KHBD- NGỮ VĂN 9- TUẦN 10
Cập nhật lúc : 15:32 17/11/2024
TUẦN 10 (Từ 11/11 đến 17/11/2024)
Tiết 37 CỦNG CỐ, MỞ RỘNG; THỰC HÀNH ĐỌC
I. MỤC TIÊU
Bài học góp phần phát triển các năng lực và phẩm chất sau cho HS.
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học).
- Củng cố tri thức về thơ song thất lục bát.
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát.
- Hs biết vận dụng kiến thức và kĩ năng được học qua văn bản 1 và văn bản 2 để thực hành đọc.
- HS chia sẻ được với các bạn và thầy cô kết quả tự đọc các VB có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB đọc chính trong bài 2.
1.2. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo).
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
- Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; hình thành được ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho.
2. Về phẩm chất
- Chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV Ngữ văn 9, tập một, bảng, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới.
b. Nội dung: Hs dựa vào phần tri thức Ngữ văn và trải nghiệm đọc hiểu các văn bản để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: Em hãy nhắc lại cách đọc hiểu thơ song thất lục bát. * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: Các nhóm gửi sản phẩm vào nhóm zalo của lớp. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét sản phẩm của Hs. |
- Cách đọc hiểu thơ song thất lục bát: + Xác định và phân tích một số yếu tố về thi luật như vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ. + Xác định và phân tích tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB. + Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm, tìm chủ đề của VB,...... |
HOẠT ĐỘNG 2: CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
a. Mục tiêu: Củng cố tri thức về truyện thơ Nôm
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
* Giao nhiệm vụ HT: Bài tập 1: So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau: Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thúy Vân thì tinh thần lĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả. Bị sắc đẹp quyến rũ, Kim Trọng bất giác thần hồn phiêu bạt, nghĩ thầm: “Nọc tương tư này tai hại lắm đây. Lại âm thầm phát thệ: “Mình mà không được hai nàng làm vợ thì suốt đời sẽ chẳng lấy ai”. Nhưng vì ngại có Vương Quan, không tiện đứng lâu, đành cùng nhau từ biệt. Đồng thời, Vương Viên ngoại cũng sai người đem kiệu đến đón. Hai nàng lên kiệu về nhà. (Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện) Bài tập 2:Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các băn bản đọc trong bài:
Bài tập 3: Tự lựa chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện yêu cầu sau: a. Xác định bố cục của đoạn trích và nêu ý chính của từng phần. b. Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc con người trong đoạn trích. c. Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: Hs lần lượt trả lời các câu hỏi * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của Hs |
Bài tập 1 * Giống nhau - Miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, Thuý Vân dưới cái nhìn của Kim Trọng. - Thể hiện tâm lí vừa muốn nán lại thật lâu, vừa ngại ngùng, muốn giữ lễ của Kim Trọng. => Nhân vật được miêu tả ở cả biểu hiện bên ngoài và thế giới nội tâm. * Khác nhau - Đoạn trích trong Kim Vân Kiều truyện miêu tả cụ thể ngoại hình Thuý Vân, Thuý Kiều và cảm xúc, mong ước của Kim Trọng khi đứng trước hai người đẹp. => Tâm lí, tình cảm nhân vật được biểu hiện trực tiếp, rõ ràng; Kim Trọng được thể hiện trong chân dung chàng trai si tình, bị quyến rũ bởi nhan sắc người đẹp. - Đoạn trích trong Truyện Kiều miêu tả khái quát vẻ đẹp của Thuý Vân, Thuý Kiều; miêu tả tinh tế tâm lí của hai nhân vật Kim Trọng và Thuý Kiều trong lần đầu gặp gỡ; miêu tả thiên nhiên - không gian gặp gỡ, hình ảnh ngụ ý tâm tư, cảm xúc của nhân vật. => Nguyễn Du tập trung miêu tả diễn biến tâm lí của cả Thuý Kiều và Kim Trọng; nhà thơ khai thác những rung động tinh tế mà mãnh liệt trong tâm hồn của cặp đôi trai tài - gái sắc. Bài tập 2 * Kim - Kiều gặp gỡ - Tác giả: Nguyễn Du - Thể loại: đoạn trích thuộc Truyện Kiều - một truyện thơ Nôm. - Chủ đề: ca ngợi vẻ đẹp của tuổi trẻ và tình yêu tự do, thể hiện sự trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người. - Đặc sắc nghệ thuật: khắc hoạ nhân vật ở cả ngoại hình, lời nói, hành động và tâm lí, tình cảm; ngôn ngữ tinh tế, giàu giá trị tạo hình và biểu cảm. * Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga - Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu - Thể loại: đoạn trích thuộc Truyện Lục Vân Tiên - một truyện thơ Nôm. - Chủ đề: ca ngợi người anh hùng nghĩa hiệp trừ bạo cứu dân, ca ngợi lối sống trọng ân nghĩa, thể hiện khát vọng công lí. - Đặc sắc nghệ thuật: khắc hoạ nhân vật qua ngoại hình, lời nói, hành động; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ. * Tự tình (Bài 2) - Tác giả: Hồ Xuân Hương - Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Chủ đề: Cảm thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ, đồng cảm với khát vọng tình yêu, hạnh phúc của họ. - Đặc sắc nghệ thuật: sử dụng từ ngữ tinh tế và sáng tạo, cách gieo vần độc đáo, giàu tính gợi hình, biểu cảm, sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ. Bài tập 3 * Chọn đoạn thơ theo đúng yêu cầu. - Xác định được bố cục đoạn thơ và nêu ý chính của từng phần. - Phân tích được hình tượng nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ (thiên nhiên hoặc con người). - Khái quát về những nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. |
