KHBD- NGỮ VĂN 9- TUẦN 1 (2024-2025)
Cập nhật lúc : 15:21 08/09/2024
TUẦN 1 (Từ 09/9 đến 15/9/2024)
BÀI 1. THẾ GIỚI KÌ ẢO
Tiết 1, 2, 3 VĂN BẢN 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Nam Xương nữ tử truyện)
Nguyễn Dữ
I. MỤC TIÊU
Bài học góp phần phát triển các năng lực và phẩm chất sau cho HS:
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học).
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
- Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu VB văn học.
- Nhận biết được điển tích, điển cố và phân tích được tác dụng của chúng; nhận biết được sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn.
- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.
- Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự.
1.2. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo).
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
- Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; hình thành được ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho.
2. Về phẩm chất
Trung thực trong các mối quan hệ ứng xử; yêu quý, trân trọng những con người có phẩm chất tốt đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV Ngữ văn 9, tập một, bảng, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, một số tư liệu ảnh, video clip có liên quan đến tác giả và tác phẩm.
- Hs chuẩn bị bài ở nhà theo Phiếu chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về thể loại, tạo tâm thế cho học sinh trước khi tìm hiểu chủ đề.
b. Nội dung: HS tham gia trò chơi Ô chữ bí mật.
c. Tổ chức thực hiện:
1 |
|
B |
A |
L |
Ư |
Ỡ |
I |
R |
Ì |
U |
|
|
|
9 |
2 |
|
|
N |
I |
Ê |
U |
C |
Ơ |
M |
|
|
|
|
7 |
3 |
|
P |
H |
Ư |
Ợ |
N |
G |
H |
O |
À |
N |
G |
|
11 |
4 |
|
|
Ô |
N |
G |
B |
Ụ |
T |
|
|
|
|
|
6 |
5 |
|
Ă |
N |
K |
H |
Ế |
T |
R |
Ả |
V |
À |
N |
G |
12 |
6 |
C |
 |
Y |
T |
R |
E |
T |
R |
Ă |
M |
Đ |
Ố |
T |
13 |
7 |
|
|
C |
Á |
B |
Ố |
N |
G |
|
|
|
|
|
6 |
YẾU TỐ KÌ ẢO
B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động tìm hiểu Tri thức Ngữ văn
a. Mục tiêu
-Nhận biết được khái niệm, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ của truyện truyền kì.
b. Nội dung
Hs đọc phần tri thức Ngữ văn để hoàn thiện PHT.
c. Tổ chức thực hiện: Nguyễn nhâm 89
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
* Giao nhiệm vụ HT: Hs hoàn thiện PHT số 1 để tìm hiểu về truyện truyền kì.
* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó chốt lại kiến thức. |
- Truyện truyền kì: + là thể loại văn xuôi tự sự, phát triển mạnh mẽ từ thời trung đại, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. + trong quá trình sáng tạo, các tác giả sử dụng nhiều yếu tố của văn học dân gian. + yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực kết hợp, đan xen một cách linh hoạt, qua đó giúp người đọc nhận thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả. - Cốt truyện: có khi mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử lưu truyền rộng rãi trong nhân dân; có khi mượn từ truyện truyền kì Trung Quốc. Cốt truyện được tổ chức chủ yếu dựa trên chuỗi sự kiện sắp xếp theo trật tự tuyến tính, có quan hệ nhân quả. - Nhân vật: khá đa dạng, phong phú, trong đó nổi bật nhất là ba nhóm: thần tiên, người trần và yêu quái. Các nhân vật thường có những nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhiên... - Không gian và thời gian: thường có sự pha trộn giữa cõi trần, cõi tiên, cõi âm; các hình thức không gian này không tồn tại tách biệt mà liền thông với nhau. Thời gian cũng có sự kết hợp chặt chẽ giữa thời gian thực và thời gian kì ảo. Thời gian thực với các điểm mốc, các niên đại xác định góp phần tạo nên giá trị hiện thực của truyện truyền kì. Thời gian kì ảo thường được sử dụng khi nói về cõi tiên, cõi âm – nơi mọi thứ ngưng đọng, không biến đổi, không giới hạn. - Ngôn ngữ: Truyện truyền kì sử dụng nhiều điển tích, điển cố. |
2. Đọc văn bản và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu:
- Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.
- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong khi đọc; giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
c. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CGV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: - Đọc + GV hướng dẫn cách đọc. + GV hướng dẫn học sinh. chú ý câu hỏi trong hộp chỉ dẫn. - Hs tìm hiểu thông tin về tác giả và tác phẩm theo. PHT số 2 (ở nhà) * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. |
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản - Đọc với giọng đọc chân thành, xót xa. - Chú ý tốc độ đọc. 2. Tìm hiểu chung a. Tác giả - Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh và năm mất) quê ở Hải Dương, sống ở thế kỉ XVI (thời Lê – Mạc), từng đỗ cử nhân, làm quan một thời gian ngắn rồi về quê ẩn dật. - Nguyễn Dữ có đóng góp quan trọng ở thể loại truyện truyền kì. - Truyền kì mạn lục là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Dữ, viết bằng chữ Hán, được đánh giá là “thiên cổ kì bút”. b. Tác phẩm - Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tập Truyền kì mạn lục. - Với việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực trong tác phẩm, nhà văn đã thể hiện niềm xót xa, thương cảm đối với số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng như tấm lòng nâng niu, trân trọng đối với những phẩm chất đẹp đẽ của họ. - Cốt truyện - Vũ Thị Thiết (con nhà nghèo nhưng đẹp người, đẹp nết) kết hôn với Trương Sinh (con một gia đình khá giả nhưng ít học, tính hay ghen tuông). - Trương Sinh phải đi lính, để mẹ già và vợ trẻ ở nhà. Vũ Nương đã làm tròn bổn phận của người vợ, người con dâu. - Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh được trở về. Chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con trai 3 tuổi mà Trương Sinh ghen tuông, mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đến mức nàng phải nhảy xuống sông tự tử. - Vũ Nương đã được Linh Phi cứu, đưa xuống cung nước. Ở đây, nàng gặp Phan Lang (cùng làng) - người cũng được Linh Phi cứu để trả ơn. Nghe Phan Lang khuyên nên trở về, Vũ Nương đã nhờ Phan Lang chuyển lời đến chồng về việc lập đàn giải oan. - Trương Sinh lập đàn giải oan. Vũ Nương đã trở về trên sông, nói với chồng mấy lời cho tỏ nỗi oan khuất của mình, rồi dần dần biến mất. - Ngôi kể Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba. - Bố cục văn bản: 3 phần: + Phần 1: Từ đầu đến… “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương + Phần 2: Tiếp đến … “nhưng việc trót đã qua rồi!”: Nỗi oan của Vũ Nương. + Phần 3: Còn lại: Vũ Nương được giải oan. |
3. Khám phá văn bản
a. Mục tiêu
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
- Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu VB văn học.
b. Nội dung
HS đọc VB, vận dụng tri thức ngữ văn, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: - Nhóm lẻ: + Hs thảo luận PHT số 4 để tìm hiểu về nhân vật Vũ Nương. + Theo em, qua lời kể, người kể chuyện đã bộc lộ thái độ gì về nhân vật Vũ Nương? - Nhóm chẵn: Hs thảo luận PHT số 5 để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương và trả lời câu hỏi: Trong số các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bi kịch? * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. |
II. Khám phá nội dung văn bản: 1. Tìm hiểu nhân vật Vũ Nương và nguyên nhân dẫn đến bi kịch của nàng a. Tìm hiểu nhân vật Vũ Nương - Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu: thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. - Trong cuộc sống vợ chồng: luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng thất hoà. - Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, người con dâu hiếu thảo. Lời trăng trối của bà mẹ chồng đã thể hiện sự ghi nhận nhân cách và công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng. - Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương có ba lời thoại: + Lời thoại 1: Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, khẳng định sự thuỷ chung, trong trắng à Nàng hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. + Lời thoại 2: Nỗi đau đớn, thất vọng khi bị đối xử bất công. + Lời thoại 3: Lời than, cũng là lời nguyền mà Vũ Nương nói với thần sông để giãi bày nỗi niềm trước khi tự vẫn. à Nhận xét: Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, nhưng lại rơi vào bi kịch. à Lời người kể chuyện bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho Vũ Nương cũng như thân phận người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. b. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương – Nguyên nhân trực tiếp: + Chiếc bóng trên tường (Vũ Nương thường chỉ vào và bảo với con rằng, đó là cha nó). + Câu nói ngây thơ của đứa trẻ: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.” đã thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh. + Tính cách của Trương Sinh: đa nghi, ghen tuông, hồ đồ, gia trưởng, sẵn sàng thô bạo với vợ. – Nguyên nhân gián tiếp: + Cuộc hôn nhân không bình đẳng: Vũ Nương là “con kẻ khó” được Trương Sinh, là con nhà khá giả, đem trăm lạng vàng để xin cưới. + Lễ giáo phong kiến cùng chế độ nam quyền đã hạn chế tiếng nói bình đẳng, quyền được bảo vệ bản thân của người phụ nữ. + Những cuộc chiến tranh phi nghĩa gây nên cảnh sinh li tử biệt; vợ chồng xa cách. è Tính đa nghi, ghen tuông của Trương Sinh là nguyên nhân cơ bản đẩy Vũ Nương vào thế cùng đường, không còn cách nào khác ngoài việc tự vẫn. |
* Giao nhiệm vụ HT: Trong tác phẩm, nhân vật Phan Lang được khắc họa ở những không gian, thời gian nào? Nhân vật này có vai trò gì trong truyện? (Hs thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn) * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. |
3. Tìm hiểu về nhân vật Phan Lang - Không gian, thời gian khắc họa nhân vật. + Không gian, thời gian thực thể hiện qua những chi tiết nói về nơi sinh sống, nghề nghiệp và các mối quan hệ của Phan Lang với Vũ Nương và Trương Sinh, chi tiết Phan Lang nhắc đến nhà cửa, cây cối, phần mộ tổ tiên,... của gia đình Vũ Nương. + Không gian, thời gian ảo được thể hiện qua những chi tiết miêu tả cuộc sống của Phan Lang ở nơi cung nước: dạt vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương; sau đó Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về... - Vai trò của nhân vật Phan Lang trong truyện. + Phan Lang đã cầm theo tín vật của Vũ Nương và trở về nhân gian, nói với Trương Sinh ước nguyện của Vũ Nương (Trương Sinh phải lập đàn bên sông). + Như vậy, Phan Lang là chiếc cầu nối giữa hai cõi, là nhân tố kết nối giúp Vũ Nương có điều kiện trở về để giải tỏ nỗi oan với Trương Sinh, nhờ đó, Trương Sinh hiểu ra mọi điều về vợ, dù đã quá muộn màng. |
* Giao nhiệm vụ HT: - Hs thảo luận PHT số 6 để: + Chỉ ra những yếu tố kì ảo trong tác phẩm. + Nhận xét cách thức sử dụng yếu tố kì ảo trong tác phẩm của Nguyễn Dữ. + Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo đó. - Lời bình là yếu tố thường xuất hiện ở truyện truyền kì. Lời bình thể hiện nội dung tác phẩm và quan niệm của tác giả. Em hãy xác định và chỉ ra ý nghĩa của lời bình trong Chuyện người con gái Nam Xương. * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. |
4. Tìm hiểu yếu tố kì ảo và lời bình của tác giả a. Yếu tố kì ảo - Những yếu tố kì ảo trong tác phẩm: Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa; Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến và gặp Vũ Nương, được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan; bóng Vũ Nương mờ nhạt dần và biến mất. - Cách thức sử dụng những yếu tố kì ảo trong tác phẩm: Các yếu tố kì ảo được sử dụng đan xen với yếu tố thực về địa danh (bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng), thời điểm lịch sử (cuối đời Khai Đại nhà Hồ), sự kiện lịch sử (quân Minh xâm lược nước ta, nhiều người chạy trốn ra ngoài bể, rồi bị đắm thuyền),... - Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo: + Tô đậm, làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương: dù ở thế giới khác vẫn nặng tình với cuộc đời, khao khát được phục hồi danh dự. Khát vọng được giải oan là nỗi niềm đau đáu trong lòng nàng. + Làm câu chuyện trở nên lung linh, kì ảo, hấp dẫn, lôi cuốn hơn. + Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, dập vùi cuối cùng sẽ được minh oan. Tuy nhiên, kết thúc đó vẫn để lại sự xót xa, tiếc nuối vì tất cả chỉ là ảo ảnh mà thôi. b. Lời bình của tác giả - Lời bình nhấn mạnh ranh giới mơ hồ, khó rạch ròi, minh bạch giữa sự thật và giả dối ở đời. - Lời bình phê phán những người đàn ông gia trưởng đã đẩy người phụ nữ vào đường cùng. |
2.4. Hoạt động tổng kết
a. Mục tiêu:
- Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản.
