Nguyễn Đăng Sung
KHBD- AM NHAC- CD3(TIẾT 10,,11,12,13)- LỚP 8
TRƯỜNG THCS PHONG HẢI HỌ VÀ TÊN GV
TỔ: TIẾNG ANH- TD- NT- GDCD- HĐTN,HN NGUYỄN ĐĂNG SUNG
TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 3
MÔN HỌC: NGHỆ THUẬT - LỚP 8
Thời gian thực hiện: 4 tiết
CHỦ ĐỀ 3
BÀI 5 – TIẾT 10
- HÁT: THƯƠNG LẮM THẦY CÔ ƠI
- LÍ THUYẾT: GAM TRƯỞNG, GIỌNG TRƯỞNG, GIỌNG ĐÔ TRƯỞNG
- TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Thương lắm thầy cô ơi!; biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
- Nêu được đặc điểm của giọng Đô trưởng; nhận biết được một số bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng.
2. Năng lực
- Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá.
3. Phẩm chất
- Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
- Biết kính trọng, ghi nhớ công ơn thầy cô giáo.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Đàn phím điện tử.
- Nhạc cụ gõ.
- File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Thương lắm thầy cô ơi!.
- Một vài ví dụ minh hoạ về giọng Đô trưởng.
III. Tiến trình dạy học
1. Khởi động
- GV yêu cầu HS hát một câu trong bài hát có nội dung ca ngợi công ơn thầy cô; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
2 .Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát, nắm được khái niệm gam trưởng, gọng trưởng, giọng đô trưởng.
b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Phần trình bày và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Nội dung & hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Hát bài Thương lắm thầy cô ơi! (khoảng 25 – 26 ph) |
|
– Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. – Tìm hiểu nội dung của bài hát. |
– Tập trung lắng nghe. – Tự tìm hiểu nội dung của bài hát thông qua lời ca rồi trình bày trước lớp. |
– Nghe bài hát mẫu (mở file nhạc hoặc hát mẫu).
|
– Nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc. |
– Giới thiệu cấu trúc của bài hát: + Đoạn 1: 18 nhịp (từ đầu đến vun trồng). + Đoạn 2: 16 nhịp (từ Từng trang giáo án đến hết bài). |
– Tập trung lắng nghe.
|
– Khởi động giọng hát (có thể thay thế bằng hát tập thể một bài lúc đầu giờ) |
– Khởi động giọng hát theo hướng dẫn của GV. |
– Học hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: – Tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: câu hát 1 nối với câu hát 2; câu hát 3 nối với câu hát 4;... Lưu ý HS những tiếng hát có luyến; các câu hát có giai điệu giống nhau (câu 1 và câu 3; câu 5 và câu 7),… Đoạn 1 + Câu 1: Hôm nay .... thầy cô. + Câu 2: Cho em thơ … bến bờ. + Câu 3: Xinh tươi .... ngày mai. + Câu 4: Em yêu sao … vun trồng. Đoạn 2 + Câu 5: Từng trang ... đưa hương + Câu 6: trên con đường ... vẫn đi. + Câu 7: Ngàn sao ... công ơn + Câu 8: cô thầy ... nên người. |
– Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. |
– Hát hoàn chỉnh cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng, thể hiện cảm thiết tha, trìu mến. |
– Hát theo yêu cầu của GV. |
– Trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân (chỉ định hoặc gọi theo tinh thần xung phong). |
– Luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân, sau đó trình bày trước lớp (theo dõi và nhận xét phần trình bày của các bạn). |
2. Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng (khoảng 8 – 9 ph) |
|
– Giới thiệu về gam trưởng và giọng trưởng (SGK trang 23). |
– Tập trung lắng nghe. |
– Ví dụ minh hoạ về gam Đô trưởng và giọng Đô trưởng (GV đọc nhạc hoặc dùng nhạc cụ thể hiện). |
– Tập trung theo dõi. |
– Tìm hiểu về giọng Đô trưởng. + Giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nêu các yêu cầu và câu hỏi gợi mở để HS tự tìm hiểu, khám phá kiến thức: Bậc I của giọng Đô trưởng là nốt Đô, hãy dựa vào sơ đồ cấu tạo cung và nửa cung của gam trưởng để xác định tên các nốt ở các bậc âm còn lại. Một bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng thì ở hoá biểu có dấu thăng hay dấu giáng nào không? Giọng Đô trưởng có âm chủ là nốt gì? Bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng thường được kết về nốt nào? |
– Thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi của GV. |
– Nhận xét phần trình bày của HS và giới thiệu về giọng Đô trưởng. |
– Tập trung lắng nghe. |
– Bài tập củng cố: Kể tên những bài hát viết ở giọng Đô trưởng trong SGK Âm nhạc 8. |
– Thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập. |
3. Luyện tập
a. Mục tiêu: HS luyện tập phần nội dung bài hát đã học.
b. Nội dung: GV luyện đọc, HS thực hiện theo.
c. Sản phẩm: HS trinh bày bàu hát và khái niệm gam trưởng, giọng trưởng.
d. Tổ chức thực hiện
- GV cho HS tập hát lại bài hát.
- GV yêu cầu các nhóm lên thể hiện trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức
4. Vận dụng
a. Mục tiêu: HS biết giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua nhiệm vụ học tập được giao.
b. Nội dung: Tạo ra một giai điệu ở giọng Đô trưởng
c. Sản phẩm: bài làm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
- GV cho HS thực hiện.
- GV yêu cầu các cá nhân thực hiện.
- GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức.
* Cuối tiết học, GV chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học.
TRƯỜNG THCS PHONG HẢI HỌ VÀ TÊN GV
TỔ: TIẾNG ANH- TD- NT- GDCD- HĐTN,HN NGUYỄN ĐĂNG SUNG
TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 3
MÔN HỌC: NGHỆ THUẬT- LỚP 8
Thời gian thực hiện: 4 tiết
CHỦ ĐỀ 3
BÀI 5 - TIẾT 11
- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: KÈN TRUMPET VÀ KÈN SAXOPHONE
- ÔN BÀI HÁT: THƯƠNG LẮM THẦY CÔ ƠI.
NGHE NHẠC: LỜI THẦY CÔ
I. Mục tiêu
1 Kiến thức
- Nêu được tên và đặc điểm của kèn trumpet, kèn saxophone; cảm nhận và phân biệt được âm sắc của 2 loại nhạc cụ này.
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Thương lắm thầy cô ơi!; biết biểu diễn bài hát theo các hình thức khác nhau.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Lời thầy cô; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
2. Năng lực
- Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
3. Phẩm chất
- Biết kính trọng, ghi nhớ công ơn thầy cô giáo.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Đàn phím điện tử.
- Nhạc cụ gõ.
- File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Thương lắm thầy cô ơi!.
- Tư liệu minh hoạ nội dung: Kèn trumpet và kèn saxophone.
- File audio (hoặc video) tác phẩm Lời thầy cô.
III. Tiến trình dạy học
1. Khởi động
- GV yêu cầu HS kể tên những nhạc cụ hơi đã được học; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
2 .Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo của 2 loại nhạc cụ và biết thêm được 1 bài hát về thầy cô.
b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Nội dung & hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kèn trumpet và kèn saxophone (khoảng 14 – 15 ph) |
|
- Xem một vài trích đoạn biểu diễn kèn trumpet và kèn saxophone. |
– Tập trung theo dõi.
|
- Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu kèn trumpet và kèn saxophone thông qua hình ảnh hoặc nhạc cụ thật: + Giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nêu các yêu cầu và câu hỏi gợi mở để HS tự tìm hiểu, khám phá kiến thức: Kèn trumpet (kèn saxophone) có những bộ phận chính nào? Người ta chơi kèn trumpet (kèn saxophone) bằng cách nào? Âm sắc của kèn trumpet (kèn saxophone) như thế nào? Kèn trumpet (kèn saxophone) có thể được sử dụng với những hình thức biểu diễn nào? Loại kèn nào thường được sử dụng để chơi các bản nhạc trong nghi lễ chào cờ? Kể tên những loại kèn đồng khác mà em biết. |
– Thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi của GV. |
- Nhận xét phần trả lời của HS và giới thiệu kèn trumpet và kèn saxophone: + Trumpet là một trong những loại kèn đồng linh hoạt nhất và có âm thanh cao nhất. Thân kèn trumpet được làm bằng một ống đồng uốn thành hình chữ nhật thuôn tròn 4 góc, một đầu loe ra hình chuông, một đầu có gắn miệng thổi hình tròn. Khi chơi trumpet, người ta áp môi thổi hơi vào miệng kèn và dùng ngón tay điều khiển hệ thống van (piston) gắn trên thân kèn để tạo cao độ cho âm thanh. Âm thanh của trumpet sáng chói, rắn rỏi, có uy lực phù hợp thể hiện tính hùng tráng, nghiêm trang, nhưng