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH ĐỌC
a. Mục tiêu:
- HS vận dụng được kiến thức về thể loại truyện thơ Nôm và kĩ năng đọc một đoạn trích trong truyện thơ Nôm theo đặc trưng thể loại để tự đọc hiểu một VB khác.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: Em hãy - Nêu vị trí, bố cục, nội dung chính của đoạn trích. - Xác định lời người kể chuyện, lời độc thoại nội tâm của nhân vật. - Phân tích diễn biến tâm trạng và đặc điểm tính cách nhân vật. - Nêu chủ đề của đoạn trích và tư tưởng, tình cảm của tác giả. - Đặc điểm nghệ thuật * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: Hs lần lượt trả lời các câu hỏi * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của Hs |
- Vị trí, bố cục, nội dung đoạn trích: + Vị trí: từ câu 1033 đến câu 1054, thuộc phần Chia li trong cốt truyện của Truyện Kiều. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa vào lầu xanh, Thuý Kiều phẫn uất rút dao tự tử nhưng không thành. Tú Bà đưa nàng đến ở lầu Ngưng Bích, tiếng là để dưỡng thương nhưng thực chất là giam lỏng, chờ cơ hội thực hiện âm mưu đưa nàng vào bẫy (với sự trợ giúp của Sở Khanh), ép nàng tiếp khách. + Bố cục: 6 câu đầu: Hoàn cảnh tội nghiệp, đáng thương của Kiều; 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều; 8 câu cuối: Tâm trạng ngổn ngang, nặng trĩu lo âu của Kiều khi nghĩ về tương lai. + Nội dung: Đoạn trích tái hiện khung cảnh hoang vắng, lạnh lẽo ở lầu Ngưng Bích, hoàn cảnh lẻ loi, tội nghiệp của Thúy Kiều và tâm trạng bề bộn, ngổn ngang trăm mối của nhân vật. - Cảnh lầu Ngưng Bích và diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều được miêu tả qua lời người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật. - Tâm trạng, tính cách nhân vật: miêu tả thiên nhiên để thể hiện tâm trạng nhân vật; thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật qua dòng độc thoại nội tâm. Diễn biến tâm trạng: xót xa, đau đớn cho tình cảnh bản thân; nhớ thương, day dứt khi nghĩ đến những người thân; bất an trước hiện tại và tương lai. Tính cách: tinh tế, nhạy cảm; thuỷ chung, hiếu thảo; giàu lòng vị tha, đức hi sinh. - Chủ đề, tư tưởng: Cảm thông, thương xót cho nỗi đau khổ, bất hạnh của Kiều; trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật; thấu hiểu, đồng tình với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người. - Đặc sắc nghệ thuật: + Từ ngữ: phong phú, đa dạng, vừa cô đọng, hàm súc vừa chân thực, sống động (từ Hán Việt, điển tích, điển cố, từ láy, động từ,...). + Các thủ pháp nghệ thuật như đối, điệp, liệt kê, nhân hóa,... được sử dụng linh hoạt. + Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. + Sự đan xen ngôn ngữ kể, tả và ngôn ngữ độc thoại nội tâm. |
TIẾT38: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Kiến thức thể loại truyện truyền kì và thơ song thất lục bát
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực đặc thù
- Củng cố kiến thức về các thể loại hoặc loại VB đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức về tiếng Việt đã học ở giữa học kì I.
- Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết bài văn phân tích một vấn đề cần giải quyết; viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)
3. Phẩm chất:
Chăm chỉ: Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi Vượt chướng ngại vật. Có 2 gói câu hỏi, mỗi nhóm/ Hs sẽ chọn một gói Gói số 1: + Chủ điểm 1 có tên là gì? + Thể loại văn bản chính trong chủ điểm 1 là thể loại nào? + Em hãy kể tên các văn bản trong chủ điểm 1. Gói số 2: + Chủ điểm 2 có tên là gì? + Thể loại văn bản chính trong chủ điểm 2 là thể loại nào? + Em hãy kể tên các văn bản trong chủ điểm 2. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. * HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện đánh giá theo phiếu. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
Gợi ý * Chủ điểm 1 - Tên chủ điểm: Thế giới kì ảo - Thể loại: Truyện truyền kì - Văn bản + Chuyện người con gái Nam Xương + Dế chọi + Sơn Tinh – Thủy Tinh + Ngọc nữ về tay chân chủ * Chủ điểm 2 - Tên chủ điểm: Những cung bậc tâm trạng - Thể loại: Văn bản nghị luận - Văn bản + Nỗi niềm chinh phụ + Tiếng Đàn Mưa + Một số thể loại thơ độc đáo của người Việt + Nỗi sầu oán của người cung nữ Nguyễn Nhâm 0981.713.891 |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập các thể loại và văn bản đã học
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm thể loại văn bản đã học trong chủ điểm 1,2
b. Nội dung: Hs thảo luận để hoàn thiện PHT
c. Sản phẩm: Câu trả lời trong PHT của Hs
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Chuyển giao nhiệm vụ - Hs thảo luận nhóm đôi câu PHT số 1,2,3 * HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tích cực trả lời. - GV khích lệ, động viên. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chốt kiến thức: |
1. Thể loại truyện truyền kì PHT số 1 2. Thể loại song thất lục bát PHT số 2 3. Hệ thống các văn bản đã học PHT số 3 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHT số 1: Khái quát đặc điểm thể loại truyện truyền kì
Gợi ý PHT số 1
PHT số 2: Khái quát đặc điểm thể loại thơ song thất lục bát
Gợi ý
PHT số 3: Hệ thống các VB đã học
Gợi ý
. |
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức về tiếng việt.
