Bé chẳng học, lớn làm gì?''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch bài dạy (Giáo án) » Lê Văn Tiến

Lê Văn Tiến

Cập nhật lúc : 20:16 16/09/2024  

KHBD_NDGDĐP8

Tiết 1, 2

Chủ đề. DÂN CƯ TT.HUẾ

Bài 1. DÂN SỐ, GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ

I. MỤC TIÊU Học xong bài này HS sẽ:

1. Kiến thức

- Trình bày được các đặc điểm cơ bản về dân cư địa phương

- Liên hệ được thực tế nơi em sống.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh.

+ Sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu để phân tích/trình bày được một số vấn đề dân cư tỉnh TT.Huế

+ Tìm mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên - dân cư và KT – XH.

+ Giải thích một số đặc điểm dân cư.

3. Phẩm chất

- Góp phần hình thành và phát triển những tình cảm tốt đẹp về quê hương, đất nước nói chung.

- Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị của con người Huế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bài giảng Powerpoint, máy tính

- Bản đồ tranh ảnh về dân cư TT – Huế.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài mới.

- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:     

1. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới.

- Giúp HS

+ Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

+ Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung: GV chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ. HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: HS nêu được những chi tiết quan sát thấy và phán đoán được nội dung hình ảnh phản ánh điều gì.

d) Tổ chức thực hiện:

GV chiếu hình ảnh về dân cư ở TT.Huế : các hình ảnh gợi cho em nhận thức gì về dân cư ở TT.Huế

HS quan sát, phân tích hình ảnh trả lời câu hỏi.

GV viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số tỉnh TT.Huế .

a) Mục tiêu:

Xác định được các đặc điểm dân số TT.Huế .

b) Nội dung:

HS dựa vào tài liệu, số liệu để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính

1. Dân số

1.1. Quy mô dân số

Dân số của tỉnh TT.Huế có quy mô khá lớn, với 1 153 795 người vào năm 2021, xếp thứ 40 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tỉ lệ tăng dân số trung bình hằng năm trong giai đoạn 2015 - 2021 là 0,54 %. Dân số khá đông tạo lợi thế về nguồn lao động tại chỗ đổi đào, đồng thời là thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa tiêm năng để phát triển các ngành sản xuất tại địa phương. Tuy nhiên, đân số đông cũng tạo ra sức ép đối với việc sử dụng lao động, tạo việc làm của tỉnh.

1.2. Phân bố dân cư

Năm 2021, mật độ dân số trung bình của tỉnh TT.Huế đạt 233 người/ km”. Trong đó, thành phố Huế là nơi tập trung đông dân cư nhất với mật độ dân số là 1184 người/ km?, huyện miền núi Nam Đông là nơi dân cư thưa thớt nhất trong tỉnh với mật độ 42 người/ km°.ˆ

Dân cư ở tỉnh TT.Huế phân bố không đều, có sự chênh lệch giữa vùng, đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn. Sự phân bố dân cư không đồng, đều giữa các vùng gây ảnh hưởng lớn đến quy hoạch phát triển kinh tế ~ xã hội của địa phương.

1.3. Thành phần dân tộc

          Có 6 dân tộc chính, đa số là người Kinh.

c) Sản phẩm

          HS nêu được các đặc điểm về dân số qua tài liệu và bản đồ.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Bước 1: Cho HS đọc tài liệu, bản đồ phân bố dân cư và trả lời câu hỏi:

- Nêu đặc điểm về dân số và phân bố dân cư, thành phần dân tộc TT.Huế .

- Chỉ trên bản đồ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về gia tăng dân số ở TT.Huế

a) Mục tiêu:

Nêu được đặc điểm gia tăng dân số ở TT.Huế

b) Nội dung:

HS dựa vào tài liệu, BSL để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính

2.1. Gia tăng dân số tự nhiên

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh TT.Huế năm 2021 là 1,06 %,cao hơn so với tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của cả nước (năm 2021 là 0,93 %).

