Hoàng Thị Hằng
KHBD- KHTN 7- Học kỳ I (Tuần 1- 18)
BÀI 1: MỞ ĐẦU
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 5 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn KHTN.
Phương pháp tìm hiểu tự nhiên Thực hiện các kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo Làm được báo cáo, thuyết trình Sử dụng được một số dụng cụ đo.2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đểu tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vân để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn Khoa học tự nhiên …
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sửdụng được một số dụng cụ đo (dao động kí, đóng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện).
3. Phẩm chất:
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Giáo viên:- Chuẩn bị các hình ảnh liên quan.
- Mô hình máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện.
2. Học sinh: Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.III. Tiến trình dạy học
1.Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là đọc và xem phần mở đầu bài học)
a) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng được kiến thức , kĩ năng đã học vào trong cuộc sống
- giới thiệu được các phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập, một số kĩ năng học tập môn KHTN, biết được công dụng và hoạt động của một vài dụng cụ đo.
b) Nội dung: Học sinh đọc trước phần giới mở bài .
c) Sản phẩm: Kiến thức thực tế của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cho HS đọc phần mở bài . 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV.. - Giáo viên: giải thích và dẫn dắt HS vào nội dung bài mới. 3.Báo cáo kết quả và thảo luận - HS ghi tựa bài vào vở 5.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh lắng nghe: - Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Vận dụng các phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong thực tế.
- Tiến trình tìm hiểu tự nhiên hay phương pháp tìm hiểu tự nhiên phải thực hiện đủ 5 bước.
b) Nội dung:
- Thiết lập được 5 bước khi tìm hiểu tự nhiên.
- Ví dụ minh họa về phương pháp tìm hiểu tự nhiên khi nghiên cứu về sự sinh trưởng của thực vật.
- Chú ý khi hướng dẫn HS ở bước 4 thực hiện kế hoạch. Khi giả thiết sai thì quay lại bước 2: xây dựng giả thuyết mới. Nếu giả thuyết đúng thì đưa ra kết luận.
- Tìm hiểu các kĩ năng học tập môn KHTN: như quan sát, phân tích, liên kết, đo đạc, dự báo, báo cáo và thuyết trình.
- Tìm hiểu 1 vài dụng cụ đo như máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.
c) Sản phẩm:
- HS nắm được kiến thức, các bước để tiến trình tìm hiểu tự nhiên.
- HS nắm được một số kĩ năng học tập môn KHTN
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên |
|
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Từ việc quan sát sơ đồ các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong SGK, GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên qua việc phân tích các tình huống giới thiệu trong SGK. GV yêu cầu HS nêu được một số ví dụ minh hoạ và trả lời hoàn chỉnh cho các câu hỏi luyện tập. - GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỏi nhóm quan sát sơ đồ các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong SGK (hoặc dùng máy chiếu phóng to hình), hướng dẫn từng nhóm HS quan sát một cách tổng quát đến chi tiết nội dung từng bước có trong sơ đồ và các tình huống minh hoạ đưa ra trong SGK, giúp các nhóm hoàn thành nhiệm vụ luyện tập 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiến hành quan sát 5 bước về phương pháp tìm hiểu tự nhiên. - Chia nhóm theo yêu cầu của GV: phân tích và tìm hiểu từng bước trong sơ đồ và cho ví dụ minh họa trong từng bước. - Lưu ý các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên: khi giả thuyết sai thì ta quay lại hình thành giả thuyết mới. - Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập. 3.Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - HS: tất cả các nhóm đều thảo luận và chuẩn bị sẵn sàng nội dung cần trình bày khi được GV gọi. 4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung: phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua 5 bước: quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu, hình thành giả thuyết, lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết, thực hiện kế hoạch và kết luận. |
I.Phương pháp tìm hiểu tự nhiên - Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống được thực hiện qua các bước: (1) quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu, (2) hình thành giả thuyết, (3) lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết, (4) thực hiện kế hoạch và (5) kết luận |
Hoạt động 2.2: Kĩ năng học tập môn KHTN |
|
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cho quan sát Hình 1.1, 1.2 cùng các thông tin trong SGK, HS cần nêu được một số kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên. - GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát Hình 1.1, 1.2 cùng các thông tin trong SGK tìm hiểu các kĩ năng học tập môn KHTN để thuyết trình phần hiểu của mình về từng kĩ năng thông qua phiếu học tập số 1. - GV hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và trả lời câu hỏi trong phần luyện tập - Sau khi biết được các kĩ nàng tìm hiểu cơ bản, GV hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ năng viết báo cáo và thuyết trình. Cho HS viết báo cáo và thuyết trình tại lớp để các bạn góp ý và nhận xét. GV Chỉ ra cho HS thấy sự thành công của việc tìm hiểu tự nhiên bảng cách thuyết phục người nghe qua bài báo cáo và thuyết trình. 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm để tìm hiểu các kĩ năng học tập môn KHTN. - Hoàn thành phiếu học tập số 1. - Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập. - Lựa chọn một đề tài để viết báo cáo và thuyết trình trình theo yêu cầu của GV 3.Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - Hoàn thành và kiểm tra phiếu học tập của các nhóm - Đại diện nhóm thuyết trình và trả lời câu hỏi của nhóm khác và GV 4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về các kĩ năng học tập môn KHTN - Nhận xét phần thuyết trình và rút ra kết luận làm sao để bài thuyết trình của mình thuyết phục được người nghe và sinh động. |
II. Kĩ năng học tập môn KHTN - Để học tốt môn KHTN, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình |
Hoạt động 2.3: Một số dụng cụ đo |
|
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho hs đọc thông tin và quan sát Hình 1.3 trong SGK để HS nhận biết được vai trò và ứng dụng của một số dụng cụ đo. Qua đó, HS sẽ biết cách sử dụng một số dụng cụ đo phục vụ việc học tập ở môn KHTN lớp 7.. - GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát Hình 1.3, 1.4 ở SGK về hoạt động và cấu tạo của máy dao động kí. - GV cho HS quan sát hình 1.5 đồng hồ đo thời gian hiện số và hình 1.6 cổng quang điện. Sau đó đặt ra các câu hỏi liên quan về cấu tạo và hoạt động của dụng cụ để HS trả lời. - GV hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và trả lời câu hỏi trong phần luyện tập 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm để tìm hiểu về máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện - Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập. 3.Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - Trả lời theo yêu cầu của GV. 4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về một số dụng cụ đo. |
III. Một số dụng cụ đo - Dao động kí là thiết bị có thể hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian (giúp chúng ta biết được dạng đồ thị của tín hiệu theo thời gian) - Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện có thể tự động đo thời gian. |
3. Hoạt động 3: Cũng cố - luyện tập.
a. Mục tiêu: - Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b. Nội dung: - HS làm được các bài tập GV giao .
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c. Sản phẩm: - HS làm được bài tập và hoàn thành tốt sơ đồ tư duy .
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm bài tập 1 trang 13 - Tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Hoàn thành bài tập - Viết được sơ đồ tư duy 3.Báo cáo kết quả và thảo luận - làm bài tập vào vở và kiểm tra lẫn nhau - GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. 4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. |
|
a. Mục tiêu: - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b. Nội dung: - Cho HS viết 1 bài báo cáo với nội dung tùy ý.
c. Sản phẩm: - bài báo cáo của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi HS viết 1 bài báo cáo nọp cho GV sau 1 tuần . 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập Các HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 3.Báo cáo kết quả và thảo luận Sản phẩm bài báo cáo của các HS 4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tuần sau.
|
4. Vận dụng. |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN
Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……
Bước 1: Học sinh hoàn thành cá nhân các câu hỏi sau
H1. Nêu tên một số kĩ năng học tập môn KHTN?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………….
H2. Hãy nêu sự khác biệt về các kĩ năng trên?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bước 2: HS trao đổi trong nhóm.
Trong kĩ năng thuyết trình, các em cần làm gì để bài thuyết trình của mình trở nên sinh động và hấp dẫn.?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
CHỦ ĐỀ 7:
TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT (32 tiết)
BÀI 22: VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Ở SINH VẬT
(Thời gian thực hiện: 2 Tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
-Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu vể vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, lấy được ví dụ về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào, trình bày được vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên.
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
- Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát sơ đổ mô tả quá trình chuyển hoá các chất ở người để tìm hiểu về quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được sự thay đổi tốc độ của quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sự thay đổi thân nhiệt,... ở người trong một số trường hợp.
3. Phẩm chất.
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên:- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
- Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, trò chơi học tập.
- Phiếu học tập
- Hình ảnh về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
2. Học sinh:- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu: Hs tìm hiểu sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể.b. Nội dung:
- Học sinh thực hiện cá nhân và theo nhóm trên giấy A0, kiểm tra kiến thức nền về sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể bằng cách liệt kê thực đơn của mình hàng ngày? Và quá trình đó là gì?
|
- Hs sẽ liệt kê thực đơn và nêu quá trình.
c. Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu giấy A0, có thể: muốn tìm hiểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; vai trò của nó đối với sự sống của cơ thể.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ: + Lớp chia thành 2 nhóm A và B. Yêu cầu hs quan sát thực đơn của các bạn và nêu quá trình tạo năng lượng cho cơ thể. + Gv phát giấy A0 và yêu cầu và trả lời câu hỏi trên giấy A0 thật nhanh (3 phút). * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân, nhóm theo yêu cầu của GV. Hoàn thành trên giấy A0. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận về ý kiến của nhóm mình. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên giao vấn đề cần tìm hiểu trong bài học . Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
- Thức ăn, nước uống lấy vào cơ thể -> tạo thành năng lượng cho cơ thể -> đó là quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. .
|
2. Hình thành kiến thức:
2.1. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm trao đổi chất
a. Mục tiêu: Khái niệm được trao đổi chất ở cơ thể sinh vật
b. Nội dung:
- GVchia HS trong lớp thành bốn nhóm. Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh tìm hiểu sự trao đổi chất ở cơ thể và trả lời các câu hỏi sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
H1. Quan sát hình 22.1 trong SGK:
a) Cơ thể người lấy những chất gì từ môi trường và thải những chất gì ra khỏi cơ thể?
b) Các chất được lấy từ môi trường được sử dụng để làm gì?
c) Trao đổi chất ở sinh vật gồm những quá trình nào?
d) Thế nào là trao đổi chất?