a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm, đặc điểm của các kiến thức tiếng việt có liên quan đến các VB được học: từ tượng hình, từ tượng thanh; đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
b. Nội dung: Hs thảo luận để hoàn thiện PHT
c. Sản phẩm: Câu trả lời trong PHT của Hs
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Chuyển giao nhiệm vụ Hs thảo luận PHT số 4 * HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tích cực trả lời. - GV khích lệ, động viên. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chốt kiến thức: |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lập bảng vào vở theo mẫu sau để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt đã được học trong chủ điểm 1,2 PHT số 4
Gợi ý
|
Hoạt động 3: Ôn tập phần viết
a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm, đặc điểm của các kiểu bài có liên quan đến các VB được học
b. Nội dung: Hs thảo luận để hoàn thiện PHT
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||
* Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Hs thảo luận PHT số 5 - HS tiếp nhận nhiệm vụ. * HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện đánh giá theo phiếu. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
III. Ôn tập phần viết |
||||||||||||||||||||||||
PHT số 5
Gợi ý PHT số 5
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại dạng bài tập đọc hiểu
b. Nội dung: Hs viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của Hs
d. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS làm bài tập:
Đề 1:
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng
(Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - trích Chinh phụ ngâm)
Câu 1: Những tư tưởng nào dưới đây được thể hiện trong tác phẩm chinh phụ ngâm?
A. Oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa
B. Khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi
C. Ca ngợi sự đảm đang chung thủy của người chinh phụ
D. Cả A và B
Câu 2: Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm” của Đoàn Thị Điểm được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật
B. Song thất lục bát
C. Lục bát
D. Lục bát biến thể
Câu 3: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là gì?
A. Nỗi nhớ thương chồng mà bất lực
B. Nỗi oán hờn khi phải xa chồng
C. Tình cảnh lẻ loi, cô đơn khao khát hạnh phúc
D. Sự chán nản tuyệt vọng trong nỗi cô đơn
Câu 4: Các câu thơ sau:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa ru thác đòi phen.
Ngoài rèm thưa thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Có thể được hiểu là:
A. Hành động đi đi lại lại trong hiên vắng của người chinh phụ
B. Hành động rủ rèm, cuốn rèm của người chinh phụ
C. Trạng thái mệt mỏi của chinh phụ trong cảnh đợi chờ người chồng xa cách biền biệt
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Chinh phụ ngâm?
A. Cảm động trước nỗi đau của con người, nhất là của những người vợ lính trong chiến tranh là động lực để Đặng Trần Côn viết nên khúc ngâm xuất sắc này.
B. Khúc ngâm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
C. Khúc ngâm thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
D. Khúc ngâm được viết theo thể thơ lục bát.
Câu 6: Ý nào dưới đây khái quát chính xác nhất về tình cảnh- tâm trạng của chinh phụ trong đoạn trích " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"?
A. Tình cảnh - tâm trạng lẻ loi, buồn nhớ, khát khao.
B. Tình cảnh - tâm trạng xa cách nhớ thương.
C. Tình cảnh - tâm trạng mòn mỏi mong chờ.
D. Tình cảnh - tâm trạng côi cút bi thương, oai oán.
Đề 2:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CHUYỆN GÃ TRÀ ĐỒNG GIÁNG SINH
(Trà đồng giáng đản lục)
Dương Đức Công tên là Tạc, người phủ Thường Tín[1] xứ Sơn Nam. Dưới triều vua Huệ Tông[2] nhà Lý, ông làm quan coi việc hình án trấn Tuyên Quang[3] xét rõ mọi điều oan khuất, khiến các vụ án đều được công bằng. Vì sự nhân từ phúc hậu, người thời bấy giờ gọi là Đức công. Năm 50 tuổi, Đức công vẫn không có con trai, chợt bị ốm nặng rồi chết, hồi lâu lại tỉnh bảo với mọi người rằng:
- Ta vừa đến một chỗ thành đèn vách sắt, toan bước chân vào thì có một viên chức ngăn lại. Viên ấy dẫn ta đi sang phía hữu, thấy có những cửa đỏ biển son. Vén áo đi vào cửa này thì thấy san sát những tòa rộng dẫy dài, có đến hơn trăm người thắt đai đứng hầu sau trước. Giữa có hai vị mặc áo bào tía ngồi đối diện nhau ở bên một cái án, đưa mắt cho viên chức kia bảo lấy sổ son của họ Dương ra xem, một lát hai vị cùng nhìn nhau bảo rằng:
- Dương gian thật không có người nào được thế, cứu sống cho mọi người nhiều lắm. Chỉ tiếc hưởng tuổi không dài và dòng sau không người nối dõi. Người như thế mà không biểu dương thì làm sao khuyến khích cho kẻ khác được; ta sẽ phải tâu lên Thượng đế.
