VĂN-SỬ-ĐỊA-GDĐP

Phong Hải, ngày 15 tháng 09 năm 2024

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN

NĂM HỌC 2024 - 2025

 

I. Sơ yếu lý lịch:

Họ và tên:    LÊ VĂN TIẾN

Chức vụ:      Giáo viên, Tổ phó chuyên môm

Công tác được giao: Giảng dạy Phân môm Địa lí 6,7,8,9; ND GDĐP

                                  Chủ nhiệm lớp 9/2.

II. Đặc điểm tình hình chung:

1. Thuận lợi:

            - Được sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn. Bản thân được phân công giảng dạy đúng chuyên ngành.

            - Cơ sở hạ tầng của nhà trường đầy đủ, bảo đảm yêu cầu dạy và học.

            - Nhiều phụ huynh rất chăm lo, quan tâm đến việc học tập của con cái.

            - Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện.

2. Khó khăn:

            - Hầu hết các phòng học không có máy tính phục vụ ứng dụng CNTT của giáo viên; thiếu mạng Intenet, Wifi yếu không sử dụng được phục vụ công tác giảng dạy ở một số phòng.

            - Ý thức học tập một số em chưa cao, việc tự học và chuẩn bị bài ở nhà còn hạn chế, nhiều em còn nghịch trong giờ học làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy-học,

            - Một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con cái, còn khoán trắng cho giáo viên và cho nhà trường.

III. Những định hướng để xây dựng kế hoạch:

            - Căn cứ các công văn của ngành.

            - Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng.

- Căn cứ kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn và các đoàn thể.

IV. Thực hiện quy chế nhà trường và chuyên môn:

1.Về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống:

- Có tư tưởng chính trị vững vàng, lối sống lành mạnh, chuẩn mực đạo đức nhà giáo.

- Sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người, có ý thức và trách nhiệm trong công việc.

2. Về công tác chuyên môn:

- Thực hiện tốt mọi nội quy, quy chế chuyên môn. Soạn, giảng, chấm, chữa, đầy đủ, kịp thờ.  Đánh giá học sinh công bằng, khách quan. Cập nhật đầy đủ kịp thời hồ sơ, sổ sách. Thực hiện đầy đủ ngày giờ công lao động.

3. Công tác kiêm nhiệm:

- Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, luôn bám sát từng đối tượng học sinh, khen chê đúng người, đúng việc nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của các em.

- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với giáo viên bộ môn, với các đoàn thể, đặc biệt với ban hoạt động ngoài giờ lên lớp để có kế hoạch giáo dục học sinh.

4. Thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua:

- Thực hiện tốt các cuộc vận động của nghàn“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học, tự sáng tạo”…

- Thực hiện tốt các phong trào thi đua của ngành, của nhà trường và các đoàn thể.

V. Các chỉ tiêu và giải pháp hoạt động giáo dục:

1. Chỉ tiêu chất lượng giáo dục hạnh kiểm (Đối với GVCN):

 

a. Mục tiêu:

- Giúp HS tự rèn luyện bản thân mình, trở thành con ngoan, trò giỏi; biết vâng lời thầy cô và người lớn tuổi; biết yêu thương chia sẻ và hòa nhã với bạn bè.

- Tự rèn luyện mình trở thành người công dân tốt, có ý thức trách nhiệm cao.

b. Chỉ tiêu:

Lớp

Tổng số

Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

9/2

30

27

90

3

10

0

0

0

0

c. Giải pháp thực hiện:

- Bám lớp bám trường, luôn theo dỏi quan tâm giúp đỡ động viên và tham vấn cho các em thực hiện tốt nội quy, quy định của trường lớp. Có hình thức kỉ luật và khen thưởng phù hợp.

-  Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với giáo viên bộ môn, với các đoàn thể và ban hoạt động ngoài giờ lên lớp để có kế hoạch giáo dục học sinh.

- Chú trọng bồi dưỡng những học sinh năng khiếu, quan tâm những học sinh tăng động thiếu tập trung.

2. Chỉ tiêu chất lượng giáo dục học lực:

a. Mục tiêu:

            - Giúp HS thấy được vai trò ý nghĩa học tập và học tập suốt đời.

            - Ý thức trong học tập, phát huy vai trò cá nhân trong tổ nhóm và trong trường lớp.

            - Có ý thức tự học, tự rèn luyện bản thân, phát huy tinh thần tự học là chính.

b. Chỉ tiêu học lực (

            - Phân môn Địa lí

Khối lớp

Số lượng

Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

SL

(%)

SL

(%)

SL

(%)

SL

(%)

Khối 6

66

19

28.8

22

33.3

25

37.9

0.0

0.0

Khối 7

79

23

29.1

25

31.6

31

39.2

0.0

0.0

Khối 8

77

24

31.2

25

32.5

28

36.4

0.0

0.0

Khối 9

61

20

32.8

20

32.8

21

34.4

0.0

0.0

TỔNG

283

86

30.4

92

32.5

105

37.1

0.0

0.0

 

            - Nội dung Giáo dục địa phương Địa lí 8

Khối lớp

Số lượng

Đạt

Chưa đạt

SL

(%)

SL

(%)

Khối 8

77

77

100.0

0.0

0.0

c. Chỉ tiêu học lực (Lớp 9/2)

Tổng số

Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

30

9

30.0

10

33.3

11

36.7

0

0.0

* Trong số 8 học sinh giỏi có một học sinh đạt danh hiệu học sinh nhất khối 9 và xuất sắc của trường.

d. Giải pháp thực hiện:

      - Thường xuyên kiểm tra đôn đốc tình hình học tập và rèn luyện của các em.

      - Phân công, giao trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tổ, nhóm thích hợp.

 

 

3. Chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn theo bộ môn:

a. Học sinh giỏi trường: 86 em

b. Học sinh giỏi huyện, tỉnh: Số lượng: 1em

VI. Danh hiệu thi đua, đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

1. Đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy- học phân môn Địa lí lớp 8.

2. Đăng ký sáng tạo chuyên môn hoặc tham gia các hội thi do cấp trên tổ chức:

3. Đăng ký danh hiệu thi đua:

-  Cá nhân: Chiến sĩ thi đua cơ sở       

-  Tập thể lớp 9/2: Mạnh toàn diện

4. Đánh giá, xếp lại công chức, viên chức: Tốt                                                                                                      

                                                                                                        NGƯỜI VIẾT

                                                                                         

                                                                                   Lê Văn Tiến