In trang

KHBD- GDCD 8 TIẾT 3,4,5
Cập nhật lúc : 20:17 24/09/2024

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 3,4,5.-BÀI 2. TÔN TRỌNG SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC DÂN TỘC ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1) Về kiến thức - Nêu được một số biểu hiện về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. -Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. -Thể hiện được bằng lời nói và việc làm thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. -Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá. 2) Về năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về nền văn hóa các dân tộc. + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến nền văn hóa các dân tộc trên thế giới. - Năng lực đặc thù: + Năng lực điều chỉnh hành vi: tích cực tìm hiểu để biết được những biểu hiện của sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới, hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống trong thực tiễn có liên quan đến việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc. 3) Về phẩm chất + Có phẩm chất nhân ái, biểu hiện ở cả lời nói và việc làm đó là luôn luôn tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới + Có phẩm chất trách nhiệm thể hiện ở sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. -QCN. Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá. -ND tích hợp: Giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 8; - Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học; - Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục tiêu. Tạo tâm thế tích cực và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm để các học sinh cùng suy nghĩ và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra: Em hãy đoán tên các quốc gia dựa trên những biểu tượng văn hóa - lịch sử của các quốc gia đó qua các hình dưới đây: c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được một số nét văn hóa của các dân tộc khác nhau trên thế giới - Hình ảnh 1: Quảng trường Ba Đình và Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh => đây là một trong những biểu tượng văn hóa - lịch sử của đất nước Việt Nam. - Hình ảnh 2: Núi Phú Sỹ => đây là một trong những biểu tượng văn hóa - lịch sử của đất nước Nhật Bản. - Hình ảnh 3: Tháp Eiffel => đây là một trong những biểu tượng văn hóa - lịch sử của nước Pháp. - Hình ảnh 4: Tượng Nữ thần Tự do => đây là một trong những biểu tượng văn hóa - lịch sử của đất nước Hoa Kỳ (Mỹ). d) Tổ chức thực hiện Học sinh làm việc theo nhóm và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra: Em hãy đoán tên các quốc gia dựa trên những biểu tượng văn hóa - lịch sử của các quốc gia đó qua các hình dưới đây: Giáo viên gọi từ một đến hai HS lên chia sẻ, các HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Gv nhấn mạnh: Trong suốt chiều dài lịch sử, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng về kinh tế, xã hội và văn hóa, kết tinh từ tài năng, sáng tạo của con người, góp phần tạo nên bức tranh sinh động, phong phú và đa dạng của thế giới. Ngày nay, toàn cầu hóa đang xóa đi sự ngăn cách về không gian địa lí, tạo điều kiện cho việc giao lưu, học hỏi giữa các dân tộc, các nền văn hóa đồng thời cũng tạo ra nguy cơ làm mất đi tính đa dạng của bản sắc văn hóa dân tộc, Bởi vậy, chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chống hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa, góp phần xây dựng một thế giới đa sắc màu, hòa bình và phát triển. 2. Hoạt động: Khám phá * Tích hợp giáo dục, đạo đức lối sống: Ý thức tìm hiểu về các phẩm chất của công dân toàn cầu(khơi gợi ở HS tinh thần học tập,tìm tòi ,khám phá để mở mang tri thức,kế thừa thành tựu của nhân loại,để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước) Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. a) Mục tiêu. HS thấy được sự đa dạng trong giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm đọc và tìm hiểu thông tin 1,2 và trả lời câu hỏi a) Theo em, sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên? b) Hãy kể thêm những biểu hiện khác về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới mà em biết. c) Sản phẩm. - Trong thông tin 1: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới được biểu hiện ở chi tiết: Các quốc gia cũng công nhận một thực tế là con người khác nhau về hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị, song đều có quyền được sống trong hòa bình và duy trì cá tính của riêng mình. - Trong thông tin 2: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới được biểu hiện ở chi tiết: + Trang phục truyền thống của các quốc gia trong cộng động ASEAN có sự khác nhau. Ví dụ: ở Campuchia, trang phục dân tộc được gọi là Sam-pót; ở Sin-ga-po, trang phục dân tộc được gọi là Ba-ju Ke-ba-ya,… + Thậm chí, trong cùng một quốc gia, trang phục dân tộc cũng có những nét khác biệt giữa các vùng, miền hoặc giữa trang phục dành cho nữ giới với nam giới. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm đọc và tìm hiểu thông tin 1,2 và trả lời câu hỏi a) Theo em, sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên? b) Hãy kể thêm những biểu hiện khác về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới mà em biết - Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. - Giáo viên gọi một số học sinh đại diện các nhóm đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra - Các học sinh còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý. - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật được sự đa dạng trong văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới Gv nhấn mạnh: Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về tính cách truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ... Đó là những vốn quý của nhân loại cần được tôn trọng, kế thừa và phát triển. 1. Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. Xuất phát từ yếu tố địa lí, chủng tộc, lịch sử hình thành, phát triển các dân tộc có sự đa dạng về phương thức sinh hoạt, ngôn ngữ chủ viết, màu da, truyền thống phong tục, tập quán, ẩm thực trạng phục nghệ thuật, kiến trúc,... 3. Hoạt động: Luyện tập Bài tập 1: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao? a) Mục tiêu. HS củng cố kiến thức đã học thông qua thực hành xử lí tình huống cụ thể có liên quan đến nội dung bài học, có ý thức biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng suy nghĩ, đưa ra các ý kiến để lý giải cho từng trường hợp cụ thể c) Sản phẩm. - Ý kiến a) Đồng tình. Vì: di sản văn hóa (cả về vật chất và tinh thần) của các dân tộc, các nền văn hóa minh trên thế giới đều là di sản chung của loài người. - Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: bản sắc, giá trị văn hóa của các dân tộc được thể hiện trên nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực (cả về vật chất và tinh thần). - Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: ngôn ngữ, chữ viết cũng là một phần bản sắc của các quốc gia, dân tộc vì vậy, chúng ta cần tôn trọng ngôn ngữ, chữ viết của mỗi quốc gia, dân tộc. - Ý kiến d) Đồng tình. Vì: mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có những nét đặc trưng riêng về bản sắc, có những nét đẹp riêng, đánh để chúng ta tôn trọng và học hỏi. - Ý kiến e) Đồng tình. Vì: mỗi dân tộc tuy có những đặc trưng riêng về màu da, ngoại hình, tính cách, văn hóa… song đều bình đẳng với nhau và có quyền được sống trong hòa bình, được tự do thể hiện và quy trì những nét đặc trưng riêng. d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân Các học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về từng trường hợp cụ thể Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân - Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời Báo cáo, thảo luận - Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới 4. Hoạt động: Vận dụng Bài tập 1: Em cùng các bạn hãy thiết kế báo tường hoặc tập san về chủ đề: Tôn trọng sự đa dạng ẩm thực của các dân tộc trên thế giới. a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm tại nhà, suy nghĩ và lên ý tưởng để thực hiện nhiệm vụ được giao. c) Sản phẩm. - Bước đầu hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. d) Tổ chức thực hiện - Học sinh làm việc ở nhà, suy nghĩ và hoàn thành nhiệm vụ - Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 2. TÔN TRỌNG SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC DÂN TỘC ( TIẾT 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1) Về kiến thức - Nêu được một số biểu hiện về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. -Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. -Thể hiện được bằng lời nói và việc làm thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. -Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá. 2) Về năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về nền văn hóa các dân tộc. + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến nền văn hóa các dân tộc trên thế giới. - Năng lực đặc thù: + Năng lực điều chỉnh hành vi: tích cực tìm hiểu để biết được những biểu hiện của sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới, hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống trong thực tiễn có liên quan đến việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc. 3) Về phẩm chất + Có phẩm chất nhân ái, biểu hiện ở cả lời nói và việc làm đó là luôn luôn tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới + Có phẩm chất trách nhiệm thể hiện ở sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 8; - Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học; - Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục tiêu. Tạo tâm thế tích cực và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm để các học sinh cùng suy nghĩ và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra: Em hãy kể tên một số phong tục tập quán đặc sắc của các dân tộc trên thế giới mà em biết. + Một số phong tục tập quán đặc sắc của các dân tộc trên thế giới mà em biết: Tục ăn trầu - Giao tiếp: Từ xưa Việt Nam ta có câu "miếng trầu là đầu câu chuyện" nên miếng trầu đi đôi với lời chào. Không chỉ là "đầu trò tiếp khách" mà trầu còn là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế gia tiên, lễ cưới, lễ thọ,... Đặc biệt trầu còn rất thân quen với tất cả mọi người, người giàu người nghèo, vùng nào cũng có thể có. Lễ hội Đền Hùng - Lễ Hội Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ theo cách gọi thân quen của người dân là Giỗ tổ Hùng Vương. Với tính chất quốc gia, đây là ngày lễ quan trọng của đất nước với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đối với công ơn dựng nước to lớn của các vị vua Hùng. Anh: Chào hỏi chim ác là để tránh xui xẻo Ở Anh, người ta tin rằng nhìn thấy một con chim ác là ở một mình sẽ là điều xui xẻo vì chúng thường di chuyển theo đàn. Vì thế, người ta thường chào chim ác là và một số người thậm chí còn nói với nó để xua đuổi mọi điều xui xẻo. Người Anh tin rằng, bằng cách tỏ ra thân thiện với những loài chim lớn thì mọi điều xui xẻo tiềm ẩn sẽ được xua đuổi vì lòng tốt của chúng. Dù không chắc liệu một con chim ác là ở một mình có phải là xui xẻo hay không, nhưng cũng tốt khi cố gắng để tử tế hơn với động vật. Trung Quốc: Chồng cõng vợ đi trên than nóng Phong tục chồng cõng vợ và đi trên than đang cháy có ở một số dân tộc tại Trung Quốc. Mọi người tin rằng, nếu tục lệ này được thực hiện trước khi hai vợ chồng bắt đầu cuộc sống hôn nhân thì người vợ sẽ được may mắn khi vượt cạn, lúc chuyển dạ sẽ bớt đau hơn. Số khác tin rằng truyền thống này sẽ đảm bảo cho một cuộc hôn nhân không căng thẳng và thành công cho các cặp vợ chồng mới cưới. Đức: Đập vỡ đồ sứ để đem lại may mắn Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại đồ sứ nào hay đập bất cứ lúc nào cũng được. Việc đập vỡ đồ sứ để cầu may phải do gia đình, bạn bè của một cặp đôi mới cưới làm. Khi cặp đôi kết hôn, gia đình và bạn bè thân nhất của họ đập vỡ đồ sứ và để cặp đôi dọn dẹp sau đó. Ý nghĩa ẩn sau truyền thống này là để đảm bảo rằng cặp đôi có thể làm việc cùng nhau, giúp gắn kết họ lại với nhau và thể hiện rằng, dù cuộc sống có bộn bề khó khăn thì họ có thể cùng nhau dọn dẹp chúng. Theo một cách nào đó, đây là một truyền thống ngọt ngào, mặc dù hơi ồn ào và lộn xộn. d) Tổ chức thực hiện Học sinh làm việc theo nhóm để các học sinh cùng suy nghĩ và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra: Em hãy kể tên một số phong tục tập quán đặc sắc của các dân tộc trên thế giới mà em biết. - Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình - Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện - Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Gv nhấn mạnh: Trong suốt chiều dài lịch sử, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng về kinh tế, xã hội và văn hóa, kết tinh từ tài năng, sáng tạo của con người, góp phần tạo nên bức tranh sinh động, phong phú và đa dạng của thế giới. Ngày nay, toàn cầu hóa đang xóa đi sự ngăn cách về không gian địa lí, tạo điều kiện cho việc giao lưu, học hỏi giữa các dân tộc, các nền văn hóa đồng thời cũng tạo ra nguy cơ làm mất đi tính đa dạng của bản sắc văn hóa dân tộc, Bởi vậy, chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chống hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa, góp phần xây dựng một thế giới đa sắc màu, hòa bình và phát triển. 