KHBD- NGỮ VĂN 7 - TUẦN 2 (2024-2025)
Cập nhật lúc : 22:18 15/09/2024
TUẦN 2 ( từ 16/ 9 đến 22/09/2024)
Tiết 5,6 VĂN BẢN 2: ĐI LẤY MẬT
(Đoàn Giỏi)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Chủ đề Bầu trời tuổi thơ
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
3. Phẩm chất:
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2,3
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,
- Dự án giới thiệu về tác giả, tác phẩm (tranh vẽ,video, Inforgraphic, ppt...)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS chia sẻ
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Cách 1: Gv trình chiếu hình ảnh và đố học sinh biết hình ảnh nói về địa điểm nào? Cách 2: Gv chiếu một đoạn phim trong phim Đất phương Nam ( đoạn An đi bắt rắn) - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát , lắng nghe - Gv gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV dẫn dắt: |
- Suối cá thần Cẩm Lương - Chợ nổi miền Tây - Lễ hội đua voi - Làng gốm Bát Tràng |
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu:
- Biết cách đọc văn bản, nhận biết thông tin về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + Hướng dẫn cách đọc thầm, đọc to, đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng chỗ, phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật + GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. + GV hướng dẫn HS chú ý về các câu hỏi suy luận, theo dõi + Trình bày vài thông tin về tác giả, tác phẩm - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc - HS biết cách đọc thầm, trả lời được các câu hỏi suy luận - HS biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp về tốc độ đọc, phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật 2. Chú thích - Tràm - Gùi - Chà gác - Xuồng - Cơm vắt - Gầm ghì 3. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả -1925- 1989 quê ở Tiền Giang, là nhà văn của miền đất phương Nam - Viết về thiên nhiên, con người phương Nam với vẻ đẹp trù phú,, những người dân chất phác, thuần hậu - Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương - Tác phẩm chính: Đường về gia hương, Đất rừng phương Nam... b. Tác phẩm - Trích trong cuốn tiểu thuyết Đất rừng phương Nam - Nằm ở chương 9, kể về lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các nhân vật. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: + Trong đoạn trích có mấy nhân vật? Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân vật? + GV lần lượt phát PHT số 1,2,3 để học sinh tìm hiểu về các nhân vật (thảo luận nhóm 4-6 học sinh) - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thiên nhiên rừng U Minh Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv đặt câu hỏi gợi mở: + Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? + Qua cái nhìn của nhân vật ấy, thiên nhiên rừng U Minh hiện lên như thế nào? + Nhận xét về khả năng quan sát và cảm nhận thiên nhiên của nhân vật? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS báo cáo sản phẩm, hs bổ sung, phản biện - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV chuẩn kiến thức: NV3: Hướng dẫn học sinh chia sẻ ấn tượng về con người và rừng phương Nam Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS báo cáo sản phẩm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV chuẩn kiến thức: |
