Hoàng Thị Nguyệt
KẾ HOẠCH DẠY HỌC-CÔNG NGHỆ 7-Từ tuần 6 đến tuần 9
Tuần 6,7 - Tiết 6,7
Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường THCS Phong Hải Họ và tên giáo viên
Tổ: T. ANH- GDCD- ÂN – MT – MT –HĐNT,HN Hoàng Thị Nguyệt
………………………………………………………………………………
BÀI 4:
NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH
Môn Công nghệ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
Mã hoá |
1. Về năng lực 1.1. Năng lực công nghệ |
||
Nhận thức công nghệ |
Nhận biết được khái niệm nhân giống bằng phương pháp giâm cành, dặc điểm của cây có thể dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành và quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm cành. |
(a2.2) |
Sử dụng công nghệ |
Thực hiện được quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm cành và áp dụng cho loại cây trồng khác ở gia đình. |
(c2.5) |
Đánh giá công nghệ |
Nhận xét, đánh giá được thao tác kỹ thuật trong quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm cành. |
(d2.1) |
1.2. Năng lực chung |
||
Tự chủ và tự học |
Chủ động tìm hiểu về đặc điểm các loại cây trồng, chủ động vận dụng kiến thức, kỹ năng giâm cành vào việc trồng trọt của gia đình. |
TCTH 4.1 |
Giao tiếp và hợp tác |
Biết thảo luận, trao đổi những vấn đề về phương pháp giâm cành với học sinh khác, biết phối hợp tốt với các thành viên khác trong nhóm. |
TCTH 4.2 |
2. Về phẩm chất |
||
Chăm chỉ |
Có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng giâm cành trong trồng trọt. |
CC1.1 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động |
Giáo viên |
Học sinh |
Hoạt động 1. Mở đầu |
Câu hỏi ngắn. |
Đọc tài liệu và tìm hiểu thông tin qua các kênh khác. |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới |
||
Hoạt động 2.1. Khái niệm giâm cành |
Phiếu học tập. |
Đọc tài liệu |
Hoạt động 2.2. Quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm cành. |
Clip về các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển cây trồng https://www.youtube.com/watch?v=9nGrDl5_zrc Phiếu học tập. |
Đọc tài liệu và tìm kiếm thông tin trên internet. |
Hoạt động 2.3. Thực hành nhân giống cây hoa mười giờ bằng phương pháp giâm cành. |
Tranh, ảnh, file powerpoint, kéo cắt cành. |
Chậu, giá thể, bình phun nước, rau muống. |
Hoạt động 3. Luyện tập |
Câu hỏi |
Đọc tài liệu |
Hoạt động 4. Vận dụng |
Câu hỏi yêu cầu thực hành |
Chậu, nước….. |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tiết 1: + Khái niệm giâm cành.
+ Quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
- Tiết 2: Thực hành nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành.
Hoạt động học (thời gian) |
Mục tiêu (Mã hoá) |
Nội dung dạy học trọng tâm |
PP/KTDH chủ đạo |
PP/Công cụ đánh giá |
|||
Hoạt động 1. Mở đầu (5 phút) |
|
Tạo hứng thú và khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về phương pháp giâm cành |
Dạy học khám phá. |
PP: Hỏi – đáp Công cụ: Câu hỏi |
|||
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới |
|
||||||
Hoạt động 2.1. Khái niệm giâm cành (15 phút) |
(a2.2) TCTH 4.2 |
- Khái niệm về phương pháp giâm cành. - Đặc điểm của cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. |
Hợp tác |
PP: Quan sát Công cụ: bảng kiểm |
|||
Hoạt động 2.2. Quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm cành (20 phút) |
(a2.2) TCTH 4.2 |
Các bước trong quy trình chung nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành. |
Hợp tác |
PP: đánh giá quá trình Công cụ: Rubric |
|||
Hoạt động 2.3. Thực hành nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành (35 phút) |
(c2.5) (d2.1) TCTH 4.2 |
Các bước nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành. |
Thực hành theo nhóm |
PP: đánh giá đồng đẳng Công cụ: bảng kiểm |
|||
Hoạt động 3. Luyện tập (8 phút) |
TCTH 4.1 CC1.1 |
củng cố, khắc sâu kiến thức đã học |
Hoạt động cá nhân |
PP: Hỏi – đáp Công cụ: Câu hỏi bài tập |
|||
Hoạt động 4. Vận dụng (2 phút) |
CC1.1 TCTH 4.1 |
Thực hiện phương pháp giâm cành đối với một loại cây |
Thực hành cá nhân |
PP: đánh giá quá trình Công cụ: bảng kiểm |
|||
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút): a) Mục tiêu: tạo hứng thú và khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về phương pháp giâm cành. b) Nội dung: tình huống và câu hỏi mở đầu trong SHS. c) Sản phẩm dự kiến: nhu cầu tìm hiểu nhân giống cây trồng. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: GV đưa ra tình huống và yêu cầu HS trả lời: Làm thế nào để một đoạn cành cây mẹ có thể phát triển thành cây con? * Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận và phân tích tình huống đưa ra câu trả lời. * Báo cáo, thảo luận: + GV mời khoảng 6 HS trả lời. + GV ghi câu trả lời lên bảng và yêu cầu HS thảo luận thêm: • Trong các phương pháp các bạn đề xuất thì phương pháp nào đơn giản hơn? Tại sao? • Kể 1 loài cây trồng phù hợp với phương pháp giâm cành. → Để làm rõ vấn đề này chúng ta đi vào bài học “Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành”. * Kết luận, nhận định: Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động 2.1. Khái niệm giâm cành (15 phút) a) Mục tiêu: giúp HS trình bày được phương pháp giâm cành, một số đặc điểm của các loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. b) Nội dung: khái niệm về phương pháp giâm cành, đặc điểm của cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. c) Sản phẩm dự kiến: khái niệm phương pháp giâm cành, đặc điểm của cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: Nguồn học liệu SGK/22. Hoàn thành Phiếu học tập số 1
