CHUYÊN ĐỀ Giáo viên tổng phụ trách với công tác xây dựng các mô hình hoạt động trò chơi dân gian.
Cập nhật lúc : 17:21 19/12/2024
PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS PHONG HẢI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phong Hải, ngày 03 tháng 12 năm 2024.
CHUYÊN ĐỀ
Giáo viên tổng phụ trách với công tác xây dựng các
mô hình hoạt động trò chơi dân gian.
- Họ và tên: Nguyễn Đăng Sung - Nam, nữ: Nam.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Âm nhạc.
- Chức vụ: Phó bí thư chi Đoàn, Giáo viên - Tổng phụ trách.
- Đơn vị công tác: Trường THCS phong Hải.
1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục - đào tạo con người là nhiệm vụ đặc trách và trực tiếp của nhà trường phổ thông, trong đó có đào tạo và giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nó được tiến hành trong một quá trình có tổ chức kế hoạch chặt chẽ với nhiều giai đoạn và nhiều hình thức, nội dung hoạt động giáo dục khác nhau hợp thành một hệ thống.
Qua quá trình làm công tác Đội bản thân nhận thấy sự tham gia hoạt động của các em còn rụt rè, ngại vận động, một bộ phận nhỏ học sinh tổ chức các trò chơi mang tính tự phát thiếu sự quản lý của giáo viên và sự phát triển của khoa học công nghệ đã chi phối sự quan tâm đến trò chơi dân gian trong học sinh. Để tổ chức một cách bài bản, có tính hệ thống mang lại hiệu quả giáo dục cao, những năm qua bản thân cùng với ban chấp hành chi Đoàn, được sự phân công của Ban Giám Hiệu nhà trường là những người trực tiếp xây dựng kế hoạch tổ chức các trò chơi dân gian thông qua các buổi hoạt động ngoại khoá, giờ ra chơi… nhằm giúp các em có những hoạt động bổ ích, tinh thần đoàn kết, tạo được những kỹ năng hoạt bát, nhanh nhẹn, rèn luyện sức khỏe, giảm bớt những căng thẳng trong các giờ học, tạo tâm lý thoải mái, để lĩnh hội những kiến thức của các tiết học. Đây không chỉ là trò chơi mà còn là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Qua các trò chơi dân gian còn giúp các em nhìn thấy được nét đẹp của tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam để từ đó các em thêm yêu quê hương, đất nước, có ý thức gìn giữ vốn quý của dân tộc, ứng xử văn hóa lành mạnh, tránh được các trò chơi bạo lực từ các trò chơi games. Từ những lí do đó mà bản thân nhận thấy việc đưa trò chơi dân gian vào trường học là rất quan trọng nên đã nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn bằng đề tài Giáo viên tổng phụ trách với công tác xây dựng các mô hình hoạt động trò chơi dân gian.
2. Giải quyết vấn đề.
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường Trung học cơ sở (THCS) Phong Hải.
2.2. Những giải pháp để xây dựng các hoạt động trò chơi dân gian.
Để giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, thiếu niên nhi đồng, thông qua hoạt động trò chơi dân gian, giáo viên tổng phụ trách Đội cần phải nắm vững các giải pháp và những mô hình hoạt động sau:
Giải pháp 1: Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của trò chơi dân gian.
Nhằm để rèn luyện kỹ năng di chuyển, phán đoán một cách nhanh nhẹn, khéo léo, tính chủ động và sự mạnh dạn, tạo tính năng động, sáng tạo, tư duy trí tuệ, rèn luyện sức khỏe.
Cho học sinh thấy được đây là nét đẹp tinh hoa văn hóa của dân tộc, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Giáo dục cho học sinh về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên giành chiến thắng.
Ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, đồng thời trò chơi dân gian góp phần vào bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, của cha ông để lại.
Qua trò chơi dân gian các em càng thêm yêu mến quê hương, xóm làng, thấy được giá trị của các trò chơi của địa phương mình như: đua ghe, kéo co...
Giúp các em hạn chế vào các trò chơi online có hại về tác dụng giáo dục.
Góp phần vào xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực.
Giải pháp 2: Lựa chọn trò chơi dân gian.
Lựa chọn trò chơi rất quan trọng nó quyết định đến sự thành công của quá trình tổ chức.