II. Khám phá văn bản 1. Tìm hiểu về nhân vật a. Mối quan hệ giữa các nhân vật - Bốn nhân vật trong đoạn trích là: An, Cò, tía nuôi và má nuôi - Mối quan hệ của bốn nhân vật: An được ông lão bán rắn nhận làm con nuôi, anh em của thằng Cò. An đã được sống cùng với gia đình ba người họ như một gia đình hạnh phúc bình thường. b. Nhân vật tía nuôi - Tía nuôi của An là một người lao động dày dạn kinh nghiệm, từng trải và can đảm; tính cách mạnh mẽ; giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người và thiên nhiên. Những vẻ đẹp đó được thể hiện + Hình dáng bên ngoài: đeo lủng lẳng chiếc túi bên hông, lưng mang gùi, tay cầm chả gạc + Hành động, cử chỉ: lâu lâu vung tay đưa con dao phạt ngang một nhánh cây, lôi phăng nhánh gai; gác kèo cho ong rừng làm tổ rất giỏi + Cách cư xử: nghe An thở phía sau ông đã biết cậu bé mệt và cần nghỉ ngơi; chú tâm chăm lo cho An hơn Cò vì biết An chưa quen đi rừng… c. Nhân vật Cò - Ngoài hình: cặp chân như bộ giò nai - Lời nói: Đố An tìm được con ong mật; không đồng tình với lời khen của An “Thứ chim cò này mà đẹp gì”, “Thứ đồ bỏ, không ăn thua gì đâu. Mày mà gặp sân chim mày sẽ biết” - Cử chỉ, hành động: Đội cái thúng to tướng; vênh mặt lên cười khi An không tìm được con ong mật; nắm tay An lôi đi, khoát tay ra hiệu báo An đi thật khẽ; chành môi ra cười khi An không nhớ lời má dặn; lội suốt ngày trong rừng… → Cò am hiểu về công việc đi rừng, động vật trong rừng; tự tin, nhanh nhẹn, thành thạo. Chứng tỏ Cò là cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng đất rừng phương Nam d. Nhân vật An - Lời nói: cách xưng hô lễ phép, trong cuộc trò chuyện số là câu hỏi “Sao nó biết cây bày mà gác kèo?”, “Kéo là gì, hở má?”… - Hành động: chen vào giữa,quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn; Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật; Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp; Ngước nhìn tổ ong, mắt không rời - Suy nghĩ: Về những lời má nuôi đã dạy mà không có trong sách giáo khoa; suy nghĩ về cách “ăn ong” độc đáo của người dân vùng U Minh - Cảm xúc: Mệt mỏi sau một quãng đường đi; cảm nhận được tình yêu thương của tía má dành cho mình; Vui vẻ reo lên khi thấy được bầy ong mật. - Mối quan hệ với nhân vật khác: được tía má nuôi yêu thương, bao bọc, An cũng rất yêu quý tía má nuôi. Với Cò, An có lúc ghen tị vì Cò đi rừng thành thạo và biết rất nhiều về rừng U Minh. Nhưng nỗi giận hờn trẻ con chỉ là thoáng qua, An luôn ngạc nhiên và ngưỡng mộ sự hiểu biết, nhanh nhẹn của Cò - Có những quan sát và miêu tả rất tinh tế về khu rừng U Minh. => Là một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và khám phá, có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc. 2. Thiên nhiên rừng U Minh - Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của cậu bé An + Buổi bình minh yên tĩnh, trong vắt + Buổi trưa tràn đầy ánh nắng, ngây ngất hương thơm của hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim vụt bay lên + Những loài cây mà màu sắc của từng phiến lá, những côn trùng bé nhỏ, kì lạ + Thế giới đầy bí ẩn của loài ong… → Thiên nhiên rừng U Minh phong phú, thơ mộng => An là cậu bé có khả năng quan sát và cảm nhận thật tinh tế, có tâm hồn trong sáng, biết phát hiện, cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên 3. Chia sẻ ấn tượng về con người và rừng phương Nam Gợi ý - Ấn tượng về con người phương Nam: vừa gần gũi, bình dị, hồn nhiên, nhân hậu, nghĩa tình lại vừa phóng khoáng, mạnh mẽ… - Ấn tượng về rừng phương Nam: kì thú, đầy chất thơ, hoang sơ, trù phú… |
Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Theo em, chủ đề của văn bản là gì? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hướng dẫn - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm - HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
III. Tổng kết 1. Nội dung Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về trải nghiệm đi lấy mật ong rừng của An cùng Cò và cha nuôi. Trong hành trình này, phong cảnh rừng núi phương Nam được tác giả tái hiện vô cùng sinh động, huyền bí, hùng vĩ nhưng cũng rất thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân vùng U Minh. 2. Nghệ thuật - Ngôn ngữ nhân vật giản dị, gần gũi đậm chất miền Tây Nam Bộ - Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn - Vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, so sánh… |