* Thực hiện nhiệm vụ: Lớp chia thành 6 nhóm. Các nhóm thảo luận và trả lời vào phiếu học tập. * Báo cáo, thảo luận: Các nhóm treo sản phẩm ở vị trí của nhóm. Đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi và nhận xét. * Kết luận, nhận định: Cho HS đánh giá đồng đẳng thông qua bảng kiểm. Nội dung cốt lõi: Giâm cành là phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách sử dụng một đoạn cành tách từ cây mẹ và trồng vào giá thể. Các loại cây được chọn để nhân giống bằng phương pháp giâm cành thường có khả năng ra rễ phụ nhanh. Hoạt động 2.2. Quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm cành (25 phút) a) Mục tiêu: giúp HS trình bày được quy trình chung giâm cành. b) Nội dung: các bước trong quy trình chung nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành. c) Sản phẩm dự kiến: quy trình chung của phương pháp giâm cành. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: Hoàn thành phiếu học tập số 2
* Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu nội dung SHS, tài liệu tham khảo, suy nghĩ và trả lời theo nhóm. * Báo cáo, thảo luận: Mời đại diện ngẫu nhiên 3 nhóm lên báo cáo. Mỗi nhóm trình bày một nội dung. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung và thống nhất ý kiến. * Kết luận, nhận định: GV khen ngợi những nhóm làm việc hiệu quả và chốt lại nội dung. Nội dung cốt lõi: Quy trình chung giâm cành gồm bốn bước: Chuẩn bị giá thể giâm cành → chuẩn bị cành giâm → giâm cành vào giá thể → chăm sóc cành giâm. Hoạt động 2.3. Thực hành: Nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành. (35 phút) a) Mục tiêu: tổ chức cho HS thực hành nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành. b) Nội dung: các bước nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành. c) Sản phẩm dự kiến: cây rau muống đã được giâm cành đúng kỹ thuật. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: GV nêu mục tiêu buổi thực hành, yêu cầu về trật tự, thời gian …, tiêu chí đánh giá sản phẩm. GV thao tác mẫu và yêu cầu HS thực hiện. * Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, phân công nhiệm vụ các thành viên và tiến hành thực hiện. * Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm đem sản phẩm của nhóm lên bàn trưng bày. Đại diện 1 nhóm trình bày lại quy trình thực hiện. Các nhóm còn lại đặt câu hỏi hoặc bổ sung (nếu cần) * Kết luận, nhận định: GV nhận xét các nhóm trong quá trình thực hành, những điểm cần phát huy và những động tác nên khắc phục. Nội dung cốt lõi: Quy trình nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành: + Bước 1: Chuẩn bị đất trồng rau muống. + Bước 2: Chuẩn bị cành giâm. + Bước 3: Giâm cành vào đất trồng. + Bước 4: Chăm sóc cành giâm. Hoạt động 3. LUYỆN TẬP: (8 phút) a) Mục tiêu: giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức về phương pháp giâm cành, cách chọn cành giâm đạt yêu cầu, củng cố nội dung cốt lõi bài học. b) Nội dung: bài tập trong phần Luyện tập trong SHS. c) Sản phẩm dự kiến: đáp án cho câu hỏi trong phần Luyện tập trong SHS. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: HS làm phần Luyên tập/26 vào vở của mình. * Thực hiện nhiệm vụ: Mỗi HS trả lời câu hỏi phần Luyện tập vào vở. * Báo cáo, thảo luận: GV mời ngẫu nhiên 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe và đưa ra ý kiến. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét và đưa ra đáp án. Câu 1: a. Hình c mô tả phương pháp giâm cành b. Phương pháp giâm cành khác với phương pháp còn lại: Cắt một đoạn cành tách từ cây mẹ và giâm xuống đất (trồng vào giá thể). Cây con sẽ phát triển và mang các đặc tính của cây mẹ.Câu 2: Đoạn thân 20cm đảm bảo yêu cầu kĩ thuật làm cành giâm vì: Cành giâm được lấy từ cây mẹ phải khỏe, không mang mầm bệnh, không quá non, không quá già. Cành 10 cm là cành non nên ko đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.Hoạt động 4. VẬN DỤNG: (2 phút) a) Mục tiêu: giúp HS củng cố và vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiến nhân giống bằng phương pháp giâm cành. b) Nội dung: bài tập trong phần Vận dụng trong SHS. c) Sản phẩm dự kiến: sản phẩm của HS. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: Em hãy chọn một loại rau hoặc hoa mà gia đình em thường sử dụng hoặc đang trồng để nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Ghi nhận lại quá trình phát triển của cây từ khi giâm đến khi cây có 3 chồi non. * Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện và ghi chép vào sổ. * Báo cáo, thảo luận: Khi có kết quả, HS chụp hình và báo cáo với cả lớp, rút ra kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. * Kết luận, nhận định: Tuyên dương những HS thực hiện bài hoàn chỉnh. |
|||||||
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ RÚT KINH NGHIỆM.