H2. Quá trình nào sau đây thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
a) Phân giải protein trong tế bào.
b) Bài tiết mồ hôi.
c) Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
d) Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.
H3.Thế nào là quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào? Cho ví dụ.
- Học sinh quan sát hình và hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên và ghi câu trả lời vào phiếu học tập.
c. Sản phẩm:
- HS qua hoạt động nhóm quan sát hình chất lấy vào và thải ra của cơ thể.
d. Tổ chức dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình hướng dẫn từng nhóm HS quan sát một cách tổng quát đến chi tiết để giúp HS thảo luận các câu hỏi vào phiếu học tập số 1. Sau đó thành viên các nhóm thay đổi qua nhóm mới và báo cáo lại nội dung nhóm cũ đã thảo luận.(nhóm chuyên gia) - Gv phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập, viết lông (xanh, đỏ). 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập số 1. a. - Các chất lây từ môi trường: oxygen, nước, các chất dinh dưỡng. - Các chất thải ra khỏi cơ thể: chất thải, carbon dioxide. b. Các chất được lấy từ môi trường sẽ được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình chuyển hoá trong các tế bào của cơ thể. c.Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hoá các chất diễn ra trong tế bào. d. Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hoá trong tế bào, đồng thời thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường. 2. a. trao đổi chất. b. trao đổi chất. c. không thuộc trao đổi chất. d. trao đổi chất. 3. Chuyển hoá các chất trong tế bào là tập hợp tất cả các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất. Ví dụ: Tổng hợp đường glucose từ nước và carbon dioxide trong quá trình quang hợp ở thực vật; phân giải đường glucose trong quá trình hô hấp tế bào. 3.Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). 4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về khái niệm trao đổi chất. |
* Khái niệm trao đổi chất: Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hoá trong tế bào, đổng thời thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm chuyển hoá năng lượng
a. Mục tiêu: Khái niệm được chuyển hóa năng lượng ở cơ thể sinh vậtb. Nội dung:
- GVchia HS trong lớp thành bốn nhóm. Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng của cơ thể và trả lời các câu hỏi sau phiếu học tập số 2:
H4/ Thế nào là chuyển hoá năng lượng?
H5/ Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hoá năng lượng trong cơ thể sinh vật?
- Quang năng -> Hoá năng: .........................
- Điện năng -> Nhiệt năng: ..........................
- Hoá năng -> Nhiệt năng: .........................
- Điện năng -> Cơ năng: ..........................
- Học sinh hoạt động nhóm quan sát hình theo sự hướng dẫn của giáo viên và ghi câu trả lời vào phiếu học tập.
c. Sản phẩm: thông qua hoạt động nhóm.
d. Tổ chức dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS tham gia trò chơi "Ai nhanh hơn?" bằng cách chuẩn bị một số hình ảnh vể quá trình chuyển hoá năng lượng và cho HS nhận biết đâu là quá trình chuyển hoá năng lượng trong và ngoài cơ thể. Tiếp theo, GV hướng dẫn từng nhóm HS trả lời câu hỏi vào phiếu học tập số 2. - Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và quan sát hình 22.1: “Sơ đồ mô tả quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở người”, trả lời theo PHT số 2. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng của cơ thể và trả lời các câu hỏi sau phiếu học tập số 2. 4/ Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. 5/ a/ Quang năng -> Hoá năng: (trong cơ thể). b/ Điện năng -> Nhiệt năng: (ngoài cơ thể). c/ Hoá năng -> Nhiệt năng: (trong cơ thể). d/ Điện năng -> Cơ năng: (ngoài cơ thể). *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung chuyển hóa năng lượng. |
* Khái niệm chuyển hóa năng lượng. + Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. + Quá trình trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.
|
2. VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
a/ Mục tiêu: Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
b/ Nội dung:
- GVchia HS trong lớp thành bốn nhóm. Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể và trả lời các câu hỏi sau phiếu học tập số 3:
H6/ Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Cho ví dụ.
- Học sinh hoạt động nhóm quan sát hình theo sự hướng dẫn của giáo viên và ghi câu trả lời vào phiếu học tập.
c/ Sản phẩm: HS qua hoạt động nhóm quan sát và thảo luận của học sinh.
d/ Tổ chức dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và quan sát hình 22.2 “ Cấu trúc một phần của màng sinh chất”, trả lời theo PHT số 3. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể và trả lời các câu hỏi sau phiếu học tập số 3. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung chuyển hóa năng lượng. |
2/ Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đóng vai trò quan trọng đối với sinh vật như cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Nhờ đó, sinh vật có thể duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
|
3. Hoạt động luyện tập.
a/ Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
b/ Nội dung: Hs thực hiện cá nhân đáp án trên bảng phụ và vấn đáp.
* Trắc nghiệm:
Câu 1: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường?
A/ Carbon dioxide B/ Oxygen C/ Chất dinh dưỡng D/ Vitamin
Câu 2: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây?
A/ Cơ năng B/ Hóa năng C/ Quang năng D/ Nhiệt năng
Câu 3: Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu?
A/ Cơ năng B/ Quang năng C/ Nhiệt năng D/ Hóa năng
Câu 4: Hoàn thành chú thích trong hình bên về quá trình trao đổi chất ở thực vật?
Câu 5: Hãy nối vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với cơ thể sinh vật ở cột A và ví dụ ở cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả cột C
Cột A |
Cột B |
Cột C |
1/ Cung cấp nguyên liệu |
A/ Quá trình tổng hợp protêin |
1/ |
B/ Quá trình phân giải lipid |
||
2/ Cung cấp năng lượng |
C/ Quang năng được chuyển thành hóa năng trong quang hợp |
2/ |
D/ Hóa năng được chuyển thành nhiệt năng trong hô hấp tế bào |
c/ Sản phẩm: HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án.
d/ Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân trên bảng phụ. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe câu hỏi và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học. |
Trắc nghiệm Câu 1/ B Câu 2/ C Câu 3/ D Câu 4/ 1 - Carbon dioxide 2 - Nước và oxygen 3 - Chuyển hóa 4 - nước và muối khoáng Câu 5/ 1- A, D 2 - B, C |
4. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu: - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b. Nội dung: Gv đặt câu hỏi, yêu cầu 1-2 học sinh vận dụng kiến thức của mình để trả lời câu hỏi:
- Hiểu biết của học sinh áp dụng vào cuộc sống rèn luyện cơ thể: Tại sao một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể?
- Em hãy dự đoán quá trình chuyển hóa năng lượng nào diễn ra khi
một con báo đang chạy, biết trong tế bào tồn tại nhiều dạng năng lượng khác nhau như cơ năng, nhiệt năng, hóa năng. Giải thích?
c. Sản phẩm: báo cáo của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
**Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để giải đáp câu hỏi. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe câu hỏi và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học. |
- Việc ăn kiêng sẽ làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể -> Thiêu nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất -> giảm tốc độ quá trình trao đổi chất. - Hóa năng -> cơ năng: do quá trình phân giải chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho sự co dãn của các cơ trong cơ thể báo. - Hóa năng -> Nhiệt năng: quá trình trao đổi chất tăng làm lượng nhiệt giải phóng ra môi trường tăng. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1/ Quan sát hình 22.1 trong SGK:
a/ Cơ thể người lấy những chất gì từ môi trường và thải những chất gì ra khỏi cơ thể?....
b/ Các chất được lấy từ môi trường được sử dụng để làm gì?
.........................................................................................................................................................
c/ Trao đổi chất ở sinh vật gồm những quá trình nào?
.........................................................................................................................................................
d/ Thế nào là trao đổi chất?
.........................................................................................................................................................
2/ Quá trình nào sau đây thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
a/ Phân giải protein trong tế bào -> ........................
b/ Bài tiết mồ hôi -> ...............................
c/ Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày -> .................................
d/ Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật -> .............................
3/ Thế nào là quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào? Cho ví dụ.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
H4/ Thế nào là chuyển hoá năng lượng?
.........................................................................................................................................................
H5/ Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hoá năng lượng trong cơ thể sinh vật?
- Quang năng -> Hoá năng: .........................
- Điện năng -> Nhiệt năng: ..........................
- Hoá năng -> Nhiệt năng: .........................
- Điện năng -> Cơ năng: ..........................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
H6/ Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Cho ví dụ.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
BÀI 23: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây
+ Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp
+ Nêu được khái niệm nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (ở dạng chữ)
+ Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình quang hợp và giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trổng và bảo vệ thực vật thông qua SGK và các nguồn học liệu khác.
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu vể quá trình quang hợp, các yếu tó ảnh hưởng, vai trò và ứng dụng kiến thức về quang hợp trong thực tiễn, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vân để kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình quang hợp và giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trổng và bảo vệ cây xanh.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp; Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp; Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ); Vẽ được sơ đổ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
- Tim hiểu tự nhiên: Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp; phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về vai trò của quang hợp đối với tự nhiên và các sinh vật khác.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
3. Phẩm chất:
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
+ Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành.
+ Tích cực trong việc tuyên truyền trồng và bảo vệ cây xanh.
+ Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:- Tranh, video
- Hình ảnh SGK
- Máy chiếu, bảng nhóm
- Phiếu học tập
2. Học sinh:- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là quan sát hình ảnh tìm hiểu vai trò của thực vật, oxygen với cuộc sống, ý nghĩa của quang hợp)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu vai trò của thực vật, oxygen với cuộc sống, ý nghĩa phản ứng quang hợp
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi Tại sao thực vật được xem là “ lá phổi xanh” của Trái Đất?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
+ Thực vật giúp điều hòa khí hậu.