Bèn truyền cho Đức công hẵng xuống tạm nghỉ ở cái hành lang phía đông. Chừng độ nửa ngày, hai vị ấy lại sai dẫn Đức công vào, bảo rằng:
- Nhà ngươi ngày thường vốn có tiếng là người lương thiện. Thượng đế khen ngợi, ban cho một người con trai tốt và cho sống lâu thêm hai kỷ[4] nữa. Nên mau về đi mà cố gắng làm thêm điều âm đức, đừng bảo là trên cõi minh minh không biết gì đến.
Đoạn sai viên chức kia dẫn về. Khi ra khỏi cửa, Dương hỏi rằng:
- Chẳng hay đây là dinh tòa nào? Ai là chủ trương và coi giữ công việc gì?
Viên chức ấy nói:
- Đây là một tòa trong 24 tòa ở Phong Đô[5] ; phàm người mới chết đều phải qua cả. Người nào tên ghi ở sổ son, may ra còn có khi sống mà về được, chứ đã tên ghi sổ mực thì chẳng còn có mong gì. Nếu ông không phải là người xưa nay hết lòng làm việc thiện thì cũng khó bề thoát được.
Bèn cùng nhau chia tay từ biệt, rồi ông bừng tỉnh như một giấc chiêm bao.
Bà vợ cũng nói là đêm qua lúc cuối canh một, có ngôi sao nhỏ rơi vào lòng, lòng bỗng thấy rung động. Rồi bà có mang đủ ngày tháng sinh ra được một cậu con trai, đặt tên cho là Thiên Tích. Tính Thiên Tích thích uống trà lắm, thường tự ví mình như Lư Đồng Lục Vũ[6] đời xưa. Song thiên tư lỗi lạc, học vấn rộng rãi, phàm sách vở văn chương cổ kim, không cái gì là không thông thuộc. Đức công mừng mà rằng:
- Thế là ta có dòng giống rồi!
Bèn chuyên đem những nghĩa lý chân chính dạy con. Sau đó 24 năm, ông mắc bệnh mà mất, Thiên Tích thương xót rất mực; xa gần ai nấy đều cảm động.
(Nguyễn Dữ, in trong Truyền kỳ Mạn lục, NXB Văn học)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đức Công được khắc họa ở những không gian nào? Qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm của không gian trong truyện truyền kì?
Câu 3. Truyện có yếu tố kì ảo nào? Yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa, vai trò gì trong truyện?
Câu 4. Tìm ba từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ “nhân từ”. Giải nghĩa các từ đó?
Câu 5. Từ câu chuyện trên, em rút ra được những bài học ý nghĩa gì cho bản thân?
* HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS tiếp nhận nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS lên làm bài
GV chữa bài và nhận xét.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Đề 2
Câu |
Nội dung trả lời |
|
1 |
- Thể loai: Truyện truyền kì - PTBĐ chính: Tự sự |
|
2 |
- Nhân vật Đức Công được khắc họa ở: + Không gian trần thế (nơi có gia đình, vợ con) + Không gian địa phủ (nơi có thành Phong Đô với thượng đế, các quan, viên chức…) - Nhận xét gì về đặc điểm của không gian trong truyện truyền kì: + Không gian thường có sự pha trộn giữa cõi trần và cõi âm + Các hình thức không gian này không tách biệt mà liên thông với nhau + Không gian mang đậm màu sắc kì ảo |
|
3 |
- Yếu tố kì ảo trong đoạn trích: + Dương Đức Công khi chết được xuống thành Phong Đô, gặp các vị quan ở địa phủ. + Dương Đức Công được thượng đế khen ngợi là người lương thiện nên cho sống thêm 2 kỷ nữa và còn ban cho một người con trai tốt. + Vợ Dương Đức Công nằm mơ có ngôi sao nhỏ rơi vào lòng, sau đó mang thai, sinh được 1 người con trai. - Tác dụng của các yếu tố kì ảo: + Tạo ra sự sinh động, hấp dẫn cho câu chuyện và tạo hứng thú với người đọc. + Thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người lương thiện ắt sẽ nhận được những điều tốt đẹp. + Bộc lộ rõ nét tư tưởng chủ đề tác phẩm: Ca ngợi những con người có tấm lòng lương thiện. + Làm nên đặc điểm của truyện truyền kì. |
|
4 |
- Các từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ “nhân từ” là: nhân đức, nhân nghĩa, nhân hậu. - Giải nghĩa: + Nhân đức: có lòng yêu thương giúp đỡ người khác + Nhân nghĩa: có lòng thương người và tôn trọng lẽ phải, điều phải + Nhân hậu: có lòng thương người và trung hậu |
|
5 |
*HS rút ra những bài học ý nghĩa qua câu chuyện: - Chúng ta cần sống lương thiện, sẵn sàng giúp người, giúp đời - Sống tốt ắt sẽ nhận được phúc báo, trời xanh có mắt, sớm muộn cũng được đền đáp... - Làm điều sai trái sẽ phải chịu quả báo…. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng tự làm đề
b. Nội dung
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Hs thực hành luyện đề tổng hợp
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
1. Ngư tinh
Ở ngoài biển Đông có con cá đã thành tinh, mình như rắn dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như rết, biến hóa thiên hình vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi thì ầm ầm như mưa bão, lại ăn thịt người nên ai cũng sợ...
Có hòn đá Ngư tinh, răng đá lởm chởm cắt ngang bờ bể, ở dưới đá có hang, cá tinh sống ở trong đó. Thuyền dân đi qua chỗ này thường hay bị cả tinh làm hại. Vì sóng gió hiểm trở, không có lối thông, dân muốn mở đường đi khác nhưng đá rắn chắc khó đẽo. Một đêm, có tiên đến đục đá làm cảng để cho người đi dễ dàng qua lại. Cảng sắp làm xong, cả tinh bèn hóa làm con gà trắng gáy ở trên núi. Quần tiên nghe tiếng ngỡ rằng đã rạng đông nên cùng bay lên trời (nay gọi là cảng Phật Đào). Long Quân thương dân bị hại, bèn hóa phép thành một chiếc thuyền lớn, hạ lệnh cho quỉ Dạ Xoa ở dưới thủy phủ cấm thần biển không được nổi sóng, rồi chèo thuyền đến bờ hang đá cá tinh, giả vờ cầm một người sắp ném vào cho nó ăn. Cả tinh há miệng định nuốt, Long Quân cầm một khối sắt nung đỏ ném vào miệng cá. Cá tinh chồm lên quẫy mình quật vào thuyền. Long Quân cắt đứt đuôi cá, lột da phủ lên trên núi nay chỗ đó gọi là Bạch Long Vĩ, còn cái đầu trôi ra ngoài bể biến thành con chó. Long Quân bèn lấy đá ngăn bể rồi chém nó. Nó biến thành cái đầu chó, nay gọi là Núi Đầu Chó (Cầu Đầu Sơn), còn thân mình trôi ra ngoài Mạn Cầu, chỗ đó nay gọi là Cẩu Mạn Cầu.
2. Hồ tinh
Thành Thăng Long xưa còn có tên là Long Biên, hồi thượng cổ không có người ở. Vua Lý Thái Tổ chèo thuyền ở bờ sông Nhĩ Hà, có hai con rồng dẫn thuyền đi, vì vậy đặt tên là Thăng Long, rồi đóng đô ở đấy, tức là đất kinh thành ngày nay vậy.
Xưa ở phía tây thành có hòn núi đá nhỏ. Trong hang dưới chân núi, có con chồn chín đuôi sống được hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu tinh, biến hóa thiên hình vạn trạng, hoặc thành người hoặc thành quỉ đi khắp nhân gian. Thời đó, dưới chân núi Tản Viên, người mọi chôn gỗ kết cỏ làm nhà. Trên núi có vị thần, người mọi thường thờ phụng. Thần dạy người mọi trồng lúa, dệt vải làm áo trắng mà mặc cho nên gọi là “mọi áo trắng” (Bạch y man). Con chồn chín đuôi biến thành người mọi áo trắng nhập vào giữa đám dân mọi cùng ca hát, dụ bắt trai gái rồi trốn vào trong hang núi đá. Người mọi rất khổ sở. Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên phá vỡ hang đá, làm thành một đầm nước lớn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu gọi là “đầm Xác Chồn” (tức Hồ Tây ngày nay). Rồi cho lập miếu để trấn áp yêu quái (tức chùa La đã ngàn năm). Cánh đồng phía Hồ Tây rất bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt làm ăn, nay gọi là “đồng Chồn” (Hồ Đồng). Đất ở đây cao ráo, dân làm nhà mà ở, thường gọi là “thôn Chồn” (Hồ Thôn). Chỗ hang chồn xưa, nay gọi là đầm Lỗ Hồ (Lỗ Hồ Đàm).
(trích Lĩnh Nam chích quái, Trần Thế Pháp soạn thảo, theo https://dotchuoinon.com)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: Vì sao Lạc Long Quân phải diệt trừ Ngư Tinh và Hồ Tinh? Lạc Long Quân đã dùng cách nào để đánh Ngư Tinh và Hồ Tinh
Câu 3: Yếu tố “ kinh” trong từ “ kinh thành” có phải là yếu tố đồng âm với “ kinh” trong “ kinh hoàng” không? Vì sao?
Câu 4: Theo em, chiến công đánh bại Ngư Tinh và Hồ Tinh phản ánh điều gì trong quan niệm của người xưa về vai trò của người anh hùng trong việc bảo vệ cộng đồng?
Câu 5: Từ nhân vật Lạc Long Quân, em hãy bày tỏ suy nghĩ về sự cần thiết phải biết giúp đỡ và bảo vệ những người yếu đuối, hay những người gặp khó khăn trong cuộc sống ( Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu)
PHẦN II :
Câu 1: Yếu tố kỳ ảo được coi là phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống của truyện truyền kỳ. Qua những chi tiết kỳ ảo, người đọc có thể nhân thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan điểm, thái độ của tác giả. Em hãy nhận xét về yếu tố kỳ ảo trong truyện Ngư Tinh – Hồ Tinh ( Viết đoạn văn khoảng 200 chữ)
Câu 2: Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ô nhiễm nguồn nước và hành động của chúng ta
* HS thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS lên làm bài
+ GV chữa bài và nhận xét.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: không cần trình chiếu đáp án phần này.