2.2. Gia tăng dân số cơ học

Sau nhiều năm tỉ suất gia tăng dân số cơ học âm, năm 2021, tỉnh TT.Huế  có tỉ suất gia tăng dân số cơ học là 2,1 %, nghĩa là tỉ lệ người nhập cư cao hơn tỉ lệ  người xuất cư. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên số lượng người xuất cư giảm và nhiều người dân TT.Huế ở các tỉnh, thành phố khác quay về, kết hợp những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên số dân nhập cư cao hơn.

c) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi sau:

- Nêu đặc điểm gia tăng dân số TT.Huế

- Nhận xét BSL

 

 

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Cho HS quan sát hình ảnh, BSL và trả lời câu hỏi:

- Nêu đặc điểm gia tăng dân số TT.Huế

- Nhận xét BSL.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cơ cấu dân số ở TT.Huế

a) Mục tiêu:

Nêu được đặc điểm cơ cấu dân số ở TT.Huế

b) Nội dung:

HS dựa vào tài liệu, BSL để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính

3.1. Cơ cấu dân số theo độ tuổi

Cơ cấu dân số theo độ tuổi của tỉnh TT.Huế thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng dân số phụ thuộc (dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên) và tăng tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 - 64 tuổi). Tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động so với nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc từ 1,8 lần năm 2009 tăng lên 1,98 lần năm 2019. Nhờ có cơ cấu dân số trẻ, tỉnh TT.Huế có lực lược lao động dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội.

Tuổi thọ trung bình của dân cư TT.Huế là 72,3 tuổi (trong đó tuổi trung bình của nam giới là 69,7 tuổi và nữ giới là 75,1 tuổi), thấp hơn so với tuổi thọ trung bình của dân cư cả nước là 73,6 tuổi.

3.2. Cơ cấu dân số theo giới tính

Năm 2021, dân số toàn tỉnh có 571 245 nam (chiếm 49,5 %)? và 544 418 nữ (chiếm 50,5 %). Tỉ số giới tính khi sinh của tỉnh TT.Huế vẫn còn ở mức cao. Trong giai đoạn 2011 - 2021, tỉ số giới tính khi sinh của tỉnh là 110 bé trai/100 bé gái. Tỉnh TT.Huế đang thực hiện các giải pháp kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh để hạn chế những hệ luy tiêu cực do sự mất cân bằng giới gây ra.

3.3. Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn

Dưới tác động của quá trình đô thị hoá, tỉ lệ dân số thành thị ở tỉnh TT.Huế có xu hướng tăng lên. Năm 2021, toàn tỉnh TT.Huế có 609 377 người sống ở thành thị (chiếm 52,8 %) và 544 418 người sống ở nông thôn (chiếm 47/2 %).

c) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi sau:

- Nêu đặc điểm cơ cấu dân số TT.Huế

- Nhận xét biểu đồ, BSL

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Cho HS quan sát hình ảnh, BSL và trả lời câu hỏi:

- Nêu đặc điểm cơ cấu dân số TT.Huế

- Nhận xét BSL, biểu đồ.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

3. LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Lập sơ đồ thể hiện mhững đặc điểm chính của dân số tỉnh TT Huế và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

4. VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

          Sưu tầm tư liệu và hình ảnh về các dân tộc đang sinh sống trrên địa bàn tỉnh TTHuế.

 Bước 2: GV giới thiệu để HS có thể tìm hiểu.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Tiết 3, 4

Bài 2. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

I. MỤC TIÊU Học xong bài này HS sẽ:

1. Kiến thức

- Nhận biết được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm ở TT.Huế .

- Liên hệ thực tế địa phương về vấn đề lao động, việc làm.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh.

+ Sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu để phân tích/trình bày được một số vấn đề lao động và việc làm tỉnh TT.Huế

+ Tìm mối liên hệ giữa dân cư và KT – XH.

+ Giải thích một số đặc điểm lao động và việc làm.

3. Phẩm chất

- Góp phần hình thành và phát triển những tình cảm tốt đẹp về quê hương, đất nước nói chung.

- Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị của con người Huế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bài giảng Powerpoint, máy tính

- Bản đồ tranh ảnh về lao động và việc làm TT – Huế.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài mới.

- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:     

1. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới.

- Giúp HS

+ Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

+ Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung: GV chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ. HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: HS nêu được những chi tiết quan sát thấy và phán đoán được nội dung hình ảnh phản ánh điều gì.

d) Tổ chức thực hiện:

          GV chiếu hình ảnh về lao động và việc làm ở TT.Huế : các hình ảnh gợi cho em nhận thức gì về lao động và việc làm ở TT.Huế

          HS quan sát, phân tích hình ảnh trả lời câu hỏi.