...................................................................................................
Tuần 8 - Tiết 8.
Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường THCS Phong Hải Họ và tên giáo viên
Tổ: T. ANH- GDCD- ÂN – MT – MT –HĐNT,HN Hoàng Thị Nguyệt
………………………………………………………………………………………
BÀI 5: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢI XANH (1 tiết)
Môn Công nghệ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
Mã hoá |
1. Về năng lực 1.1. Năng lực công nghệ |
||
Nhận thức công nghệ |
Nhận biết được mục đích, quy trình, yêu cầu kỹ thuật trồng cây cải xanh. |
(a2.2) |
Sử dụng công nghệ |
Thực hiện được quy trình trồng và chăm sóc cây cải xanh |
(c2.5) |
Đánh giá công nghệ |
Nhận xét, đánh giá được thao tác kỹ thuật trong quy trình trồng và chăm sóc cây cải xanh. |
(d2.1) |
1.2. Năng lực chung |
||
Tự chủ và tự học |
Chủ động,tích cực thực hiện những công việc học tâp của bản thân,tự tìm hiểu thêm để vận dụng linh hoạt những kiến thức,kĩ năng đã học vào trong trồng trọt có hiệu quả. |
TCTH 4.1 |
Giao tiếp và hợp tác |
Biết thảo luận, trao đổi những vấn đề về phương pháp trồng cây cải xanh với học sinh khác, biết phối hợp tốt với các thành viên khác trong nhóm. |
TCTH 4.2 |
2. Về phẩm chất |
||
Chăm chỉ |
Có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng trồng cây cải xanh trong trồng trọt gia đình. |
CC1.1 |
Trách Nhiệm |
Quan tâm đến việc trồng một số loại cây tạo ra sản phẩm an toàn cho gia đình. |
TN 2.1 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động |
Giáo viên |
Học sinh |
Hoạt động 1. Mở đầu |
Câu hỏi ngắn. |
Đọc tài liệu và tìm hiểu thông tin qua các kênh khác. |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới |
||
Hoạt động 2.1. Chuẩn bị |
Clip hình ảnh về cây cải xanh được trồng trong thùng mút. Phiếu học tập. |
Đọc tài liệu |
Hoạt động 2.2. Yêu cầu kỹ thuật. |
Clip hình ảnh về cây cải xanh phát triển tốt và cây cải xanh bị sâu bệnh. Phiếu học tập. |
Đọc tài liệu và tìm kiếm thông tin trên internet. |
Hoạt động 2.3. Quy trình trồng cây cải xanh. |
Phiếu học tập |
Đọc tài liệu |
Hoạt động 2.4. Thực hành trồng cây cải xanh. |
Tranh, ảnh, file powerpoint. |
Thùng xốp, hạt giốngcây cải xanh đã ngâm,bao tay …. |
Hoạt động 3. Luyện tập |
Câu hỏi |
Đọc tài liệu |
Hoạt động 4. Vận dụng |
Câu hỏi yêu cầu thực hành |
Những loại rau ở gia đình trồng bằng hạt như: Cây mồng tơi,cây rau dền,… |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hướng dẫn trồng cây cải xanh.
1.1: Chuẩn bị
1.2: Yêu cầu kỹ thuật.
1.3: Quy trình trồng cải xanh.
