Ngủ dậy muộn thi phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời "

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch bài dạy (Giáo án) » Nguyễn Đăng Sung

Nguyễn Đăng Sung

Cập nhật lúc : 14:37 12/09/2024  

KHBD- ÂM MHẠC- CD2, LOP 7 (TIẾT 5,6,7,8)

          TRƯỜNG THCS PHONG HẢI                                              HỌ VÀ TÊN GV

TỔ: TIẾNG ANH- TD- NT- GDCD- HĐTN,HN                       NGUYỄN ĐĂNG SUNG

TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 2: EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA

MÔN HỌC: NGHỆ THUẬT- LỚP 7

Thời gian thực hiện: 4 tiết

 

 TIẾT 5

HỌC BÀI HÁT: ĐI CẤY

NGHE NHẠC: BÀI HÁT CHÈO THUYỀN

 TRI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Đi cấy; biết hát kết hợp với gõ đệm hoặc vận động.

- Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Đi cấy, chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực âm nhạc

 - Thể hiện đúng  giai điệu lời ca, sắc thái bài hát luyện tập kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng.

- Hát kết hợp vỗ tay theo phách, gõ đệm nhạc cụ theo tiết tấu, kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.

- Cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, bài hát với giai điệu vui tươi.

- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc của bài hát, biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với bạn bè.

- Hát kết hợp vỗ tay theo phách, kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.

 3. Phẩm chất

- Nhân ái: Yêu quê hương, đất nước.

- Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. GV:  Đàn phím điện tử.

- Đàn và hát thuần thục bài Đi cấy.

2. HS: SGK âm nhạc 7, nhạc cụ gõ( thanh phách).

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt độn Khởi động (mở đầu)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV.                                                                     1

d. Tổ chức thực hiện

- Tổ chức hoạt động: theo phương pháp Kadaly (Cảm nhận, tư duy và kỹ năng âm nhạc).

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

 - GV Trình chiếu video, HS quan sát màn hình và hát kết hợp vận động cơ thể hoặc GV làm mẫu cho HS vận động theo nhạc.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV khuyến khích học sinh hợp tác tích cực, hát kết hợp vận động cơ thể.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV và HS thảo luận hoạt động trên.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng.

- GV nhận xét, đánh giá giới thiệu vào bài mới.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( Khám phá)

* Kiến thức 1: Hát Đi cấy

a. Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc bài hát.

b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc sgk, kết hợp với kiến thức hiểu biết của mình, trả lời câu hỏi:

+ Bài hát do ai sáng tác?

- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát: Các em đã biết Việt Nam là đất nước có một kho tàng dân ca rất phong phú và đa dạng. Mỗi vùng, miền, dân tộc dều có một làn điệu dân ca riêng, đặc sắc.Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một bài hát dân ca của vùng đất Thanh Hoá – bài hát “Đi cấy”.

 - Thanh Hóa có các làn điệu dân ca đặc biệt là Tổ khúc Múa đèn. Múa đèn là hình thức diễn xướng Hát và Múa. Khi biểu diễn, mỗi diễn viên đội trên đầu một đĩa đèn dầu.

- Bài hát được trích trong tổ khúc Múa đèn -gồm 10 bài hát kết hợp với múa thể hiện các công vệc lao động của nhân dân như: gieo mạ, đi cấy, dệt vải,…

- GV đặt câu hỏi: Bài hát có thể chia thành mấy câu?

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp vận động cơ thể biểu lộ cảm xúc.

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, của lời 1, ghép nối các câu theo nối móc xích: câu 1 nối câu 2, câu 3 hát nối câu 4.

- GV lưu ý HS những tiếng hát có tiết tấu giống nhau.

- GV đàn theo giai điệu để HS tập hát.

- GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng.

- GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện các yêu cầu của GV

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.

 Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi

- HS học hát theo hướng dẫn của GV

- Các tổ tập hát và sửa cho nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV đánh giá nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS.

