Không có cuốn sách nào hay đối với người dốt, không có tác phẩm nào dỡ đối với người khôn "

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch bài dạy (Giáo án) » Lê Văn Tiến

Lê Văn Tiến

Cập nhật lúc : 20:37 16/09/2024  

KHBD_ĐIA 8 K1_2024-2025

ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam (VN).

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.

+ Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ =>tự nhiên VN.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ

+ Quan sát các bản đồ: hình 1.1, hình 1.2 xác định vtđl và pvlt của nước ta.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn:

+ Giải thích vì sao t/nhiên nước ta có nhiều đặc điểm khác với một số nước cùng vĩ độ.

+ Sưu tầm thông tin về một số cột mốc biên giới quốc gia của nước ta.

GD ANQP Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ liêng liêng của Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN).

- Hình 1.1. Bản đồ VN và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, hình 1.2. Bản đồ hành chính VN, hình 1.3. Khai thác năng lượng mặt trời và năng lượng gió ở Ninh Thuận, Hình 1.4. Bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) hoặc các hình tương tự phóng to.

   - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

* GV tổ chức trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” lên bảng:

1

2

3

4

5

6

* GV lần lượt cho HS quan sát, yêu cầu HS cho biết tên quốc gia tương ứng với mỗi quốc kì trên.

1. Việt Nam, 2. Trung Quốc, 3. Lào, 4. Cam-pu-chia, 5. Ấn Độ,     6. Thổ Nhĩ Kì

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)

 

 Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.

* GV treo hình 1.1, 1.2 lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1, 1.2 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào?

2. Vùng đất có diện tích bao nhiêu và gồm những bộ phận nào?

3. Xác định đường bờ biển của nước ta. Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển?

4. Vùng biển nước ta có diện tích bao nhiêu và gồm những bộ phận nào?

5. Trong vùng biển nước ta có bao nhiêu đảo lớn nhỏ? Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn?

6. Vùng trời được xác định như thế nào?

7. Việt Nam nằm ở đâu trong khu vực Đông Nam Á? Là cầu nối giữa các lục địa nào và giữa các đại dương nào?

8. Việt Nam nằm gần nơi giao nhau giữa các luồng sinh vật và giữa các vành đai sinh khoáng nào?

9. Xác định vị trí tiếp giáp của nước ta.

10. Xác định hệ tđ đl trên đất liền và trên biển ở nước ta.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát quan sát hình 1.1, 1.2 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm vùng đất, vbiển và vtrời.

2. Vùng đất: diện tích 331212km2 gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.

3. HS xác định đường bờ biển trên bản đồ. Đường bờ biển nước ta dài 3260km, có 28/63 tỉnh, thành phố giáp biển.

4. Vùng biển nước ta ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

5. - Trong vùng biển nước ta có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

GD ANQP: Việc khẳng định chủ quyền của một nước đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, khẳng định lãnh thổ thống nhất toàn vẹn của Việt Nam.

6. Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta:

- Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới.

- Trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian trên các đảo.

7. - Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Cầu nối giữa hai lục địa (Á - Âu và Ô-xtrây-li-a), giữa hai đại dương (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương).

8. Việt Nam nằm gần nơi giao nhau giữa các luồng sinh vật từ Hoa Nam (Trung Quốc) xuống, từ Ấn Độ - Mi-an-ma sang và từ Ma-lai-xi-a - In-đô-nê-xi-a lên, giữa các vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Tr Hải.

9. Tiếp giáp:

- Phía bắc giáp: Trung Quốc.

- Phía tây giáp Lào và Campuchia.

- Phía đông và nam giáp Biển Đông.

10.

- Hệ tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.

- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50B (ở phía nam) và từ kinh độ 101°Đ (ở phía tây) đến trên 117°20’Đ (ở phía đông).

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

a. Phạm vi lãnh thổ

Bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Vùng đất: diện tích 331212km2 gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.

- Vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.

 

 

b. Vị trí địa lí

- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp: Trung Quốc.

+ Phía tây giáp Lào và Campuchia.

+ Phía đông và nam giáp Biển Đông.

* GV mở rộng:

- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK.

* GV treo hình 1.3, 1.4 lên bảng.

* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 1.3, 1.4 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:

1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là gì?

Vị trí địa lí và lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu nước ta như thế nào?

Vì sao thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển?

2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Vì sao tài nguyên sinh vật và khoáng sản nước ta lại phong phú?

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta theo chiều hướng nào?

Kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát hình 1.3, 1.4 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi nhóm  HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1 và 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:

* HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.

Bước 4. Đánh giá:

 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

2. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam

- Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá.

+ Đối với khí hậu:  tổng bức xạ hằng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương, khí hậu có hai mùa rõ rệt.

+ Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

+ Đối với sinh vật:  tính đa dạng sinh học cao.

+ Đối với khoáng sản:  tài nguyên khoáng sản phong phú.

- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta.

- Tuy nhiên, nước ta cũng nằm trong vùng hay xảy ra thiên tai, nhất là bão.

3. Hoạt động luyện tập (10 phút)

1. - Vị trí các điểm cực (gồm tọa độ, địa danh) trên đất liền của nước ta.

    -  Một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển.

    2. Giải thích vì sao thiên nhiên nước ta có nhiều điểm khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Á?

=>Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á là nhờ thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc biệt là do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt, ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế, thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Á.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

Tuần 2,3

Tiết 4,5,6

                                           Ngày: .... /.... / ........        

BÀI 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH

Thời gian thực hiện: 4 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.

- Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển và thềm lục địa.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.

+ Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển và thềm lục địa.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr100-105.

+ Sử dụng bản đồ địa hình VN, lát cắt địa hình để xác định các đỉnh núi, dãy núi, hướng núi, cao nguyên, đồng bằng,…

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: viết báo cáo ngắn để mô tả những đặc điểm chủ yếu của địa hình nơi em đang sống.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về địa hình VN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat ĐLVN.

- Hình 2.1. Địa hình núi ở huyện Yên Minh, hình 2.2. Bản đồ địa hình VN, hình 2.3. Lát cắt địa hình từ Sa Pa đến Thanh Hóa, hình 2.4. Đỉnh núi Phan-xi-păng, hình 2.5. Bãi biển Lăng Cô hoặc các hình tương tự phóng to.

   - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

GV tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” để dẫn dắt vào nội dung bài mới:

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (145 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.

* GV treo hình 2.1, 2.2 (hoặc lược đồ địa hình), 2.3, 2.4 SGK phóng to lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1, 2.2 (hoặc lược đồ địa hình), 2.3, 2.4 SGK hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Địa hình nước ta có mấy đặc điểm chung? Kể tên.

2. Địa hình đồi núi chiếm bao nhiêu? Đồi núi thấp dưới 1000m chiến bao nhiêu? Núi cao trên 2000m chiếm bao nhiêu diện tích lãnh thổ? Xác định một số đỉnh núi cao trên 2000m trên bản đồ.

3. Đồng bằng chiếm bao nhiêu diện tích lãnh thổ?Đồng bằng nước ta được phân loại như thế nào?

4. Kể tên các bậc địa hình kế tiếp nhau từ nội địa ra biển. Qua đó em có nhận xét gì?

5. Vì sao địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Tính chất này biểu hiện như thế nào?

6. Quan sát video clip, hãy cho biết động Phong Nha được hình thành như thế nào?

7. Kể tên các dạng địa hình do con người tạo nên.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát quan sát hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Địa hình nước ta có 4 đặc điểm chung:

- Địa hình phần lớn là đồi núi.

- Địa hình được nâng lên tạo thành nhiều bậc.

- Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Địa hình chịu tác động của con người.

2.

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Trong đó đồi núi thấp dưới 1000m chiến 85% (ví dụ: hình 2.1), núi cao trên 2000m chiếm 1% diện tích lãnh thổ (ví dụ: hình 2.2).

- Một số đỉnh núi cao trên 2000m: Phan-xi-păng 3147m, Phu Luông 2985m, Pu Xai Lai Leng 2711m, Ngọc Linh 2598m,…

3. Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ. Được chia thành đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

4.

- Núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển, thềm lục địa => Địa hình có độ cao giảm dần từ nội địa ra biển.