          GV viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn lao động tỉnh TT.Huế .

a) Mục tiêu:

Xác định được các đặc điểm nguồn lao động TT.Huế .

b) Nội dung:

HS dựa vào tài liệu, số liệu để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính

1.1. Lao động và chất lượng nguồn lao động

Năm 2021, quy mô dân số tỉnh TT.Huế trên 1 triệu người với nguồn lao |động chiếm đến 54 % tổng đân số toàn tỉnh. Tỉ lệ lao động của tỉnh thấp hơn so với trung bình của vùng và cả nước. Do lực lượng lao động trẻ có xu hướng di cư đến các tỉnh khác, vùng khác có triển vọng phát triển kinh tế - xã hội cao hơn. Tỉ suất di cư thuần hằng năm của tỉnh cao thứ hai trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (sau Bình Định).

Năm 2021, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ từ sơ cấp nghề trở lên của tỉnh TT.Huế đạt trên 28,7 %. Tỉ lệ lao động tự làm ở TT.Huế cao hơn mức bình quân cả nước, trong khi lao động làm chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm tỉ trọng thấp.

Điểm mạnh của nguồn nhân lực TT.Huế là cần cù, chịu khó, ham học hỏi và cầu tiến bộ. Tuy nhiên, lao động có chuyên môn sâu, lao động chất lượng cao còn hạn chế về số lượng.

1.2. Cơ cấu lao động

a. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế

Dịch vụ là ngành có quy mô sử dụng lao động lớn nhất, với trên 47 % lực lượng lao động, trong đó du lịch là ngành đóng vai trò quan trọng thu hút nhiều lao động nhất. Lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng tương đối ít và đang có xu hướng tăng.

b. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế

Về cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế, kinh tế ngoài Nhà nước chiếm đến 82 % lực lượng lao động, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 4 % lực lượng lao động của tỉnh, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước là 9 %.

Điều này phản ánh một thực tế là khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh TT.Huế vẫn còn nhiều hạn chế so với mặt bằng chung của cả nước.

c. Cơ cấu lao động làm 0iệc phân theo thành thị, nông thôn

Lao động có việc làm ở nông thôn của tỉnh TT.Huế chiếm tỉ lệ cao và đang có xu hướng giảm dần so với lực lượng lao động làm việc ở thành thị.

c) Sản phẩm

          HS nêu được các đặc điểm về dân số qua tài liệu và số liệu.

 

 

 

 

Dựa vào tư liệu trong bài và bảng 2.3, em hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh TT.Huế giai đoạn 2015 — 2021.

 

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Bước 1: Cho HS đọc tài liệu, số liệu, biểu đồ và trả lời câu hỏi:

- Nêu đặc điểm về lao động TT.Huế .

- Chỉ trên biểu đồ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc làm ở TT.Huế

a) Mục tiêu:

Nêu được đặc điểm việc làm ở TT.Huế

b) Nội dung:

HS dựa vào tài liệu, BSL để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính

2. Vấn đề việc làm

Việc làm là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của tỉnh TT.Huế . Năm 2021, tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 3,6 %; trong đó, khu vực thành thị gần 3,8 %, khu vực nông thôn hơn 3,4 %; tỉ lệ thất nghiệp của lao động nam giới khoảng 3,0 % và nữ giới 4,4 %.

Nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên và người lao động cũng như tăng cường phát triển hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp theo phương châm cùng đồng hành, cùng phát triển,

~

 hằng năm Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh TT.Huế đều tổ chức “Ngày hội Việc làm n tuyển sinh”. Năm 2022, ngày hội đã thu hút sự tham gia của trên 20 trường cao đẳng, đại học, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh trên 4 000 chỉ tiêu; trên 60 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng làm việc ở trong nước và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với hơn 6 500 vị trí việc làm.

Để sử dụng hợp lí nguồn lao động và giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh TT.Huế tập trung giải quyết theo các hướng sau:

- Tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm tạo việc làm cho người lao động, vì tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo thêm chỗ làm mới, từ đó giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động một cách thuận lợi hơn.

- Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực: nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động.

- Phát triển thị trường lao động, thúc đẩy cung ứng lao động, giới thiệu việc làm: |tăng cường hiệu quả hoạt động dịch vụ việc làm và cung ứng lao động, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

c) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi sau:

- Nêu đặc điểm việc làm ở TT.Huế

- Liên hệ được tại địa phương.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Cho HS quan sát hình ảnh, tài liệu và trả lời câu hỏi:

- Nêu đặc điểm việc làm TT.Huế

- Liên hệ tại địa phương em đang sinh sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

3. LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

Em hãy trả ời các câu hỏi sau:

1. Trình bày đặc điểm nguồn lao động của TT. Huế.

2. Phân tích ưu điểm và hạn chế của nguồn lao động TT. Huế.

3. Dựa vào kiến thức đã học vào bảng 2.1, em hãy trình bày mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm của tỉnh Thừa Thiên Huế.

 4. VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp giải quết việc làm cho người lao động ở huyện, xã nơi em đang sống.

Bước 2: GV giới thiệu để HS có thể tìm hiểu.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Tiết 5, 6

Bài 3. ĐÔ THỊ HOÁ Ở TT. HUẾ

 

I. MỤC TIÊU Học xong bài này HS sẽ:

1. Kiến thức

- Nhận biết được quá trình đô thị hóa ở TT.Huế , ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đời sống xã hội

- Liên hệ thực tế địa phương.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh.

+ Tìm mối liên hệ giữa đô thị hoá và KT – XH.

+ Giải thích một số đặc điểm đô thị hoá.

3. Phẩm chất

- Góp phần hình thành và phát triển những tình cảm tốt đẹp về quê hương, đất nước nói chung.

- Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị của con người và đô thị Huế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bài giảng Powerpoint, máy tính

- Bản đồ tranh ảnh về đô thị TT – Huế.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài mới.

- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:     

1. KHỞI ĐỘNG:

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới.

- Giúp HS

+ Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

+ Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung: GV chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ. HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: HS nêu được những chi tiết quan sát thấy và phán đoán được nội dung hình ảnh phản ánh điều gì.

d) Tổ chức thực hiện:

          GV chiếu hình ảnh về đô thị ở TT.Huế : các hình ảnh gợi cho em nhận thức gì về đô thị ở TT.Huế

          HS quan sát, phân tích hình ảnh trả lời câu hỏi.

          GV viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

TT.Huế là vùng đất có lịch sử hình thành cách đây hơn 700 năm. Trong mối quan hệ giao lưu qua nhiều thế kỉ, TT.Huế đã dung hợp được văn hoá Chăm-pa và văn hoá Đại Việt, góp phần tạo nên nét đặc trưng của lịch sử và văn hoá Huế, trong đó có sự phát triển của đô thị. Đô thị hoá ở TT.Huế có đặc điểm gì? Mạng lưới đô thị hiện nay như thế nào? Ảnh hưởng của quá của quá trình đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội ở TT.Huế như thế nào?

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình đô thị hoá ở TT.Huế .

a) Mục tiêu:

Biết được quá trình đô thị hoá TT.Huế .

b) Nội dung:

HS dựa vào tài liệu, số liệu để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính

Đô thị hoá ở TT.Huế trải qua quá trình phát triển lâu dài.

- Thời kì đô thị hoá lần thứ 1 (Khoảng cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI): Thành

Hoá Châu, thủ phủ của vùng Thuận Hoá trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá. Các quần cư (làng, phường) phát triển nghề thủ công tập trung dần hình thành và phát triển từ ngã ba Sình dọc theo sông Bồ.

- Thời kì đô thị hoá lần thứ 2 (bắt đầu từ năm 1636): Sau khi Chúa Nguyễn đời phủ chúa lên Kim Long, đô thành Phú Xuân được thành lập và phát triển phồn thịnh, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ Đàng Trong. Các quần cư phát triển mạnh đọc hai bờ sông Hương với các làng nghề, các phường buôn bán. Hoạt động giao thương quốc tế (Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) được phát triển mạnh thông qua cảng Thanh Hà và phố cổ Bao Vinh.