+ Giảm nhiệt độ môi trường, điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính
+ Cản bụi, diệt vi khuẩn, tạo hệ sinh thái
+ Rừng ngập mặn có vai trò chắn sóng, chống sạt lỡ đất ở ven biển
+ Hạn chế xói mòn, lũ quét, bão vệ mạch nước ngầm
+ Ngoài ra, lá cây còn có màu xanh nên được gọi là lá phổi xanh
+ Sự sống trên Trái Đầt đều cần oxygen à Quá trình quang hợp
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiếu một số hình ảnh rừng Amazon. - GV yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi: + Tại sao thực vật được xem là “ lá phổi xanh” của Trái Đất + Vai trò của oxygen đối với sự sống? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một vài học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung câu hỏi, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Thực vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho cơ thể và nhiếu sinh vật khác trên trái đất. Khả năng kì diệu đó được gọi là quang hợp. Vậy quang hợp diễn ra ở đâu trong cơ thể thực vật? Thực vật thực hiện quá trình đó bằng cách nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu rỏ hơn trong bài ngày hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1/ TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH QUANG HỢP
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quang hợp
a) Mục tiêu:
+ Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp
+ Nêu được khái niệm nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (ở dạng chữ)
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc nhóm lớn nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình 23.1 và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
Hình 23.1: Sơ đồ mô tả quá trình quang hợp ở thực vật.
H1: Quan sát hình 23.1, hãy hãy điền vào bảng các chất tham gia và các chất được tạo thành, yếu tố khác trong quá trình quang hợp?
Chất tham gia |
Chất tạo thành |
Yếu tố khác |
|
|
|
H2: Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp từ đâu?
H3: Dựa vào kết quả câu hỏi đầu phát biểu khái niệm vả viết phương trình tổng quát quá trình quang hợp?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
H1. Quan sát Hình 23.1, hãy điền vào bảng các chất tham gia và các chất được tạo thành, yếu tố khác trong quá trình quang hợp?
Chất tham gia |
Chất tạo thành |
Yếu tố khác |
Nước Khí cacbon dioxide |
Chất hữu cơ (đường glucose) Khí oxygen |
Ánh sáng Chất diệp lục |
H2. Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp từ đâu?
Carbon dioxide: lá lấy từ không khí.
Nước: rễ hút từ đất, sau đó được vận chuyển lên lá.
Năng lượng: ánh sáng mặt trời (hoặc nhân tạo).
Chất diệp lục: trong bào quan lục lạp.
H3. Khái niệm quang hợp: Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng. Trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây hấp thu, chuyển hóa thành dạng năng lượng tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucose, tinh bột) và giải phóng khí oxygen
Phương trình:
Ánh sáng
Nước + Khí carbon dioxide -> Glucose + Khí oxygen
Chất diệp lục
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập cho 6 nhóm lớn tìm hiểu thông tin, phát phiếu học tập cho các nhóm tiến hành qua sát hình và thảo luận các câu hỏi trong phiếu học tập + Nhóm 1,4: Quan sát Hình 23.1, hãy điền vào bảng các chất tham gia và các chất được tạo thành, yếu tố khác trong quá trình quang hợp?
+ Nhóm 2,5: Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp từ đâu? + Nhóm 3,6: Dựa vào kết quả câu hỏi đầu phát biểu khái niệm vả viết phương trình tổng quát quá trình quang hợp? *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập 1. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về khái niệm quang hợp. |
1. Quá trình quang hợp: a. Khái niệm quang hợp: - Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng. Trong đó, năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây hấp thụ, chuyển hoá thành dạng năng lượng hoá học tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucose, tinh bột), đồng thời giải phóng khí oxygen - Quá trình này diễn ra chủ yếu trong bào quan lục lạp (chứa chất diệp lục) của tế bào lá cây. Phương trình: Nước + Khí carbon dioxide Ánh sáng -> Glucose + Khí oxygen Chất diệp lục |
* Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp.
a) Mục tiêu:
+ Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây
+ Nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình 23.2 và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
Hình 23.2: Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quang hợp
H4: Nguồn cung cấp năng lượng lượng cho thực vật thực hiện quá trình thực hiện quang hợp?
H5: Các chất vô cơ được lá cây sử dụng để tổng hợp glucose trong quang hợp?
H6: Dạng năng lượng đã được chuyển hóa trong quá trình quang hợp?
H7: Vì sao nói: “Trong quá trình quang hợp trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra đồng thời”?
H8: Hoàn thành bảng sau:
Quang hợp |
Quá trình trao đổi chất |
Chất lấy vào |
Chất tạo ra |
Quá trình chuyển hóa năng lượng |
Năng lượng hấp thụ |
Năng lượng tạo thành |
|
H9: Tại sao khi trời nắng đứng dưới bóng cây thường có cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng ô để che?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
H4. Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp: Ánh sáng mặt trời
H5. Các chât vô cơ được lá cây sử dụng để tổng hợp glucose trong quang hợp: Nưóc (H2O) Carbon dioxide (CO2)
H6. Dạng năng lượng được chuyển hóa trong quá trinh quang hợp: Quang năng à Hóa năng
H7. Nước và khí carbon dioxide từ môi trường được chuyển đến lục lạp ở lá cây để tổng hợp thành chất hữu cơ (glucose hoặc tinh bột) và giải phóng khí oxygen. Nặng lượng từ ánh sáng mặt trời (quang nảng) được chuyển hóa thành năng lượng hóa học (hóa năng) tích lũy trong các chất hữu cơ.
H8. Hoàn thành bảng sau:
Quang hợp |
Quá trình trao đổi chất |
Chất lấy vào |
Chất tạo ra |
Nước Carbon dioxide |
Chất hữu cơ Oxygen |
||
Quá trình chuyển hóa năng lượng |
Năng lượng hấp thụ |
Năng lượng tạo thành |
|
Ánh sáng mặt trời |
Năng lượng hóa học |
H9. Vì khi lá cây thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
||||||||||||||
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập cho HS tìm hiểu thông tin, phát phiếu học tập cho các nhóm cặp đôi tiến hành quan sát hình 23.2 và thảo luận các câu hỏi trong phiếu học tập H4: Nguồn cung cấp năng lượng lượng cho thực vật thực hiện quá trình thực hiện quang hợp? H5: Các chất vô cơ được lá cây sử dụng để tổng hợp glucose trong quang hợp? H6: Dạng năng lượng đã được chuyển hóa trong quá trình quang hợp? H7: Vì sao nói: “Trong quá trình quang hợp trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra đồng thời”? H8: Hoàn thành bảng sau:
H9: Tại sao khi trời nắng đứng dưới bóng cây thường có cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng ô để che? *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập 2. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp |
1. Quá trình quang hợp: a. Khái niệm quang hợp: b. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn diễn ra đồng thời trong quá trình quang hợp. |
2.2/ TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA LÁ VỚI CHỨC NĂNG QUANG HỢP
a) Mục tiêu:
+ Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc nhóm lớn nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình 23.3 và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
Phiến lá
Gân lá
Cuống lá
H10: Theo em cơ quan nào của thực vật có thể thực hiện quang hợp?
H11: Quan sát hình sau, em hãy cho biết lá được cấu tạo từ những bộ phận nào?
H12: Hầu hết các loài cây, phiến lá thường có bản dẹt và rộng. Đặc điêm này có vai trò gì trong quá trình quang hợp?
H13: Mạng gân lá dày dặc có vai trò như thế nào đối với quá trình quang hợp?
- Quan sát hình 23.4, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Hình 24.4: Cấu tạo giải phẫu của lá
H14: Bào quang lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp?
H15: Vai trò của khí khổng trong quá trình quang hợp là gì?
H16: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp lá trên thân cây? Ý nghĩa cúa chúng?
H17: Theo em những lá cây trong hình dưới dây có thực hiện quang hợp không? Vì sao?
Lá cây tía tô (lá có màu tím) Lá cây huyết dụ (lá có màu đỏ)
H18: Hãy cho biết đặc điểm và vai trò của phiến lá, gân lá, lục lạp, khí khổng trong quá trình quang hợp?
H19: Ở một số cây có lá tiêu biến thì quá trình quang hợp diễn ra ở bộ phận nào?
Cây xương rồng có lá biến thành gai
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
H10. Tất cả bộ phận cỏ màu lục (lá cây, thân non, quả chưa chín đều có thể quang hợp
H11. Lá được cấu tạo từ ba bộ phận chính: Phiến lá, gân lá, cuống lá.
H12. Phiến lá thường có bản dẹt và rộng giúp hấp thụ ánh sáng nhiều nhất
H13. Lá có mạng lưới mạch dẫn dày dặc giúp dẫn nước và muối khoáng đến từng tế bào đê thực hiện quang hợp và vận chuyển các sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
H14. Tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp. Lục lạp chứa diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng
H15. Lớp biểu bì có các khí khổng giúp cho carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và ra khỏi lá dễ dàng.
H16. Ở các mấu thân, cành, lá thường xêp so le và mặt lá thường vuông góc với tia sáng để nhận dược ánh sáng nhiều nhất
H17. Ngoài sắc tố màu xanh lục chứa trong lục lạp, lại còn có sắc tô cam, đỏ, tím... Tùy vào tỉ lệ sắc tố chứa trong lá cây mà chúng có màu sắc khác nhau. Do đó các loại lá dù không có màu sắc lục nhưng chúng vẫn chứa diệp lục và có khả năng quang hợp bình thường.
H18. Phiến lá: Bản dẹt, rộng àHấp thụ được nhiều ánh sáng.
Gân lá: Dày đặc, tỏa hết phiến láà Vận chuyển nước cho quá trình quang hợp. vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác trong cây
Lục lạp: Chứa chấtt diệp lụcà Hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng
Khí khổng:Tập trung ở lớp biểu bì láà Cho các loại khí vào và đi ra khỏi lá.