1. Tìm hiểu bài hát

- Đây là bái hát Dân ca Thanh Hóa

- Bài hát gồm có 1 đoạn, giai điệu vui tươi, trong sáng.

2. Bài hát Đi cấy

a. Lời bài hát

 

 

                                                             2

* Kiến thức 2: Nghe nhạc : Bài Hát chèo thuyền

a. Mục tiêu: HS nghe nhạc và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát chèo thuyền.

b. Nội dung: Nghe nhạc: Bài hát chèo thuyền và trả lời một số câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS cảm nhận âm nhạc và hiểu được bài hát trong nội dung nghe nhạc.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-GV giới thiệu xuất xứ bài Hát chèo thuyền.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi, ghi nhớ

NỘI DUNG:                                                                                                                           3

-                 

3. Hoạt động Luyện tập

a. Mục tiêu: HS  luyện tập phần nội dung bài hát đã học.

b. Nội dung: GV luyện hát, HS thực hiện theo.

c. Sản phẩm: HS nắm được giai điệu và lời ca bài hát.

d. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS tập hát lại bài hát Đi cấy.

- GV yêu cầu các nhóm lên thể hiện trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: Từ bài tập trên, học sinh vận kiến thức đã học vào xử lí tình huống thực tế

b. Nội dung: HS trình bày được bài hát theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS.

d. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS:

+  Hát to, rõ ràng.

+ Kết hợp hát với vận động cơ thể.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học.

* Tổng kết tiết học

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học.                                                                    4

- Yêu cầu cá nhân/nhóm hoàn thành các câu hỏi ở nội dung hát.

* Chuẩn bị bài mới

- Chuẩn bị nội dung tiết học sau: luyện đọc nhạc, thể hiện tiết tấu.

                                                                                                                              5

           TRƯỜNG THCS PHONG HẢI                                              HỌ VÀ TÊN GV

TỔ: TIẾNG ANH- TD- NT- GDCD- HĐTN,HN                       NGUYỄN ĐĂNG SUNG

TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 2: EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA

MÔN HỌC: NGHỆ THUẬT- LỚP 7

 Tiết 6

 TTAN: DÂN CA MỘT SỐ VÙNG MIỀN VIỆT NAM

ÔN BÀI HÁT: ĐI CẤY

THỂ HIỆN TIẾT TẤU VÀ ỨNG DỤNG ĐỆM CHO BÀI HÁT

 

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết và nêu được đặc điểm dân ca một số vùng miền.

- Thể hiện được bài hát Đi cấy.

- Thực hiện được tiết tấu và vận dụng cho bài hát Đi cấy.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực âm nhạc

 - Thể hiện đúng  giai điệu lời ca, sắc thái bài hát luyện tập kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng.

- Hát kết hợp vỗ tay theo phách, gõ đệm nhạc cụ theo tiết tấu, kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.

- Cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, bài hát với giai điệu vui tươi.

- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc của bài hát, biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với bạn bè.

- Hát kết hợp vỗ tay theo phách, kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.

 3. Phẩm chất

- Cảm nhận được vẻ đẹp của bài hát: Hát chèo thuyền kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc, biểu diễn bài hát.

- Nhận biết và nêu được đặc điểm dân ca một số vùng miền.

- Hs yêu thích dân ca các dân tộc ở các vùng miền khác nhau.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tivi, đàn phím điện tử.

- Chuẩn bị một số băng đĩa nhạc để giới thiệu về tác phẩm âm nhạc.

- Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan.

- Phiếu đánh

giá.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động Khởi động(mở đầu)                                                                                         6

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức thực hiện

- Tổ chức hoạt động: theo phương pháp Kadaly (Cảm nhận, tư duy và kỹ năng âm nhạc).

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới

Thường thức âm nhạc: Dân ca một số vùng miền

a. Mục tiêu: HS nghe nhạc và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát chèo thuyền. và các làn điệu dân ca của các vung miền.

b. Nội dung: tìm hiểu về các làn diệu dân ca và trả lời một số câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS cảm nhận âm nhạc và hiểu được bài hát trong nội dung nghe nhạc, nhận biết được mỗi một  vùng miền đều có những  làn điệu dân ca đặc trưng và khác nhau.

d. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mở nhạc cho hs nghe rồi yêu cầu hs nêu cảm nhận: Tinh thần cần cù lao động của những người dân làm nghề chài lưới được thể hiện ở câu hát nào?

HS1.Câu hát Không nên là nên ta cũng chẳng nhờ là nhờ cậy ai.

Là câu hát thể hiện tinh thần chăm chỉ lao động của ngư dân.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HSxung phong trả lời.

- Hs làm bài vào vờ.

-Hs chia nhóm thảo luận.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động

- HS xung phong trả lời  câu hỏi.

- Gv nói khái niệm về dân ca.

Gv chia lớp thành 5 nhóm: Mỗi nhóm tìm hiều về dân ca một vùng miền được giới thiệu trong bài rồi lên bảng trình bày.

B4: Đánh giá kết quả

GV nhận xét hoạt động

1.Thưởng thức âm nhạc:Dân ca một số vùng miền Việt Nam

. Dân ca là những bài hát ngắn thường từ các bài ca dao của nhân dân sáng tác và truyền miệng.

 miền núi phía Bắc có hát Lượn của người Tày, Sli của người Nùng , khắp của người Thái.

-Vùng Trung du và ĐBBB  có nhiều thể loại như hát xoan, hát ghẹo, hát đúm, hát ví, hát trống quân, cò là, hát quan họ...

-Vùng ĐB và ven biển trung bộ phổ biến với hò :hò sông Mã,  Hò Mái Nhì, Hò Mái đẩy..

-Vùng Tây Nguyên con nguyên sơ và mang âm hưởng núi rừng, có hát ru, đồng dao, hát đối đáp trong các lễ hội..

-Vùng Nam Bộ nổi tiếng với các điệu hò và lí: Hò Đồng Tháp,  Lí kéo chài..

 Ôn bài hát Đi cấy

a. Mục tiêu: Từ hoạt động trên học sinh hình thành được kĩ năng giải quyết vấn đề.

b. Nội dung: HS ôn lại bài hát Đi cấy, đọc nhạc bài đọc nhạc số 2.                                           7

c. Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS.

d. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS đọc bài đọc nhạc, hát bài Đi cấy.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

HĐ CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bài tập đọc nhạc số 2, bài hát “Đi cấy” theo tổ, nhóm, cặp kết hợp gõ đệm.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động

- HS trình bày theo tổ, nhóm, cặp.

B4: Đánh giá kết quả

- GV nhận xét hoạt động.

2. Ôn bài hát Đi cấy.

Thể hiện tiết tấu và vận dụng đệm cho bài hát

a. Mục tiêu: HS thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Đi cấy.

b. Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm: HS thực hiện.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Nhiệm vụ 1: Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể

- GV yêu cầu HS đọc âm hình tiết tấu kết hợp vỗ tay.

- GV làm mẫu rồi yêu cầu các nhóm luyện tập với thanh phách và trống con.

- GV làm mẫu rồi yêu cầu các nhóm luyện tập với động tác cơ thể.

* Nhiệm vụ 2: Ứng dụng đệm cho bài hát Đi cấy.

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đệm mẫu câu hát đầu tiên rồi yêu cầu HS luyện tập đệm cho bài hát.

 - GV yêu cầu HS trình diễn theo nhóm, cặp, cá nhân (có thể vừa hát vừa gõ đệm hoặc một nhóm hát, một nhóm gõ đệm,...).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

 - HS thực hiện các yêu cầu của GV. Luyện tập bài hát.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm báo cáo kết quả.

- GV theo dõi phần trình bày và nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chuẩn kiến thức và bổ sung.

3. Thể hiện tiết tấu

a. Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể

 

 

 

 

 

 

b. Ứng dụng đệm cho bài hát Đi cấy.