Lựa chọn trò chơi đảm bảo tính tích cực, tự giác của học sinh, các trò chơi phải phù hợp với tâm lý của các em.
Chọn trò chơi đảm bảo tính tự quản có sự hướng dẫn của giáo viên tổng phụ trách.
Chọn và tổ chức trò chơi phải đảm bảo tính giáo dục trong mỗi trò chơi.
Khi chọn trò chơi phải tận dụng tiềm năng cơ sở vật chất để có thể tổ chức chơi hợp lý mang lại hiệu quả giáo dục.
Chọn trò chơi sử dụng chung cho các buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp cuối tuần, sử dụng cho những buổi sinh hoạt chuyên đề trong những ngày lễ lớn hay các buổi sinh hoạt lớp, giờ ra chơi…
Chọn trò chơi không quá phức tạp mà chỉ cần đơn giản, dễ chơi, vui nhộn. Trò chơi thu hút được số đông các em tham gia, cần sự hỗ trợ của tập thể, của bạn bè, đồng đội.
Trò chơi phù hợp với địa hình, thời tiết để có thể tổ chức trong phòng, ngoài trời. Đảm bảo tính giáo dục, khoa học.
Chọn trò chơi phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ trò chơi dễ kiếm, dễ làm, nhưng phải đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học.
Chọn trò chơi phải phù hợp với đặc điểm, văn hóa của địa phương.
Giải pháp 3: Lập kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian.
Bất kỳ một hoạt động nào thì khâu lập kế hoạch là rất quan trọng nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động đó.
Lập kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên phụ trách các hoạt động nhằm đảm bảo tính nhanh nhẹn, chính xác trong mỗi trò chơi.
Xây dựng, tập luyện cho đội ngũ cán bộ Đội, cán bộ lớp cách chơi nhằm tạo tính năng động, sáng tạo để các em có thể tự điều hành và quản lí trò chơi dưới sự giám sát của giáo viên.
Tham mưu, xây dựng nguồn kinh phí từ quỹ Đội, kế hoạch nhỏ, phụ huynh học sinh …để phát thưởng, mua sắm trang thiết bị phục vụ lâu dài cho hoạt động trò chơi.
Lập kế hoạch từ sân chơi cho đến đạo cụ như: kẻ sân, dụng cụ chơi để đảm bảo thời gian và cách chơi.
Giải pháp 4: Tiến hành tổ chức trò chơi dân gian.
Bám sát kế hoạch để tổ chức có hiệu quả các trò chơi. Là sự vận hành của 3 giải pháp tuyên truyền, chọn trò chơi và lập kế hoạch.
Tổ chức trò chơi phải phân luồng theo độ tuổi để không bị chênh lệch về kỹ năng, sức khỏe và tư duy: khối lớp 6, 7 riêng và khối lớp 8, 9 riêng.
Tiến hành trò chơi phải song song hai hình thức là lý thuyết và thực hành, trò chơi rèn luyện sức khỏe, kỹ năng và trò chơi phát triển tư duy trí tuệ.
Đảm bảo thời gian, đúng chủ đề, chủ điểm, đều đặn trong sưốt cả năm học, tránh tổ chức theo mùa vụ.
Động viên liên tục trong quá trình chơi cũng rất quan trọng. Trong quá trình chơi từ quản trò đến người chơi phải thoải mái, vui vẽ, thắng không kiêu bại không nản.
Giải pháp 5: Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng sau các hoạt động trò chơi dân gian.
Sau khi tổ chức trò chơi phải có sự đánh giá, nhận xét, tuyên dương, phát thưởng để động viên kịp thời các đội, cá nhân tham gia trò chơi đạt kết quả cao.
Đưa hoạt động trò chơi của các lớp vào đánh giá tiêu chí thi đua hàng tuần, tháng qua các buổi chào cờ đầu tuần, sơ kết, tổng kết…
Kích thích sự nổ lực, phấn đấu trong các hoạt động trò chơi.
2.3. Các bước tiến hành tổ chức trò chơi.
a. Công tác chuẩn bị.
Chọn nội dung chơi sao cho phù hợp với đợt thi đua, phù hợp với chủ đề tháng, phù hợp với ngày sinh hoạt truyền thống. Nội dung chơi phải nhằm đem lại mục đích giáo dục cho các em.