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới a) Mục tiêu. Học sinh nêu được: Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin 1,2. Các nhóm suy nghĩ và hoàn thành câu trả lời mà sách giáo khoa đưa ra cũng như hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. a) Từ thông tin 1, em hãy phân tích ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. b) Từ thông tin 2, theo em, việc tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam. c) Sản phẩm. a) Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới sẽ làm cho văn hóa nhân loại thêm phong phú, đặc sắc; tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau; giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới. b) Tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới giúp Việt Nam tạo động lực phát triển kinh tế, nhằm hỗ trợ việc cải thiện trình độ sức khỏe và tiêu thụ của dân cư, cũng như tăng cường độ sôi nổi của các công việc nghiên cứu khoa học và công nghệ. Tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và nền văn hoá cũng thúc đẩy sự phát triển của kinh doanh, cộng tác văn hoá và giao lưu quốc tế. Những lợi ích này cũng giúp gia tăng sự tôn trọng và quan tâm đến các địa phương, các dân tộc, các nền văn hoá khác nhau trên toàn thế giới. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin 1,2. Các nhóm suy nghĩ và hoàn thành câu trả lời a) Từ thông tin 1, em hãy phân tích ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. b) Từ thông tin 2, theo em, việc tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam. - Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. - Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý. - Giáo viên chốt kiến thức giúp học sinh hiểu rõ được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới Tích hợp nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh Ngoài việc tôn trọng về văn hoá của các dân tộc trên thế giới thì việc tôn trọng về lãnh thổ của các nước là điều rất quan trọng để thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc. - Giới thiệu về vị trí địa lí của Việt Nam, ranh giới tiếp giáp với các nước láng giềng: + Phía Bắc giáp Trung Quốc + Phía Tây giáp Lào, Campuchia + Phía Đông trông ra biển Đông và Thái Bình Dương 2. Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới sẽ làm cho văn hoá nhân loại thêm phong phú, đặc sắc; tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau; giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hoà bình trên thế giới. 3. Hoạt động: Luyện tập Bài tập 2: Em hãy lấy ví dụ về bản sắc văn hóa của một dân tộc mà em biết và việc tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc đó. a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới b) Nội dung. HS làm việc theo cá nhân, tìm hiểu và lựa chọn một nét văn hóa đặc sắc của một dân tộc trên thế giới để viết bài: Bài viết cần chỉ rõ loại hình văn hóa, yếu tố đặc sắc về nội dung cũng như giá trị của nét văn hóa đó. c) Sản phẩm. - Ví dụ: người Nhật Bản nổi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động, trung thành, thượng võ và đúng giờ. Võ sĩ Sa-mu-rai chính là biểu tượng của những đức tính này. - Ý nghĩa của việc tôn trọng bản sắc văn hóadân tộc: + Làm cho văn hóa nhân loại thêm phong phú, đặc sắc; + Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau; + Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới. d) Tổ chức thực hiện HS làm việc theo cá nhân, tìm hiểu và lựa chọn một nét văn hóa đặc sắc của một dân tộc trên thế giới để viết bài: Bài viết cần chỉ rõ loại hình văn hóa, yếu tố đặc sắc về nội dung cũng như giá trị của nét văn hóa đó. - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và hoàn thành nhiệm vụ Bài tập 3: Em sẽ làm gì để thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc trong mỗi trường hợp dưới đây? a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống liên quan đến việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới b) Nội dung. HS làm việc cá nhân, đọc suy nghĩ và đưa ra quan điểm của bản thân cho vấn đề đặt ra c) Sản phẩm. A. Nếu chứng kiến một số bạn trong lớp có lời nói và hành động thể hiện sự kì thị văn hoá giữa các dân tộc em sẽ: Thông báo cho giáo viên hoặc những người điều hành trong lớp. Đề xuất cho giáo viên hay những người điều hành giảng dạy một cuộc thảo luận về sự đa dân tộc trong lớp. Giải thích cho các bạn hiểu về hậu quả của sự kì thị văn hóa giữa các dân tộc. B. Nếu thấy bạn của mình nhận xét không đúng về trang phục của các dân tộc khác em sẽ: Giải thích cho các bạn hiểu về hành vi của các bạn là sai, bởi trang phục truyền thống là một biểu trưng của văn hoá, góp phần phản ánh phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. d) Tổ chức thực hiện - Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân - Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung - Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh 4. Hoạt động: Vận dụng Bài tập 2: Em hãy viết một bài thể hiện ý kiến của mình đối với việc kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa. a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống thấy được tầm quan trọng của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới b) Nội dung. HS làm việc cá nhân, viết bài về chủ đề phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủ tộc và văn hóa. Bài viết cần thể hiện rõ chính kiến của bản thân c) Sản phẩm. - Có thái độ đấu tranh phê phán những hành vi phân biệt chủng tộc, kỳ thị văn hóa giữa các dân tộc d) Tổ chức thực hiện - Học sinh cùng nhau làm việc cá nhân, suy nghĩ và hoàn thành bài viết - Giáo viên tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được sự cần thiết của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 2. TÔN TRỌNG SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC DÂN TỘC ( TIẾT 3) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1) Về kiến thức - Nêu được một số biểu hiện về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. -Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. -Thể hiện được bằng lời nói và việc làm thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. -Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá. 2) Về năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về nền văn hóa các dân tộc. + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến nền văn hóa các dân tộc trên thế giới. - Năng lực đặc thù: + Năng lực điều chỉnh hành vi: tích cực tìm hiểu để biết được những biểu hiện của sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới, hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống trong thực tiễn có liên quan đến việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc. 3) Về phẩm chất + Có phẩm chất nhân ái, biểu hiện ở cả lời nói và việc làm đó là luôn luôn tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới + Có phẩm chất trách nhiệm thể hiện ở sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. ND tích hợp: Giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 8; - Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học; - Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục tiêu. Tạo tâm thế tích cực và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm các học sinh cùng quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi Em hãy kể tên các quốc gia gắn liền với biểu tượng văn hóa, du lịch trong các hình ảnh dưới đây và chia sẻ hiểu biết về các biểu tượng đó. c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những một số nét văn hóa của các dân tộc khác nhau trên thế giới Tranh 1: Tháp Eiffel ở Pari, Pháp. Tranh 2: Nữ thần tự do ở New York, Hoa Kỳ. Tranh 3: Nhà hát Opera Sydney ở Úc Tranh 4: Đền Bayon ở Campuchia. d) Tổ chức thực hiện Học sinh làm việc theo nhóm các học sinh cùng quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi Em hãy kể tên các quốc gia gắn liền với biểu tượng văn hóa, du lịch trong các hình ảnh dưới đây và chia sẻ hiểu biết về các biểu tượng đó. Giáo viên gọi từ một đến hai HS lên chia sẻ, các HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn - Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện - Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Gv nhấn mạnh: Trong suốt chiều dài lịch sử, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng về kinh tế, xã hội và văn hóa, kết tinh từ tài năng, sáng tạo của con người, góp phần tạo nên bức tranh sinh động, phong phú và đa dạng của thế giới. Ngày nay, toàn cầu hóa đang xóa đi sự ngăn cách về không gian địa lí, tạo điều kiện cho việc giao lưu, học hỏi giữa các dân tộc, các nền văn hóa đồng thời cũng tạo ra nguy cơ làm mất đi tính đa dạng của bản sắc văn hóa dân tộc, Bởi vậy, chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chống hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa, góp phần xây dựng một thế giới đa sắc màu, hòa bình và phát triển. 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 3: Tìm hiểu nội dung: Thực hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới a) Mục tiêu. Học sinh nêu được: Những việc làm cụ thể, thiết thực để tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin 1,2. Các nhóm suy nghĩ và hoàn thành câu trả lời mà sách giáo khoa đưa ra cũng như hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. a) Em nhận xét như thế nào về ý kiến của các nhân vật trong mỗi tình huống trên? b) Hãy kể về một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. c) Sản phẩm. - Tình huống 1: + Ý kiến của bạn Liên và Hoàng là đúng, thể hiện hai bạn đã có ý thức tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. + Ý kiến của bạn Bình không