- Một số lưu ý khi đọc văn bản truyện truyền kì.
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: - Em hãy cho biết giá trị nghệ thuật sử dụng trong văn bản từ đó rút ra giá trị nội dung văn bản? * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. |
III. Tổng kết 1. Nghệ thuật- Đặc điểm của truyện truyền kì được thể hiện trong tác phẩm: cốt truyện được tổ chức theo trình tự tuyến tính, có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo. 2. Nội dung: Chuyện người con gái Nam Xương bày tỏ niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội xưa, đồng thời phê phán mạnh mẽ chế độ coi trọng nam uyền gây ra bi kịch cho người phụ nữ. |
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.
b. Nội dung: HS củng cố kĩ năng đọc hiểu.
c. Tổ chức thực hiện; hs trả lời câu hỏi trên máy tính
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới trong học tập và thực tiễn.
b. Nội dung
HS thực hiện nhiệm vụ để kết nối bài học với cuộc sống.
c. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: (1) Trình bày ý kiến của em về vấn đề: Vị thế của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay. (HS thảo luận nhóm) (2) Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện. * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: Các nhóm gửi sản phẩm vào nhóm zalo của lớp. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét sản phẩm của Hs. |
Gợi ý: (1) * Về nội dung - HS chỉ ra được sự giống nhau và khác biể - Nguyên nhân của sự khác biệt về vị thế - Chỉ ra được những bằng chứng điển hình, xác thực - Thể hiện được quan điểm, ý kiến của cá nhân * Về hình thức trình bày: - Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ khi thể trình bày. - Có thể trình bày dưới dạng bài viết/ video/ inphographic,... (2) Đoạn văn của HS cần bảo đảm các yêu cầu: - Nội dung: trình bày suy nghĩ về chi tiết “cái bóng” trong truyện. - Dung lượng: 7 - 9 câu. |
V. PHỤ LỤC
ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học).
- HS hiểu được cách diễn giải khái niệm điển tích, điển cố ở SGK, nhận biết các nguồn điển tích, điển cố thường được sử dụng.
- HS biết cách nhận ra điển tích, điển cố trong các VB, biết cách tìm hiểu, tra cứu để hiểu được ý nghĩa của điển tích, điển cố ở từng trường hợp cụ thể; thấy được tác dụng cũng như giới hạn của việc sử dụng điển tích, điển cố trong văn học.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết phối hợp với bạn cùng bàn, bạn trong nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; biết bày tỏ ý kiến riêng; biết hỗ trợ bạn khi cần thiết.
2. Về phẩm chất
- Chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT.
- Tranh ảnh.
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức nền để trả lời câu hỏi và chơi trò chơi.
c. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
* Giao nhiệm vụ HT: GV cho HS chơi trò chơi: nối cụm từ ở cột bên trái với ý nghĩa phù hợp ở cột bên phải.
* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: Hs lần lượt nối các cột. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét sản phẩm của Hs. |
Đáp án: 1−B 2−A 3−C 4−D
|
HS nhận biết được khái niệm điển tích, điển cố.
b. Nội dung
HS đọc SGK, thực hiện các nhiệm vụ.
c. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
* Giao nhiệm vụ HT: GV yêu cầu HS đọc Tri thức ngữ văn trong SGK (tr. 9); đọc khung Nhận biết điển tích, điển cố trong SGK (tr. 17 − 18) để hoàn thành PHT số 1 (Hs làm việc theo nhóm đôi) .
* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. |
I. Tri thức tiếng Việt - Điển tích, điển cố là câu chuyện, sự việc hay câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong VB của các tác giả đời sau. - Tuy điển tích, điển cố xuất hiện ở VB chỉ là từ ngữ, nhưng nó gợi lên một câu chuyện, sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó. - Dùng điển tích, điển cố có tác dụng làm cho câu thơ, câu văn hàm súc, trang nhã, uyên bác; đối với văn nghị luận, sẽ giúp người viết củng cố lí lẽ, tăng tính thuyết phục. - Điển tích, điển cố thường khó hiểu đối với người đọc ngày nay, vì thế, cần tra cứu mỗi khi gặp điển tích, điển cố mà mình chưa hiểu. - Ví dụ: (phụ lục). |
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu
- HS hiểu được cách diễn giải khái niệm điển tích, điển cố ở SGK, nhận biết các nguồn điển tích, điển cố thường được sử dụng.