Phần |
Câu |
Nội dung |
I. ĐỌC HIỂU |
1 |
Nội dung chính của văn bản trên là :Lạc Long Quân diệt trừ các loại yêu quái là Ngư Tinh và Mộc Tinh chuyên gây tai họa, đe dọa cuộc sống bình yên của nhân dân. |
2 |
- Lạc Long Quân phải diệt trừ Ngư Tinh và Hồ Tinh vì chúng gây hại cho dân chúng, ăn thịt người và làm cuộc sống của người dân trở nên nguy hiểm và khổ sở. -Cách diệt trừ Ngư Tinh: Lạc Long Quân hóa phép thành một chiếc thuyền lớn, giả vờ cầm một người sắp ném vào cho Ngư Tinh ăn. Khi Ngư Tinh há miệng định nuốt, ông ném vào miệng cá một khối sắt nung đỏ, khiến nó bị thương nặng. Sau đó, ông cắt đứt đuôi cá và lột da nó. -Cách diệt trừ Hồ Tinh: Lạc Long Quân ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên phá vỡ hang đá nơi Hồ Tinh ẩn náu, biến chỗ đó thành một đầm nước lớn (Hồ Tây ngày nay) |
|
3 |
Yếu tố "kinh" trong từ "kinh thành" đồng âm với yếu tố "kinh" trong các từ "kinh dị" và "kinh hoàng". Vì : +"Kinh" trong "kinh thành" có nghĩa là nơi đặt kinh đô, trung tâm chính trị của một quốc gia. +"Kinh" trong "kinh dị" và "kinh hoàng" có nghĩa là "sợ hãi" hoặc "hoảng sợ". Hai yếu tố này có âm đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau nên là những yếu tố Hán Việt đồng âm. |
|
4 |
- Chiến công đánh bại Ngư Tinh và Hồ Tinh của Lạc Long Quân phản ánh quan niệm của người xưa về vai trò của người anh hùng là bảo vệ cộng đồng, mang lại bình an và sự thịnh vượng cho dân chúng. -Người anh hùng không chỉ cần có sức mạnh và lòng dũng cảm mà còn phải có trí tuệ và lòng nhân ái. Các vị thần hay anh hùng trong truyền thuyết thường được xem là biểu tượng của sức mạnh bảo vệ, công lý và lòng yêu nước. |
|
5 |
Học sinh trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra và lý giải hợp lý. HS có thể đưa ra suy nghĩ riêng của mình về vấn đề, tuy nhiên cần phù hợp với đạo đức, pháp luật. Sau đây là một gợi ý: VD: Lạc Long Quân diệt trừ yêu quái giúp đỡ nhân dân, được nhân dân kính trọng, ghi nhớ công ơn. Hành động của người anh hùng gợi suy nghĩ về sự cần thiết phải biết giúp đỡ và bảo vệ những người yếu đuối Bởi vì: + Khi mọi người biết đứng ra bảo vệ và giúp đỡ những người yếu đuối, sẽ góp phần ngăn chặn những hành động bất công và bạo lực, tạo ra một xã hội an toàn, công bằng, nhân ái, tốt đẹp + Bảo vệ mọi người trong tình huống khó khăn, ta sẽ giúp họ vượt qua thử thách trong cuộc sống, có niềm tin vào cuộc đời + Bản thân người biết giúp đỡ sẽ hạnh phúc vì được mọi người tin yêu và thấy cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa. + Giáo dục thế hệ trẻ làm việc có ích, có ý nghĩa cho cuộc đời. |
|
II:VIẾT |
1 |
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày nhận xét về yếu tố kỳ ảo trong truyện Ngư Tinh, Hồ Tinh a) Đảm bảo hình thức của một đoạn văn nghị luận : Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: nhận xét về yếu tố kỳ ảo trong truyện Ngư Tinh – Hồ Tinh. Cụ thể: c) Triển khai vấn đề một cách mạch lạc, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề nghị luận. Dưới đây là một hướng giải quyết: +Chỉ ra yếu tố kỳ ảo trong truyện Ngư Tinh và Hồ Tinh: Ngư Tinh có hình dạng kỳ lạ và khả năng siêu phàm, có thể biến hóa thành hình dạng khác như gà trắng, tác oai, tác quái gây hại cho dân Hồ Tinh: Chồn chín đuôi biến hình thành người, có phép thuật có thể gây hại cho dân Lạc Long Quân: là vị thần, có khả năng biến hóa và sử dụng phép thuật: hóa phép thành thuyền lớn và sử dụng sắt nung đỏ để chiến đấu với Ngư Tinh, chặt đuôi cá và lột da phủ lên núi, làm biến đổi địa hình thành danh thắng + Cách sử dụng yếu tố kỳ ảo: Tác giả sử dụng yếu tố kỳ ảo đan xen với yếu tố hiện thực như địa danh có thưc: Hòn đá Ngư Tinh, cảng Phật Đào, Núi Đầu Chó, Hồ Tây, Thăng Long, Nhĩ Hà……. + Vai trò, ý nghĩa: : Phản ánh sự khắc nghiệt của thiên nhiên và những khó khăn, hiểm nguy mà con người phải đối mặt. Ngư Tinh, Hồ Tinh tượng trưng cho là các thế lực, thử thách khó khăn mà con người phải vượt qua. Lạc Long Quân là biểu tượng cho quá trình chinh phục thiên nhiên và khát vong của ông cha ta -Tác giả sử dụng yếu tố kỳ ảo để thể hiện khát vọng của nhân dân về sự công bằng, chiến thắng của cái thiện với cái ác, ca ngợi công cuộc chinh phục thiên nhiên của cha ông, và mong muốn về người anh hùng có năng lực siêu phàm, dũng cảm, sẵn sàng đứng ra bảo vệ cộng đồng -Tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, sử dụng kết hợp yếu tố kỳ ảo và hiện thực cũng góp phần làm tăng thêm tính chân thực cho câu chuyện. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. e) Đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu, chính tả... |
2 |
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ô nhiễm nguồn nước và hành động của chúng ta a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng vấn đề: Ô nhiễm nguồn nước và giải pháp để giải quyết vấn đề c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý chính sau: Mở bài - Giới thiệu vấn đề: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay và sự cần thiết phải hành động của con người trước tình trạng này + Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của con người trên toàn thế giới + Hiện nay ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, đòi hỏi phải có hành động kịp thời. Thân bài 1. Luận điểm 1: Giải thích hiện tượng (ô nhiễm nguồn nước là gì?) - Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật. - Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, có nguyên nhân từ tự nhiên, có nguyên nhân do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. - Châu Á là khu vực bị ô nhiễm nguồn nước cao nhất thế giới, phần trăm chất độc hại trong nước cao gấp 3 lần chỉ số trung bình trên thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. 