đúng. Vì: mỗi quốc gia, dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, có cái hay, cái đẹp đáng để chúng ta học hỏi. Do đó, chúng ta nên tích cực tiếp thu, học hỏi có chọn lọc những nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác; việc này vừa thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới; vừa góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc mình. - Tình huống 2: + Ý kiến của bạn T không đúng. Vì: mỗi quốc gia, dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, có cái hay, cái đẹp đáng để chúng ta học hỏi và tôn trọng. + Bạn thân của bạn T đã có ý kiến đúng, thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. Kể một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới: - Tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán,... của các dân tộc; - Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình; - Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin 1,2. Các nhóm suy nghĩ và hoàn thành câu trả lời mà sách giáo khoa đưa ra cũng như hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. a) Em nhận xét như thế nào về ý kiến của các nhân vật trong mỗi tình huống trên? b) Hãy kể về một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. - Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. - Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra qua việc trả lời câu hỏi 1 và 2 - Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét - Giáo viên chốt kiến thức giúp học sinh hiểu rõ được những việc làm cụ thể, phù hợp nhằm tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới Cùng nhau giới thiệu, chia sẻ những phong tục tập quán, văn hóa độc đáo của dân tộc mình và các dân tộc khác trên thế giới. Chia sẻ những sưu tầm ảnh, tư liệu phong phú để giới thiệu với bạn bè nước ngoài về nét đẹp truyền thống dân tộc, văn hóa Việt Nam. 3. Thực hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới Chúng ta cần tôn trọng các dân tộc khác, cũng như bản sắc và giá trị văn hóa riêng có của họ, không chê bai, công kích, không phân biệt, kỳ thị, luôn học hỏi lẫn nhau và đối xử với nhau một cách chân thành 3. Hoạt động: Luyện tập Bài tập 4: Em hãy xử lí các tỉnh huống sau: a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống thấy được tầm quan trọng của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu, trao đổi,thống nhất để xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủ tộc và văn hóa. c) Sản phẩm. * Xử lí tình huống a) - Nhận xét: + Hành vi của nhân viên văn phòng công ty A là không đúng, vì đã: thể hiện sự kì thị, thiếu tôn trọng sự đa dạng giữa các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới; đồng thời gây tổn thương cho các nhân viên của công ty nước ngoài. + Nếu các nhân viên của công ty A tiếp tục duy trì thái độ này, thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ và sự hợp tác giữa 2 công ty. - Nếu là đồng nghiệp của các nhân viên này, em sẽ: + Phân tích để mọi người hiểu rõ hậu quả của những hành vi kì thị với nhân viên của công ty nước ngoài. Từ đó, yêu cầu mọi người chấm dứt thái độ kì thị đó. + Nếu mọi người tiếp tục duy trì thái độ kì thị, em sẽ báo cáo sự việc với ban lãnh đạo công ty để yêu cầu sự can thiệp, hỗ trợ từ phía ban lãnh đạo. * Xử lí tình huống b) - Nhận xét: sở thích và mong muốn của M rất chính đáng, tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới. - Lời khuyên: Để thực hiện được mong muốn của mình, M nên: + Tích cực tìm hiểu (thông qua sách, báo, internet,…) về văn hóa của các quốc gia, dân tộc mà mình muốn đến khám phá. + Thiết lập kế hoạch tài chính phù hợp để chuẩn bị trước kinh phí cho các chuyến đi. + Rèn luyện khả năng ngoại ngữ, các kĩ năng ứng xử,… d) Tổ chức thực hiện HS làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu, trao đổi,thống nhất để xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủ tộc và văn hóa. - Giáo viên tổ chức cho các nhóm tiến hành dàn dựng và biểu diễn 4. Hoạt động: Vận dụng Câu 1: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) giới thiệu về một nét văn hóa đặc sắc của một dân tộc trên thế giới a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới b) Nội dung. HS làm việc theo cá nhân, tìm hiểu và lựa chọn một nét văn hóa đặc sắc của một dân tộc trên thế giới để viết bài: Bài viết cần chỉ rõ loại hình văn hóa, yếu tố đặc sắc về nội dung cũng như giá trị của nét văn hóa đó. c) Sản phẩm. - Bước đầu hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. d) Tổ chức thực hiện - Học sinh làm việc ở nhà, suy nghĩ và hoàn thành nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi