Cần phải lựa chọn một cách nghiêm ngặt xem nên học gì và không nên học gì ''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch bài dạy (Giáo án) » Lê Văn Tiến

Lê Văn Tiến

Cập nhật lúc : 20:47 16/09/2024  

KHBD_NDGDĐP7

Tiết 7, 8

Chủ đề 4: THIÊN NHIÊN TỈNH TT HUẾ 

Bài 1. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU                                                              

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm cơ bản về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và  mối quan hệ giữa các yếu tố của tự nhiên TT Huế .

- Biết được những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên  thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất của tỉnh TT Huế .

- Xác định được một số đối tượng của tự nhiên trên bản đồ.

- Liên hệ được thực tế nơi em sống.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình 

+ Tìm mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên và giữa tự nhiên với đời sống KT – XH. 

+ Giải thích một số đặc điểm tự nhiên.

3. Phẩm chất

- Góp phần hình thành và phát triển những tình cảm tốt đẹp về quê hương, đất nước nói chung.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các nguồn sử liệu, những giá trị của lanh lam, thắng cảnh, tôn trọng các di sản, yêu người dân đất nước mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint. Máy tính

- Bản đồ ranh ảnh có liên quan. 

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài mới.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:      

1. KHỞI ĐỘNG

GV chiếu hình ảnh/video về cảnh quan TT Huế để dẫn dắt hs vào bài học mới. 

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, địa hình TT Huế.

Hoạt động GV & HS

Nội dung chính

1 HS lên xác định được trên bản đồ vị trí và các đặc điểm địa hình TT Huế .

HS dựa vào tài liệu, bản đồ để trả lời các câu hỏi.

=>HS rút ra nhận xét chung về địa hình và hướng địa hình TT Huế.

I. Địa hình

- Địa hình tỉnh TT Huế khá đa dạng và phức tạp, bao gồm: vùng núi,vùng đồi, vùng đồng bằng và  đầm phá ven biển.


- Địa hình thấp dần từ T sang Đ. Hướng địa hình phổ biến  là TB-ĐN

Tổ chức HĐN

Bước 1: Giao nhiệm vụ

   Nhóm 1: Vùng núi

   Nhóm 2: Vùng đồi

   Nhóm 3: Vùng đồng bằng

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. 


Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc. 

-HS trình bày, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức 

1. Vùng núi

- Vùng núi nằm ở phía tây và phía nam của TT Huế , gồm núi trung bình  và núi thấp. Trong đó, núi thấp chiếm ưu thế.


- Khu vực núi trung bình phân bố chủ yếu ở phía tây (nằm sát biên giới Việt – Lào),  có hướng tây bắc – đông nam, độ cao của các núi phổ biến trên 900 m, nhiều vùng  núi trên 1 000 m.

- Khu vực núi thấp có độ cao từ 200 m đến dưới 700 m.

2. Vùng đồi

- Vùng đồi của TT Huế nằm ở dải chuyển tiếp giữa khu vực núi thấp và  đồng bằng duyên hải hoặc phân bố dọc các  thung lũng sông suối. 


- Vùng đồi phân thành hai kiểu: đồi cao (chiếm ưu thế, độ cao từ 100 đến dưới 200 m), đồi thấp (phân bố chủ yếu ở phía tây thành phố Huế, cao khoảng 50 – 100 m).

3. Vùng đồng bằng

- Địa hình đồng bằng ven biển phân bố ở địa bàn huyện Phong Điền, huyện  Quảng Điền, thị xã Hương Thuỷ, thị xã  Hương Trà,  huyện Phú Vang,  huyện  Phú Lộc. Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 15 – 10 m trở xuống,  trải dài theo hướng hướng tây bắc – đông nam, hẹp ngang – trung bình khoảng  14 – 16 km. Bề mặt của đồng bằng ở một số nơi xuất hiện những trảng cát nội đồng,  đầm phá và các bàu, trằm.


- Đầm phá là nét đặc trưng của dải ven biển TT Huế , gồm hệ đầm phá  Tam Giang – Cầu Hai và đầm biệt lập An Cư (Lập An).

- Nằm giữa đồng bằng duyên hải hoặc đầm phá và biển là dãy cồn đụn cát,  dài khoảng 100 km, chạy song song với đường bờ biển, có  độ cao từ 2 – 35 m,  từ xã Điền Hương (huyện Phong Điền) đến chân đèo Hải Vân (huyện Phú Lộc).

Hoạt động 2: Tìm hiểu về khoáng sản TT Huế 

Bước 1: Cho HS quan sát bản đồ và 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Chỉ trên bản đồ

- Nêu đặc điểm khoáng sản TT Huế

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

II. Khoáng sản

- Nguồn khoáng sản TT Huế không giàu, các mỏ và điểm quặng có  trữ lượng không lớn, phân bố đều khắp, các loại khoáng sản có nguồn gốc ngoại  sinh chiếm ưu thế.


- Một số loại khoáng sản chính gồm: than bùn, cát thuỷ tinh – titan, sắt, vàng, đá  vôi, đất sét, đá xây dựng (cát, đá granit), nước khoáng, kaolin, pyrit,...

3. LUYỆN TẬP

Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố dân cư và phát triển  kinh tế – xã hội của tỉnh TT Huế .

Nơi xã em đang sinh sống thuộc dạng địa hình nào của tỉnh TT Huế ? Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở xã em là nghề gì?

4. VẬN DỤNG

- Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình của tỉnh TT Huế .

- Tìm hiểu về công dụng, trữ lượng, phân bố của một loại khoáng sản của  tỉnh TT Huế .




Tiết 9,10

Bài 2. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU                                                              

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm cơ bản về soong ngòi, thủy văn TT Huế .

- Biết được những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên  thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất của tỉnh TT Huế .

- Xác định được một số đối tượng của tự nhiên trên bản đồ.

- Liên hệ được thực tế nơi em sống.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình 

+ Tìm mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên và giữa tự nhiên với đời sống KT – XH. 

+ Giải thích một số đặc điểm tự nhiên.

3. Phẩm chất

- Góp phần hình thành và phát triển những tình cảm tốt đẹp về quê hương, đất nước nói chung.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các nguồn sử liệu, những giá trị của lanh lam, thắng cảnh, tôn trọng các di sản, yêu người dân đất nước mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint. Máy tính

- Bản đồ ranh ảnh có liên quan. 

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài mới.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:      

1. KHỞI ĐỘNG

“Núi Ngự  Bình trước tròn, sau méo, 

 Sông An Cựu nắng đục, mưa trong.”

Câu ca trên thể hiện mối quan hệ giữa  khí hậu và thuý văn trên địa bàn tỉnh  TT  Huế. Vậy khí hậu và thuý văn của TT Huế có đặc điểm gì và  ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và  sinh hoạt?

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu Khí hậu TT Huế .

Hoạt động GV & HS

Nội dung chính

Bước 1: Gv cho Hs xác định lược đồ, bảng số liệu về nhiệt độ lượng mưa và nêu nhận xét về đặc điểm khí hậu của T.T Huế

 

Bước 2: Hs Nghiên cứu trong thời gian 10 phút để trả lời câu hỏi theo cá nhân


Bước 3: Gv mời Hs trình bày, Gv chỉnh sửa, nhận xét và chuẩn KT



1. Khí hậu TT Huế .

Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình, khí hậu ở TT Huế mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam.

- TT Huế có chế độ bức xạ dồi dào. Tổng lượng bức xạ thực tế đạt từ 124 – 126 kcal/cm2/năm. 

- Số giờ nắng nhiều, trung bình dao động từ 1700 – 2 000 giờ/năm. 

- Nhiệt độ trung bình năm cao, khoảng 24 – 25 oC, có sự phân hoá theo không gian và theo thời gian. 

-TT Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất cả nước. Tổng lượng mưa trung bình năm 2600 mm, có nơi trên 4000m như ở: Bạch Mã và Thừa Lưu (huyện Phú Lộc). Lượng mưa có xu hướng tăng dần từ đông sang tây và từ bắc vào nam.

-Lãnh thổ TT Huế không có sự khác biệt lớn giữa mùa mưa và mùa khô, mà chỉ có mùa mưa và mùa ít mưa. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 75 % lượng nước cả năm. Độ dài từng mùa có sự khác nhau giữa vùng đồng bằng và vùng đồi, núi

-Vùng đồng bằng: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa ít mưa từ tháng 1 đến tháng 8.

-Vùng đồi núi: Mùa mưa từ tháng 5 hoặc tháng 6 đến tháng 12, mùa ít mưa từ tháng 1 đến tháng 4 hoặc tháng 5

Bước 4: Gv mở rộng 

Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ giảm, kèm mưa bão và lũ lụt. 

Cường độ mưa lớn và mưa tập trung nên thường xảy ra lũ quét, sạt lở ở vùng núi và ngập lụt ở đồng bằng. 

Mùa ít mưa có sự xuất hiện của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào) làm cho mức nhiệt tăng, độ ẩm giảm thấp, thời tiết nóng nực, hanh khô và dễ xảy ra hạn hán ở vùng núi huyện Phong Điền,  xâm nhập mặn.

HS đọc thêm Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt ở TT Huế

Hoạt động 2: Thủy văn

Bước 1: Gv cho Hs quan sát bảng số liệu, hoạt động cặp đôi để nghiên cứu trong thời gian 10 p nhận xét đặc điểm thủy văn của T.Thuế

Bước 2: Hs hoạt động 10 phút, Gv gợi ý

Bước 3: Đại diện cặp trình bày, nhận xét

Bước 4: Gv sửa sai, chuẩn kiến thức

2. Thủy văn

Đặc điểm sông ngòi ở tỉnh TT Huế chịu tác động mạnh của địa hình và khí hậu, với các đặc điểm cơ bản sau:
– Mạng lưới sông phân bố khá đồng đều. Mật độ sông ngòi khá dày, trung bình khoảng 0,3 – 1,0 km/km2, có nơi tới 1,5 – 2,5 km/km2.
– Hướng chảy chung của các sông là tây nam – đông bắc. Các sông đều ngắn và dốc, diện tích lưu vực nhỏ (từ 200 km2 đến 2 830 km2), cửa sông hẹp. Hầu hết các sông đều đổ vào đầm phá trước khi chảy ra biển thông qua hai cửa biển là Thuận An và Tư Hiền. Riêng sông A Sáp chảy về hướng tây sang nước CHDCND Lào.

– Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa và lưu lượng nước có sự chênh lệch lớn theo mùa. Mùa lũ trên sông trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa ít mưa. 

Gv mở rộng

Lưu vực sông Hương có dạng nan quạt, gồm ba nhánh chính là Tả Trạch, Hữu Trạch và sông Bồ. Do thượng lưu ngắn, dốc nên vào mùa mưa thường gây ngập lụt nghiêm trọng ở hạ lưu. Vào mùa cạn, mặn xâm nhập sâu vào đất liền, gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và sản xuất trong vùng.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh TT Huế , còn có hệ thống hồ (tự nhiên, nhân tạo) và các bàu, trằm rất phong phú, phân bố ở nhiều nơi, phục vụ cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Đối với TT Huế , hệ đầm phá có vai trò quan trọng, gồm hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và đầm An Cư. Trong đó, hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (do phá Tam Giang, đầm Thuỷ Tú và đầm Cầu Hai hợp thành) có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á. 

3. Luyện tập, 

- Vào mùa lũ, khi đến trường em cần làm những gì để bảo vệ bản thân 

- Khí hậu TT Huế có ảnh hưởng gì đến sản xuất và sinh hoạt của người dân

4. Vận dụng:


Tiết 11,12

Bài 3. ĐẤT VÀ SINH VẬT

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU                                                              

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm cơ bản về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và  mối quan hệ giữa các yếu tố của tự nhiên TT Huế .

- Biết được những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất của tỉnh TT Huế .

- Xác định được một số đối tượng của tự nhiên trên bản đồ.

- Liên hệ được thực tế nơi em sống.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình 

+ Tìm mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên và giữa tự nhiên với đời sống KT – XH. 

+ Giải thích một số đặc điểm tự nhiên.

3. Phẩm chất

- Góp phần hình thành và phát triển những tình cảm tốt đẹp về quê hương, đất nước nói chung.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các nguồn sử liệu, những giá trị của lanh lam, thắng cảnh, tôn trọng các di sản, yêu người dân đất nước mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint. Máy tính

- Bản đồ ranh ảnh có liên quan. 

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài mới.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:      

1. KHỞI ĐỘNG

Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới. 

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đất đai tỉnh TT Huế .

Hoạt động GV & HS

Nội dung chính

Bước 1: Cho HS đọc tài liệu, bản đồ đất  và trả lời câu hỏi:

- Nêu đặc điểm về đất TT Huế .

- Chỉ trên bản đồ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

I. Đất

Do tác động tổng hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật,... cộng với thời gian dài nên đất ở tỉnh TT Huế có sự đa dạng. 

- Theo nguồn gốc phát sinh, ở đây có 10 nhóm đất. Đất có sự phân hoá đa dạng theo chiều bắc – nam, đông – tây và đai cao. Quá trình phong hoá nhiệt đới là quá trình chủ đạo, nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn. Vào mùa mưa, đất thường bị xói mòn, rửa trôi, nhất là ở vùng đồi, núi có lớp phủ thực vật thưa thớt. 