5.

- Nguyên nhân: nhiệt độ cao, lượng mưa lớn tập trung theo mùa, nước mưa hòa tan đá vôi cùng với sự khoét sâu của mạch nước ngầm.

- Biểu hiện:

+ Qúa trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ.

+ Bồi tụ ở vùng đồng bằng và thung lũng.

+  Nhiều hang động rộng lớn.

6. Do nước mưa hòa tan đá vôi cùng với sự khoét sâu của mạch nước ngầm.

7. Các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập...

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

1. Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình phần lớn là đồi núi

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ.

b. Địa hình được nâng lên tạo thành nhiều bậc

Núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển, thềm lục địa.

c. Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

- Qúa trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ.

- Bồi tụ ở vùng đồng bằng và thung lũng.

-  Nhiều hang động rộng lớn.

d. Địa hình chịu tác động của con người

Các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập...

2.2. Tìm hiểu v Đặc điểm của các khu vực địa hình (90 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK.

* GV treo hình 2.2, 2.4, 2.5 lên bảng.

* GV yêu cầu HS kể tên các khu vực địa hình ở nước ta.

* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 2.2 (hoặc lược đồ địa hình), 2.4, 2.5 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:

1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1

So sánh khu vực Đông Bắc và Tây Bắc:

Khu vực

Phạm vi

Đặc điểm hình thái

Đông Bắc

Tây Bắc

2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2

So sánh khu vực Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:

Khu vực

Phạm vi

Đặc điểm hình thái

Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Nam

3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3

So sánh Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng ven biển miền Trung.

Khu vực

Diện tích

(km2)

Nguồn gốc hình thành

Đặc điểm

Đồng bằng sông Hồng

Đbằng sông Cửu Long

Đb ven biển miền Trung

4. Nhóm 7, 8 – phiếu học tập số 4

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Trình bày đặc điểm địa hình bờ biển nước ta.

Trình bày đđiểm địa hình thềm lục địa nước ta.

* GV yêu cầu HS kể tên và xác định trên hình các dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng ở nước ta.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát quan sát hình 2.2 (hoặc lược đồ địa hình), 2.4, 2.5 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS kể tên: các khu vực địa hình: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.

- Đại diện nhóm 1, 3, 5 ,7 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:

1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1

So sánh khu vực Đông Bắc và Tây Bắc:

* HS các nhóm 2, 4, 6, 8 lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.

* HS kể tên: Các dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng:

 + Vùng đồi trung du ở Bắc Bộ.

+ Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ.

Bước 4. Đánh giá:

 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

* Mở rộng:  Fansipan là đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm ở biên giới tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu. Về mặt hành chính, đỉnh Fansipan thuộc địa giới của cả huyện Tam Đường (Lai Châu) và thị xã Sa Pa (Lào Cai), cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam. Chiều cao của đỉnh núi đo đạc vào năm 1909 là 3143 m, tuy vậy theo số liệu mới nhất của Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đưa ra vào cuối tháng 6 năm 2019, đỉnh núi cao 3147,3 m.

2. Đặc điểm của các khu vực địa hình

a. Địa hình đồi núi

- Khu vực Đông Bắc

+ Phạm vi: Nằm ở tả ngạn sH.

+ Đặc điểm hình thái: chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo.

- Khu vực Tây Bắc

+ Phạm vi: Từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.

+ Đặc điểm hình thái: địa hình cao nhất nước ta (đỉnh Phan-xi-păng 3147,3m), với các dãy núi lớn có hướng tây bắc - đông nam như Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao.

- Khu vực Trường Sơn Bắc

+ Phạm vi: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

+ Đặc điểm hình thái: là vùng núi thấp, hướng tây bác - đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.

- Khu vực Trường Sơn Nam

+ Phạm vi: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.

+ Đặc điểm hình thái: gồm các khối núi nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.

- Ngoài ra ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du, ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên.

b. Địa hình đồng bằng

-  Đồng bằng sông Hồng

+ Dt: khoảng 15000km2.

+ Nguồn gốc hình thành: do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

+ Đặc điểm: Ở phía bắc của đồng bằng còn nhiều đồi, núi sót và ở phía nam có nhiều ô trũng. Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.

- Đồng bằng sông Cửu Long

+ Diện tích: khoảng 40000 km2.

+ Nguồn gốc hình thành: do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp.

+ Đặc điểm: có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Nhiều vùng trũng lớn.

- Đồng bằng ven biển mTrung

+ Diện tích: khoảng 15000 km2.

+ Nguồn gốc hình thành: từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển.

+ Đặc điểm: Dải đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp.

c. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

- Địa hình bờ biển ở nước ta khá đa dạng: Các đồng bằng châu thổ, các bãi triều; đường bờ biển khúc khuỷu với các mũi đá, bán đảo, vũng vịnh sâu,...Ven biển Trung Bộ xuất hiện kiểu địa hình cồn cát, đầm, phá nhiều bãi biển đẹp.

- Thềm lục địa: mở rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía nam và tây nam, thu hẹp ở miền Trung.

3. Hoạt động luyện tập (20 phút)

     GV yêu cầu HS dựa vào hình 2.2 hoặc Atlat ĐLVN và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi:

1. Hoàn thành bảng so sánh về phạm vi và đặc điểm hình thái các khu vực đồi núi.

2. So sánh đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

        Hướng dẫn về nhà: Các em hãy lựa chọn thiện một trong hai nhiệm vụ để hoàn thành tiết sau trình bày sản phẩm của mình.

 

 

 

Tuần 4,5

Tiết 7,8,9

                                           Ngày: .... /.... / ........        

BÀI 3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI

SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC KINH TẾ

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr106-108.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: địa phương em có dạng địa hình nào? Hoạt động kinh tế chủ yếu ở đây là gì?

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về địa hình VN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí VN.

- Bản đồ địa hình VN (hình 2.2 SGK tr101), hình 3.1. Vườn tiêu Bù Gia Mập, hình 3.2. Bãi biển Nha Trang và các hình ảnh tương tự phóng to.

   - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat Địa lí VN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật”

1

2

3

4

       Câu 1. Kể tên các dãy núi ở khu vực Tây Bắc=>Dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao.

       Câu 2. Kể tên các cao nguyên ở khu vực Trường Sơn Nam=> Cao nguyên Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Mơ Nông Di Linh.

       Câu 3. Kể tên các đồng bằng ở nước ta=> Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng ven biển miền Trung.

       Câu 4. Kể tên các bãi biển đẹp ở nước ta=> Sầm Sơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,…

          GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Nhà máy thủy điện Sơn La … ảnh hưởng của địa hình đến sông ngòi và khai thác kinh tế nước ta...

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.

* GV treo bản đồ địa hình VN lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát hình 2.2 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Cho biết độ cao địa hình ảnh hưởng đến khí hậu và sinh vật như thế nào? Cho ví dụ.

2. Cho biết hướng của các sườn núi ảnh hưởng đến khí hậu và sinh vật như thế nào? Cho ví dụ.

3. Xác định các sông chảy theo hướng TB-ĐN và vòng cung trên bản đồ địa hình. Giải thích.

4. Cho biết độ dốc địa hình ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy như thế nào? Cho ví dụ.

5. Kể tên các loại đất ở khu vực đồi núi và đồng bằng của nước ta.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát bản đồ hình 2.2 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Có 3 đai cao:

- Đai nhiệt đới gió mùa: độ cao dưới 600-700m (miền Bắc) hoặc dưới 900-1000m (miền Nam); mùa hạ nóng, sinh vật tiêu biểu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa như như ở VQG Cúc Phương.

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: lên đến độ cao 2600m, khí hậu mát mẻ, sinh vật gồm có rừng cận nhiệt lá rộng, rừng lá kim... ví dụ như rừng thông ở Đà Lạt.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi: ở độ cao trên 2600m (chỉ có ở miền Bắc): khí hậu mang tính chất ôn đới, sinh vật là các loài thực vật ôn đới ví dụ như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam...

2.- Ở sườn đón gió: mưa nhiều, sinh vật phát triển.

- Ở sườn khuất gió: mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.