 

                                                                8

3. Hoạt động Luyện tập

a. Mục tiêu: HS  luyện tập phần nội dung ôn bài hát.

b. Nội dung: HS luyện hát.

c. Sản phẩm: HS thể hiện được giai điệu và lời ca bài hát.

d. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu các nhóm lên thể hiện trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật luyện của HS, chuẩn kiến thức.

4. Hoạt động Vận dụngT

 a. Mục tiêu:Từ bài tập trên, học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

 b. Nội dung: HS học sinh hiểu được các lan điệu dân ca. 

c. Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS.

d. Tổ chức thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                                                 9

           TRƯỜNG THCS PHONG HẢI                                              HỌ VÀ TÊN GV

TỔ: TIẾNG ANH- TD- NT- GDCD- HĐTN,HN                       NGUYỄN ĐĂNG SUNG

TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 2: EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA

MÔN HỌC: NGHỆ THUẬT- LỚP 7

Tiết 7

LUYỆN ĐỌC GAM THEO MẪU- BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 2

NHẠC CỤ: HÒA TẤU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này:

- Đọc nhạc đúng cao độ; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 2; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.

- Thể hiện, chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.

2. Năng lực

- Năng lực chung: chủ động thực hiện các nhiệm vụ, biết giao lưu, hợp tác, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực âm nhạc: Đọc nhạc đúng cao độ, thể hiện được hòa tấu.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: Yêu mái trường, yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô.

- Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tivi, tranh ảnh, đàn phím điện tử.

- Chuẩn bị một số băng đĩa nhạc để giới thiệu về tác phẩm âm nhạc

- Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan.

- Phiếu đánh giá.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động Khởi động (mở đầu)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên sử dụng đàn lấy cao độ chuyển giọng, yêu cầu học sinh đọc gam đô trưởng theo mẫu sgk trang 13.

 - GV giới thiệu bài đọc nhạc số 2.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc gam đô trưởng.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động

- Các cá nhân, nhóm báo cáo.

B4: Đánh giá kết quả

- GV nhận xét hoạt động

 

10

Hoạt động Hình thành kiến thức mới:

1. Đọc nhạc, bài đọc nhạc số 2

a. Mục tiêu: HS biết cách đọc gam Đô trưởng và đọc được bài đọc nhạc số 2.

b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đọc nhạc số 2:

Bài có hình nốt đơn, đen, trắng, đen chấm dôi, có dấu luyến, và dấu lặng đen; có các cao độ.

 Mí- rê -đô -si -son -rề.

Không xuất hiện đủ 7 bậc cơ bản.

- GV hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu.

- GV hướng dẫn học sinh đọc nhạc câu 1 kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, đọc nhạc câu 2 kết hợp gõ phách.

 - GV hướng dẫn học sinh đọc nhạc cả bài.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu bài đọc nhạc số 2.

- HS đọc nhạc câu 1 và 2  kết hợp gõ đệm.

B4: Báo cáo kết quả hoạt động

- Một vài hs lên bảng trình bày

Đánh giá kết quả: GV nhận xét hoạt động.

2. Tập đọc nhạc số 2

2. Nhạc cụ: Hòa tấu

a. Mục tiêu: HS thể hiện, chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.

b. Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm: HS thể hiện được tiết tấu.

d. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập  

- Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chia 2 bè tập luyện gõ mỗi bè 1 âm sắc. Bè 1 vỗ tay, bè 2 gõ thanh phách...kết hợp với nhau.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện vỗ theo hướng dẫn.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động

- HS xung phong lên trình diễn.

B4: Đánh giá kết quả

GV nhận xét hoạt động.

Hòa tấu

                                                 11

3. Hoạt động Luyện tập

a. Mục tiêu: HS  luyện tập phần nội dung đã học, hát được theo cách riêng của mình.

b. Nội dung: TĐN, hòa tấu.

c. Sản phẩm: HS thực hiện.

d. Tổ chức thực hiện

- Hs thực hiện theo yêu cầu của GV.