- Hệ thống sông ngòi khá dày đặc, đổ vào phá Tam Giang – Cầu Hai trước khi chảy ra biển, nên đã bồi tụ nhiều cho vùng ven đầm phá, nhưng phần lớn sông ngòi đều có lưu vực nhỏ, vận tốc dòng chảy lớn vì thế sản phẩm bồi tụ thường thô, giàu silic ôxit và nghèo dinh dưỡng. Xói mòn rửa trôi còn kéo nhiều nguyên tố dinh dưỡng ra biển làm cho đất chua và nghèo. 

- Ở mỗi khu vực địa hình, việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp, phi nông nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất đều cần phải gắn liền với mục đích bảo vệ, tăng cường độ phì cho đất và sử dụng hợp lí tài nguyên đất theo hướng lâu bền. 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sinh vật TT Huế 

HĐ Nhóm

N1:Nêu đặc điểm sinh vật TT Huế 


N2: Nêu đặc điểm thực vật TT Huế 


N3: Nêu đặc điểm động vật TT Huế 


Bước 1: Cho HS quan sát hình ảnh, BSL và trả lời câu hỏi:


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.


Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.


Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

II. Sinh vật

- Do nằm ở phía nam của vùng Bắc Trung Bộ, nơi có dãy núi Bạch Mã án ngữ, TT Huế trở thành vùng giao thoa của các phức hệ thực, động vật phương Bắc và phương Nam. 

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sinh vật sinh trưởng và phát triển. 

- Đồng thời, sự phân hoá khí hậu theo đai cao, sự đa dạng về thổ nhưỡng đã làm thực, động vật thêm phong phú. 

- Hệ thống sông ngòi khá chằng chịt với hệ đầm phá rộng lớn là điều kiện phát triển hệ thực, động vật nước lợ và nước ngọt. 

1. Thực vật

- Thực vật ở TT Huế thuộc khu hệ thực vật nhiệt đới, có sự đa dạng về thành phần, chủng loại và đa dạng về hệ sinh thái: vùng núi; vùng đồi; đồng bằng duyên hải; gò, đụn cát, đầm phá, biển ven bờ. 

- Trong đó, thảm thực vật rừng chiếm diện tích rộng lớn nhất. Năm 2020, độ che phủ rừng của TT Huế đạt tỉ lệ gần 57,4 %. 

- Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở vùng đồi núi phía tây của tỉnh. Bên cạnh thảm thực vật nguyên sinh, dưới tác động của con người, nhiều kiểu thảm thứ sinh và các quần xã cây trồng đã được hình thành. 

2. Động vật

- Động vật ở TT Huế khá phong phú, có giá trị kinh tế cao và phân bố ở hai khu hệ sinh thái động vật điển hình là Vườn quốc gia Bạch Mã và hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. 

- Đặc biệt, có nhiều loài đặc hữu quý hiếm như: Trĩ, Sao la, Gà lôi lam mào trắng, Voọc vá chân nâu (Voọc ngũ sắc), Mang lớn,... 

- Ngoài ra, đã phát hiện có 23 loài san hô và 70 loài cá ở các dải san hô ngầm dọc theo vùng thềm biển phía bắc đèo Hải Vân và xung quanh đảo Sơn Chà.

3. LUYỆN TẬP

1. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy vẽ sơ đồ thể hiện đặc điểm đất của tỉnh TT Huế?

2. Hãy nêu các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng ở tỉnh TT Huế?

4. VẬN DỤNG

Sưu tầm hình ảnh, tài liệu và chia sẻ với bạn học về hành động bảo vệ tài nguyên sinh vật ở tỉnh TT Huế? 







Tiết 13

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 7

VĂN-ĐỊA-GDCD

   

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức

- Các đặc điểm về vị trí địa lí, địa hình Thừa TT Huế 

- Khí hậu và thủy văn TT Huế 

- Nhận biết được một số tác giả, tác phẩm của thơ ca trung đại thừa thiên huế

- Chỉ ra được tên các nhà thơ trung đạị Thừa Thiên Huế thường được dùng để đặt cho đường phố và trường học mà em biết.

- Nêu được những chính sách an sinh xã hội 

b. Kỹ năng

     Thu thập thông tin và vận dụng kiến thức để hoàn thành bài kiểm tra và hình thức đẹp.

c. Thái độ: Nghiên túc trong làm bài kiểm tra


Số lượt xem : 1

Các tin khác