||||
Cách tổng kết 2 PHT số …
.. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Khám phá phương Nam” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện: hs làm trên máy
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
Trong đoạn trích Đi lấy mật, chi tiết để lại cho em nhiều cảm xúc nhất là chi tiết tía nuôi chỉ nghe tiếng thở đằng sau lưng là biết An đang mệt. Đây không chỉ là kinh nghiệm của người nhiều năm đi rừng mà đó còn là trái tim yêu thương mà tía nuôi dành cho An. Có lẽ người cha ấy không phân biệt con ruột hay con nuôi mà thương yêu An, Cò như nhau. Điều đó đã sưởi ấp trái tim, xoa dịu những đau buồn của An. Chỉ một chi tiết nhỏ cũng giúp em hiểu thêm về tính cách hào hiệp, nghĩa khí của người Phương Nam. |
IV. Phụ lục
Tiết 7: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính
3. Phẩm chất:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Cách 1: Gv trình chiếu các hình ảnh và yêu cầu học sinh chọn các đáp án phù hợp nhất + Cách 2: Gv tạo tình huống bất ngờ (tùy vào tình hình thực tế trong lớp) - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận, trao đổi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - HS tham gia trò chơi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ C1: Sau khi Hs chọn được 4 phương án phù hợp với bức tranh, Gv trình chiếu 4 câu phù hợp (là những câu đã mở rộng thành phần chính) và dựa vào đó để dẫn dắt vào bài Gửi em ppt: Em trình chiếu theo ý tưởng của em nhé C2: Gợi ý tình huống: Gv nói + Bạn nam đứng lên/ Bạn nữ đang nói chuyện… Trong lớp sẽ xảy ra tình huống: Không bạn nam nào đứng lên hoặc không xác định được bạn nữ nào đang nói chuyện. Gv tiếp tục nói: + Bạn nam ngồi gần cửa lớp đứng lên/ Bạn nữ cột tóc hai bên đang nói chuyện Lúc này đã chỉ đích danh học sinh, Gv dẫn dắt vào vấn đề: Đôi khi trong giao tiếp, chúng ta cung cấp không đủ thông tin dẫn đến việc nhầm lẫn hoặc khó hiểu. Để khắc phục vấn đề này, chúng ta sẽ học tiết “Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ” |
1.
A. Con chim bị nhốt trong lồng B. Con chim màu vàng bị nhốt trong lồng 2.
A. Cây cầu mới khánh thành B. Cây cầu dây văng mới khánh thành 3.
A. Con mèo đáng yêu B. Những con mèo rất đáng yêu 4. A. Trời nắng B. Trời nắng chói chang => Con chim màu vàng bị nhốt trong lồng Cây cầu dây văng mới khánh thành Những con mèo thật đáng yêu Trời nắng chói chang
|
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu lí thuyết
a. Mục tiêu:
- Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Từ kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là thành phần chính trong câu? + Gv yêu cầu học sinh đặt câu có thành phần chính là một từ, sau đó mở rộng thành phần chính bằng cụm từ?Chỉ ra sự khác biệt giữa câu có thành phần chính là một từ và một cụm từ? + Chỉ ra tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hỗ trợ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Gv lấy thêm ví dụ: Ví dụ 1: + Trời mưa + Trời mưa tầm tã → Cụ thể mức độ của trận mưa. Ví dụ 2: Chiếc xe đang lao xuống dốc Chiếc xe cà tàng đang lao xuống dốc → Cụ thể sự cũ nát của chiếc xe |
I. Tìm hiểu lí thuyết - Thành phần chính của câu bao gồm chủ ngữ và vị ngữ, đây là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu. - Có thể mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ - Mở rộng thành phần chính bằng cụm từ có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Bài tập 1,2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: GV phát PHT số 1 (bài 1), số 2 (bài 2), hs làm theo nhóm đôi - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài 1 :
Bài 2:
. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
NV2: Bài tập 3,4 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Hs đọc làm thực hiện yêu cầu bài số 3,4 - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