2. Thực hành trồng cây cải xanh.
Hoạt động học (thời gian) |
Mục tiêu (Mã hoá) |
Nội dung dạy học trọng tâm |
PP/KTDH chủ đạo |
PP/Công cụ đánh giá |
||||
Hoạt động 1. Mở đầu (5 phút) |
|
Tạo hứng thú và khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về trồng cây cải xanh |
Dạy học khám phá. |
PP: Hỏi – đáp Công cụ: Câu hỏi |
||||
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới |
|
|||||||
Hoạt động 2.1. Chuẩn bị (15 phút) |
(a2.2) TCTH 4.2 |
Nhận biết các công việc chuẩn bị trước khi trồng cây cải xanh |
Hợp tác |
PP: Quan sát Công cụ: những dụng cụ,vật liệu |
||||
Hoạt động 2.2. Yêu cầu kỹ thuật (20 phút) |
(a2.2) TCTH 4.2 |
Biết được yêu cầu kỹ thuật khi trồng cây cải xanh |
Hợp tác |
PP: Quan sát Công cụ: những dụng cụ,vật liệu |
||||
Hoạt động 2.3. Quy trình trồng cây cải xanh (20 phút) |
(a2.2) TCTH 4.2 |
Các bước trong quy trình cây trồng cải xanh. |
PP: đánh giá quá trình Công cụ: Rubric |
|||||
Hoạt động 2.4. Thực hành trồng cây cải xanh (35 phút) |
(c2.5) (d2.1) TCTH 4.2 |
Các bước trồng cây cải xanh |
Thực hành theo nhóm |
PP: đánh giá đồng đẳng Công cụ: bảng kiểm |
||||
Hoạt động 3. Luyện tập (8 phút) |
TCTH 4.1 CC1.1 |
củng cố, khắc sâu kiến thức đã học |
Hoạt động cá nhân |
PP: Hỏi – đáp Công cụ: Câu hỏi bài tập |
||||
Hoạt động 4. Vận dụng (2 phút) |
CC1.1 TCTH 4.1 |
Thực hiện phương pháp trồng đối với một loại cây |
Thực hành cá nhân |
PP: đánh giá quá trình Công cụ: bảng kiểm |
||||
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút): a) Mục tiêu: tạo hứng thú và khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về phương pháp trồng cây cải xanh. b) Nội dung: tình huống và câu hỏi mở đầu trong SHS. c) Sản phẩm dự kiến: nhu cầu tìm hiểu cây trồng cải xanh. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: GV đưa ra tình huống và yêu cầu HS trả lời: Em hãy kể các công việc trồng và chăm sóc cây cải xanh mà em biết? * Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận và phân tích tình huống đưa ra câu trả lời. * Báo cáo, thảo luận: + GV mời khoảng 3 HS trả lời. + Hs trình bày theo ý kiến riêng của cá nhân các em * Kết luận, nhận định: • GV nhắc lại quy trình trồng trọt. • Vậy cây cải xanh được trồng như thế nào? GV nêu mục tiêu bài học. → Để làm rõ vấn đề này chúng ta đi vào bài học “Trồng và chăm sóc cây cải xanh” Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: Hoạt động 2.1. Chuẩn bị: (10phút) a) Mục tiêu: giúp HS nhận biết các công việc chuẩn bị trước khi trồng cây cải xanh. b) Nội dung: Chuẩn bị cho phần thực hành trồng cây cải xanh. c) Sản phẩm dự kiến: Những dụng cụ,vật liệu và cách tính toán cần khi trồng cây cải xanh. d) Tổ chức hoạt động dạy học: HS xem clip hoặc hình ảnh về cây cải xanh được trồng trong thùng xốp (hoặc chậu) và hoàn thành phiếu học tập số 1. * Giao nhiệm vụ học tập: Nguồn học liệu SGK/28. Hoàn thành Phiếu học tập số 1
* Thực hiện nhiệm vụ: Lớp chia thành 6 nhóm. Các nhóm thảo luận và trả lời vào phiếu học tập. * Báo cáo, thảo luận: Các nhóm treo sản phẩm ở vị trí của nhóm. Đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi và nhận xét. Đánh giá theo bảng kiểm * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình chuẩn bị của hs - GV kiểm tra tính khả thi trong việc chuẩn bị của các nhóm trước khi thực hiện Nội dung cốt lõi: Chuẩn bị trồng cây cải xanh gồm các công việc:Chuần bị đất trồng, chuẩn bị hạt giống cây cải xanh, phân bón và dụng cụ trồng cây. Hoạt động 2.2. Yêu cầu kỹ thuật:(15 phút) a) Mục tiêu: giúp HS biết được yêu cầu kỹ thuật khi trồng cây cải xanh. b) Nội dung: Yêu cầu cây cải xanh khi thu hoạch. c) Sản phẩm dự kiến: Yêu cầu kỹ thuật khi trồng cải xanh. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: Hoàn thành phiếu học tập số 2
* Thực hiện nhiệm vụ: Lớp chia thành 6 nhóm. Các nhóm thảo luận và trả lời vào phiếu học tập. * Báo cáo, thảo luận: Các nhóm treo sản phẩm ở vị trí của nhóm. Đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi và nhận xét. * Kết luận, nhận định: Cho HS đánh giá theo rubic - GV hướng dẫn HS về việc sử dụng phân, thuốc( khuyến khích sử dụng phân thuốc có nguồn gốc sinh học) và qui định nơi bỏ bao bì thuốc bảo vệ thức vật. - GV giới thiệu thêm phương pháp trồng trọt theo hữu cơ. Nội dung cốt lõi: Cây cải xanh có thể được thu hoạch sau 30-40 ngày( hoặc cao trên 15cm) không bị sâu,bệnh.Lá cải còn nguyên vẹn, đều màu và có màu xanh đậm. Hoạt động 2.3. Quy trình trồng cây cải xanh (20 phút) a) Mục tiêu: giúp HS trình bày được các bước trong quy trình cây trồng cải xanh. b) Nội dung: Các công việc trong quy trình trồng cải xanh. c) Sản phẩm dự kiến: quy trình trồng cải xanh. d) Tổ chức hoạt động dạy học - GV dẫn dắt HS liên hệ quy trình trồng trọt với quy trình trồng cây cải xanh. - GV cho hs làm phiếu học tập để nắm được yêu cầu kỹ thuật trong quy trình trồng cây cải xanh. * Giao nhiệm vụ học tập: Hoàn thành phiếu học tập số 3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 1.Quan sát Hình 5.1 và cho biết trường hợp nào đảm bảo an toàn lao động trong khâu chuẩn bị đất trồng? Vì sao? ……………………………….…………
* Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu nội dung SHS, tài liệu tham khảo, suy nghĩ và trả lời theo nhóm. * Báo cáo, thảo luận: Mời đại diện ngẫu nhiên 3 nhóm lên báo cáo. Mỗi nhóm trình bày một nội dung. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung và thống nhất ý kiến. * Kết luận, nhận định: GV khen ngợi những nhóm làm việc hiệu quả và chốt lại nội dung, yêu cầu trong kỹ thuật trong quy trình trồng cây cải xanh. Nội dung cốt lõi: Quy trình trồng cải xanh gồm 5 giai đoạn: Chuẩn bị đất trồng → chuẩn bị hạt giống cải xanh → gieo trồng → Chăm sóc→ Thu hoạch. Hoạt động 2.4. Thực hành: Trồng và chăm sóc cây cải xanh. (35 phút) a) Mục tiêu: tổ chức cho HS thực hành trồng cây cải xanh. b) Nội dung: các bước trồng cây cải xanh trong chậu( thùng xốp). c) Sản phẩm dự kiến: cây cải xanh được trồng đúng kỹ thuật. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: GV nêu mục tiêu buổi thực hành, yêu cầu về trật tự, thời gian …, tiêu chí đánh giá sản phẩm. GV thao tác mẫu và yêu cầu HS thực hiện. * Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, phân công nhiệm vụ các thành viên và tiến hành thực hiện. * Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm đem sản phẩm của nhóm lên bàn trưng bày. Đại diện 1 nhóm trình bày lại quy trình thực hiện. Các nhóm còn lại đặt câu hỏi hoặc bổ sung (nếu cần). Yêu cầu các em đánh giá theo rubic * Kết luận, nhận định: GV nhận xét các nhóm trong quá trình thực hành, những điểm cần phát huy và những động tác nên khắc phục. Nội dung cốt lõi: Quy trình trồng cây cải xanh: + Bước 1: Chuẩn bị đất trồng . + Bước 2: Chuẩn bị hạt giống cây cải xanh. + Bước 3: Gieo trồng . + Bước 4: Chăm sóc cây cải xanh. + Bước 5: Thu hoạch. Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (8 phút). a) Mục tiêu: giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức về phương pháp giâm cành, cách chọn cành giâm đạt yêu cầu, củng cố nội dung cốt lõi bài học. b) Nội dung: bài tập trong phần Luyện tập trong SHS. c) Sản phẩm dự kiến: đáp án cho câu hỏi trong phần Luyện tập trong SHS. Câu hỏi 1. Quan sát Hình 5.3 và cho biết cây nào là cây cải xanh đã đực hướng dẫn trồng ở trên. Các cây trong hình còn lại có tên là gì? Theo em, cách trồng những cây cải này có giống cách trồng cải xanh không?
Lời giải: Cây cải xanh được hướng dẫn trồng ở trên là hình d. Tên các cây còn lại trong hình là: a. Cải ngồng b. Xà lách xoăn c. Cải bó xôi e. Xà lách f. Cải thìa (cải chip) Theo em, cách trồng những cây cải này giống cách trồng cải xanh vì chúng đều là các loại rau xanh ăn lá.Câu hỏi 2. Theo em, quy trình trồng cải xanh vừa học đã áp dụng các biện pháp trồng trọt hữu cơ như thế nào? Lời giải: Quy trình trồng cải xanh vừa học đã áp dụng các biện pháp trồng trọt hữu cơ: Không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ độc hại. Không sử dụng phân bón hóa học. Không sử dụng chất kích thích phát triển.=> Mang tới nguồn rau sạch, an toàn chất lượng cho người tiêu dùng. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: gv yêu cầu HS làm phần Luyên tập vào vở của mình. * Thực hiện nhiệm vụ: Mỗi HS trả lời câu hỏi phần Luyện tập vào vở. * Báo cáo, thảo luận: GV mời ngẫu nhiên 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe và đưa ra ý kiến. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét và đưa ra đáp án. Tuyên dương các học sinh làm bài tốt. Nội dung cốt lõi: Tóm tắt lại các kiến thức đã học. Hoạt động 4. VẬN DỤNG (2 phút). a) Mục tiêu: giúp HS củng cố và vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiến trong trồng rau. b) Nội dung: bài tập trong phần Vận dụng trong SHS. c) Sản phẩm dự kiến: sản phẩm của HS. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: Dựa vào quy trình trồng cải xanh, em hãy tìm hiểu để thực hiện trồng và chăm sóc một loại cây rau đến khi thu hoạch. * Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện và ghi chép vào sổ. * Báo cáo, thảo luận: Khi có kết quả, HS chụp hình và báo cáo với cả lớp, rút ra kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét quá trình thực hành của các em, góp ý cho quy trình của hs, những điểm cần phát huy và những động tác nên khắc phục. Tuyên dương những HS thực hiện bài hoàn chỉnh. Nội dung cốt lõi: Nắm được quy trình trồng một loại cây mà các em đã lựa chọn |
||||||||
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ RÚT KINH NGHIỆM.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 9 - Tiết 9.
Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường THCS Phong Hải Họ và tên giáo viên
Tổ: T. ANH- GDCD- ÂN – MT – MT –HĐNT,HN Hoàng Thị Nguyệt
………………………………………………………………………………………
TÊN BÀI/CHỦ ĐỀ:
ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
Mã hoá |
1. Về năng lực 1.1. Năng lực công nghệ |
||
Nhận thức công nghệ |
– Trình bày được tóm tắt những kiến thức đã học về vai trò, triển vọng và đặc điểm nghề trồng trọt ở Việt Nam, các phương thức trồng trọt, trồng trọt công nghệ cao, quy trình trồng trọt, nhân giống bằng phương pháp giảm cảnh |
a1.1 |
Giao tiếp công nghệ |
- Biết được một số thuật ngữ trong trồng trọt |
b1.1 |
Sử dụng công nghệ |
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng trồng trọt trong Chương 1 và Chương 2 để giải quyết các câu hỏi xoay quanh chủ để trồng trọt ở Việt Nam. |
c1.1 |
Đánh giá công nghệ |
-Nhận xét, đánh giá những vấn đề liên quan trồng trọt |
d1.1 |
Thiết kế kĩ thuật |
-Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, tự luận liên quan đến kiến thức đã học về trồng trọt. |
e1.1 |
1.2. Năng lực chung |
||
Tự chủ và tự học |
Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập, tự tìm hiểu để vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về trồng trọt vào thực tiễn |
TCTH 2.1.1 |
Giao tiếp và hợp tác |
Biết trình bày ý tưởng, trao đổi thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm |
GTHT 2.1.1 |
2. Về phẩm chất |
||
Chăm chỉ |
Có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng trồng trọt vào đời sống hằng ngày |
CC 2.2 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động |
Giáo viên |
Học sinh |
Hoạt động 1. Mở đầu |
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi ôn tập: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính. - Bài giảng powerpoint, máy chiếu. |
- Ôn lại các bài đã học, đọc trước bài ôn tập . |
Hoạt động 2. Hệ thống kiến thức và kỹ năng chương I và II |
||
Hoạt động 2.1: Ôn lại kiến thức chương 1 (10 phút) |
- Nghiên cứu trọng tâm của Chương 1 - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi ôn tập: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính. - Bài giảng powerpoint, máy chiếu. |
- Ôn lại các bài đã học, đọc trước bài ôn tập |
Hoạt động 2.2. Ôn lại kiến thức chương II (10 phút) |
- Nghiên cứu trọng tâm của Chương 2. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi ôn tập: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính. - Bài giảng powerpoint, máy chiếu. |
- Ôn lại các bài đã học, đọc trước bài ôn tập |
Hoạt động 2.3: Hệ thống kiến thức và kỹ năng chương I và II ( 5 phút) |
- Nghiên cứu trọng tâm của Chương 1 và 2. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi ôn tập: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính. - Bài giảng powerpoint, máy chiếu. |
- Ôn lại các bài đã học, đọc trước bài ôn tập |
Hoạt động 3. Luyện tập (5 phút) |
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi ôn tập: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính. |
Các bài tập phần Luyện tập trắc nghiệm |
Hoạt động 4. Vận dụng (7 phút) |
- Tranh ảnh các hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước. |
- Quan sát tranh các hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước. |
III. Tiến trình dạy học.
A. Tiến trình dạy học.
Hoạt động học (thời gian) |
Mục tiêu (Mã hoá) |
Nội dung dạy học trọng tâm |
PP/KTDH chủ đạo |
PP/Công cụ đánh giá |
||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1. Mở đầu ( 5 phút) |
(a1.1) TCTH 2.1.1 |
Vai trò của trồng trọt và phương thức trồng trọt |
PP: dạy học hợp tác |
Phiếu học tập số 1 |
||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2. Hệ thống kiến thức và kỹ năng chương I và II |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2.1: ôn lại kiến thức chương 1 (10 phút) |
a1.1 CC 2.2 TCTH 2.1.1 GTHT 2.1.1 |
Hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng chương 1 |
- PP: dạy học hợp tác -KT: công não |
Phiếu học tập số 2 |
||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2.2. Ôn lại kiến thức chương II (10 phút) |
a1.1 CC 2.2 TCTH 2.1.1 GTHT 2.1.1 |
Hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng chương 2 |
- PP:dạy học hợp tác -KT:công não |
Phiếu học tập số 3 |
||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2.3: Hệ thống kiến thức và kỹ năng chương I và II |
a1.1 TCTH 2.1.1 |
Mối liên kết giữa các kiến thức của Chương 1 và 2: + Vai trò, triển vọng và đặc điểm nghề trồng trọt ở Việt Nam. + Các phương thức trồng trọt. + Quy trình trồng trọt. + Nhân giống bằng phương pháp giâm cành. |
- KT:công não |
Phiếu học tập số 4: Sơ đồ hệ thống kiến thức và kỹ năng chương I và II |
||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3. Luyện tập (5 phút) |
CC 2.2 TCTH 2.1.1 |
Câu hỏi trắc nghiệm |
-PP: dạy học hợp tác - KT:công não |
Nội dung trả lời của học sinh |
||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 4. Vận dụng (7 phút) |
CC 2.2 TCTH 2.1.1 GTHT 2.1.1 |
Tìm hiểu các hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước. |
-PP: dạy học hợp tác -KT:công não |
Nội dung trả lời của học sinh |
||||||||||||||||||||||||||
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: Hoạt động 1. Mở đầu ( 10 phút): a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho các em khi củng cố lại kiến thức đã học: về vai trò và các phương thức trồng trọt. b) Nội dung: + Vai trò của nghề trồng trọt ở Việt Nam. + Các phương thức trồng trọt. c) Sản phẩm dự kiến: Hoàn thành phiếu học tập số 1 d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: - Phát phiếu học tập số 1
Yêu cầu các nhóm quan sát, thảo luận, ghi hình ảnh thích hợp vào trong máy chiếu trong vòng 1p * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ quan sát và ghi nhanh kết quả quan sát được, hoàn thành phiếu * Báo cáo, thảo luận: - Hs cử đại diện trình bày - Các nhóm lắng nghe - HS chủ động kiểm tra đã trả lời được bao nhiêu câu đúng. * Kết luận, nhận định: - Gv chốt lại vai trò và phương thức trồng trọt GV chốt ý vào hoạt động 2 Hoạt động 2. Hoạt động 2.1: ÔN LẠI KIẾN THỨC CHƯƠNG 1 (10 phút) a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng chương 1 b) Nội dung: Mối liên kết giữa các kiến thức của chương 1: + Vai trò, triển vọng và đặc điểm nghề trồng trọt ở Việt Nam. + Các phương thức trồng trọt. + Trồng trọt công nghệ cao. c) Sản phẩm dự kiến: Sơ đồ khối hệ thống hóa các kiến thức, kĩ năng của chương 1. d) Tổ chức hoạt động dạy học Chuẩn bị: - Giấy A4 (6 tờ) có in sẵn khung bên dưới. ( Phiếu học tập số 2)
- Các chữ (tương ứng với nội dung sẽ dán vào các ô cam, vàng và hồng ) để sẵn. - Keo dán. * Giao nhiệm vụ học tập: Thời gian cho mỗi nhóm: 7 phút. - Giáo viên ghim câu trả lời của các nhóm lên bảng. - Công bố rubric đánh giá nhóm. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ - Thảo luận để làm sơ đồ tư duy * Báo cáo, thảo luận: Mỗi đội sẽ cử đại diện trình bày sơ đồ tư duy. - Sau khi các nhóm trình bày, bổ sung, GV nhận xét hoàn thành nội dung trong phiếu học tập. - Đánh giá nhóm theo rubric * Kết luận, nhận định: Hệ thống hóa được kiến thức chương I Tuyên dương các nhóm đạt số điểm cao. Hoạt động 2.2. ÔN LẠI KIẾN THỨC CHƯƠNG II (10 phút) a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng chương II. b) Nội dung: Mối liên kết giữa các kiến thức của chương II: + Quy trình trồng trọt. + Nhân giống bằng phương pháp giâm cành. c) Sản phẩm dự kiến: Hoàn thành sơ đồ khối hệ thống hóa các kiến thức, kĩ năng của chương II ( phiếu học tập số 3). d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập:
* Thực hiện nhiệm vụ: + HS chia nhóm theo yêu cầu, thảo luận nhóm đề hoàn thành phiếu số 3 * Báo cáo, thảo luận: + Đại diện nhóm trình bày các bước trong quy trình trồng trọt và nhân giống bằng phương pháp giâm cành dựa vào phần chuẩn bị của nhóm ở nhà trước đó bằng tranh ảnh. + Sau khi các nhóm trình bày, bổ sung, GV nhận xét hoàn thành nội dung trong phiếu học tập. + GV đặt câu hỏi, dẫn dắt để HS trả lời theo hệ thống kiến thức như sơ đồ SGK. * Kết luận, nhận định: + GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, cho điểm và trao phần thưởng cho nhóm có sự chuẩn bị tốt nhất GV Hệ thống hóa tóm tắt kiến thức liên quan giữa 2 chương 1 và 2 qua sơ đồ tư duy Hoạt động 3. LUYỆN TẬP ( 15 phút ) a. Mục tiêu : Củng cố, khắc sâu kiến thức của Chương 1 và 2 b. Nội dung: Câu hỏi trắc nghiệm 1.Vai trò của trồng trọt là: A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp C. Cung cấp nông sản cho sản xuất D. Tất cả các ý trên 2. Luân canh là A. cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích B. tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất C. trồng hai loại hoa màu cùng một lúc trên cùng một diện tích D. tăng từ một vụ lên hai, ba vụ 3. Có mấy cách xử lý hạt giống? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. 4. Các loại nông sản như cam, quýt, đậu xanh…được thu hoạch bằng phương pháp nào? A. Hái. B. Nhổ. C. Đào. D. Cắt. 5. Mục đích của việc làm cỏ là: A. Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại. B. Chống đổ. C. Làm đất tơi xốp. D. Hạn chế bốc hơi nước. c. Sản phẩm: Đáp án các câu hỏi trắc nghiệm: 1D, 2A, 3C, 4A, 5A d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: Gv trình chiếu các câu hỏi trên máy chiếu. Tổ chức cho các em trò chơi “ Câu cá”.Yêu cầu hs đọc câu hỏi và trả lời để giúp ông lão câu được nhiều cá. * Thực hiện nhiệm vụ: + Hs tham gia trò chơi + Hs đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi. * Báo cáo, thảo luận: + hs trình bày cá nhân + hs khác bổ sung, GV nhận xét hoàn thành nội dung trong phiếu học tập. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình tham gia trò chơi của các thành viên trong nhóm. Đánh giá phần kiến thức hs tiếp thu sau khi luyện tập. Hoạt động 4: VẬN DỤNG ( 5 phút ) a. Mục tiêu: Tìm hiểu các hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước. b. Nội dung: Em hãy mô tả các hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước mà em biết c. Sản phẩm: Các hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: * Thực hiện nhiệm vụ: + HS chia nhóm theo yêu cầu và phân chia nhiệm vụ để về nhà thực hiện * Báo cáo, thảo luận:(thực hiện ở tiết học sau) + Đại diện nhóm trình bày hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước dựa vào phần chuẩn bị của nhóm ở nhà trước đó bằng tranh ảnh. + Nhóm khác bổ sung, GV nhận xét. * Kết luận, nhận định: (thực hiện ở tiết học sau) + GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc các nhóm. Chốt lại các hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước hoặc ở địa phương em |
||||||||||||||||||||||||||||||
HỒ SƠ HỌC TẬP:
* Rubic đánh giá dành cho hoạt động 2.1:
Tiêu chí |
Trọng số |
Mức độ |
Điểm |
|||
Xuất sắc (10-9) |
Tốt (8-7) |
Đạt (6-5) |
Chưa đạt (4-0) |
|||
Hoàn thành sơ đồ |
50% |
Hoàn thành đúng hoàn toàn sơ đồ. |
Hoàn thành đúng 80% sơ đồ |
Hoàn thành 50% sơ đồ |
Hoàn thành dưới 50% sơ đồ. |
|
Thẩm mĩ và logic |
10% |
-Sơ đồ đẹp, sạch. |
-Sơ đồ rõ ràng, sạch |
-Sơ đồ rõ ràng. |
-Sơ đồ dán lệch, không rõ rằng hoặc không chắc chắn.. |
|
Trật tự và tinh thần hợp tác của nhóm |
20% |
-Nhóm giữ trật tự tốt và các thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. |
-Nhóm giữ trật tự tốt và các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. |
-Nhóm có ồn nhưng giữ trật tự sau khi được nhắc nhở; các thành viên hoàn thành nhiệm vụ. |
-Nhóm ồn và phải nhắc nhiều lần; các thành viên hoàn thành nhiệm vụ. |
|
Tham gia phản biện |
20% |
Tích cực nhận xét sơ đồ của nhóm khác và có đưa ra ý kiến sáng tạo đặc biệt. |
Tích cực nhận xét sơ đồ của nhóm khác. |
Có nhận xét sơ đồ của nhóm khác. |
Không tham gia nhận xét. |
|
Số lượt xem : 1