Hoạt động Vận dụngân

a. Mục tiêu: Từ bài tập trên, học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

b. Nội dung: HS đọc nhạc bài đọc nhạc số 2.

c. Sản phẩm: Kết quả thể hiện của HS.

d. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS đọc bài đọc nhạc,

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và các nhóm trình bày trước lớp.ó quốc 3 cấ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                       

 

                                                                                                                            12

          TRƯỜNG THCS PHONG HẢI                                              HỌ VÀ TÊN GV

TỔ: TIẾNG ANH- TD- NT- GDCD- HĐTN,HN                       NGUYỄN ĐĂNG SUNG

TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 2: EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA

MÔN HỌC: NGHỆ THUẬT- LỚP 7

 

TIẾT 8

 - ÔN BÀI HÒA TẤU

- ÔN BÀI ĐI CẤY

- TRI NGHỆM VÀ KHÁM PHÁ

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

2.  Năng lực

Thể hiện đúng mẫu tiết tấu và ứng dụng đệm được cho bài hát , chơi được bài hòa tấu. Hát thành thục bài hát và bài đọc nhạc trong chủ đề.

3. Phẩm chất

Hs có thái độ nghiêm túc và yêu thích môn học .

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, tranh ảnh, đàn phím điện tử.

- Chuẩn bị một số băng đĩa nhạc để giới thiệu về tác phẩm âm nhạc

- Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan.

- Phiếu đánh giá

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới

b. Nội dung: HS quan sát GV, thực hiện theo yêu cầu

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

d. Tổ chức thực hiện

- GV cho cả lớp nghe một điệu nhạc vui tươi, hứng khởi, tạo tâm thế bước vào bài học.

- HS lắng nghe và hát theo nhạc.

- GV dẫn dắt vào tiết học: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn lại bài hát, cách đọc nhạc và thể hiện tiết tấu.

B. Hoạt động Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu: Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Đi cấy

b. Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm: HS thực hiện

d. Tổ chức thực hiện

                                                                                                                                                 13

HĐ CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trải nghiệm

-Gv yêu cầu hs ứng dụng gõ mẫu tiết tấu bài hát Đi cấy.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động theo nhóm.

Báo cáo kết quả hoạt động

Các nhóm lên thể hiện trước lớp

Đánh giá kết quả

GVnhận xét hoạt động

 

C.Hoạt động Luyện tập : Ôn tập bài Đi cấy – bài đọc nhạc số 2, bài hòa tấu

a. Mục tiêu: HS biết cách đọc bài nhạc số 2, bài hòa tấu và bài hát Đi cấy

b. Nội dung: HS quan sát SGK, thảo luận ,thực hiện

c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS

d. Tổ chức thực hiệnấp

HĐ CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Ôn tập bài đọc nhạc số 2, bài hòa tấu

Giáo viên sử dụng đàn lấy cao độ chuẩn rồi yêu cầu học sinh đọc Gam đô trưởng đi lên và đi xuống.

GV yêu cầu học sinh ôn luyện bài đọc nhạc theo nhóm kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. GV sửa những chỗ học sinh đọc sai.

 -GV yêu cầu học sinh trình bày bài đọc nhạc theo tổ nhóm cá nhân.

* Ôn tập bài Đi cấy

-HS ôn luyện theo nhóm hát kết hợp múa phụ họa rồi lên trình diễn thi đua lấy điểm tốt.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

-HS đọc Gam đô trưởng đi lên và đi xuống.

- HS ôn luyện bài đọc nhạc theo nhómkết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.

Báo cáo kết quả hoạt động

- HS xung phong lên bảng trình bày theo cá nhân hoặc tổ nhóm

Đánh giá kết quả

- GV nhận xét hoạt động.

.

D.Hoạt động Vận dụng                                                                                                           14

a. Mục tiêu: HS biết cách trình bày bài hát Đi cấy

b. Nội dung: HS thực hiện

c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS

d. Tổ chức thực hiện: cấ

- HS ôn luyện theo nhóm hát kết hợp múa phụ họa rồi lên trình diễn thi đua lấy điểm tốt.

                                                                                                                                               15

p

Số lượt xem : 1

Các tin khác