- Thời kì đô thị hoá lần thứ 3 (bắt đầu từ năm 1804): Sau khi vua Gia Long thành lập nhà Nguyễn, đô thị với hàng trăm phủ đệ, hệ phát triển với trung tâm là Hoàng Thành được kết nối thống lăng tẩm, các phường thủ công, làng nghề dịch vụ ở các khu vực Bao Vinh, Kim Long, Xuân Hoà, Vĩ Dạ, Nam Phổ, Ngọc Anh, Lại Thế, Nguyệt Biểu, An Cựu,... và trải rộng trên không gian rộng lớn đến tận phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, núi Bạch Mã, cửa sông Hương ra Biển Đông.

- Thời kì đô thị hoá lần thứ 4 (bắt đầu từ năm 1898): Thị xã Huế được hình thành năm 1898 và nâng lên thành phố Huế năm 1929. Đô thị Huế được mỏ rộng về phía bờ nam sông Hương. Các cơ sở hạ tầng quan trọng của đô thị được hình thành: bệnh viện, trường Quốc học Huế, nhà máy rượu, nhà máy điện, đường sắt, nhà ga...

-  Thời kì đô thị hoá lần thứ 5 (từ sau năm 1975 đến nay):

 

TT.Huế là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An, cảng hàng không Phú Bài; có quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc Nam, tuyến đường sắt Thống Nhất đi qua; kề cận đường hàng hải nội địa và quốc tế; có bờ biển dài;... Các đặc điểm đó đã tạo thuận lợi cho TT.Huế phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá trong nước và nước ngoài. TT.Huế phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

 c) Sản phẩm

          HS nêu được quá trình đô thị hoá qua tài liệu và số liệu.

 

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Bước 1: Cho HS đọc tài liệu, số liệu, bản đồ và trả lời câu hỏi:

- Nêu quá trình đô thị hoá TT.Huế .

- Chỉ trên bản đồ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm đô thị hoá ở TT.Huế

a) Mục tiêu:

Nêu được đặc điểm đô thị hoá ở TT.Huế

b) Nội dung:

HS dựa vào tài liệu, BSL, biểu đồ để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính

2.1. Mạng lưới đô thị

Năm 2023, toàn tỉnh có 15 đô thị, gồm 1 đô thị loại I (thành phố Huế), 2 đô thị loại IV (thị xã Hương Thuỷ, thị xã Hương Trà) và 12 đô thị loại V (7 thị trấn: Phong Điền, Sia, Phú Lộc, Lăng Cô, Phú Đa, A Lưới, Khe Tre và 5 đô thị mới công nhận: Lộc Sơn, Vinh Thanh, Phong An, Thanh Hà, Vinh Hiền).

Phần lớn, các đô thị ở TT.Huế có quy mô nhỏ, trong đó thành phố Huế là đô thị loại I có quy mô dân số lớn nhất, chiếm 43 % dân số toàn tỉnh. Các đô thị còn lại có quy mô dân số ở mức độ trung bình, tương ứng với đô thị loại IV và V (từ 3 000 người đến 50 000 người), đô thị có quy mô dân số nhỏ nhất là thị trấn Phong Điền: 7 587 người.

 

2.2. Gia tăng tỉ lệ dân số thành thị

Năm 2021, TT.Huế có số dân thành thị là 609 377 người, chiếm 52,8 %. Tỉ lệ số dân ở thành thị có sự khác nhau giữa các huyện, thị xã. Trong đó, thành phố Huế có tỉ lệ đân số thành thị cao nhất, khoảng 89 %; huyện Quảng Điền có tỉ lệ đân số thành thị thấp nhất, với 13 %.

2.3. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi

Lối sống thành thị ngày càng phổ biến ở các vùng nông thôn của tỉnh TT.Huế . Nhịp sống năng động và phong cách sống hiện đại; các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất, sinh hoạt văn hoá,... gắn liền với hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và địch vụ.

c) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi sau:

- Nêu đặc điểm đô thị hoá ở TT.Huế

- Liên hệ được tại địa phương.