đồng thời cũng có thể nhẹ nhàng linh hoạt mang đến cảm giác tươi vui, rộn ràng,... Kèn trumpet thường được sử dụng để chơi các bản nhạc trong nghi lễ chào cờ. + Kèn saxophone cũng là một nhạc cụ làm bằng đồng. Có nhiều loại kèn saxophone khác nhau nhưng được sử dụng phổ biến hiện nay là alto saxophone. Thân kèn được uốn cong giống hình lưỡi câu. Đầu ống phía dưới rộng hơn loe ra một chút tạo thành hình chiếc chuông, đầu ống phía trên hẹp hơn được kết nối với ống thổi hơi vát có gắn dăm đơn tương tự như của kèn clarinet. Khi chơi saxophone, người ta ngậm miệng vào đầu có gắn dăm để thổi hơi và dùng ngón tay điều khiển hệ thống khoá đóng, mở các lỗ dọc theo thân kèn để tạo cao độ cho âm thanh. Âm thanh của saxophone thiết tha, nồng nàn, êm dịu, sâu lắng. Kèn trumpet và kèn saxophone có thể được sử dụng để độc tấu, hoà tấu, đệm cho hát. Ngoài trumpet và saxophone còn có một số loại kèn đồng khác như: cor, trombone, tuba,… |
– Tập trung lắng nghe. |
- Xem thêm một vài video minh hoạ khác về kèn trumpet và kèn saxophone.
|
- Tập trung theo dõi.
|
2. Nghe tác phẩm Lời thầy cô (khoảng 10 – 11 ph) |
|
- Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả và nêu những yêu cầu khi nghe nhạc. |
- Tập trung lắng nghe. |
- Nghe tác phẩm lần thứ nhất (mở file audio hoặc video). |
Tập trung theo dõi. |
- Tìm hiểu về tác phẩm: + Giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nêu các yêu cầu và câu hỏi gợi mở để HS tự tìm hiểu, khám phá kiến thức: Những câu hát nào thể hiện các thế hệ học trò luôn khắc sâu và biết ơn “lời thầy cô”? Giai điệu bài hát có tính chất âm nhạc như thế nào? Em thích nhất câu hát nào? Vì sao? Nêu cảm nhận của em về bài hát. |
- Thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi của GV. |
- Nhận xét phần trả lời của HS và giới thiệu tác phẩm: Với giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm, lời ca sâu sắc, giàu cảm xúc bài hát Lời thầy cô thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của học trò với thầy, cô giáo kính yêu. Những lời thầy cô dạy bảo luôn được các thế hệ học trò khắc sâu và là hành trang quý giá của mỗi người trên những bước đường đời. Có thể thấy điều đó qua các câu hát: “Lời thầy cô con luôn ghi trong tim, mãi khắc ghi bao công ơn cô thầy”, “lời thầy cô con luôn mang bên mình, là hành trang cho con bước đi”, “lời thây cô luôn mãi bên con, dù đường xa con không ngại gian khó”, “Dù thời gian dẫu có đổi thay, lời thầy cô con sẽ mãi không quên”,… |
- Tập trung lắng nghe. |
3. Luyện tập
a. Mục tiêu: HS luyện tập phần nội dung bài hát đã học.
b. Nội dung: GV luyện đọc, HS thực hiện theo.
c. Sản phẩm: HS đọc đúng quãng.
d. Tổ chức thực hiện
- GV cho HS Nghe bài hát mẫu (mở file nhạc hoặc hát mẫu).
- GV Ôn lại giai điệu bài hát (mở nhạc đệm và chỉ huy). Sửa những chỗ HS hát sai (nếu có).
- Luyện tập biểu diễn bài hát.
Hát có lĩnh xướng
Đoạn 1: Lĩnh xướng: Hôm nay… vun trồng.
Đoạn 2: Đồng ca: Từng trang … nên người.
Hát nối tiếp
Đoạn 1: Nhóm 1: Hôm nay .... bến bờ.
Nhóm 2: Xinh tươi … vun trồng.
Đoạn 2: Hai nhóm cùng hát: Từng trang … nên người.
- GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức
4. Vận dụng
a. Mục tiêu: HS biết giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua nhiệm vụ học tập được giao
b. Nội dung: Cảm nhận về bài hát Thương lắm thầy cô ơi
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện
- GV cho HS nghe lại bài hát sau đó nêu cảm nhận của bản thân.
- Cuối tiết học, GV chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học.