- Ví dụ: Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, bên nắng đốt (ven biển miền Trung), bên mưa quây (Tây Nguyên).

3.- Hướng TB – ĐN: sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Hậu,…

- Hướng vòng cung: sông Cầu, sông Thương, sông Gâm,…

- Nguyên nhân: hướng nghiêng TB- ĐN và vòng cung của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy sông ngòi.

4.- Ở vùng núi sông thường chảy nhanh (ví dụ: sông Đà).

- Ở vùng đồng bằng sông chảy chậm và điều hòa (ví dụ: sông Hậu).

5.- Ở khu vực đồi núi: đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi và trên các loại đá khác.

- Ở khu vực đồng bằng: đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát biển, đất xám trên phù sa cổ.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

1. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên 

a. Đối với khí hậu và sinh vật

- Theo độ cao: chia thành 3 vòng đai: nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.

- Theo hướng sườn:

+ Ở sườn đón gió: mưa nhiều, sinh vật phát triển.

+ Ở sườn khuất gió: mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.

b. Đối với sông ngòi và đất

- Đối với sông ngòi:

+ Hướng nghiêng địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy sông ngòi: theo 2 hướng chính là TB- ĐN và vòng cung.

+ Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy: ở vùng núi sông thường chảy nhanh, vùng đồng bằng sông chảy chậm và điều hòa.

- Đối với đất: khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK.

* GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 3.1, 3.2 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:

1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Nêu những thuận lợi và khó khăn của địa hình đồi núi đối với khai thác ktế.

- Thuận lợi: …

- Khó khăn: …

Tìm ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với kthác kinh tế.

- Thuận lợi:

- Khó khăn:

2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Nêu những thuận lợi và khó khăn của địa hình bờ biển đối với kh thác ktế.

- Thuận lợi:

- Khó khăn:

Tìm ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đồng bằng đối với khai thác kinh tế.

- Thuận lợi:

- Khó khăn:

3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Nêu những thuận lợi và khó khăn của địa hình bờ biển đối với kh thác ktế.

- Thuận lợi:

- Khó khăn:

Tìm ví dụ về ảnh hưởng của địa hình bờ biển đối với khai thác kinh tế.

- Thuận lợi:

- Khó khăn:

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát quan sát hình 3.1, 3.2 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi nhóm  HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1, 3, 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:

* HS các nhóm 2, 4, 6, 8 lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.

Bước 4. Đánh giá:

 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

2. Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế

a. Đối với địa hình đồi núi

- Thuận lợi:

+ Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn và lâm nghiệp.

+ Phát triển thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản.

- Khó khăn: địa hình bị chia cắt gây hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông và hay xảy ra thiên tai: lũ quét, sạt lở đất…

b. Đối với đại hình đồng bằng

- Thuận lợi: đất phì nhiêu ở đồng bằng là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả; phát triển thủy sản.

- Khó khăn: thiên tai: bão, lụt, hạn hán…

c. Đối với địa hình bờ biển

- Thuận lợi: Phát triển du lịch biển, nuôi trồng hải sản, xây dựng cảng biển đặc biệt là cảng nước sâu.

- Khó khăn: một số đoạn bờ biển bị mài mòn, sạt lở...

3. Hoạt động luyện tập (10 phút)

    GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời 2 câu hỏi bài tập sgk

2.  Ví dụ yếu tố địa hình ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp:

- Địa hình miền núi

+ Thuận lợi: trồng cà phê ở Tây Nguyên, chăn nuôi bò sữa ở Tây Bắc.

+ Khó khăn: lũ quét ở Tây Bắc, sạt lở đất ở Tây Nguyên.

- Địa hình đồng bằng:

+ Thuận lợi: trồng lúa ở ĐB. Sông Hồng, trồng cây ăn quả như chôm chôm, xoài, sầu riêng… ở ĐB. Sông Cửu Long.
     + Khó khăn: ngập lụt ở ĐB. Sông Hồng, hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐB. Sông Cửu Long.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

GV đặt câu hỏi cho HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

Tuần 6,7

Tiết 10,11

                                           Ngày: .... /.... / ........        

Bài 4. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN,

SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản VN.

- Phân tích được vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản VN.

+ Phân tích được vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr109-112.

+ Sử dụng bản đồ hình 4.1 SGK để xác định tên các mỏ khoáng sản ở nước ta.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: sưu tầm thông tin để viết báo cáo ngắn về một loại khoáng sản của nước ta.

3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản tránh cạn kiệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN)

- Hình 4.1. Bản đồ phân bố một số khoáng sản VN, hình 4.2. Khai thác ở mỏ than Cọc Sáu và các hình ảnh tương tự phóng to.

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

GV đặt câu hỏi cho HS: hãy cho biết video clip nói đến việc khai thác loại khoáng sản nào? Loại khoáng sản này phân bố ở vùng nào của nước ta?

HS quan sát video clip và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 

GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bô-xít là một loại tài nguyên khoáng sản quan trọng không chỉ ở Tây Nguyên mà còn cả nước ta đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. …

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.

* GV treo hình 4.1 SGK lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 4.1 SGK hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Khoáng sản nước ta có mấy đặc điểm chung? Kể tên.

2. Chứng minh khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng.

3. Khoáng sản nước ta chia làm mấy nhóm? Tên các khoáng sản của từng nhóm.

4. Phần lớn khoáng sản nước ta có trữ lượng như thế nào? Kể tên các khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta.

5. Khoáng sản nước ta phân bố như thế nào? Xác định sự phân bố của một số khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta.

6. Giải thích vì sao khoáng sản nước ta lại phong phú, đa dạng và phân bố tương đối rộng?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát quan sát bản đồ hình 4.1 SGK hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Có 3 đặc điểm chung:

- Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng.

- Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ.

- Khoáng sản phân bố tương đối rộng.

2.

- Có trên 5000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

- Một số loại khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, than bùn, sắt, mangan, titan, vàng, đồng, thiếc, bô-xit, apatit, đá quý, đá vôi, sét, cao lanh, nước khoáng.

3. Khoáng sản nước ta chia làm 3 nhóm:

- Khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…).

- Khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..).

- Khoáng sản phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,...).

4.

- Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ.

- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…

5.

- Khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.

- Các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực.

HS xác định:

- Dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa.

- Than đá ở vùng Đông Bắc.

- Than nâu ở đồng bằng sông Hồng.

 - Titan ở vùng Duyên hải miền Trung.

 - Bô-xit ở Tây Nguyên.

6.

- Lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp qua 3 giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.

- Vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

1. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản

a. Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng

- Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

- Có đủ các nhóm khoáng sản, như: khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại và phi kim loại.

b. Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ

- Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ.

- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…

c. Khoáng sản phân bố tương đối rộng

- Khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.

- Các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK.

*GV treo hình 4.2 lên bảng.

* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 4.2 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:

1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Nêu vai trò của tài nguyên kh sản nước ta.

Nêu hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản.

Nguyên nhân nào dẫn đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa hợp lí?

2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa hợp lí gây ra những hậu quả gì? Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.

Nêu các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản nước ta.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát hình 4.2 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi nhóm  HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1 và 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:

* HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.

Bước 4. Đánh giá:

 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

* GV mở rộng: LUẬT KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Điều 8. Những hành vi bị cấm

1. Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.

3. Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.

5. Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.

6. Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.

7. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

2. Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

a. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản

- Nhiều loại tài nguyên khoáng sản nước ta vẫn chưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ tiềm năng và giá trị.

- Một số loại tài nguyên chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả, vẫn còn tình trạng khai thác quá mức.

- Công nghệ khai thác một số khoáng sản chưa tiên tiến, gây lãng phí tài nguyên.

b. Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

- Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản Việt Nam.

- Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ,tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân.

- Áp dụng các biện pháp công nghệ tiên tiến, tăng cường nghiên cứu, sử dụng các nguồn vật liệu thay thế.

3. Hoạt động luyện tập (10 phút)

     GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Hoàn thành sơ đồ thể hiện các đặc điểm chung về tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

    2. Lấy một số ví dụ chứng minh khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến môi trường ở nước ta.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

Hãy sưu tầm thông tin để viết báo cáo ngắn về một loại khoáng sản ở nước ta và chia sẻ với các bạn.