H19. Cây xương rông quang hợp bằng tế bào chân gai và mô thân cây (bộ phận màu xanh). Vì vào ban đêm các lỗ hổng ở chân các gai và ở mô trên ngọn cây mở ra nước trong sương được hấp thụ vào trong và được vận chuyển lên các cơ quan. Đặc biệt chúng được chuyển vào túi dự trữ trong thân cây và giữ lại trong đó. Ban ngày các lỗ hổng đóng kín lại ngăn cản quá trình thoát nước của cây nên cây chịu đựng tại nơi khô cằn.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập cho 10 nhóm (4HS/nhóm) tìm hiểu thông tin, phát phiếu học tập cho các nhóm tiến hành qua sát hình 23.3, 23.4 và thảo luận các câu hỏi trong phiếu học tập Nhóm 1- H10: Theo em cơ quan nào của thực vật có thể thực hiện quang hợp? Nhóm 2-H11: Quan sát hình sau, em hãy cho biết lá được cấu tạo từ những bộ phận nào? Nhóm 3-H12: Hầu hết các loài cây, phiến lá thường có bản dẹt và rộng. Đặc điêm này có vai trò gì trong quá trình quang hợp? Nhóm 4-H13: Mạng gân lá dày dặc có vai trò như thế nào đối với quá trình quang hợp? Nhóm 5-H14: Bào quang lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp? Nhóm 6-H15: Vai trò của khí khổng trong quá trình quang hợp là gì? Nhóm 7-H16: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp lá trên thân cây? Ý nghĩa cúa chúng? Nhóm 8-H17: Theo em những lá cây trong hình dưới dây có thực hiện quang hợp không? Vì sao? Nhóm 9- H18: Hãy cho biết đặc điểm và vai trò của phiến lá, gân lá, lục lạp, khí khổng trong quá trình quang hợp? Nhóm 10-H19: Ở một số cây có lá tiêu biến thì quá trình quang hợp diễn ra ở bộ phận nào? *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập 3. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi HS đại diện cho mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về vai trò của lá cây với chức năng quang hợp |
2. VAI TRÒ CỦA LÁ VỚI CHỨC NĂNG QUANG HỢP. Lá cây có chức năng quang hợp. Các đặc điểm về cấu tạo và hình |
2.3/ TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH QUANG HỢP
* Hoạt động 1: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
a) Mục tiêu:
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp
b) Nội dung:
- GV cho HS quan sát tranh hình 23.5 den 23.7, nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi.
a) Cây lúa sống ở nơi có ánh sáng mạnh b) Cây dương xỉ sống ở nơi bóng râm
Hình 23.5. Cây ưa sáng, cây ưa bóng
- Chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thật dạy học mảnh ghép: Bố trí các thành viên tham gia thành hai vòng sau
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Nhóm 1: Tìm hiểu yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp trả lời câu hỏi:
+ H20: Theo em, một cây muốn thực hiện quang hợp tốt cần có những yêu tố nào?
+ H21: Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng các loại thực vật sau: Cây ngô, cây lúa, cây thanh long, cây rêu, cây dương xỉ, cây lá lốt?
Nhóm 2: Tìm hiểu yếu tố nước ảnh hưởng đến quang hợp hợp trả lời câu hỏi:
+ H22: Theo em, nước có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp ở thực vât. Em hãy dự đoán xem khi cây bị thiếu nước sẽ xảy ra điều gì?
Nhóm 3: Tìm hiểu yếu tố Carbon dioxide ảnh hưởng đến quang hợp hợp trả lời câu hỏi:
+ H23: Nhận xét về ảnh hưởng của hàm lượng khícarbon dioxide đến cường độ quang hợp của cây bi đỏ và cây đậu? Dự đoán nếu hàm lượng carbon dioxide trong không khí quá cao thi quang hợp sẽ như thế nào?
Nhóm 4: Tìm hiểu yếu tố Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp hợp trả lời câu hỏi:
+ H24: Quan sát đồ thị hãy xác định: Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cây khoai tây, cây cà chua, cây dưa chuột? Nhiệt độ môi trường mà quang hợp diễn ra bình thường ở phân lớn thực vật?
+ H25: Khi nhiệt độ môi trường quá cao (trên 400C) hoặc quá thấp (dưới 00C) thì quang hợp ở thực vật sẽ diễn ra như thế nào? Vì sao?
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm chuyên gia. Kết quả nhiêm vụ của vòng 1 được nhóm mãnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. Các nhóm mãnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm học sinh
H20. Ánh sáng + Nước + Hàm lượng Carbon dioxide + Nhiệt độ
H21. Nhu câu về ánh sáng của các thực vật là khác nhau.
+ Nhóm cây ưa sáng: Cây lúa, cây ngô, cây thanh long
+ Nhóm cây ưa bóng: Cây lá lốt, cây dương xỉ, cây rêu
H22. + Là nguyên liệu của quá trình quang hợp
+ Tham gia vào việc đóng, mở khí khổng để trao đổi khí: Nước cần bù cho sự mất nước do thoát hơi nước, làm cho mô không khô, lá không bị đốt nóng, khi lá cây no nước quang hợp đạt hiệu quả cao, vai trò đối với sự dẫn truyền các sản phẩm được tổng hợp trong quá trinh quang hợp từ lá đến các bộ phận khácà Khi thiếu từ 40 - 60% nước, quang hợp sẽ giảm mạnh và có thể dẫn tới ngừng quang hợp.
H23. - Khi nồng độ carbon dioxide tăng thì quang hợp cũng tăng. Nồng độ CO2 thấp nhất cây quang hợp được là 0.008 đến 0,01%. Khi nồng độ thấp hơn, quang hợp yếu có thể ngừng trệ. Trong tự nhiên nồng độ CO2 trung bình là 0.03%. Nếu hàm lượng carbon dioxide trong không khí quá cao thì quang hợp sẽ giảm, cây có thể ngộ độc và chết.
H24. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cây khoai tây: 30°C đến dưới 40°C, cây cà chua: 25°c đến dưới 35°c,cây dưa chuột: 20°C đến 25°c. 2. Nhiệt độ môi trường mà quang hợp diễn ra bình thường ở phần lớn thực vật: 25°c đến 35°c
H25. Khi nhiệt độ môi trường quá cao (trên 40°C) hoặc quá thấp (dưới 0°C) thi quang hợp ở thực vật sẽ giảm hoặc ngừng trệ vì các lục lạp hoạt động kém hoặc bị phá huỷ.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát tranh hình 23.5 đến 23.7, nghiên cứu thông tin SGK. - Chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thật dạy học mảnh ghép: Bố trí các thành viên tham gia thành hai vòng sau Vòng 1: Nhóm chuyên gia thảo luận nhóm theo yêu cầu sau Nhóm 1: Tìm hiểu yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp trả lời câu hỏi: + H 20: Theo em, một cây muốn thực hiện quang hợp tốt cần có những yêu tố nào? + H21: Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng các loại thực vật sau: Cây ngô, cây lúa, cây thanh long, cây rêu, cây dương xỉ, cây lá lốt? Nhóm 2: Tìm hiểu yếu tố nước ảnh hưởng đến quang hợp hợp trả lời câu hỏi: + H22: Theo em, nước có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp ở thực vât. Em hãy dự đoán xem khi cây bị thiếu nước sẽ xảy ra điều gì? Nhóm 3: Tìm hiểu yếu tố Carbon dioxide ảnh hưởng đến quang hợp hợp trả lời câu hỏi: + H23: Nhận xét về ảnh hưởng của hàm lượng khícarbon dioxide đến cường độ quang hợp của cây bi đỏ và cây đậu? Dự đoán nếu hàm lượng carbon dioxide trong không khí quá cao thi quang hợp sẽ như thế nào? Nhóm 4: Tìm hiểu yếu tố Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp hợp trả lời câu hỏi: + H24: Quan sát đồ thị hãy xác định: Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cây khoai tây, cây cà chua, cây dưa chuột? Nhiệt độ môi trường mà quang hợp diễn ra bình thường ở phân lớn thực vật? + H25: Khi nhiệt độ môi trường quá cao (trên 400C) hoặc quá thấp (dưới 00C) thì quang hợp ở thực vật sẽ diễn ra như thế nào? Vì sao? Vòng 2: Nhóm mảnh ghép Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm chuyên gia. Kết quả nhiêm vụ của vòng 1 được nhóm mãnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. Các nhóm mãnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm vòng 1 theo yêu cầu của GV Vòng 2: Thánh viên của các nhóm hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có ít nhất một thành viên đến từ mỗi nhóm chuyên gia. Kết quả nhiêm vụ của vòng 1 được nhóm mãnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. Các nhóm mãnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ trong phiếu học tập *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. |
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH QUANG HỢP a. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật như: ánh |
* Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh
a) Mục tiêu:
- Giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, liên hệ thực tế trả lời các câu hỏi sau:
H26: Hãy cho biết quang hợp của thực vật có vai trò gì đối với môi trường và đời sống con người. Cho ví dụ?
H27: Vì sao quang hợp ở thực vật giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí?
H28: Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu công nghiệp có vai trò như thế nào?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
H26. + Đối với môi trường: Điều hòa khí hậu, làm sạch không khí, diệt khuẩn, cân bâng nông độ CO2 và O2
+ Đối với con người: Cung cấp lương thực, làm nguyên liệu công nghiệp, cây thuốc, cung câp năng lượng (tích lũy),...
H27. Thực vật điều hòa lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí vì: Cây xanh lấy khí carbon dioxide từ không khí và trả về khí oxygen, trong khi hoạt động sống của các sinh vật khác lại lấy khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide à Góp phần cân bằng các khí này trong không khí.
H28. Xây dựng công viên xanh có tác dụng: Bảo vệ môi trường như hút khí CO2, cung cấp O2, ngăn giữ các chât khí bụi độc hại, giảm lượng khói bụi, tạo cảnh quang đẹp,... Cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ồn, nhất là ờ khu vực nội thành. Trồng và bảo vệ cây xanh mang đến nhiều lợi ích: + Cung câp thức ăn cho sinh vật, cân bằng hàm lượng carbon dioxide và oxygen trong không khỉ, làm sạch không khi..
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập cho HS tìm hiểu thông tin, phát phiếu học tập cho các nhóm cặp đôi tiến hành quan sát hình 23.2 và thảo luận các câu hỏi trong phiếu học tập H26: Hãy cho biết quang hợp của thực vật có vai trò gì đối với môi trường và đời sống con người. Cho ví dụ? H27: Vì sao quang hợp ở thực vật giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí? H28: Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu công nghiệp có vai trò như thế nào? *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một vài HS đại diện cho một nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh |
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH QUANG HỢP a. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật: b. Ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh Trồng và bảo vệ cây xanh mang lại nhiều lợi ích như: cung cấp |
3. Hoạt động 3: Luyện tập.
a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL.
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. |
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh
b) Nội dung:
GV đặt vấn đề để cá nhân HS vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
H29: Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống của các sinh vật trên Trái Đất? Những sinh vật nào có thể quang hợp?
H30: Vì sao trong bể kính nuôi cá cảnh, người ta thường cho vào các loại cây thuỷ sinh (ví dụ: rong đuôi chó)?
H31 Vì sao nhiều loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn xanh tốt? Kể tên một số loại cây có thể trồng được trong nhà? Vì sao trong trồng trọt nên trồng cây với mật độ thích hợp?