- HS biết cách nhận ra điển tích, điển cố trong các VB, biết cách tìm hiểu, tra cứu để hiểu được ý nghĩa của điển tích, điển cố ở từng trường hợp cụ thể; thấy được tác dụng cũng như giới hạn của việc sử dụng điển tích, điển cố trong văn học.
b. Nội dung
HS thực hiện các bài tập trong SGK.
c. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: Bài tập 1: Đọc lại các chú thích ở chân trang của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương và cho biết những trường hợp sử dụng điển tích, điển cố. Nếu sách giáo khoa không giải thích, em có hiểu được ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố đó không? Vì sao? Bài tập 2: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: - Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. - Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. - Nương tử nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ mà phải ôm mối hận gieo mình xuống nước. - Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. a. Cho biết các cụm từ in đậm có đặc điểm gì chung. b. Đọc chú thích để biết nghĩa của các cụm từ in đậm trong các câu trên. c. Nêu tác dụng của việc sử dụng những cụm từ đó trong ngữ cảnh. * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. |
II. Luyện tập Bài tập 1 - Những điển tích, điển cố được sử dụng trong Chuyện người con gái Nam Xương: mùa dưa chín quá kì; nước hết chuông rền; ngõ liễu tường hoa; núi Vọng Phu; ngọc Mị Nương; cỏ Ngu mĩ; Tào Nga; Tinh Vệ; ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam; quăng thoi đứng dậy; mất búa đổ ngờ; ý dĩ đầy xe, Quang Võ đổ ngờ lão tướng; trói lại mà giết, Tào Tháo đến phụ ân nhân. - Đọc tác phẩm, gặp điển tích, điển cố, ta có thể chưa hiểu được, vì đều liên quan đến câu chuyện, từ ngữ ngày xưa, có khi từ nền văn học nước ngoài xa lạ. Bài tập 2 a. Cụm từ in đậm trong các câu đều ẩn chứa câu chuyện, sự tích nào đó. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa của từng câu chuyện, sự tích thì không phải ai cũng biết. Muốn biết, phải xem chú giải hay tìm tài liệu để tra cứu. b. Nghĩa của các cụm từ in đậm ở chú thích trong SGK (tr. 12, 14). Cụ thể: - Núi Vọng Phu: núi đá hình dáng giống người đàn bà bồng con, có ở Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, ... nhắc sự tích người đàn bà bồng con ngóng chồng đến hoá đá. - Ngọc Mị Nương: theo tích ngọc trai giếng nước trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ, ý nói đến chết vẫn giữ lòng trong sáng. - Cỏ Ngu mĩ: điển tích về nàng Ngu Cơ, vợ Hạng Vũ. (Khi Hạng Vũ thua trận, thế cùng, chạy đến Cai Hạ, Ngu Cơ rút gươm tự vẫn; tục truyền hồn nàng nhập vào cỏ bên bờ sông Ô thành cỏ Ngu mĩ nhân, thứ cỏ này khi thấy người ta xướng lên khúc Ngu mĩ nhân, kể chuyện Hạng Vũ - Ngu Cơ thì cành lá đều rung rinh, có vẻ như cảm động.) - Tào Nga: tương truyền vào thời Đông Hán (Trung Quốc), Tào Nga khi ấy 14 tuổi, cha bị chết đuối, khóc thương thảm thiết, sau nàng gieo mình xuống sông, ít ngày sau, người ta thấy thi thể nàng ôm xác cha nổi lên. - Tinh Vệ: con gái vua Viêm Đế, khi chết đuối hoa thành chim Tinh Vệ ngậm đá toan lấp biển; hai điển tích được dùng để nói: Vũ Nương chết vì bị nghi oan, khác cái chết của hai người con gái nói trên, Phan Lang dùng điển tích này có ý khuyên nàng nghĩ đến quê hương, gia đình, chồng con. - Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam: đất Hồ ở phương bắc lắm ngựa quý, đất Việt ở phương nam lắm chim lạ, ngựa và chim ấy đưa vào Trung Quốc vẫn nhớ nước cũ; mỗi khi thấy gió bắc, dù ở đâu, ngựa Hồ vẫn hí lên; chim Việt luôn nhớ khí hậu ấm áp ở phương nam nên thường tìm cành cây phía nam để đậu. (Nàng Vũ Nương dùng điển tích này để nói nỗi lòng nhớ nhà, nhớ quê của mình.) c. Tác dụng của từng cụm từ in đậm trong câu: - Điển tích núi Vọng Phu thể hiện tình yêu sâu nặng, lòng chung thuỷ sắt son. Trong lời khấn trước khi nhảy xuống sông trẫm mình, Vũ Nương nhắc điển tích này để thể hiện sự xót xa của mình: đến cả cái tình cảnh đáng thương của nàng Vọng Phu, Vũ Nương cũng không thể có được. - Hai điển tích ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ đều nói đến những điều linh thiêng, kì lạ của người đàn bà sau khi chết (chết mà vẫn tỏ được sự trong trắng, thuỷ chung). Nhắc đến hai điển tích này trong lời khấn trước khi tự tử, Vũ Nương muốn sau khi mình ra đi, người đời không hoài nghi về phẩm giá của mình. - Phan Lang nhắc đến điển tích về Tào Nga và Tinh Vệ − những người con gái có cái chết hoàn toàn không giống với việc lựa chọn cách trẫm mình vì oan khuất của Vũ Nương. Theo Phan Lang, cách hành xử của Vũ Nương cũng phải khác: nên tìm đường trở về quê nhà với người xưa. - Vũ Nương dùng điển tích ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam để nói rằng tuy được sống với các nàng tiên nơi cung nước, nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ quê luôn canh cánh trong lòng. |
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới trong học tập và thực tiễn.
b. Nội dung
HS sưu tầm, đánh giá một số ngữ liệu.
c. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: GV yêu cầu HS sưu tầm ba ngữ liệu (ngoài các ngữ liệu trong SGK) có sử dụng điển tích, điển cố và giải thích ý nghĩa của các điển tích, điển cố đó. * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. |
Gợi ý: HS có thể tìm trong văn học trung đại Việt Nam như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm. Ví dụ: Điển cố trong Truyện Kiều “Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm”. - Trong trích đoạn này, đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng khá nhiều điển cố, điển tích Trung Quốc như: “tựa cửa hôm mai”, “quạt nồng ấp lạnh”, “sân Lai”, “gốc tử”… + Tích “quạt nồng ấp lạnh” bắt nguồn từ trong sách “Nhị thập tứ hiếu” của Quách Cự Nghiệp đời nhà Nguyên. Đời Hậu Hán có một đứa trẻ 9 tuổi tên là Hoàng Hương. Mẹ mất sớm, Hoàng Hương ở với cha; cậu bé luôn hết mực hiếu thảo, phụng dưỡng cha. Vào mùa hạ, cậu thường xuyên quạt màn chiếu, chăn đệm cho thoáng mát trước khi cha ngủ. Vào mùa đông, trước giờ ngủ, cậu lại nằm lên giường cha lăn qua trở lại rất lâu để chăn chiếu ấm hơi người để cha được ngon giấc. + Tích “Sân Lai” cũng xuất phát từ trong “Nhị thập tứ hiếu” về ông Lai Tử người nước Sở thời Đông Chu liệt quốc, bảy mươi tuổi nhưng cha mẹ già vẫn còn sống. Ông thường mặc áo ngũ sắc sặc sỡ, giả làm trẻ nhỏ, nhảy múa đùa giỡn để chọc cho cha mẹ vui. Có khi ông làm bộ vấp bậc thềm, té lăn ra đất rồi giả tiếng khóc trẻ con để cha mẹ cười. à Qua các điển cố kể trên, thể hiện sự thương nhớ, lo lắng, đau xót cho cha mẹ cũng như tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Đồng thời, khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, ca ngợi tình cảm hiếu nghĩa hiếm có của nàng Kiều chẳng thua kém gì các tấm gương chí hiếu thời xưa. |
V. PHỤ LỤC
Bản quyền thuộc Trường THCS Phong Hải - Phong Điền.
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-phai.phongdien.thuathienhue.edu.vn/