 

 

Tuần 8

Tiết 12

                                           Ngày: .... /.... / ........        

BÀI 5. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ

CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN CHỦ YẾU

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: phân tích được đặc điểm phân bố các loại kh sản chủ yếu.

 - Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh chữ trong SGK tr113.

+ Sử dụng bản đồ khoáng sản VN hình 4.1 để xác định sự phân bố của các loại kh sản chủ yếu.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xác định sự phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu trên bản đồ và giải thích sự phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản tránh cạn kiệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN)

- Bản đồ khoáng sản VN (hình 4.1 SGK tr110)

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV treo bảng phụ trò chơi “Xem hình đoán tên khoáng sản” lên bảng:

                

1

2

3

4

5

6

7

8

GV lần lượt cho HS quan sát các hình trên theo thứ tự từ 1 đến 8, yêu cầu HS cho biết tên khoáng sản tương ứng với mỗi hình trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng.

Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

     1. Than đá,              2. Dầu mỏ,              3. Khí tự nhiên,                       4. Bô-xit,      

     5. Sắt,                      6. A-pa-tit,               7. Đá vôi xi măng,                     8. Titan

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

     GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, bô-xit, sắt, a-pa-tit, đá vôi xi măng, titan là những khoáng sản chủ yếu của nước ta. …

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Đọc bản đồ (25 phút)

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

- GV treo bản đồ khoáng sản VN lên bảng.

- GV yêu cầu HS đọc mục 1.

     - GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS Dựa vào hình 4.1 và kiến thức đã học, em hãy xác định sự phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu trên bản đồ và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Loại

khoáng sản

Tên một số mỏ

 khoáng sản chính

Nơi phân bố

Than đá

 

- Cẩm Phả   - Quỳnh Nhai

- Nông Sơn

- Quảng Ninh   - Sơn La

- Quảng Nam

Dầu mỏ

Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,…

Thềm lục địa phía Nam

Khí tự nhiên

Tiền Hải

Thái Bình

Bô-xit

Krông Búk, Đăk Nông, Di Linh

Tây Nguyên

Sắt

- Tùng Bá    - Trấn Yên   - Thạch Khê

- Hà Giang   - Yên Bái

- Hà Tĩnh

A-pa-tit

Cam Đường

Lào Cai

Đá vôi xi măng

Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

Titan

- Kỳ Anh   - Phú Vang

- Hàm Tân

- Hà Tĩnh  

- Thừa thiên - Huế

- Bình Thuận

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc yêu cầu mục 1 bài thực hành.                                                                                                

- HS dựa vào bản đồ hình 4.1, Atlat ĐLVN và kênh chữ SGK tr113, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

     - Sau khi HS có sản phẩm, GV cho HS trình bày sản phẩm của mình:

* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của mình.

Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu tham quan của các em.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhận xét đặc điểm phân bố (15 phút)

Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt CH cho HS: Dựa vào kết quả của mục 1 và kiến thức đã học, em hãy giải thích sự phân bố của các loại khoáng sản trên.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:                                                                                                

- HS dựa vào kết quả thảo luận ở mục 1 và kiến thức đã học, suy nghĩ để trả lời.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- Sau khi các nhóm có sản phẩm, GV lần lượt gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày sp của mình:

+ Sự phân bố khoáng sản ở nước ta có liên quan chặt chẽ với sự phân hoá phức tạp, đa dạng của các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh.

+ Các mỏ khoáng sản nội sinh thường tập trung tại các đứt gãy sâu với hoạt động uốn nếp và mac-ma diễn ra mạnh mẽ.

+ Các khoáng sản ngoại sinh thường tập trung ở vùng biển nông, thềm lục địa hoặc vùng trũng trong nội địa.- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm của bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của các em.

Tuần 9

Tiết 13

                                           Ngày: .... /.... / ........        

ÔN TẬP GIỮA KÌ

I. MỤC TIÊU: Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Đặc điểm của địa hình

Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với thực tế

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: quả địa cầu, bản đồ thế giới, tranh ảnh địa lý.

- Học liệu: sgk, …

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Khởi động

          Giáo viên đưa ra trò chơi để cũng cố kiến thức đã học.

Hoạt động 2. Củng cố kiến thức

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ-PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhóm 1,4

          Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

          Đặc điểm của địa hình

Nhóm 2,5

          Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

Nhóm 3,6

          Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

          GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

          HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

          HS: trình bày kết quả

          GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

          GV: Chuẩn kiến thức

          HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

Dặn dò: chuẩn bị các điều kiện kiểm tra 1 tiết

 

         

Tuần 9

Tiết 14

                                           Ngày: .... /.... / ........        

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 8

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức

        - Củng cố và đánh giá việc lĩnh hội kiến thức về địa lí tự nhiên VN.

2. Về kĩ năng

        - Củng cố kĩ năng xác lập mqh nhân quả giữa ĐLTN với DC và kinh tế -xã hội

        -Phân tích, đánh giá tiềm năng tự nhiên, của VN.

3. Về thái độ

        -Trung thực tự giác trong làm bài.

        -Giáo dục hs ý thức học tập và bảo vệ TN, bảo vệ môi trường

4. Định hướng phát triển năng lực

          Giải quyết vấn đề, xử lí thông tin, độc lập làm bài

II. CHUẨN BỊ:

          - Xây dựng khung ma trận, đề TL&TN, đáp án & thang điểm.

          - Chế bản & in sao đề trên giấy A4. - Hs mang theo các dụng cụ đo vẽ biểu đồ.

MA TRẬN



Tuần 10,11

Tiết 15,16,17

                                        Ngày: .... /.... / ........        

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

BÀI 6. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của VN.

- Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu VN.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của VN.

+ Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu VN.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr114-117.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ có nội dụng về khí hậu và các hiện tượng thời tiết ở nước ta.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về khí hậu VN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí VN.

- Hình 6.1. Bản đồ khí hậu VN, hình 6.2. Băng tuyết ở đỉnh Phia Oắc và các hình ảnh liên quan.

  - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat Địa lí VN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

* GV cho HS nghe lời bài hát “Sợi nhớ sọi thương” do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác.   

* Sau khi HS nghe bài hát, GV yêu cầu HS cho biết tên bài hát.

GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: lời bài hát “Sợi nhớ sọi thương” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phản ánh rất rõ nét một trong những đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam chịu sư tác động kết hợp giữ gió mùa và địa hình. Vậy tại sao “Trường Sơn Ðông Trường Sơn Tây, Bên nắng đốt bên mưa quây” …

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức  

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.

* GV treo hình 6.1 lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 6.1 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Nhận xét về lượng bức xạ và số giờ nắng ở nước ta.

2. Nhận xét về nhiệt độ trung bình năm ở nước ta.   Giải thích vì sao nước ta có nhiệt độ cao?

3. Nhận xét lượng mưa trung bình năm ở nước ta.

4. Nhận xét độ ẩm không khí ở nước ta. Vì sao nước ta có lượng mưa lớn và độ ẩm cao?

5. Nước ta có mấy mùa gió chính? Vì sao nước ta lại có tính chất gió mùa?

* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi sau:

1. Nhóm 1, 2, 3 và 4: Quan sát hình 6.1, video clip và kênh chữ SGK, hãy:

- Cho biết thời gian hoạt động, nguồn gốc, hướng gió và đặc điểm của gió mùa mùa đông ở nước ta.

- Giải thích vì sao Ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn?

2. Nhóm 5, 6, 7 và 8: Quan sát hình 6.1, video clip và kênh chữ SGK, hãy:

- Cho biết thời gian hoạt động, nguồn gốc, hướng gió và đặc điểm của gió mùa mùa hạ ở nước ta.

- Giải thích vì sao loại gió này lại có hướng đông nam ở Bắc Bộ và gây khô nóng vào đầu mùa cho Trung Bộ và Tây Bắc?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát bản đồ hình 2.2 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1.

 - Lượng bức xạ tổng cộng của nước ta lớn; cán cân bức xạ trên lãnh thổ luôn dương.

- Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm (Hà Nội là 1585 giờ, Huế là 1970 giờ, TPHCM là 2489 giờ).