2. Luận điểm 2: Vai trò của nước đối với đời sống con người - Nước là nguồn tài nguyên quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người và tất cả các loài sinh vật trên thế giới này. Thiếu nước, con người sẽ khó tồn tại được. Nước là yếu tố ảnh hưởng đến sự sống còn của con người. - Dẫn chứng: lượng nước chiếm 75% diện tích bề mặt Trái Đất, chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Trong cơ thể con người, lượng nước là phần lớn, chiếm khoảng gần 70% cơ thể và phân bố ở các cơ quan khác nhau. 3. Luận điểm 3: Hiện trạng của việc ô nhiễm nguồn nước Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa, mà còn có trên đới nóng, đới lạnh, tức là bao trùm khắp các châu lục. Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP, có tới 60% dòng sông của châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng. Ví dụ dẫn chứng về ô nhiễm môi trường nước ở nước ta hiện nay tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ). Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm. Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại trừ. 4. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước - Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số Khi con người ngày càng nhiều, dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó, con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng. đề cập chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo của bài viết. - Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt Đặc biệt là rác thải nhựa, không phân hủy được bị vứt tràn lan khắp nơi, không được xử lý đúng quy định gây ô nhiễm môi trường nước. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. - Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu. - Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,… là những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trên trái đất. Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện tượng động thực vật chết cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên. Cụ thể như: Ao, hồ, sông, suối, nguồn nước ngầm, nước mưa và cả nước biển nữa cũng đều bị ảnh hưởng. - Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp Đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, các loại thức ăn thừa không qua xử lý, phân và nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người sân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… vượt quá liều lượng được khuyến cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư. -Ô nhiễm nguồn nước là mặt trái của quá trình sản xuất công nghiệp Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý. Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất. -Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa Đất đai quy hoạch thành chung cư, tòa nhà cao ốc, cây cối bị chặt để xây nhà, xây đường, cầu vượt. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã tháo gỡ bộ mặt của tự nhiên và thay vào đó là sự sầm uất, biểu hiện của cuộc sống hiện đại, của kinh tế phát triển làm ảnh hưởng đến môi trường nước 5. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường - Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa. 6: Ý kiến trái chiều và phản bác - Ý kiến: Chỉ cần sinh sống tránh xa khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm là đảm bảo cuộc sống và sức khỏe, việc bảo vệ và cung cấp nước sạch là của các cơ quan chức năng. - Phản bác: Quan điểm ích kỉ, bo bo giữ mình, không hợp lí. Sống xa khu vực nước bị ô nhiễm là lựa chọn cá nhân, tuy nhiên để nhận diện được mức độ ô nhiễm nước là rất khó khăn; hơn nữa còn có môi trường và các sản phẩm từ môi trường nước mà con người sử dụng hàng ngày. Bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm là trách nhiệm của tất cả mọi người. 7. Luận điểm 5: Hành động của chúng ta để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân Đây có thể coi là yếu tố quyết định tới việc cải thiện và bảo vệ nguồn nước trong tự nhiên. Đa số người dân đều cho rằng việc thiếu ý thức với môi trường mình làm chỉ là "muối bỏ biển" và tác động rất nhỏ đến môi trường.Vì vậy, giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai là vấn đề then chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó, thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều có thể được giải quyết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định, lên án với những hành vi xả rác bừa bãi. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước nhưng mấu chốt vẫn là ý thức cá nhân, tập thể, tổ chức. Do đó, để khắc phục ý thức của người dân, cần có những biện pháp răn đe kịp thời mới thực sự hiệu quả. Phương pháp, cách làm phải thực sự nghiêm túc, công bằng và hiệu quả. Tránh hiện tượng bao che, xúi giục đối với những hành động sai trái. Chính vì vậy hệ thống pháp luật là yếu tố nòng cốt của mọi vấn đề. Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp, nông nghiệp. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của 3 hệ thống đó là: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhà nước là người đầu tư, doanh nghiệp là đơn vị thi công và người dân là người sử dụng. Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả.Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại. -Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại./. Nhưng quan trọng nhất vẫn là nâng cao ý thức của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường nước: - Mỗi người cần sử dụng nước một cách tiết kiệm, giữ sạch nguồn nước xung quanh mình bằng cách không xả thải bừa bãi trong cuộc sống, sinh hoạt. - Phân loại rác và xử lí rác thải sinh hoạt một cách hợp lí từ trong mỗi gia đình, ở các địa phương để tránh ô nhiễm môi trường nước nói riêng, môi trường nói chung - Hạn chế sử dụng túi nilon và các sản phẩm sử dụng một lần gây hại cho môi trường, hướng đến tiêu dùng xanh, giữ nguồn nước sạch. Kết bài - Khẳng định vấn đề: ô nhiễm nguồn nước và thực trạng đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. - Liên hệ: mỗi người cần chung tay bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm nước, giữ gìn môi trường sống. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. e) Đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu, chính tả... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 9
( Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích dưới đây:
“Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.
Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:
- Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên. Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
- Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói:
- Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…”
(Trích Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục,
Nguyễn Dữ, NXB Trẻ, 2016, Tr.142)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể loại của đoạn trích trên.
Truyện truyền kì C. Truyện truyền thuyết Truyện ngắn D. Truyện cổ tích
Câu 2 (0,5 điểm) Đoạn trích được kể theo ngôi nào?
A. ngôi thứ nhất C. ngôi thứ hai B. ngôi thứ ba D. cả ba ngôi trên
Câu 3. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là
Tự sự C. Biểu cảm Miêu tả D. Nghị luận
Câu 4. (0,5 điểm) Theo đoạn trích, tính cách nào của Tử Hư được Dương Trạm răn đe và sửa đổi?
ngạo mạn C. sốc nổi kiêu căng D. oai phong
Câu 5. (0,5 điểm) Hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích?
A. Ca ngợi phẩm chất cao quý của Tử Hư.
B. Tạo ra sự sinh động, tạo hứng thú tăng tính hấp dẫn cho người đọc.
C. Muốn bất tử hóa nhân vật Dương Trạm vì đã có những phẩm chất tốt.
D. Tất cả ba ý trên.
Câu 6. (0,5 điểm) Chi tiết khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về cho thấy Phạm Tử Hư là người như thế nào?
là người sống có tình là người sống có nghĩa biết tôn sư trọng đạo. tất cả ba ý trên
Câu 7. (0,5 điểm) Xác định nghệ thuật sử dụng trong câu sau
- Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng.
A. ẩn dụ C. sử dụng yếu tố kì ảo
B. nhân hoá D. sử dụng phép liệt kê
Câu 8. (0,5 điểm) chỉ ra những hành động và việc làm của Tử Hư dành cho người thầy của mình
kính trọng thầy gần gũi với thầy khi thầy mất ở mả chầu chực suốt ba năm tất cả các ý trên
Câu 9 (1,0 điểm) Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, anh /chị có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta?
Câu 10 (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận bàn về giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và các gia đình.
HƯỚNG DẪN CHẤM :
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Câu 1A; 2B; 3D; 4B; 5D; 6D; 7C; 8C
Câu 9 ( 1,0 điểm)
Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân ta. Truyền thống nhằm để tôn vinh, kính trọng và sự biết ơn của mỗi cá nhân đối với người thầy của mình.
Câu 10 (1,0 điểm)
Tử Hư là người học trò hư được thầy giáo dạy bảo và trở thành người tốt, sống có tình có nghĩa. Biết tôn sư trọng đạo.
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Anh/ chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) về vấn đề trách nhiệm của con người với môi trường.
3 Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: vấn đề ô nhiễm môi trường.
b. Thân bài
- Giải thích vấn đề
+ Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người.
- Thực trạng
+ Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển. Bên cạnh đó, môi trường nước ngọt cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải công nghiệp, khí thải xe cộ và mùi rác thải sinh hoạt của con người.
+ Diện tích rừng bị chặt phá ngày càng tăng.
- Nguyên nhân
+ Chủ quan: Do ý thức kém của con người.
+ Khách quan: Do hiện tượng cực đoan của xã hội; do sự quản lí của nhà nước hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí.
- Hậu quả
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
+ Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản, du lịch biển.
+ Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.
- Giải pháp
+ Mỗi người cần có ý thức bảo vệ môi trường sống quanh mình, thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất để khiến cho môi trường được cải thiện tốt hơn.
+ Nhà nước cần tăng cường sự quản lí cũng như xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm làm ô nhiễm môi trường.
+ Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải ... hiện nay.
c. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: hiện tượng ô nhiễm môi trường; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
4. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
5. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
Bản quyền thuộc Trường THCS Phong Hải - Phong Điền.
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-phai.phongdien.thuathienhue.edu.vn/