H32: Vì sao trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây trồng?
H33: Hãy nêu một số hoạt động bảo vệ cây xanh ở trường học của em.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
H29: Quang hợp có ý nghĩa lớn đối với sự sống của các sinh vật trên Trái Đất:
- Quang hợp hấp thụ carbon dioxide và nhả ra khí oxygen → Cung cấp oxygen cần thiết cho quá trình hô hấp duy trì sống của đa số các sinh vật trên Trái Đất.
- Quang hợp tạo ra các chất hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho các sinh vật duy trì sự sống.
• Thực vật, vi khuẩn lam, tảo,… có khả năng quang hợp do chứa diệp lục có khả năng hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
H30: Trong bể kính nuôi cá cảnh, người ta thường cho vào các loại cây thuỷ sinh (ví dụ: rong đuôi chó) vì:Các loài cây thủy sinh quang hợp, thải ra môi trường khí Oxygen, làm giúp tăng lư ợng oxygen hòa tan trong nước từ đó giúp các loài sinh vật sống trong nước sinh trưởng tốt hơn.
H31: Mỗi loại cây khác nhau có nhu cầu đối với lượng ánh sáng là khác nhau.
Trong trồng trọt cần trồng cây với mật độ phù hợp, giúp đảm bảo hiệu suất quang hợp tương đương giữa các cây trong cùng một vụ và thu được năng suất cao nhất.
H32: Trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây trồng là để cây có đủ lượng ánh sáng tối ưu cho quang hợp, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra liên tục để cây trồng sinh trưởng, phát triển, sinh sản tốt; rút ngắn thời gian canh tác.
H32: Hưởng ứng phong trào "Tết trồng cây - Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" trường em đã tổ chức một buổi chăm sóc cây xanh tại trường.
- Sau cơn bão vừa qua, trường em đã tổ chức hoạt động chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường vì cây cối đều bị ảnh hưởng nặng do cơn bão gây ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập cho HS vận dụng kến thức trả lời các vấn đề đặt ra: H29: Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống của các sinh vật trên Trái Đất? Những sinh vật nào có thể quang hợp? H30: Vì sao trong bể kính nuôi cá cảnh, người ta thường cho vào các loại cây thuỷ sinh (ví dụ: rong đuôi chó)? H31 Vì sao nhiều loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn xanh tốt? Kể tên một số loại cây có thể trồng được trong nhà? Vì sao trong trồng trọt nên trồng cây với mật độ thích hợp? H32: Vì sao trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây trồng? H33: Hãy nêu một số hoạt động bảo vệ cây xanh ở trường học của em. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề của giáo viên đặt ra *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS trình bày ý kiến cá nhân. Các học sinh khác nhận xét và bổ sung *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh vai trò của cây xanh, giáo dục ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh |
|
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 23: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……
PHIẾU HỌC TẬP 1
H1: Quan sát hình 23.1, hãy hãy điền vào bảng các chất tham gia và các chất được tạo thành, yếu tố khác trong quá trình quang hợp?
Chất tham gia |
Chất tạo thành |
Yếu tố khác |
|
|
|
H2: Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp từ đâu?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
H3: Dựa vào kết quả câu hỏi đầu phát biểu khái niệm vả viết phương trình tổng quát quá trình quang hợp?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP 2
H4: Nguồn cung cấp năng lượng lượng cho thực vật thực hiện quá trình thực hiện quang hợp?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
H5: Các chất vô cơ được lá cây sử dụng để tổng hợp glucose trong quang hợp?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
H6: Dạng năng lượng đã được chuyển hóa trong quá trình quang hợp?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
H7: Vì sao nói: “Trong quá trình quang hợp trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra đồng thời”?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
H8: Hoàn thành bảng sau:
Quang hợp |
Quá trình trao đổi chất |
Chất lấy vào |
Chất tạo ra |
Quá trình chuyển hóa năng lượng |
Năng lượng hấp thụ |
Năng lượng tạo thành |
|
H9: Tại sao khi trời nắng đứng dưới bóng cây thường có cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng ô để che? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP 3
H10: Theo em cơ quan nào của thực vật có thể thực hiện quang hợp?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
H11: Quan sát hình sau, em hãy cho biết lá được cấu tạo từ những bộ phận nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
H12: Hầu hết các loài cây, phiến lá thường có bản dẹt và rộng. Đặc điêm này có vai trò gì trong quá trình quang hợp?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
H13: Mạng gân lá dày dặc có vai trò như thế nào đối với quá trình quang hợp?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Quan sát hình 23.4, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Hình 24.4: Cấu tạo giải phẫu của lá
H14: Bào quang lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
H15: Vai trò của khí khổng trong quá trình quang hợp là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
H16: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp lá trên thân cây? Ý nghĩa cúa chúng?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
H17: Theo em những lá cây trong hình dưới dây có thực hiện quang hợp không? Vì sao?
Lá cây tía tô (lá có màu tím) Lá cây huyết dụ (lá có màu đỏ)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
H18: Hãy cho biết đặc điểm và vai trò của phiến lá, gân lá, lục lạp, khí khổng trong quá trình quang hợp?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
H19: Ở một số cây có lá tiêu biến thì quá trình quang hợp diễn ra ở bộ phận nào?
Cây xương rồng có lá biến thành gai
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
PHIẾU HỌC TẬP 4
+ H20: Theo em, một cây muốn thực hiện quang hợp tốt cần có những yêu tố nào?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
+ H21: Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng các loại thực vật sau: Cây ngô, cây lúa, cây thanh long, cây rêu, cây dương xỉ, cây lá lốt?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
+ H22: Theo em, nước có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp ở thực vât. Em hãy dự đoán xem khi cây bị thiếu nước sẽ xảy ra điều gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
+ H23: Nhận xét về ảnh hưởng của hàm lượng khícarbon dioxide đến cường độ quang hợp của cây bi đỏ và cây đậu? Dự đoán nếu hàm lượng carbon dioxide trong không khí quá cao thi quang hợp sẽ như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
+ H24: Quan sát đồ thị hãy xác định: Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cây khoai tây, cây cà chua, cây dưa chuột? Nhiệt độ môi trường mà quang hợp diễn ra bình thường ở phân lớn thực vật?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
+ H25: Khi nhiệt độ môi trường quá cao (trên 400C) hoặc quá thấp (dưới 00C) thì quang hợp ở thực vật sẽ diễn ra như thế nào? Vì sao?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP 5
H26: Hãy cho biết quang hợp của thực vật có vai trò gì đối với môi trường và đời sống con người. Cho ví dụ?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
H27: Vì sao quang hợp ở thực vật giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
H28: Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu công nghiệp có vai trò như thế nào?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
PHIẾU HỌC TẬP 6
H29: Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống của các sinh vật trên Trái Đất? Những sinh vật nào có thể quang hợp?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
H30: Vì sao trong bể kính nuôi cá cảnh, người ta thường cho vào các loại cây thuỷ sinh (ví dụ: rong đuôi chó)?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
H31 Vì sao nhiều loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn xanh tốt? Kể tên một số loại cây có thể trồng được trong nhà? Vì sao trong trồng trọt nên trồng cây với mật độ thích hợp?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
H32: Vì sao trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây trồng?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
H33: Hãy nêu một số hoạt động bảo vệ cây xanh ở trường học của em?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 25: HÔ HẤP TẾ BÀO
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp tế bào (ở thực vật và động vật):
+ Nêu được khái niệm
+ Viết được phương trình hô hấp dạng chữ
+ Thể hiện hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
- Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào để ứng dụng vào thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt phơi khô…)
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về quá trình hô hấp tế bào, mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm hô hấp tế bào, trình bày mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào và nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đểu được tham gia và trình bày ý kiến.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp tế bào (ở thực vật và động vật) gồm: nêu được khái niệm, viết được phương trình hô hấp dạng chữ thể hiện hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào; Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát sơ đồ mô tả quá trình hô hấp tế bào cũng như mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào; Nêu được tác động của một số yếu tố chủ yếu đến hô hấp tế bào.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết vế hô hấp tế bào để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cẩn phơi khô,..)
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá vể quá trình hô hấp tế bào.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Giáo viên:
- Hình ảnh về hô hấp tế bào, mối quan hệ giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào.
- Phiếu học tập
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được nội dung cần tìm hiểu trong tiết học
b) Nội dung:
Hs trả lời câu hỏi để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
- Sau khi em chơi thể thao hoặc lao động mạnh em thấy cơ thể của mình có biểu hiện như thế nào?
- Theo em vì sao có những biểu hiện như vậy? Hiện tượng đó được giải thích như thế nào?
c) Sản phẩm:
- Khi chúng ta vận động mạnh như chơi thể thao, lao động mạnh cơ thể có biểu hiện: nhịp hô hấp của cơ thể tăng lên (thở gấp, nhanh), mỏi cơ, nhiệt độ cơ thể tăng lên, mặt đỏ, đổ mồ hôi,…
- Nhịp hô hấp tăng để giúp cơ thể lấy được nhiều khí oxygen và giải phóng khí carbon dioxide, cung cấp năng lượng kịp thời cho các hoạt động của cơ thể.
- Hiện tượng trên chính là quá trình hô hấp ở tế bào đang diễn ra mạnh mẽ để kịp thời cung cấp năng lượng cho cơ thể.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu câu hỏi, HS nhận nhiệm vụ *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe, trả lời câu hỏi theo hiểu biết của bản thân. *Báo cáo kết quả và thảo luận 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung ý kiến, GV nhận xét, dẫn dắt vào bài *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: những biểu hiện của cơ thể sau khi vận động mạnh như tăng nhịp hô hấp, nhiệt độ tăng lên để giúp cơ thể lấy được khí oxygen và giải phóng khí carbon dioxide, đó là quá trình hô hấp tế bào đang diễn ra, vậy quá trình hô hấp tế bào là gì và diễn ra ở đâu? Có những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào? |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm hô hấp tế bào
a) Mục tiêu:
Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp tế bào (ở thực vật và động vật):
+ Nêu được khái niệm
+ Viết được phương trình hô hấp dạng chữ
b) Nội dung:
HS đọc thông tin sgk hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Quan sát hình 25.1 em hãy cho biết Câu 1: a) Nguyên liệu tham gia và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào.Từ đó, hãy viết phương trình hô hấp tế bào dưới dạng chữ. b) Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu? Câu 2: Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Câu 3: So sánh cường độ hô hấp của một vận động viên đang thi đấu và một nhân viên văn phòng. Giải thích sự khác nhau đó. |
c) Sản phẩm:
Đáp án của HS, có thể:
Câu 1: a)
- Nguyên liệu: glucose, oxygen.