- Nhận xét biểu đồ, BSL

 

Bảng 3.3. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh TT Huế giai đoạn 2015 – 2021

Năm

Dân số (người)

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%)

2015

1114 654

1,10

2016

1117 985

1,10

2017

1 123 357

1,09

2018

1 125 462

1,08

2019

1 129 505

1,08

2020

1 133 713

1,08

2021

1153 795

1,06

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Cho HS quan sát hình ảnh, tài liệu, biểu đồ, BSLvà trả lời câu hỏi:

- Nêu đặc điểm đô thị hoá ở TT.Huế

- Liên hệ tại địa phương em đang sinh sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

2.3. Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến phát triển KT – XH ở TT.Huế

a) Mục tiêu:

Nêu được ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến phát triển KT – XH ở TT.Huế

b) Nội dung:

HS dựa vào tài liệu, liên hệ thực tế để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính

Quá trình đô thị hoá ở tỉnh TT.Huế đã có những ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể:

- Đô thị hoá đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh TT.Huế theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. Với vai trò là đô thị đi sản, văn hoá nên tỉ trọng ngành dịch vụ ổn định và chiếm tỉ trọng cao nhất (chiếm 46,5 % vào năm 2021).

- Thành phố, thị xã, thị trấn là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn Kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh TT.Huế .

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Lao động từ khu vực nông thôn di chuyển ra khu vực thành thị và nơi có nhiều cơ hội việc làm tại các khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ, các trung tâm lớn,...

Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng gây ra những hậu thông, ô nhiễm môi trường (dọc theo sông Hương, đầm một số vấn đề an ninh trật tự xã hội của địa phương,...

c) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi sau:

- Nêu đặc điểm đô thị hoá ở TT.Huế

- Liên hệ tại địa phương em đang sinh sống.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Cho HS quan sát hình ảnh, tài liệu, và trả lời các câu hỏi

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

3. LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

Em hãy trả ời các câu hỏi sau:

1. Hoàn thành bảng về quá trình phát triển đô thị ở tỉnh TT.Huế:

STT

Thời kì đô thị hóa

1

Lần thứ 1

2

Lần thứ 2

3

Lần thứ 3

4

Lần thứ 4

5

Lần thứ 5

2. Dựa vào thông tin trong bảng 3.3 Em hãy vẽ biểu đồ cột và đường thể hiện thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2021

4. VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

Thu thập thông tin Lấy ví dụ minh họa về ảnh hưởng tích cực Tiêu cực của quá trình đô thị hóa với phát triển kinh tế-xã hội tỉnh TT Huế

Bước 2: GV giới thiệu để HS có thể tìm hiểu.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Tiết 7.

ÔN TẬP

 

I. MỤC TIÊU

1. Củng cố kiến thức về

- Các đặc điểm cơ bản về dân cư nguồn lao động và phân tích được mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm ở TT.Huế địa phương

- Quá trình đô thị hóa ở TT.Huế đã ảnh hưởng đến đời sống xã hội

2. Năng lực

+ Sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu để phân tích/ trình bày được một số vấn đề dân cư.

+ Xác lập mối liên hệ giữa lao động, việc làm tỉnh TT.Huế hiện tại và tương lai.

3. Phẩm chất

          Góp phần củng cố tình cảm tốt đẹp về quê hương, đất nước.

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Dân số TT Huế có quy mô khá lớp, năm 2021 là

A. 1 153 795 người.           B. 1 153 895 người.           C. 1 153 995 người.           D. 1 153 799 người.

Câu 2. Sau nhiều năm tỉ suất gia tăng dân số cơ học âm năm 2021 là

A. 1,9 %.                           B. 2,0 %.                           C. 2,1 %.                               D. 2,2 %.

Câu 3. Mật độ dân số trung bình TT Huế 2021 là

A. 223 người/km2.             B. 233 người/km2.              C. 234 người/km2.              D. 235 người/km2.

Câu 4. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 2021 là 

A. 0,04%.                          B. 0,05%.                          C. 0,06%.                               D. 0,07%.

Câu 5. Tỉ lệ dân số thành thị ở tỉnh TT Huế năm 2021 chiếm

A. 52,5 %.                         B. 52,6 %.                         C. 52,7 %.                           D. 52,8 %.

Câu 6. Tỉ lệ lao động TT Huế 2021 là

A. 51%.                             B. 52%.                             C. 53%.                               D. 54%.

Câu 7. Năm 2021, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo TT Huế đạt trên

A. 28,7 %.                         B. 28,8 %.                         C. 28,9 %.                           D. 29,0 %.

Câu 8. Năm 2021 khu vực lao động có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh TT Huế là

A. 3,76%.                          B. 11,89%.                        C. 13,24%.                             D. 15,23%.

Câu 9. Năm 2021, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động TT Huế là

A. 3,5 %.                           B. 3,6 %.                           C. 3,7 %.                               D. 3,8 %.