TRƯỜNG THCS PHONG HẢI HỌ VÀ TÊN GV
TỔ: TIẾNG ANH- TD- NT- GDCD- HĐTN,HN NGUYỄN ĐĂNG SUNG
TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 3:
MÔN HỌC: NGHỆ THUẬT - LỚP 8
Thời gian thực hiện: 4 tiết
CHỦ ĐỀ 3
BÀI 6 – TIẾT 12
ĐỌC NHẠC: LUYỆN ĐỌC GAM ĐÔ TRƯỞNG THEO TRƯỜNG ĐỘ MÓC KÉP
BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 3
NHẠC CỤ: BÀI HÒA TẤU SỐ 3
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng theo trường độ móc kép; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 3; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp.
2. Năng lực
- Chơi được Bài hoà tấu số 3 cùng các bạn.
3. Phẩm chất:
- Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Đàn phím điện tử.
- Nhạc cụ thể hiện giai điệu, thể hiện hoà âm (kèn phím,…).
- Nhạc cụ gõ: tambourine (có thể thay thế bằng loại nhạc cụ gõ khác).
III. Tiến trình dạy học
1. Khởi động
- GV yêu cầu HS vỗ tay theo mẫu tiết tấu ; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
2 .Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: HS đọc được bài đọc nhạc và bài hòa tấu.
b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Nội dung & hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Luyện đọc gam Đô trưởng theo trường độ móc kép; Bài đọc nhạc số 3 (khoảng 18 – 20 ph) |
|
1.1. Luyện đọc gam Đô trưởng theo trường độ móc kép |
|
- Đọc 2 mẫu gam Đô trưởng theo trường độ móc kép (SGK trang 24) đi lên và đi xuống. - Đọc các nốt trục đi lên và đi xuống: C – E – G – C. |
- Luyện tập theo hướng dẫn của GV. |
1.2. Bài đọc nhạc số 3 |
|
- Giới thiệu Bài đọc nhạc số 3. |
- Tập trung lắng nghe. |
- Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 3: Có những cao độ và trường độ nào? Có mấy nét nhạc? |
- Trả lời các câu hỏi của GV. |
- Luyện tập tiết tấu:
|
- Luyện tập tiết tấu theo hướng dẫn của GV. |
- Đọc từng nét nhạc kết hợp gõ phách, ghép nối các nét nhạc với nhau. + Nét nhạc 1: 2 ô nhịp. + Nét nhạc 2: 2 ô nhịp (giống nét nhạc 1). + Nét nhạc 3: 4 ô nhịp. |
- Đọc nhạc theo hướng dẫn của GV. |
- Đọc nhạc hoàn chỉnh cả bài kết hợp gõ đệm theo phách; kết hợp đánh nhịp.. |
- Luyện tập theo hướng dẫn của GV. |
- Trình bày bài đọc nhạc theo tổ, nhóm, cặp, cá nhân. |
- Luyện tập theo tổ, nhóm, cặp, cá nhân sau đó trình bày trước lớp (theo dõi và nhận xét phần trình bày của các bạn). |
2. Bài hoà tấu số 3 (khoảng 22 – 23 ph) |
|
- Tìm hiểu bài hoà tấu. |
- Thảo luận nhóm, tìm hiểu bài hoà tấu và các ngón bấm để chơi phần bè của mình. |
- Nghe mẫu bài hoà tấu (GV chơi mẫu từng bè ). |
- Tập trung theo dõi. |
- Luyện tập chơi từng nét nhạc, sau đó ghép nối các nét nhạc với nhau (GV hướng dẫn ngón bấm, cách chơi cho từng bè). |
- Luyện tập theo hướng dẫn của GV. |
- Từng bè trình diễn phần bè của mình. |
- Trình bày riêng từng bè. |
- Ghép nối các bè theo từng nét nhạc. |
- Các bè ghép nối theo hướng dẫn của GV. |
- Luyện tập và trình diễn bài hoà tấu theo tổ, nhóm. |
- Luyện tập theo tổ, nhóm sau đó trình bày trước lớp (theo dõi và nhận xét phần trình bày của các bạn). |
3. Luyện tập
a. Mục tiêu: HS luyện tập phần nội dung đọc nhạc đã học.
b. Nội dung: GV luyện đọc, HS thực hiện theo.
c. Sản phẩm: HS đọc đúng quãng
d. Tổ chức thực hiện :
- GV cho HS đọc bài đọc nhạc và bài hòa tấu.
4. Vận dụng
a. Mục tiêu: HS biết giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua nhiệm vụ học tập được giao.
b. Nội dung: Cảm nhận về bài hát Thương lắm thầy cô ơi.