- Sản phẩm: carbon dioxide, nước, ATP.
- Phương trình: Glucose + Oxygen à Nước + Carbon dioxide + Năng lượng (ATP + nhiệt).
b) Hô hâp tế bào diễn ra ở ti thể.
Câu 2: Hô hấp tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Câu 3: Cường độ hô hấp của một vận động viên đang thi đấu nhanh hơn so với một nhân viên văn phòng vì vận động viên đang hoạt động mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn, nhịp hô hấp và nhịp tim tăng để tăng cường vận chuyển oxygen đến các tế bào cơ cường độ hô hấp mạnh hơn.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập trong 4 phút *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện thảo luận nhóm trong 4 phút hoàn thành phiếu học tập. GV hỗ trợ các nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. *Báo cáo kết quả và thảo luận 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá bài làm của nhóm bạn. GV nhận xét, đánh giá. HS rút ra kết luận, GV chốt kiến thức. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung, cho HS ghi bài. |
I. Khái niệm hô hấp tế bào Hô hấp tế bào là quá trình phân giải chất hữu cơ tạo thành carbon dioxide, nước, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Phương trình hô hấp tế bào: Glucose + Oxygen à Nước + Carbon dioxide + Năng lượng (ATP + nhiệt)
|
2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào
a) Mục tiêu:
Thể hiện được mối quan hệ hai chiều của tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào.
b) Nội dung:
HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Quan sát Hình 25.2, hãy cho biết quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào?
2. Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân tích mối quan hệ giữa quá trình quang hợp và quá trình hô hấp tế bào.
3. Dựa vào Hình 25.2, hãy lập bảng phân biệt quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào.
c) Sản phẩm:
1. Quá trình tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân giải, ngược lại, quá trình phân giải cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.
2. Quang hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, sản phẩm của quá trình này là nguồn nguyên liệu cho quá trình kia và ngược lại.
3.
Tiêu chí |
Quá trình tổng hợp |
Quá trình phán giải |
Nguyên liệu |
Các chất đơn giản. |
Các chất hữu cơ phức tạp. |
Sản phẩm |
Các chất hữu cơ phức tạp. |
Các chắt đơn giản. |
Năng lượng |
Tích luỹ năng lượng. |
Giải phóng năng lượng. |
Ví dụ |
Quang hợp. |
Hô hấp tế bào. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu cá nhân HS tìm hiểu thông tin SGK thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi trong 3 phút *Thực hiện nhiệm vụ học tập Cá nhân HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm đôi trong 3 phút hoàn thành các câu hỏi. GV hỗ trợ các nhóm nếu cần thiết. *Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời cá nhân các câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá. HS rút ra kết luận. GV chốt kiến thức. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung ghi bài |
II. Mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào là hai quá trình trái ngược nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào.
|
2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
a) Mục tiêu:
Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
b) Nội dung:
HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời các câu hỏi
1. Quá trình hô hấp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
2. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hô hấp tế bào?
3. Hàm lượng nước và cường độ hô hấp có mối quan hệ với nhau như thế nào? Giải thích.
4. Nồng độ oxygen và carbon dioxide ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu cây bị ngập úng?
c) Sản phẩm:
1. Quá trình hô hâp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, hàm lượng nước, nổng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide,...
2. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào thông qua sự tác động đến các enzyme xúc tác phản ứng hoá học.
3. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong tế bào, hàm lượng nước tăng thì hô hấp tế bào tăng. Do nước vừa là nguyên liệu, vừa là môi trường cho các phản ứng hoá học trong quá trình hô hấp tế bào.
4.
- Nồng độ oxygen: oxygen là nguyên liệu của hô hấp nên khi nồng độ oxygen giảm thì cường độ hô hấp giảm.
- Nổng độ carbon dioxide: khi nồng độ carbon dioxide tăng sẽ ức chế quá trình hô hấp.
- Khi cây bị ngập úng, rễ cây sẽ bị thiếu oxygen nên không thực hiện được quá trình hô hấp tế bào à rễ chết và không được phục hổi à cây chết.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu cá nhân HS tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi vào bảng phụ của nhóm, mỗi nhóm di chuyển đến 4 trạm để trả lời câu hỏi, mỗi trạm hs có 1 phút để trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Cá nhân HS đọc thông tin sgk, hoạt động nhóm trong 4 phút, trả lời các câu hỏi tại 4 trạm, mỗi trạm có 1 phút để hoàn thành vào bảng phụ của nhóm mình. GV hỗ trợ giúp đỡ các nhóm HS. *Báo cáo kết quả và thảo luận 4 nhóm treo bảng lên, 1 nhóm trình bày nội dung của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV treo bảng đáp án chuẩn, các nhóm chấm chéo bài làm của nhau theo thang điểm giáo viên đưa ra. Trạm 1. Quá trình hô hâp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, hàm lượng nước, nổng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide,...(2 điểm) Trạm 2. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào thông qua sự tác động đến các enzyme xúc tác phản ứng hoá học. (2 điểm) Trạm 3. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong tế bào, hàm lượng nước tăng thì hô hấp tế bào tăng. Do nước vừa là nguyên liệu, vừa là môi trường cho các phản ứng hoá học trong quá trình hô hấp tế bào. (2 điểm) Trạm 4. - Nồng độ oxygen: oxygen là nguyên liệu của hô hấp nên khi nồng độ oxygen giảm thì cường độ hô hấp giảm. (1 điểm) - Nổng độ carbon dioxide: khi nồng độ carbon dioxide tăng sẽ ức chế quá trình hô hấp. (1 điểm) - Khi cây bị ngập úng, rễ cây sẽ bị thiếu oxygen nên không thực hiện được quá trình hô hấp tế bào à rễ chết và không được phục hổi à cây chết. (1 điểm) Điểm ý thức tốt (1 điểm) HS rút ra kết luận, Gv chốt kiến thức *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung ghi bài |
III. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào Cường độ của quá trình hô hấp tế bào bị ảnh hưởng bởi 1 số yếu tố chủ yếu như: hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide
|
2.4. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và bảo quản lương thực, thực phẩm.
a) Mục tiêu:
Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào để ứng dụng vào thực tiễn bảo quản lương thực, thực phẩm (ví dụ: bảo quản hạt phơi khô…)
b) Nội dung:
HS đề xuất được các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm mà GV đưa ra và trả lời các câu hỏi
1. Vì sao hô hấp tế bào gây ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình bảo quản lương thực, thực phẩm
2. Kể tên một số biện pháp đươc sử dụng để bảo quản lương thực, thực phẩm. Hiện nay gia đình em đang áp dụng những biện pháp nào?
3. Vì sao các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản?
4. Em hãy cho biết cơ sở khoa học của việc bảo quản lương thực thực phẩm ở nồng độ carbon dioxide cao và nồng độ oxygen thấp.
5. Em hãy chọn biện pháp bảo quản phù hợp cho các loại lương thực, thực phẩm sau: rau lang, quả nho, củ cà rốt, hạt thóc, hạt ngô, thịt heo, quả táo, thịt bò, hạt lạc.
c) Sản phẩm:
1. Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của lương thực, thực phẩm nếu điều kiện bảo quản không phù hợp hoặc bảo quản trong thời gian quá dài.
2.
- Một số biện pháp được sử dụng để bảo quản lương thực, thực phẩm: bảo quản khô, bảo quản lạnh, bảo quản trong điều kiện nổng độ carbon dioxide cao và nóng độ oxygen thấp.
- HS tự kể tên các biện pháp đang áp dụng tại gia đình.
3. Phơi khô nhằm làm giảm hàm lượng nước trong hạt để giảm cường độ hô hấp tế bào, giúp bảo quản hạt được lâu hơn.
4.
- Bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao: khi nồng độ carbon dioxide tăng sẽ ức chế quá trình hô hấp, nhờ đó, tăng hiệu quả của quá trình bảo quản.
- Bảo quản trong điểu kiện nồng độ oxygen thấp: làm giảm nồng độ oxygen có tác dụng làm giảm hô hấp, nhờ đó, tăng hiệu quả của quá trình bảo quản.
5.
- Bảo quản lạnh: rau lang, quả nho, củ cà rốt, thịt heo, quả táo, thịt bò.
- Bảo quản khô: hạt thóc, hạt ngô, hạt lạc.
- Bảo quản trong điểu kiện nổng độ oxygen thấp: hạt thóc, hạt ngô, thịt heo, thịt bò.
- Bảo quản trong điểu kiện nồng độ carbon dioxide cao: quả nho, hạt thóc, hạt ngô, hạt lạc.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: GV chiếu hình ảnh các loại lương thực, thực phẩm yêu cầu HS đề xuất các biện pháp bảo quản. Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK và trả lời các câu hỏi 10,11,12,13,14 SGK. *Thực hiện nhiệm vụ học tập + Nhiệm vụ 1: Cá nhân HS lựa chọn các biện pháp bảo quản phù hợp với các loại lương thực, thực phẩm GV đưa ra. + Nhiệm vụ 2: cá nhân HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS nêu các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm; HS khác bổ sung thêm các biện pháp khác; GV nhận xét. HS trả lời câu hỏi; cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, đánh giá. HS rút ra kết luận, GV chốt kiến thức. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung ghi bài |
IV. Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn 1. Mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và bảo quản lương thực, thực phẩm. Vận dụng hiểu biết về quá trình hô hấp tế bào, người ta có thể dùng các biện pháp để giảm cường độ quá trình hô hấp nhằm tăng hiệu quả bảo quản lương thực, thực phẩm. Một số biện pháp được dùng để bảo quản lương thực, thực phẩm như: bảo quản khô, bảo quản lạnh, bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao và nồng độ oxygen thấp.
|
2.5. Hoạt động 2.5: Tìm hiểu mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và bảo vệ sức khoẻ con người
a) Mục tiêu:
HS nêu được mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và bảo vệ sức khoẻ con người; từ đó, đề xuất các biện pháp để cải thiện sức khoẻ hô hấp ở người.
b) Nội dung:
HS tìm hiểu thông tin thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
1. Có những biện pháp nào giúp quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường?
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lí và trồng nhiều cây xanh có ý nghĩa gì đối với hô hấp tế bào?
c) Sản phẩm:
1.