2.

- Nhiệt độ trung bình năm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều trên 200C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Nguyên nhân: do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

3. Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 - 2000 mm/năm. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trong năm thường nhiều hơn, khoảng 3000 - 4000 mm/ năm.

4.

- Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương.

- Nguyên nhân: do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông.

5. Nước ta có 2 mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Do nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa.

* Sau khi  nhóm HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi đại diện nhóm trình bày sản phẩm của mình, ví dụ: nhóm 1, và 5:

1. Nhóm 1: Gió mùa mùa đông:

- Thời gian: từ tháng 11 – 4 năm sau

- Nguồn gốc: áp cao Xi-bia.

- Hướng gió: ĐB

- Đặc điểm:

+ Ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.

+ Ở miền Nam, Tín phong chiếm ưu thế đem đến mùa khô cho Nan Bộ và Tây Nguyên, gây mưa cho Duyên hải miền Trung.

- Nguyên nhân:

+ Vào đầu mùa đông, gió mùa đông bắc di chuyển với quãng đường dài qua lục địa Trung Quốc nên lạnh và mất ẩm.

+ Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc nên được tăng cường ẩm.

2. Nhóm 5: Gió mùa mùa hạ:

- Thời gian: từ tháng 5 – 10

- Nguồn gốc: áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu.

- Hướng gió: TN, đối với miền Bắc là ĐN.

- Đặc điểm:

+ Đầu mùa hạ: gây mưa cho Nam Bộ, Tây Nguyên nhưng gây khô nóng cho Trung Bộ, Tây Bắc.

+ Giữa và cuối mùa hạ: gây mưa lớn và kéo dài trên phạm vi cả nước.

- Nguyên nhân:

+ Ở miền Bắc, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nén gió thổi vào đất liền theo hướng đông nam.

- Nửa đầu mùa hạ, gió mùa tây nam vượt dãy Trường Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho Trung Bộ và Tây Bắc. Ở hai bên dãy Trường Sơn thì Trường Sơn Tây hay Tây Nguyên mưa quây, Trường Sơn Đông hay ven biển miền Trung thì nắng đốt.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn, nhóm bạn và sản phẩm của cá nhân, nhóm mình.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

* GV mở rộng: Hiện tượng gió vượt đèo được gọi là Phơn (foehn). Từ bên kia sườn núi gió thổi lên, càng lên cao không khí càng bị bị lạnh dần đi rồi ngưng kết tạo thành mây cho mưa ở sườn đón gió, đồng thời thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra. Sau khi vượt qua đỉnh gió thổi xuống bên này núi, nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này không khí trở nên khô và nóng hơn. Hiện tượng này gọi là “Hiệu ứng phơn”. Đỉnh núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn.

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 

a. Tính chất nhiệt đới ẩm

- Tính chất nhiệt đới:

+ Lượng bức xạ tổng cộng của nước ta lớn; cán cân bức xạ luôn dương.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

+ Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/năm.

- Tính chất ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 - 2000 mm/năm.

+ Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 80%.

b. Tính chất gió mùa

* Gió mùa mùa đông:

- Thời gian: từ tháng 11 – 4 năm sau

- Nguồn gốc: áp cao Xi-bia.

- Hướng gió: ĐB

- Đặc điểm:

+ Ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.

+ Ở miền Nam, Tín phong chiếm ưu thế đem đến mùa khô cho Nan Bộ và Tây Nguyên, gây mưa cho Duyên hải miền Trung.

* Gió mùa mùa hạ:

- Thời gian: từ tháng 5 – 10

- Nguồn gốc: áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu.

- Hướng gió: TN, đối với miền Bắc là ĐN.

- Đặc điểm:

+ Đầu mùa hạ: gây mưa cho Nam Bộ, Tây Nguyên nhưng gây khô nóng cho Trung Bộ, Tây Bắc.

+ Giữa và cuối mùa hạ: gây mưa lớn và kéo dài trên phạm vi cả nước.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK.

* GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 6.1, 6.2 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:

1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa bắc – nam của khí hậu nước ta?

Nêu biểu hiện của sự sự phân hóa bắc – nam của khí hậu nước ta.

2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa đông - tây của khí hậu nước ta?

Nêu biểu hiện của sự sự phân hóa đông - tây của khí hậu nước ta.

3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa theo độ cao của khí hậu nước ta?

Nêu biểu hiện của sự sự phân hóa theo độ cao của khí hậu nước ta.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát quan sát hình 6.1, 6.2 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi nhóm  HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 4 và 6 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:

* HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.

Bước 4. Đánh giá:

 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

2. Khí hậu phân hóa đa dạng

- Phân hoá bắc – nam:

+ Miền khí hậu phía Bắc: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam: khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ quanh năm cao và hầu như không thay đổi trong năm, có 2 mùa mưa, khô phân hóa rõ rệt.

- Phân hóa đông tây:

+ Khí hậu có sự phân hóa giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn; Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn.

+ Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

- Phân hóa theo độ cao: khí hậu VN phân hóa thảnh 3 đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

3. Hoạt động luyện tập (15 phút)

     GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Lập sơ đồ thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta.

2. Giải thích vì sao khí hậu nước ta có sự phân hoá đa dạng?

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

Giao nhiệm vụ cho HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

 

Tuần 11

Tiết 18

                                           Ngày: .... /.... / ........        

BÀI 7. THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau.

 - Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh chữ trong SGK tr118.

+ Sử dụng bản đồ khí hậu VN hình 6.1 để xác định vị trí của trạm khí tượng trên bản đồ.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xác định vị trí của trạm khí tượng trên bản đồ và phân tích biểu đồ khí hậu của trạm khí tượng.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về vẽ và phân tích biểu đồ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN)

- Bản đồ khí hậu VN (hình 6.1 SGK tr115)

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

GV tổ chức trò chơi ô chữ lên bảng với hệ thống câu hỏi:

Câu 1. Nhiệt độ trung bình năm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều trên bao nhiêu 0C?

        A. 200C                                             B. 300C                C. 400C               D. 500C

Câu 2. Nước ta có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu mm/năm?

        A. 1000-2000mm                             B. 1500-2000mm C. 2000-2500mm      D. 2500-3000mm

Câu 3. Độ ẩm không khí của nước ta là trên bao nhiêu %?

        A. 60%                                             B. 70%                 C. 80%                D. 90%

Câu 4. Gió mùa mùa đông của nước ta thổi theo hướng nào?

        A. tây nam                         B. tây bắc             C. đông nam                       D. đông bắc

Câu 5. Gió mùa mùa hạ ở nước ta hoạt động từ tháng mấy đến tháng mấy?

        A. tháng 5 – 10                                 B. tháng 6 – 10    C. tháng 7 – 10                     D. tháng 8 – 10

Câu 6. Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng là do sự ảnh hưởng của?

        A. vị trí địa lí                                    B. hình dạng lãnh thổ      C. địa hình         D. Cả A, B, C

Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

Câu 1: A  Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: A   Câu 6: D

B

I

U

Đ

 

          GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Biểu đồ là hình vẽ dùng để thể hiện một cách trực quan số liệu thống kê về quá trình phát triển của đối tượng, cấu trúc của đối tượng, mối quan hệ giữa thời gian và không gian của các đối tượng …

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vẽ biểu đồ khí hậu (50 phút)

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc mục 1.

- GV đặt CH cho HS: Hãy lựa chọn và vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của một trạm khí tượng.

- GV hướng dẫn HS các bước vẽ biểu đồ khí hậu:

Bước 1: Xác định các giá trị cao nhất trong bsl để tiến hành xây dựng hệ trục tọa độ.

Ví dụ: Trạm Tân Sơn Nhất (TPHCM) có nhiệt độ tháng cao nhất là 28,9°C, lượng mưa tháng cao nhất là 327,0mm.

Bước 2: Xây dựng hệ trục tọa độ, bao gồm 1 trục hoành và 2 trục tung

- Trục hoành thể hiện các tháng trong năm (12 tháng)

- Trục tung: (2 trục)

+ Một trục nhiệt độ: Ta sẽ lấy giá trị cao nhất trên trục thể hiện nhiệt độ là khoảng 35°C để cân xứng với trục lượng mưa.