Bài 3: Trong đoạn văn trên, Đoàn Giỏi đã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng U Minh. Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ đó là: + Câu (1): cụ thể hóa tiếng hót của chim. + Câu (2): cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm của hương hoa tràm. + Câu (3): cung cấp thêm thông tin về hướng mà hương thơm lan tỏa. + Câu (4): cung cấp thêm thông tin về vị trí mà tính chất màu da của đối tượng (con kì nhông). Bài 4: a. Gió bấc bắt đầu thổi mạnh. b. Không khí buổi sáng thật trong lành. c. Đàn ong mật đang bay vo ve. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em, trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu có thành phần chính là cụm từ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
Trải nghiệm đáng nhớ nhất của em cho đến thời điểm này là chuyến tham quan suối cá thần ở Cẩm Thủy. Ở dòng suối chỉ sâu khoảng nửa mét, rộng bốn đến năm mét, hàng ngàn con cá / tung tăng bơi lội. Mỗi con cá có thể nặng từ 2kg đến 8kg gồm các loài: cá dốc quý hiếm, cá chài, cá mại… với hình dáng lạ mắt, nhiều màu sắc, mỗi khi bơi thân cá lấp lánh ánh bạc rất đẹp. Tuy mật độ cá dày đặc nhưng nước suối không tanh. Đặc biệt, nước ở suối cá thần/ lúc nào cũng trong vắt, chỗ nào không bị đàn cá che khuất thì có thể nhìn rõ những viên sỏi và rong rêu. Em hi vọng sẽ có cơ hội trở lại đây vào một ngày không xa. |
Tiết PPCT: 8
VĂN BẢN 3. NGÀN SAO LÀM VIỆC
Võ Quảng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được vẻ đẹp của khung cảnh êm đềm và nhịp sống bình yên nơi đồng quê và vẻ đẹp của vũ trụ bao la và gần gũi, thân thuộc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Kết nối chủ điểm Chủ đề Bầu trời tuổi thơ
3. Phẩm chất:
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Tranh ảnh, giấy, màu, băng keo, keo, kéo...
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc của bản thân
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi Đố vui Phải chăng ở với nàng tiên Sao Thần Nông Giữa trời sao ngóng trông ai Sao Mộc Chẳng vỗ cánh trắng bay xa Sao Thiên Nga Không có cánh mà có đuôi Sao chổi Xinh như đóa hoa cải ngồng Sao Bắc Đẩu Tiếng gà gáy sớm thật tài Sao Mai Ngân hà rộng chẳng có đò Sao Vượt - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận, trao đổi - Gv quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - HS báo cáo Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV dẫn dắt: Bầu trời, vũ trụ cũng như những ngôi sao trên trời vốn là nơi chúng ta dễ nhìn thấy nhất nhưng chúng ta lại chẳng thể nắm bắt bởi đó là thế giới kì bí, bao la. Bài thơ Ngàn sao làm việc sẽ cho ta góc nhìn với về thế giới kì bí này. |
- HS tham gia trò chơi, giải câu đố |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu:
- Biết cách đọc văn bản và nhận biết thông tin về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + GV hướng dẫn cách đọc + Trình bày vài thông tin về tác giả, tác phẩm - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc - HS biết cách đọc diễn cảm 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Võ Quảng - 1920- 2007 quê ở Quảng Nam - Sáng tác thơ, truyện, viết kịch bản phim... - Ông dành trọn tài năng và tâm huyết ở các sáng tác cho trẻ em - Thơ viết cho thiếu nhi của ông giản dị, trong sáng, gợi nhiều liên tưởng bất ngờ, độc đáo - Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh, tươi vui - Tác phẩm chính: Nắng sớm, Anh đom đóm, Quê nội... b. Tác phẩm - Thể loại: Thơ - Bố cục: 2 phần + Phần 1 (khổ 1 + 2): Màn đêm buông xuống, chú bé và trâu bắt đầu nghỉ ngơi + Phần 2 (khổ 3, 4, 5, 6): Ngàn sao làm việc dưới góc nhìn của chú bé chăn trâu |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được vẻ đẹp của khung cảnh êm đềm và nhịp sống bình yên nơi đồng quê và vẻ đẹp của vũ trụ bao la và gần gũi, thân thuộc.