- Có chế độ lao động hoặc chơi thể thao vừa sức, tránh thiếu hụt oxygen.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí; trổng nhiều cây xanh.
- Không sử dụng hoặc tiếp xúc với các chất có tác dụng ức chế quá trình hô hấp,...
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lí nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu chất hữu cơ, còn việc trổng nhiều cây xanh sẽ đảm bảo được nguồn oxygen để cung cấp cho quá trình hô hấp tế bào.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong 3 phút trả lời câu hỏi, HS nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS tìm hiểu thông tin và hiểu biết của bản thân thảo luận nhóm trong 3 phút trả lời các câu hỏi. GV hỗ trợ, giúp đỡ các nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận 2 nhóm trình bày nội dung đã thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung ghi bài |
IV. Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn 2. Mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và bảo vệ sức khoẻ con người Một số biện pháp đảm bảo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào cũng góp phần bảo vệ sức khỏe con người như: - Có chế độ lao động hoặc chơi thể thao vừa sức, tránh thiếu hụt oxygen. - Có chế độ dinh dưỡng hợp lí; trổng nhiều cây xanh. - Không sử dụng hoặc tiếp xúc với các chất có tác dụng ức chế quá trình hô hấp,...
|
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
HS trả lời các câu hỏi liên quan đến các nội dung đã tìm hiểu trong bài học
Câu 1: Hãy xác định quá trình chuyển hoá năng lượng trong hô hấp tế bào.
Câu 2: Hãy vẽ đổ thị thể hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ và hô hấp tế bào.
Câu 3: Vì sao một loại thực phẩm được bảo quản quá lâu dù không bị hư hỏng nhưng vẫn bị giảm chất lượng?
Câu 4: Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ hô hấp của một loài thực vật, người ta thu được kết quả như sau:
Thí nghiệm |
Nhiệt độ (oC) |
Cường độ hô hấp (mgCO2/g/giờ) |
1 |
5-10 |
1,5 |
2 |
15-20 |
10,5 |
3 |
25-30 |
1050 |
4 |
35-40 |
1120 |
5 |
45-50 |
98 |
Từ kết quả nghiên cứu trên em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và cường độ hô hấp của loài thực vật trên?
c) Sản phẩm:
Câu 1: Sự chuyển hoá năng lượng trong hô hấp tế bào: hoá năng à nhiệt năng.
Câu 2:
Câu 3: Do trong quá trình bảo quản, người ta không ức chế hoàn toàn quá trình hô hấp mà chỉ giảm cường độ hô hấp xuống mức tối thiểu. Do đó, trong thời gian dài, các chất hữu cơ trong thực phẩm vẫn bị phân giải dẫn đến làm giảm chất lượng.
Câu 4: Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào thông qua sự tác động đến các enzyme xúc tác phản ứng hoá học. Khi nhiệt độ tăng dẩn từ 5 °C đến 40 °C thì cường độ hô hấp tăng và đạt cao nhất ở 35 - 40 °C. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng sẽ gây ức chế quá trình hô hấp, làm cường độ hô hấp giảm mạnh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi, HS nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Cá nhân và nhóm HS hoàn thành các câu hỏi theo yêu cầu của GV *Báo cáo kết quả và thảo luận 1 -2 HS báo cáo nội dung câu trả lời cho các câu hỏi đã nêu, HS khác nhận xét, bổ sung. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy |
|
4. Hoạt động: Vận dụng
a) Mục tiêu:
HS vận dụng kiến thức đã học giải thích được các vấn đề trong thực tiễn
b) Nội dung:
Cá nhân và nhóm HS hoàn thành các câu hỏi, bài tập:
Câu 1: Vì sao trước khi gieo, người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40 °C)?
Câu 2: Hãy tìm hiểu và cho biết tác dụng của một số chất gây ức chế quá trình hô hấp tế bào ở người. Từ đó, để xuất các biện pháp để cải thiện sức khoẻ hô hấp ở người.
Câu 3: Khi trồng cây trong phòng ngủ, vì sao cần phải để phòng ngủ thông thoáng vào ban đêm?
Câu 4: Khi trồng cây trong nhà lưới phủ nilon, vì sao người ta thường “bón” carbon dioxyde sau khi mặt trời mọc và ngừng “bón” sau khi mặt trời lặn từ 1 đến 2 giờ?
Câu 5: Có ý kiến cho rằng nên bảo quản rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh thay vì bỏ trong ngăn mát do ngăn đá có nhiệt độ thấp hơn nên sẽ bảo quản được lâu hơn. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Giải thích?
c) Sản phẩm:
Câu 1: Ngâm hạt trong nước ấm để làm tăng nhiệt độ và độ ẩm. Nhờ đó, làm tăng tốc độ hô hấp tế bào, kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn và tỉ lệ nảy mầm cao hơn.
Câu 2:
Chất ức chế hô hấp |
Tác dụng |
Nitrogen oxides (NOJ |
Cản trở quá trình trao đổi khí. |
2,4-Dinitrophenol (DNP) |
Ngăn chặn quá trình tạo ATP ở ti thể. |
Carbon monoxide (CO) |
Chiếm vị trí liên kết của oxygen trong hóng cấu. |
Cyanide |
Ngăn cản quá trình hô háp ở ti thể. |
Biện pháp:
- Có chế độ lao động hoặc chơi thể thao vừa sức, tránh thiếu hụt oxygen.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí; trổng nhiều cây xanh.
- Không sử dụng hoặc tiếp xúc với các chất có tác dụng ức chế quá trình hô hấp,...
Câu 3: Ban đêm, cây hô hấp mạnh nên lấy oxygen và thải carbon dioxide. Nếu phòng ngủ không được thông thoáng sẽ cản trở quá trình trao đổi khí dẫn đến lượng oxygen trong phòng giảm và lượng carbon dioxide càng tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở người, có nguy cơ tử vong. Do đó, cẩn để phòng ngủ thông thoáng để đảm bảo quá trình hô hấp diễn ra bình thường.
Câu 4: Trong khu vực có che phủ nilon mỏng, sự lưu thông khí bị cản trở, lượng carbon dioxide bị hao hụt sau khi cây quang hợp. Do đó, nổng độ carbon dioxide sẽ giảm xuống thấp. Vì vậy, để tăng cường độ quang hợp cẩn bón thêm carbon dioxide sau khi mặt trời mọc. Ban đêm cây không quang hợp, quá trình hô hấp ở cây lấy oxygen, thải carbon dioxide. Nhưng khi nồng độ carbon dioxide quá cao sẽ làm ức chế hô hâp vì vậy ban đêm không bón carbon dioxide.
Câu 5: Không đổng ý. Vì khi để các loại rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sẽ làm cho nước trong tế bào bị đông lại thành nước đá gây vỡ tế bào à rau, củ bị hư hỏng.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi HS nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Cá nhân và nhóm HS hoàn thành các câu hỏi theo yêu cầu của GV ở lớp và ở nhà. *Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo nội dung câu trả lời cho các câu hỏi đã nêu vào tiết sau, HS khác nhận xét, bổ sung. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau. |
|
PHIẾU HỌC TẬP
Quan sát hình 25.1 em hãy cho biết
Câu 1: a) Nguyên liệu tham gia và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào.Từ đó, hãy viết phương trình hô hấp tế bào dưới dạng chữ.
...................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
b) Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?
...................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................
Câu 2: Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật?
...................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
Câu 3: So sánh cường độ hô hấp của một vận động viên đang thi đấu và một nhân viên văn phòng. Giải thích sự khác nhau đó.
...................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................
BÀI 27. TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT (4 tiết)
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cấu tạo và chức năng của khí khổng, các cơ quan trong hệ hô hấp của người.
-Tim hiểu tự nhiên: Mò tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá và qua các cơ quan của hệ hò hấp ở động vật.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình trao đổi khí ở thực vật và động vật thòng qua SGK và các nguồn học liệu khác.
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu về quá trình trao đổi khí, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày.
- Giải quyết vân để và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình trao đổi khí, mò tả được cấu tạo của khí khổng, mò tả được sự trao đổi khí qua tế bào khí khổng và các cơ quan hò hấp ở người.
- Năng lực tự chủ và tự học:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
3. Phẩm chất:
Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm.
Cẩn thận, khách quan và trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận.
-Tích cực tuyên truyền việc trổng và bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh hò hấp.
Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển nàng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:- Dạy học theo nhóm.
- Sử dụng phương tiện trực quan (mô hình, mẫu vật thật).
- Dạy học nêu và giải quyết vấn để thông qua câu hỏi trong SGK
2. Học sinh:- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm trao đổi khí ở sinh vật
Mở đầu: (GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK. Ngoài ra, GV có thể dùng thêm kênh hình hoặc video clip làm cho hoạt động khởi động trở nên hấp dẫn, có khả năng lôi cuốn HS tập trung cao nhất vào bài giảng).
a) Mục tiêu:
- Nghiên cứu các thông tin cung cấp trong SGK, HS trình bày được khái niệm trao đổi khí ở sinh vật, cơ chế khuếch tán trong sự trao đổi khí.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, để kiểm tra kiến thức quá trình trao đổi khí ở thực vật, động vật diễn vào thời gian nào trong ngày?
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập KWL. GV có thể sử dụng phiếu thu thập thông tin như bảng sau để giúp HS ghi nhận kết quả thảo luận nhóm một cách nhanh chóng.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc hiểu thông tin, liên hệ kiến thức các Bài 23, 25; thảo luận các nội dung trong trong SGK. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Quá trình trao đổi khí ở thực vật, động vật diễn vào thời gian nào trong ngày? - Hãy cho biết cơ chế chung của sự trao đổi khí giữa cơ thể với mỏi trường ngoài. - Nêu vai trò của sự trao đổi khí đối với cơ thể sinh vật. - Cho biết mối liên quan giữa sự trao đổi khí và hò hấp tế bào. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. GV có thể sử dụng phiếu thu thập thông tin như bảng sau để giúp HS ghi nhận kết quả thảo luận nhóm một cách nhanh chóng. *Báo cáo kết quả và thảo luận. - Gợi ý tổ chức: GV có thể tìm thêm các tư liệu vể hình ảnh hoặc phim mô tả sự trao đổi khí ở sinh vật, cơ chế khuếch tán trong quá trình trao đổi khí để HS dễ hình dung cơ chế. - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
- Quá trình trao đổi khí diễn ra suốt cả ngày, đêm.