+ Một trục lượng mưa: Ta sẽ lấy giá trị cao nhất trên trục thể hiện lượng mưa là khoảng 350mm.

Bước 3: Vẽ biểu đồ lượng mưa

- Vẽ lần lượt tuần tự các cột lượng mưa từ tháng 1 cho đến tháng 12.

- Tháng 1 và tháng 12 sẽ vẽ liền với trục

- Ví dụ: Tháng 1 lượng mưa là 13,8mm, tháng 2 là 4,1mm.

Bước 4: Vẽ đường biểu diễn nhiệt độ

- Xác định các điểm nhiệt độ giữa các tháng.

- Nối các điểm lại thành một đường liên tục.

Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ

Bổ sung bảng chú giải, tên biểu đồ

- GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện nhiệt độ và lượng mưa theo hdẫn đã nêu.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:                                                                                                

- HS đọc yêu cầu mục 2 bài thực hành.

- HS lựa chọn trạm khí tượng để vẽ biểu đồ: ví dụ trạm Tân Sơn Nhất (TPHCM).

- HS chú ý theo dõi, lắng nghe và quan sát các bước vẽ của GV thực hiện trên bảng sau đó tiến hành vẽ vào tập học.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- Sau khi HS có sản phẩm, GV gọi HS trình bày sản phẩm của mình trên bảng:

Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa ở trạm Tân Sơn Nhất (TPHCM)

- HS còn lại quan sát, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm của bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của các em.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Phân tích biểu đồ khí hậu (30 phút)

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

- GV treo bản đồ khí hậu VN lên bảng.

- GV yêu cầu HS đọc mục 2.

     - GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 6.1 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:

     1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Xác định vị trí của trạm Tân Sơn Nhất (TPHCM) trên hình 6.1

 

Cho biết nhiệt độ tháng cao nhất và nhiệt độ tháng thấp nhất của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu?

- 28,90C (4).

- 25,70C (12).

Cho biết biên độ nhiệt năm của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu?

3,20C.

Cho biết nhiệt độ trung bình năm của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu?

27,10C.

        2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Cho biết lượng mưa tháng cao nhất và lượng mưa tháng thấp nhất của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu?

327mm (9).

4,1mm (2).

Cho biết những tháng có lượng mưa trên 100mm và những tháng có lượng mưa dưới 100mm của Tân Sơn Nhất (TPHCM).

5-11.

12-4 ns.

Cho biết tổng lượng mưa trung bình năm của Tân Sơn Nhất (TPHCM) là bao nhiêu?

1930,9mm

     - GV nhắc lại cho HS một số công thức tính trước khi hoạt động nhóm:

     + Biên độ nhiệt năm = nhiệt độ tháng cao nhất – nhiệt độ tháng thấp nhất

     + Nhiệt độ trung bình năm = tổng nhiệt độ 12 tháng / 12

     + Tổng lượng mưa trung bình năm = tổng lượng mưa 12 tháng

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc yêu cầu mục 2 bài thực hành.                                                                                                

- HS dựa vào bản đồ hình 6.1 và kênh chữ SGK tr118, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

     - Sau khi nhóm  HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1 và 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:

     - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.

Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu tham quan của các em.

Tuần 12,13

Tiết 19,20,21

                                           Ngày: .... /.... / ........        

Bài 8. ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

- Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.

- Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

+ Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.

+ Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr119-123.

+ Sử dụng bản đồ hình 8.1 SGK tr120 để xác định các lưu vực sông chính.

+ Sử dụng bảng tr122 để xác định mùa lũ, mùa cạn trên một số hệ thống sông.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: viết báo cáo ngắn mô tả đặc điểm của sông, hồ hoặc hồ, đầm ở nước ta mà em biết.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ sự trong sạch của nguồn nước sông, hồ, đầm, nước ngầm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí VN.

  - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat Địa lí VN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.

* GV lần lượt đặt các câu đố về tên sông cho HS trả lời:

Câu hỏi

Đáp án

1. Sông gì đỏ nặng phù sa?

Sông Hồng

2. Sông gì lại được hóa ra chín rồng?

Sông Cửu Long

3. Làng quan họ có con sông, Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?

Sông Cầu

4. Sông tên xanh biết sông chi?

Sông Lam

5. Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời?

Sông Mã.

6. Sông gì chẳng thể nổi lên. Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu

Sông Đáy

7. Hai dòng sông trước sông sau. Hỏi hai dòng sông ấy ở đâu? Sông nào?

Sông Tiền, sông Hậu

8. Sông nào nơi ấy sóng trào. Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn?

Sông Bạch Đằng

GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Qua những câu đố trên phần nào đã phản ánh được Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc, bên cạnh đó nước ta còn có nhiều hồ, đầm và lượng nước ngầm phong phú. …

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (105 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.

* GV treo bản đồ hình 8.1 lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 8.1 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Nêu các đặc điểm của sông ngòi nước ta.

2. Chứng minh mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc.

3. Xác định trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

4. Giải thích vì sao nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc?

5. Chứng minh sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, giàu phù sa. Giải thích nguyên nhân.

6. Xác định trên bản đồ các sông chảy theo hướng TB-ĐN và vòng cung. Vì sao sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng đó?

7. Chứng minh chế độ nước sông chảy theo 2 mùa rõ rệt. Giải thích nguyên nhân.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát bản đồ hình 8.1 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc

- Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa.

- Phần lớn sông ngòi chảy theo 2 hướng chính.

- Chế độ nước chảy theo 2 mùa rõ rệt.

2. Nước ta có 2360 con sông dài trên 10km, mật độ mạng lưới sông khoảng 0,66km/km2, ở đồng bằng là 2-4km/km2, dọc bờ biển nước ta cứ khoảng 20km lại có 1 cửa sông. Nhưng chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc.

3. HS xác định trên bản đồ 9 lưu vực của các hệ thống sông lớn: Sông Hồng, Thái Bình, Kì Cùng – Bằng Giang, sông Mã, Sông Cả, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai, Mê Công.

4. Nguyên nhân: do nước ta có lượng mưa nhiều là nguồn cấp nước chính cho sông, địa hình hẹp ngang, ¾ diện tích là đồi núi, núi lan ra sát biển.

5.

- Tổng lượng nước lớn: 839 tỉ m3/năm. Trong đó sông Mê Công chiếm 60,4%.

- Tổng lượng phù sa rất lớn khoảng 200 triệu tấn/năm. Trong đó sông Hồng chiếm 60%.

- Nguyên nhân: ¾ diện tích là đồi núi, dốc nên nước sông bào mòn mạnh địa hình tạo ra phù sa.

6.

- HS xác định trên bản đồ các sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Tiền... và vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

- Nguyên nhân: Nguyên nhân: do hướng núi và hướng nghiêng địa hình quy định hướng chảy của sông.

7.

- Mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.

+ Mùa lũ kéo dài từ 4-5 tháng, chiếm 70-80% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn kéo dài từ 7-8 tháng, chiếm 20-30% tổng lượng nước cả năm.

- Nguyên nhân: do chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa, khí hậu nước ta có 2 mùa: mưa, khô nên sông ngòi có 2 mùa: lũ, cạn tương ứng.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

* GV mở rộng: Nước Sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của Sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định.

1. Đặc điểm sông ngòi 

a. Mạng lưới sông ngòi dày đặc

Nước ta có 2360 con sông dài trên 10km, dọc bờ biển nước ta cứ khoảng 20km lại có 1 cửa sông.

b. Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa

- Tổng lượng nước lớn: 839 tỉ m3/năm.

- Tổng lượng phù sa rất lớn khoảng 200 triệu tấn/năm.

c. Phần lớn sông ngòi chảy theo 2 hướng chính

Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Mã, sông Tiền...)và vòng cung (sông Lô, sông Gâm, sông Cầu...)

d. Chế độ nước chảy theo 2 mùa rõ rệt

Mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK.

* GV treo hình 8.1, 8.2 và bảng số liệu lên bảng.

* GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 em, yêu cầu HS quan sát hình 8.1 hoặc Atlat ĐLVN, hình 8.2, bảng số liệu và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:

1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Xác định vị trí và các sông trong hệ thống sông Hồng trên bản đồ.