- Kết nối chủ điểm Chủ đề Bầu trời tuổi thơ
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Hướng dẫn hs tìm hiểu 2 khổ đầu Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + Cảnh vật ở hai khổ thơ đầu được miêu tả trong khoảng không gian, thời gian nào? + Theo em, nhân vật tôi trong bài thơ là ai? + Tâm trạng nhân vật tôi có gì đặc biệt? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV2: Hướng dẫn hs tìm hiểu 4 khổ cuối Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: + Hs nêu ấn tượng về khung cảnh bầu trời đêm + Gv phát PHT số 1 để học sinh tìm hiểu về các hình ảnh so sánh, Hs thảo luận nhóm đôi + Hs chọn một chi tiết gợi tả đặc sắc để phân tích - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS báo cáo, hs khác lắng nghe, phản biện - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
II. Khám phá văn bản 1. Hai khổ thơ đầu a. Không gian, thời gian - Không gian: đồng quê đang xanh thẵm, trời yên tĩnh - Thời gian: bóng chiều, trở tối mò, ngàn sao b. Nhân vật “tôi” . Nhân vật “tôi” - Nhân vật “tôi” trong bài thơ là một cậu bé. - Tâm trạng: Bài thơ là tâm trạng vui tươi, hạnh phúc của chú bé chăn trâu được thể hiện qua các từ "bỗng chốc", "đủng đỉnh", "giữa ngàn sao". Nhân vật "tôi" nhận ra sự thay đổi của thời gian nhưng sự "bỗng chốc" này không làm cho cậu bé hối hả, vội vã mà lại rất thư thái, thong dong. Hình ảnh cậu và chú trâu đi "đủng đỉnh" cũng là hình ảnh cậu và chú trâu của mình đang thoải mái ngắm sao trời. Một khung cảnh bình yên, vô lo, vô nghĩa 2. Bốn khổ thơ cuối - Khung cảnh bầu trời đêm: hiện lên thật rộng lớn, mênh mông với không khí vui tươi, rộn rã. Hàng ngàn vì sao tỏa sáng, dải ngân hà như một dòng sông chảy chảy giữa trời. - Những hình ảnh so sánh là: + Dải Ngân Hà: như một dòng sông + Chòm sao Thần Nông: như chiếc vó bằng vàng + Những sao dọc ngang: như tôm cua bơi lội + Sao Hôm: như đèn đuốc soi cá - Nét chung: các chòm sao được so sánh với những vật dụng lao động của người nông dân (chiếc vó, chiếc nơm, đuốc đèn soi cá, chiếc gàu...). => Hình ảnh bầu trời đêm gợi liên tưởng đến khung cảnh lao động của người nông dân: rất quen thuộc, gẫn gũi, sống động, nhộn nhịp, tươi vui. Lối so sánh độc đáo không chỉ khiến cảnh vật hiện lên rất sinh động mà còn thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật "tôi": rộng mở, giao hòa với thiên nhiên, với vũ trụ . - Gợi ý phân tích chi tiết gợi tả đặc sắc Hình ảnh “Ngàn sao vui làm việc” dường như là hình ảnh thơ hay và ý nghĩa nhất trong toàn bài thơ. Câu thơ được tác giả tạo nên với ngôn từ rất giản dị nhưng lại đúc kết được vẻ đẹp của toàn bài. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu |
Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + Hãy tóm tắt nội dung của văn bản? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hướng dẫn - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm - HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
III. Tổng kết 1. Nội dung - Nội dung: Bài thơ nói về vẻ đẹp của khung cảnh êm đềm và nhịp sống bình yên nơi đồng quê và vẻ đẹp của vũ trụ bao la và gần gũi, thân thuộc. 2. Nghệ thuật - Nghệ thuật so sánh độc đáo, liên tưởng thú vị; giọng thơ nhẹ nhàng, vui tươi