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện
- GV cho HS nghe lại bài hát sau đó nêu cảm nhận của bản thân.
TRƯỜNG THCS PHONG HẢI HỌ VÀ TÊN GV
TỔ: THỂ DỤC- MĨ THUẬT- ÂM NHẠC NGUYỄN ĐĂNG SUNG
TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 3:
MÔN HỌC : NGHỆ THUẬT LỚP 8
Thời gian thực hiện: 4 tiết
CHỦ ĐỀ 3
BÀI 6 - TIẾT 13
NHẠC CỤ: THỂ HIỆN TIẾT TẤU, ỨNG DỤNG ĐỆM CHO BÀI HÁT
THƯƠNG LẮM THẦY CÔ ƠI
- ÔN TẬP BÀI HÒA TẤU SỐ 3
- TRÃI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Thể hiện đúng bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ, biết ứng dụng đệm cho bài hát Thương lắm thầy cô ơi!.
2. Năng lực:
- Chơi thành thạo Bài hoà tấu số 3 cùng các bạn.
- Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá.
3. Phẩm chất:
Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
– Biết kính trọng, ghi nhớ công ơn thầy cô giáo.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Đàn phím điện tử.
– Nhạc cụ thể hiện giai điệu, thể hiện hoà âm (kèn phím,…).
– Nhạc cụ gõ: tambourine, maracas (có thể thay thế bằng 2 loại nhạc cụ gõ khác).
– File audio (hoặc video) nhạc đệm bài Thương lắm thầy cô ơi!.
III. Tiến trình dạy học
1. Khởi động:
GV yêu cầu HS hát và vận động theo nhịp điệu bài Thương lắm thầy cô ơi!; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
2 .Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu và ưng dụng đệm cho bài hát
b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: kết quả trình bày của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Nội dung & hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Thể hiện tiết tấu; ứng dụng đệm cho bài hát Thương lắm thầy cô ơi! (khoảng 15 – 16 ph) |
|
1.1. Thể hiện tiết tấu bằng tambourine và maracas |
|
– Giới thiệu bài tập tiết tấu. |
– Tập trung lắng nghe. |
– Tìm hiểu bài tập tiết tấu: + Giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Yêu cầu các nhóm tự tìm hiểu âm hình tiết tấu được phân công chơi. |
– Thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của GV. |
– Nghe mẫu bài tâp tiết tấu (GV chơi mẫu) |
– Tập trung theo dõi. |
– Luyện tập chơi bài tập tiết tấu (GV lần lượt hướng dẫn cách chơi cho nhóm tambourine và nhóm maracas). |
– Các nhóm luyện tập theo hướng dẫn của GV. |
– Từng nhóm thể hiện phần tiết tấu đã luyện tập. |
– Nhóm chơi tambourine và nhóm chơi maracas lần lượt trình diễn. |
– Các nhóm ghép nối phần tiết tấu đã luyện tập với nhau |
– Nhóm chơi tambourine và nhóm chơi maracas ghép nối theo hướng dẫn của GV. |
1.2. Ứng dụng đệm cho bài hát Thương lắm thầy cô ơi! |
|
– Luyện tập đệm bài hát (GV thị phạm và hướng dẫn). Đoạn 1
Đoạn 2
|
– Luyện tập đệm theo hướng dẫn của GV. |
– Trình diễn theo tổ, nhóm, cặp (có thể vừa hát vừa gõ đệm hoặc một nhóm hát, một nhóm gõ đệm,…).
|
– Luyện tập theo tổ, nhóm, cặp sau đó trình bày trước lớp (theo dõi và nhận xét phần trình bày của các bạn). |
3. Luyện tập
a. Mục tiêu : HS luyện tập phần nội dung bài hát đã học. Ôn bài hòa tấu số 3
b. Nội dung : GV luyện đọc, HS thực hiện theo
c. Sản phẩm : HS đọc đúng quãng
d. Tổ chức thực hiện :
- GV cho HS tập hát lại bài hoag tấu
- GV yêu cầu các nhóm lên thể hiện trước lớp
- GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức
4. Vận dụng
a. Mục tiêu : Thể hiện bài tập tiết tấu bằng các động tác cơ thể
b. Nội dung :
c. Sản phẩm :
d. Tổ chức thực hiện :
- GV cho HS thực hiện.
- GV yêu cầu các nhóm lên thể hiện trước lớp
- GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức.
* Cuối tiết học, GV chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học.
Số lượt xem : 1