Xác định chiều dài (ở nước ta/dòng chính),  nơi bắt nguồn, nơi đổ ra biển, số phụ lưu và mùa lũ của hệ thống sông Hồng.

2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Xác định vị trí và các sông trong hệ thống sông Thu Bồn trên bản đồ.

Xác định chiều dài (ở nước ta/dòng chính),  nơi bắt nguồn, nơi đổ ra biển, số phụ lưu và mùa lũ của hệ thống sông Thu Bồn.

3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Xác định vị trí và các sông trong hệ thống sông Cửu Long trên bản đồ.

Xác định chiều dài (ở nước ta/dòng chính),  nơi bắt nguồn, nơi đổ ra biển, số phụ lưu và mùa lũ của hệ thống sông Cửu Long.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát quan sát hình 8.1 hoặc Atlat ĐLVN, hình 8.2, bảng số liệu và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi nhóm  HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 4, 6 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:

* HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.

Bước 4. Đánh giá:

 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

2. Một số hệ thống sông lớn ở nước ta

a. Hệ thống sông Hồng

- Chiều dài: 566km/1126km

- Nơi bắt nguồn: Vân Nam, Trung Quốc

- Nơi đổ ra biển: cửa Ba Lạt

- Số phụ lưu: 600

- Mùa lũ: từ tháng 6-10, chiếm 75% tổng lượng nước cả năm.

b. Hệ thống sông Thu Bồn

- Chiều dài: 205km.

- Nơi bắt nguồn: vùng núi Trường Sơn Nam.

- Nơi đổ ra biển: cửa Đại

- Số phụ lưu: 80

- Mùa lũ: từ tháng 9-12, chiếm 65% tổng lượng nước cả năm.

c. Hệ thống sông Cửu Long

- Chiều dài: 230km/4300km

- Nơi bắt nguồn: cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc

- Nơi đổ ra biển: 9 cửa: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc, Trần Đề.

- Số phụ lưu: 600

- Mùa lũ: từ tháng 7-11, chiếm 75% tổng lượng nước cả năm.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 3 SGK.

* GV treo hình 8.1, 8.3 lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 8.1 hoặc Atlat ĐLVN, hình 8.3 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Kể tên và xác định các hồ, đầm tự nhiên của nước ta trên bản đồ.

2. Kể tên và xác định các hồ nhân tạo của nước ta trên bản đồ.

3. Nêu vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất, sinh hoạt và môi trường.

4. Nước ngầm phân bố chủ yếu ở đâu? Nêu vai trò của nước ngầm đối với sinh hoạt.

5. Nêu vai trò của nước ngầm đối với sản xuất.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát bản đồ hình 8.1 hoặc Atlat ĐLVN, hình 8.3 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. HS xác định các hồ, đầm tự nhiên: hồ Tây (Hà Nội), hồ Lăk (Đăk Lăk), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), đầm Thị Nại (Bình Định), đầm Ô Loan (Phú Yên)...

2. HS xác định các hồ nhân tạo: hồ Hòa Bình (Hòa Bình), hồ Trị An (Đồng Nai), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước), hồ Xuân Hương (Lâm Đồng),...

3.

- Vai trò đối với sản xuất:

+ Hồ đầm là nơi có thể nuôi trồng thủy sản.

+ Nhiều hồ đầm có phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch.

+ Các hồ nước ngọt, cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp, hoạt động công nghiệp, phát triển thủy điện.

+ Hồ còn có vai trò điều tiết nước của các dòng chảy.

- Vai trò đối với sinh hoạt: cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt của con người, đảm bảo sinh kế cho người dân.

- Ngoài ra, hồ đầm còn có ý nghĩa đối với việc bảo vệ môi trường:

+ Giúp điều hòa khí hậu địa phương.

+ Là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

4.

- Nước ngầm phân bố chủ yếu ở vùng Đồng bằng và ven biển.

- Vai trò đối với sinh hoạt:

+ Là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt của người dân.

+ Nước khoáng có giá trị đối với sức khỏe con người.

5. Vai trò đối với sản xuất:

+ Nước ngầm cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

+ Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

* GV mở rộng: Hồ Ba Bể cách thành phố Bắc Kạn 70km về phía Tây Bắc, nằm ở trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể; phía Đông Bắc giáp xã Cao Trĩ và Khang Ninh; phía Đông Nam giáp xã Nam Cường và xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Đây là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Năm 1995, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới tổ chức tại Mỹ công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ.

3. Vai trò của hồ, đầm và nước ngầm

a. Vai trò của hồ, đầm

- Đối với sản xuất: nuôi trồng thủy sản, du lịch, thủy điện, điều tiết dòng chảy,...

- Đối với sinh hoạt: cung cấp nước cho người dân.

- Đối với môi trường: điều hòa khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học...

b. Vai trò của nước ngầm

- Đối với sản xuất: cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, phát triển du lịch.

- Đối với sinh hoạt: phục vụ sinh hoạt, sức khỏe của người dân.

3. Hoạt động luyện tập (15 phút)

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Lập sơ đồ thể hiện đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam.

2. Tìm ví dụ cụ thể về vai trò của hồ đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

Gv giao nhiệm vụ Viết báo cáo ngắn mô tả đặc điểm của sông, hồ hoặc hồ, đầm ở nước ta mà em biết.

 

 

Tuần 14,15

Tiết 22,23

                                           Ngày: .... /.... / ........        

Bài 9. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐỐI VỚI KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.

- Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.

+ Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr124-126.

+ Sử dụng bảng số liệu SGK tr124 để nhận xét mức chênh lệch nhiệt độ trung bình của từng giai đoạn ở VN.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: thiết kế tờ rơi thể hiện các hành động phù hợp để thích ứng hoặc giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV).

- Bảng mức chênh lệch nhiệt độ trung bình của từng giai đoạn so với nhiệt độ trung bình 60 năm (1958-2018) ở VN và các hình ảnh liên quan phóng to.

  - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

GV cho HS xem video clip về hiện tượng xâm nhập mặn gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long.

GV đặt câu hỏi cho HS: Quan sát video clip, hãy cho biết video clip nói đến hiện tượng gì? Hiện tượng này xảy ra ở vùng nào của nước ta?

GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Xâm nhập mặn gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những tác động của biến đổi khí hậu ở nước ta. Vậy, tác động cụ thể của biến đổi khí hậu đối với khi hậu và thuỷ văn nước ta như thế nào? Việt Nam đã có những giải pháp gì để ứng phó với biến đổi khí hậu? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.

* GV treo bảng số liệu tr124 lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu, thông tin trong bày và sự hiểu biết của bản thân, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân nào gây ra biến đổi khí hậu?

2. Biến đổi khí hậu tác động đến nhiệt độ nước ta như thế nào?

3. Biến đổi khí hậu tác động đến lượng mưa nước ta như thế nào?

4. Biến đổi khí hậu tác động đến các hiện tượng thời tiết nước ta như thế nào?

5. Quan sát video clip, hãy cho biết rét đậm, rét hại gây ra hậu quả gì cho miền Bắc nước ta?

6. Biến đổi khí hậu tác động đến sông ngòi nước ta như thế nào?

7. Biến đổi khí hậu tác động đến hồ đầm và nước ngầm như thế nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát bảng số liệu, đọc kênh chữ trong SGK và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1.

- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm.

- Chủ yếu do tác động của con người đốt nhiên liệu như than, dầu mỏ, khí đốt tạo ra khí giữ nhiệt.

2.

- Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,890C (giai đoạn 1958 – 2018).

- Giai đoạn 1991-2000, 2001-2010, 2011-2018 cao hơn trung bình 60 năm lần lượt là 0,10C, 0,20C và 0,40C.

- Số ngày nắng nóng tăng từ 3-5 ngày/thập kỉ.

3. Biến đổi khí hậu làm thay đổi về lượng mưa:

- Lượng mưa trung bình năm có nhiều biến động.

- Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi.

- Các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ.

4. Biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất:

- Số cơn bão có xu hướng tăng, diễn biến bất thường (ví dụ năm 2020).

- Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.

- Rét đậm, rét hại xuất hiện thường xuyên hơn.