Câu 10. Năm 2021 tuổi thọ trung bình của dân cư TT Huế

A. 69,7 tuổi.                      B. là 72,3 tuổi.                   C. 73,6 tuổi.                        D. 75,1 tuổi.

Câu 11. Năm 2023, toàn tỉnh có 1 đô thị loại I đó là

A. thành phố Huế.                                                       B. thị xã Hương Thuỷ.          

C. thị xã Hương Trà.                                                   D. thị trấn Phong Điền

Câu 12. Thời kì đô thị hoá lần thứ 5 TT Huế từ sau những năm

A. 1636.                            B. 1604                             C. 1898.                               D. 1975

II. TỰ LUẬN

1/ Phân tích những thuận lợi do “cơ cấu dân số vàng” mang lại cho sự phát triển kinh tế của tỉnh TT Huế.

          Hiện nay, tỉnh TT Huế có “cơ cấu dân số vàng”

- Cơ cấu dân số theo mhóm độ tuổi của tỉnh TT Huế thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng dân số phụ thuộc (dưới 15 và từ 65 tuổi trở lên) và tăng tỉ trọngdân số trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 64 tuổi)

- Nhờ có cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ khá lớn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

          Tuổi thọ trung bình của dân cư TT Huế là 72,3 tuổi (trong đó tuổi trung bình của nam giới là 69,7 tuổi và nữ giới là 75,1 tuổi), thấp hơn so với tuổi thọ trung bình của dân cư cả nước là 73,6 tuổi. 

2/ Quá trình đô thị hoá ở tỉnh TT Huế đã có những ảnh hưởng tích cực đến phát triển KT-XH.

*Thuận lợi:

- Đô thị hoá đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh TT Huế theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. Với vai trò là đô thị di sản, văn hoá nên tỉ trọng ngành dịch vụ ổn định và chiếm tỉ trọng cao nhất (chiếm 46,5 % vào năm 2021). 

- Thành phố, thị xã, thị trấn là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh TT Huế. 

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Lao động từ khu vực nông thôn di chuyển ra khu vực thành thị và nơi có nhiều cơ hội việc làm tại các khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ, các trung tâm lớn. 

*Khó khăn:

Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng gây ra những hậu quả như: tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường (dọc theo sông Hương, đầm phá và vùng ven biển), một số vấn đề an ninh trật tự xã hội của địa phương...

3/ Quy mô dân số  TT Huế có thuận lợi, khó khan gì cho phát triển kinh tế xã hội

-Đặc điểm:                                          

TT Huế có quy mô khá lớn, với 1.153.795 người vào năm 2021, xếp thứ 40 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tỉ lệ tăng dân số trung bình hằng năm trong giai đoạn 2015 - 2021 là 0,54 %.

-Thuận lợi:

Nguồn lao động tại chỗ dồi dào, đồng thời là thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa tiềm năng để phát triển các ngành sản xuất tại địa phương.

-Khó khăn:

          Dân số đông cũng tạo ra sức ép đối với việc sử dụng lao động, tạo việc làm nhà ở, phúc lợi xã hội của tỉnh.

4/ Để sử dụng hợp lí nguồn lao động và giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh TT Huế tập trung giải quyết theo các hướng sau: 

- Tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm tạo việc làm cho người lao động, vì tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo thêm chỗ làm mới, từ đó giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động một cách thuận lợi hơn. 

- Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực: nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động. 

- Phát triển thị trường lao động, thúc đẩy cung ứng lao động, giới thiệu việc làm: tăng cường hiệu quả hoạt động dịch vụ việc làm và cung ứng lao động, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 

Tiết 8.

ĐỀ THI GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025

MÔN: NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

ĐỊA LÍ – MÔI TRƯỜNG

Số lượt xem : 1

Các tin khác