|
||||
Cách tổng kết 2 PHT số …
.. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Ngôi sao may mắn” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “Ngôi sao may mắn” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học. |
|
Câu 1: Tác giả của bài thơ Ngàn sao làm việc là? Võ Quảng Câu 2: Trong bài thơ, hình ảnh Dải Ngân hà được so sánh với Dòng sông Câu 3: Liệt kê ít nhất một từ láy có trong bài thơ? Đủng đỉnh/ lồng lộng/ rộn rã Câu 4: “Như đuốc đèn rọi cá” là hình ảnh được so sánh với ngôi sao nào? Sao Hôm Câu 5: Bài thơ Ngàn sao làm việc được viết theo thể loại nào? Thơ 5 chữ Câu 6: Con vật nào xuất hiện ở phần đầu bài thơ? Con trâu Câu 7: Bài thơ thuộc chủ điểm nào? Bầu trời tuổi thơ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv suy nghĩ - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên gửi file Bầu trời sao lung linh để học sinh đọc. Sau đó viết 1 đoạn văn khoảng 5-7 câu chia sẻ cảm xúc của em khi được ngắm sao trên bầu trời. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
Người ta vẫn hay bị thu hút bởi những thứ huyền bí và những thứ mình chưa chinh phục được. Có lẽ vì điều đó mà tôi có thú ngắm sao ở trước thềm nhà. Khi màn đêm buông xuống, tiếng côn trùng kêu rả rích cũng là lúc những ngôi sao lấp lánh chi chít trên bầu trời. Những hôm có trăng sao sẽ nhiều và hình như đẹp hơn ngày thường. Hôm nào tâm trạng vui tôi lại có ý muốn điên rồ là được bỏ ngôi sao sáng nhất đứng cạnh mặt trăng vào bàn tay, thỉnh thoảng ghé mắt nhìn xem nó còn sáng không. Đôi lúc gặp chuyện buồn, tôi thường tự đánh dấu một đám sao và ngửa mặt đếm chúng nhưng tôi chưa bao giờ đếm được cả. Dù vậy, tôi vẫn luôn mong chờ những ngày nắng để được ngắm thật nhiều sao cho tâm hồn thảnh thơi, rộng mở. |
IV. Phụ lục
a. PHT
b. Văn bản đính kèm
Bầu trời sao lung linh
Nhớ ngày bé về quê nội chơi, điện đóm chẳng có mấy, cứ ăn cơm tối xong là leo lên nằm lăn lóc trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Cái cửa sổ ấy không bao giờ đóng, lúc nào cũng như muốn thâu trọn những cơn gió mát lịm từ cánh đồng kế bên.
Tôi hay gối lên cánh tay bà, gác chân lên thành giường rồi nhẩn nha ngắm bầu trời đêm với hàng triệu triệu ngôi sao lấp lánh - chỉ về quê mới được ngắm sao thỏa thích thế này. Những ngôi sao cùng cái thế giới bí ẩn của chúng cứ như hút lấy tâm trí đứa con gái nhỏ, để thỉnh thoảng nó lại quay sang hỏi bà những băn khoăn vẩn vơ bất tận, đáp lại cũng là những câu trả lời vừa thực vừa hư:
- Bà ơi, có tất cả bao nhiêu ngôi sao hả bà?
- Nhiều lắm, không đếm được đâu cháu ạ.
- Người ta chưa đếm hết hả bà?
- Người ta không đếm được vì bầu trời bất tận và ở đâu cũng có những ngôi sao.
- Tức là không bao giờ hết á bà? Làm sao mà không bao giờ hết được?
- Ừ, vũ trụ bao la lắm.
- Thế trên trời có cô tiên không bà?
- Bà chỉ nghe kể về chị Hằng Nga trên cung trăng thôi.
- Bà ơi, ngôi sao đỏ nhấp nháy kia có phải sao hỏa không bà? Sao nó lại di chuyển được ạ?
- Đấy là cái máy bay đấy cháu...
-...
- Thôi, ngủ đi cho bà còn ngủ...
Ở nhà ông bà nội ngày ấy, cứ tầm tám rưỡi chín giờ là mọi người ngủ hết cả, chỉ có đứa con gái thành phố quen thói ngủ muộn, cứ nằm nghịch mãi, rồi ngắm sao, tưởng tượng đủ thứ. Đôi khi ước ao được bay lên trên khoảng không bao la kia, xung quanh mình là những ngôi sao li ti lấp lánh sáng. Hồi đó tôi luôn nghĩ những ngôi sao chỉ tựa như những con đom đóm lập lòe, nhỏ xíu trên màn đêm trong vắt dù nhìn từ mặt đất hay trên cao kia. Tôi thích nhất mỗi khi bắt gặp sao-đỏ-di-động, “ngôi sao” duy nhất và đặc biệt nhất trên bầu trời đêm. Những khi vẩn vơ thắc mắc về cái chấm đỏ kỳ lạ ấy, tôi lại đặt bao nhiêu giả thuyết. Thường thì tôi cho nó là một ngôi sao băng và nhanh chóng nhắm mắt, thành khẩn ước một điều gì đó. Có khi tôi lại tin nó là máy bay rồi vu vơ nghĩ: Nếu một ngày mình đi máy bay vào ban đêm thì coi như cũng thỏa cái ước muốn được bềnh bồng trôi giữa những ngôi sao vậy. Thỉnh thoảng tôi còn tưởng tượng chấm đỏ đó là con tàu của người ngoài hành tinh muốn xâm chiếm trái đất, và tôi là người duy nhất thức khuya mới phát hiện ra. Nhiều khi cũng thấy sợ sợ, rồi lại tặc lưỡi tự nhủ: “Lúc đấy mình sẽ rúc vào chăn với bà!”...
Ấu thơ trôi qua nhẹ bẫng với những câu hỏi chẳng thể trả lời về bầu trời đêm huyền bí. Cái hôm bố mang về quê chiếc ti vi đen trắng đã chấm dứt những đêm vơ vẩn cùng trăng sao của con bé ngày xưa. Tôi bằng lòng với trí tưởng tượng của mình, bằng lòng cho cái thế giới kì diệu trên bầu trời thuở nào ngủ yên trong suy nghĩ, bằng lòng với việc tối tối lại ngồi xem hết Bông hoa nhỏ, thời sự, phim truyện này nọ là lên giường ngủ thẳng một mạch như ở nhà mình.
Rồi lần đầu tiên tôi được đi biển. Hồi ấy biển còn hoang sơ lắm, cứ tối tối mọi người lại rủ nhau ra biển chơi, tản bộ hoặc ngồi trên gò cát mà ngắm mặt biển hun hút hay những vì sao chi chít trên bầu trời. Đó là lần đầu tiên tôi được nghe kể về truyền thuyết những ngôi sao mà không cần đặt câu hỏi. Này là sao Bắc Đẩu, kim chỉ nam của những thủy thủ trên biển, những người lữ hành nơi sa mạc mênh mông hay trong rừng thẳm, kia là ông Thần Nông khom lưng báo hiệu thời kỳ gặt lúa, rồi những chòm sao hình thành bởi sự liên kết của các vì tinh tú nữa. Người ta cho rằng mỗi con người đều sinh ra dưới một chòm sao, mang tính cách và định mệnh của chòm sao ấy. Giả như tôi sinh dưới chòm sao Bọ Cạp mạnh mẽ ngay trong thời điểm diễn ra sự giao hội của sao Mộc và sao Hỏa thì lớn lên sẽ thành một người trực tính, hơi bốc đồng, mang trong mình cả sự uyển chuyển của nghệ thuật lẫn cái khô khan, bui bặm của đường phố,... Và hình như bầu trời đêm không chỉ đẹp lung linh đến kỳ ảo, nó còn chứa đựng sự huyền bí cuốn hút trong ánh sáng, trong đường nét, những chuyển động mơ hồ của các vì sao hay trong chính những giải mã mập mờ thú vị của các nhà tiên tri lạ lùng...
(Hạnh Nguyên)
Bản quyền thuộc Trường THCS Phong Hải - Phong Điền.
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-phai.phongdien.thuathienhue.edu.vn/