5. Hậu quả: nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học, thiệt hại về gia súc và hoa màu.

6.

 - Chế độ nước sông thay đổi thất thường.

- Vào mùa lũ, lượng nước tăng nhanh, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng (ví dụ trên sông Hồng).

- Vào mùa cạn, lượng nước giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài (ví dụ tại Đồng bằng sông Cửu Long).

7. Biến đổi khí hậu tác động tới hồ, đầm và nước ngầm: sự gia tăng của số ngày hạn hán đã làm cho:

- Mực nước của các hồ đầm xuống thấp (ví dụ hồ Trị An).

- Mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm (ví dụ ở miền Trung).

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

* GV mở rộng: Trong tháng 10 - 11/2020, 7 cơn bão liên tiếp đổ bộ vào khu vực miền Trung gây ra mưa lớn chưa từng có làm ngập lụt trên diện rộng, làm 249 người chết, mất tích; khoảng 50.000 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; nhiều cơ sở hạ tầng và công trình dân sinh bị hư hỏng. Đặc biệt, lũ dữ, sạt lở kinh hoàng tại Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên - Huế); Nam Trà My và Phước Sơn (Quảng Nam), Hướng Hóa (Quảng Trị) khiến nhiều người chết, mất tích, gây thiệt hại nặng nề cho các địa phương này.

1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn. 

a. Đối với khí hậu

- Thay đổi về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,890C (giai đoạn 1958 – 2018).

+ Số ngày nắng nóng tăng từ 3-5 ngày/thập kỉ.

- Thay đổi về lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm có nhiều biến động.

+ Thời gian mùa mưa và mùa khô có sự thay đổi.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, hạn hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại,…

b. Đối với thủy văn

- Tác động đến sông ngòi: tác động đến thủy chế của sông ngòi và làm cho chế độ nước sông thay đổi thất thường.

- Tác động tới hồ đầm và nước ngầm: mực nước ở các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm thấp hơn so với trung bình nhiều năm.

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK.

* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:

1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là gì?

Nêu một số giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở nước ta và cho ví dụ cụ thể.

2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?

Nêu một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở nước ta và cho ví dụ cụ thể.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát các hình ảnh và đọc kênh chữ SGK tr125, 126, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi nhóm  HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1 và 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:

* HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.

Bước 4. Đánh giá:

 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

2. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

- Các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

+ Kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà kính.

+ Khai thác hợp lí và bảo vệ tự nhiên.

+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng.

- Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu như chống nắng cho người và vật nuôi, trồng và bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức của người dân,…

3. Hoạt động luyện tập (10 phút)

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.

1. Lập bảng thống kê những tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam.

2. Hãy kể các hành động mà em đã làm để giảm nhẹ hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở nhà.

 

 

 

Tuần 16,17

Tiết 24,25

                                           Ngày: .... /.... / ........        

Bài 10. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.

- Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.

- Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.

+ Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.

+ Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr127-130.

+ Sử dụng sơ đồ hình 10.4 SGK để mục đích của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về đặc trưng khí hậu tại một địa điểm du lịch mà em biết.

3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV).

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

* GV đặt câu hỏi cho HS: Quan sát video clip, hãy cho biết video clip nói đến địa điểm du lịch nào? Du lịch tại địa điểm này đẹp nhất vào thời gian nào?

GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: du lịch Sa Pa đẹp nhất từ tháng 5 đến hết tháng 9

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

     GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khí hậu Sa Pa mang sắc thái khí hậu á ôn đới và cận nhiệt đới nên mát mẻ quanh năm, nhiệt độ không khí trung bình năm là 15ºC. Mùa hè không nóng gắt như vùng đồng bằng ven biển, nhiệt độ khoảng 13ºC - 15°C (ban đêm) và 20ºC - 25°C (ban ngày). Mùa đông thường có mây mù bao phủ và rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0°C, thỉnh thoảng có tuyết rơi. Khí hậu Sa Pa nói riêng và nước ta nói chung có ảnh hưỡng như thế nào đối với sự phát triển du lịch? Để biết được điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (100 phút)

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.

* GV treo hình 10.1, 10.2, 10.3 lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh, thông tin trong bày và sự hiểu biết của bản thân, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Chứng minh khí hậu nước ta cho phép phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

2. Cho biết khí hậu phân hóa ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp?

3. Kể tên các vùng chuyên canh ở nước ta.

4. Cho biết khí hậu gây ra những khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?

* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 10.1, 10.2, 10.3 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau:

1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Cho biết khí hậu có vai trò như thế nào đến hoạt động du lịch.

2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2

Phần câu hỏi

Phần trả lời

Cho biết tài nguyên khí hậu ở các địa điểm du lịch: Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát hình 10.1, 10.2, 10.3 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi nhóm  HS có sản phẩm, GV cho HS trình bày sản phẩm của mình:

1.

- Các cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao.

- Hoạt động trồng trọt diễn ra quanh năm (từ 2 – 3 vụ/năm) với nhiều hình thức canh tác như: xen canh, luân canh, gối vụ,...

2.

- Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp.

- Trồng cây nhiệt đới như lúa, ngô, cao su, hồ tiêu, sầu riêng,…

- Trồng cây cận nhiệt và ôn đới như chè, quế, hồi, đào, mận, mơ,…

3.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè, quế, hồi,…

- Đông Nam Bộ, Tây Nguyên: cao su, cà phê, điều,…

- ĐB. Sông Hồng, ĐB. Sông Cửu Long: cây lúa.

4.

- Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối,…gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

* Sau khi nhóm  HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 3 và 7 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:

* HS các nhómcòn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình.

Bước 4. Đánh giá:

 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

* GV mở rộng: Mùa du lịch của thành phố biển Đà Nẵng là vào mùa khô. Thời tiết mùa này ít biến động, không khí có độ ẩn thấp, do ảnh hưởng trực tiếp từ gió Lào nên có cảm giác nóng bức, lượng mưa của mùa khô rất ít, khô ráo phù hợp cho các hoạt động tắm biển, vãn cảnh, leo núi. Tuy nhiên để tham gia các hoạt động ngoài trời bạn cần phải có biện pháp chống nắng, giảm thiểu những tác hại của nắng nóng.

1. Vai trò của khí hậu

a. Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp

- Tích cực:

+ Phát triển nông nghiệp nhiệt đới gồm các cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao như lúa, ngô, cao su, hồ tiêu…

+ Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp.

- Hạn chế:

+ Nhiều thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

+ Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

b. Vai trò của khí hậu đối với phát triển du lịch

- Ảnh hưởng đến tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch.

- Hình thành các điểm du lịch hấp dẫn như Sa Pa, Đà Lạt, Nha Trang,…

- Tạo nên tính mùa vụ trong du lịch.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bài

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK.

* GV treo sơ đồ hình 10.4 lên bảng.

* GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 10.4 và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Nêu mục đích của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông.

2. Nêu tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông.

3. Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS quan sát quan sát sơ đồ hình 10.4 và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, phát triển giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản.

2.

- Đảm bảo sử dụng hợp lí nguồn nước, tránh gây ô nhiễm môi trường.

- Đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, gắn kết, hợp tác giữa các địa phương trong lưu vực về việc sử dụng tài nguyên nước.

3. Ở lưu vực sông Hồng có hồ Hòa Bình xây dựng với nhiều mục đích: phát triển thuỷ điện, tham quan du lịch bằng thuyền, du lịch và nuôi cá lồng trên hồ thủy điện.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

2. Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông

- Đảm bảo sử dụng hợp lí nguồn nước, tránh gây ô nhiễm môi trường.

- Đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, gắn kết, hợp tác giữa các địa phương trong lưu vực về việc sử dụng tài nguyên nước.

 

3. Hoạt động luyện tập (20 phút)

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Nêu ví dụ ảnh hưởng của một thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

    2. Lập sơ đồ về ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển du lịch tại một điểm cụ thể nêu ở hình 10.3.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

 

 

 

Tuần 17

Tiết 26

                                           Ngày: .... /.... / ........        

ÔN TẬP CUỐI KÌ I

 

 

 

 

 


Số lượt xem : 1

Các tin khác