Chọn hình thức tổ chức trò chơi: Chơi tập thể (tổ, nhóm, lớp), chơi theo cá nhân, chơi vui, chơi thi đấu có thưởng. Chơi bất ngờ hay có sự chuẩn bị trước.
Chọn địa điểm diễn ra trò chơi: Trên lớp, dưới sân trường…
Chọn thời gian: Sao cho hợp lý với buổi sinh hoạt. Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc.
Chuẩn bị đạo cụ phục vụ cho trò chơi.
Hướng dẫn đội ngũ nòng cốt 3-5 em.
b. Tiến hành chơi.
Giới thiệu trò chơi: Tên trò chơi, ý nghĩa của loại trò chơi.
Giới thiệu cách chơi (luật chơi): Chơi đúng, chơi sai.
Hướng dẫn chơi thử 1-2 lần, chơi thật.
Công bố kết quả cuộc chơi, nhận xét rút kinh nghiệm.
c. Đánh giá kết quả.
Người điều khiển hướng dẫn, ý thức học sinh tham gia, kết quả thu được, Rút kinh nghiệm.
2.4. Mô hình trò chơi dân gian, tổ chức trò chơi dân gian.
Trong thời gian qua bản thân đã tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian: Kéo co, nhảy dây, nhảy bao bố, đua thuyền trên cạn...
a. Đối tượng tham gia
Học sinh từ khối 6 đến khối 9, cả nam và nữ.
b. Mục đích, tác dụng.
Giáo dục kỹ năng di chuyển, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, tính chủ động và sự mạnh dạn.
c. Dụng cụ chuẩn bị: Tùy vào trò chơi để chuẩn bị hiệu quả.
d. Cách chơi: Chọn khoảng sân rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ.
e. Luật chơi: Có kế hoạch cụ thể trước khi tổ chức để các lớp chuẩn bị.
3. Kết luận.
Trong bài thơ “Nửa đêm” Bác Hồ có viết :
Vâng! Nhân cách con người hình thành do từ nhiều yếu tố, trong đó giáo dục góp phần rất quan trọng.
Cùng với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” Hoạt động ngoại khoá tổ chức các trò chơi dân gian có ý nghĩa thiết thực ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhân cách học sinh. Do vậy, hoạt động này không thể thiếu được trong trường học. Để hoạt động có hiệu quả cần phải có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội, ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong đó quan trọng nhất là tăng cường chỉ đạo xây dựng kế hoạch trọng tâm phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc điểm của nhà trường, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh vừa học tập, vừa được tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí bổ ích, chất lượng. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em tự tin trong học tập, sáng tạo trong mọi hoạt động. Tăng cường sự đoàn kết nâng cao nhận thức hiểu biết. Tạo môi trường học tập thân thiện, kiểm tra đánh giá thân thiện, các mối quan hệ thân thiện, trường học thân thiện. Có như vậy các em mới thấy thật sự thoải mái và yêu mến mái trường như ngôi nhà của mình. Mỗi khi xa trường một ngày các em chỉ mong mau chóng trở lại trường, học sinh sẽ gắn bó với trường học và một ngày đến trường thực sự là một ngày vui của các em. Góp phần cùng với nhà trường “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, bản thân cũng đã áp dụng vào thực tế của đơn vị và đã đem lại những kết quả bước đầu khả quan, học sinh đa số có chuyển biến rõ về sự nhanh nhẹn hơn, chủ động hơn, tinh thần đoàn kết, thân thiện, ý thức tự giác cao hơn, ứng xử văn hóa trong giao tiếp lành mạnh hơn.
Mối quan hệ thầy- trò thân thiện, gần gũi. Phát huy được tính tập thể. Góp phần giáo dục nét đẹp của tinh hoa văn hóa của dân tộc. Qua trò chơi còn lồng ghép vào công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục.
Để đề tài thực hiện có hiệu quả, rất mong sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo các cấp, quý đồng nghiệp giúp đỡ nhằm xây dựng phong trào hoạt động ngoại khoá, trò chơi dân gian ngày càng có hiệu quả hơn trong nhà trường và trò chơi dân gian thực sự hấp dẫn thu hút học sinh trong toàn trường khi có sự chung tay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường.
NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ
Nguyễn Đăng Sung
Bản quyền thuộc Trường THCS Phong Hải - Phong Điền.
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-phai.phongdien.thuathienhue.edu.vn/