Cơ chế chung: khuếch tán. Các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nổng độ thấp.
- Giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường bên ngoài. - Động vật: sựtrao đổi khí diễn ra trong quá trình hò hấp, cơ thể lấy vào khí oxygen và thải ra mỏi trường khí carbon dioxide. Thực vật: trao đổi khí thực hiện trong cả quá trình quang hợp và hô hấp. - Quang hợp: cây lấy vào khí carbon dioxide và thải ra môi trường khí oxygen. - Hô hấp: cây lây vào khí oxygen và thải ra môi trường khí carbon dioxide.
- Sự trao đổi khí ở cơ thể giúp sự trao đổi khí ở các tế bào diễn ra.
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Nêu quá trình diễn ra việc trao đổi khí.
- Mối quan hệ và vai trò của sự trao đổi khí với môi trường sinh vật
b) Nội dung:
- Thời gian diễn ra quá trình trao đổi khí
- Cơ chế chung của sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài
- Vai trò của sự trao đổi khí đổi với cơ thể sinh vật
- Mối liên hệ giữa sự trao đổi khí và hô hấp tế bào
c) Sản phẩm:
- HS qua hoạt động nhóm quan sát,thảo luận nhóm,
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu kính lúp |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi H1,H2,H3 *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập bước 1. HS hoạt động nhóm đưa ra phương án làm thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung nhận biết, cấu tạo, phân loại và công dụng của kính lúp. |
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
|
3. Hoạt động: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Hoàn thành thông tin vể sự trao đổi khí ở động vật, thực vật trong bảng
c) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Hoàn thành bảng trao đổi khí ở động vật và thực vật. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng phiếu yêu cầu trong SGK |
|
BÀI 30: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 05 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người).
– Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người.
– Thông qua quan sát tranh, ảnh (mô hình, học liệu điện tử) mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật, lấy ví dụ cụ thể hai vòng tuần hoàn ở người.
– Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, …)
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu vể quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật. Vận dụng quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật trong đời sống.
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận vể quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu vé các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước, sự biến đổi và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể động vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật và vai trò của quá trình này; Nhận biết được những trường hợp nào có vận dụng quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật trong đời sóng.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và mô tả quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật; Trình bày được những vận dụng quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật trong đời sống.
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích được một số các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật cũng như vận dụng được quá trình này trong đời sống như ăn uống đầy đủ, đảm bảo nhu cầu nước và bảo vệ sức khoẻ, vân đề vệ sinh ăn uống,...
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
|
|
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và những người xung quanh.
Dựơ vờo mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quớ trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phớt triển nàng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Giáo viên:- Tranh ảnh
- Máy chiếu, laptop
- Phiếu học tập
2. Học sinh:- Tìm hiểu trước về con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu:
a) Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
b) Nội dung: GV chiếu slide tranh, HS xem slide và hoàn thành nội dung phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Để tồn tại và phát triển, các động vật trên đã lấy từ môi trường những gì?
+ Để duy trì sự sống, động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí oxigen có trong không khí.
Câu 2: - Trong quá trình sống, động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì?
+ Trong quá trình sống, động vật thường xuyên thải ra môi trường khí carbon dioxide, phân, nước tiểu,…
Phiếu học tập số 2
* Hoạt động cặp đôi: Trò chơi: Em làm họa sĩ: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
* Luật chơi : Nhiệm vụ của các em là vẽ lại sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật vào nháp. Bạn nào vẽ nhanh nhất, chính xác, trình bày đẹp khoa học sẽ dành được chiến thắng.
c) Sản phẩm: - Nội dung thảo luận ở hoạt động .
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Chiếu hình ảnh một số động vật đang ăn, đang uống nước. - GV yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1 - GV yêu cầu học sinh thực hiện cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2 *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập số 1. - HS hoạt động cặp đôi theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập số 2. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, GV liệt kê đáp án của HS trên bảng *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Hằng ngày, các loài động vật và kể cả chúng ta cần phải ăn uống để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bằng cách nào mà cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn? Cơ thể có hấp thụ toàn bộ các chất trong thức ăn không? Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC
VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT
Hoạt động 2.1:Tìm hiểu nhu cầu sử dụng nước ở động vật
a) Mục tiêu: Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người).
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người). và hoàn thành các phiếu học tập.
- Từ quan sát thực tế và Hình 30.1 kết hợp với thòng tin trong SGK, HS nhận biết được con đường trao đổi nước ở động vật.
- HS qua hoạt động nhóm trả lời phiếu học tập.
Phiếu học tập số 3
1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước của động vật?
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước của động vật: giống (loài), cân nặng, nhiệt độ môi trường, loại thức ăn,... Đối với con người còn phụ thuộc vào cường độ hoạt động, tình trạng sức khoẻ.
2. Việc đảm bảo nhu cầu nước có ý nghĩa gì đối với cơ thể động vật?
Đảm bảo nhu cầu nước giúp cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể, nhờ đó, sinh vật duy trì được sự sống.
Phiếu học tập số 4
Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài sau đây: bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà. Dựa vào đặc điểm nào để em sắp xếp được như thế?
-Thứ tự: thằn lằn -> mèo -> lợn bò -> lạc đà.
- Đặc điểm: các loài động vật có kích thước cơ thể càng lớn sẽ có nhu cầu nước càng nhiều
Phiếu học tập số 5
3. Quan sát Hình 30.1 và trả lời các câu hỏi sau:
a. Nước được cung cấp cho cơ thể người từ những nguồn nào?
Nước được cung cấp cho cơ thể thông qua thức ăn và nước uống.
b. Nước trong cơ thể người có thể bị mất đi qua những con đường nào?
Nước trong cơ thể bị mất đi qua hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.
4. Hãy trình bày con đường trao đổi nước ở động vật và người.
Nước được cơ thể lấy vào thông qua thức ăn và nước uống. Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hoá (chủ yếu ở ruột già). Thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn, máu vận chuyển nước đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Tại đây, nước được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, một lượng nước cũng được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.
- Giáo viên mở rộng:
* Theo em, nên uống nước ở những thời điểm nào là hợp lí?
Những thời điểm uống nước hợp lí: sau khi ăn, khi cơ thể toát nhiều mổ hỏi (khi trời nóng, sau khi tập thể dục, vận động nặng,...), khi mệt mỏi, khi bị tiêu chảy, trước khi đi ngủ,...
c) Sản phẩm:
- Nội dung thảo luận ở hoạt động 1.
- Kết luận như SGK về con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
1. CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT Hoạt động 2.1:Tìm hiểu nhu cầu sử dụng nước ở động vật |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu thông tin về con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người) sau đó thảo luận và trả lời câu hỏi PHT số 3, số 4. *Thực hiện nhiệm vụ học tập. HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập bước 1. HS hoạt động nhóm đưa ra phương án làm thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung kiến thức. |
1. CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT a.Tìm hiểu nhu cầu sử dụng nước ở động vật - Nhu cầu sử dụng nước ở động vật khác nhau tuỳ theo loài, nhiệt độ môi trường, loại thức ăn, giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khoẻ, …
|
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu con đường trao đổi nước ở động vật
|
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 6-8 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 30.1 trong SGK (hoặc dùng máy chiếu phóng to hình), hướng dẫn từng nhóm HS quan sát một cách tổng quát, yêu cầu HS thảo luận phiếu học tập số 5 trả lời câu hỏi 3,4: *Thực hiện nhiệm vụ học tập + HS hoạt động theo nhóm , quan sát hình vẽ đưa ra phương án trả lời. + GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - Giáo viên mở rộng: Ở người, ngoài hiện tượng toát mồ hôi, sự bốc hơi của nước qua bề mặt da làm cơ thể bị mất một lượng nước khoảng 300 – 400 mL/ngày. Điều này xảy ra ở cả những người bẩm sinh không có tuyến mồ hôi. Ở những người bị bỏng, lớp sừng bị tổn thương dẫn đến mất chức năng bảo vệ da nên lượng nước mất qua da cao gấp mười lần so với bình thường. Do đó, những người bị bỏng cần bổ sung một lượng nước lớn để bù đắp cho sự hao hụt này. * Theo em, nên uống nước ở những thời điểm nào là hợp lí? Những thời điểm uống nước hợp lí: sau khi ăn, khi cơ thể toát nhiều mồ hôi (khi trời nóng, sau khi tập thể dục, vận động nặng,...), khi mệt mỏi, khi bị tiêu chảy, trước khi đi ngủ,... *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK |
b. Tìm hiểu con đường trao đổi nước ở động vật - Nước được cung cấp cho cơ thể động vật chủ yếu qua thức ăn và nước uống, thải ra khỏi cơ thể thông qua hô hấp, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân |
2. CON ĐƯỜNG THU NHẬN VÀ TIÊU HOÁ THỨC ĂN Ở ĐỘNG VẬT
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu con đường thu nhận
và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người
a) Mục tiêu: HS nhận biết được con đường di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hoá ở người.
b) Nội dung:
Từ việc quan sát Hình 30.2 trong SGK, HS hoạt động thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 6 để nhận biết được con đường di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hoá ở người.
Phiếu học tập số 6
5. Cơ quan nào trong ống tiêu hóa là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn?
- Cơ quan thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn là khoang miệng.
6. Dựa vào Hình 30.2, em hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người.
- Miệng:Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản. -Thực quản: Vận chuyển thức ăn xuống dạ dày.
- Dạ dày:Tiêu hoá một phần thức ăn nhờ sự co bóp dạ dày và enzyme tiêu hoá.
- Ruột non:Tiêu hoá hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu.
- Ruột già: Chủ yếu hấp thụ nước và một số ít chất còn lại. Tạo phân và các chất khí.
- Trực tràng: Nơi chứa phân trước khi thải ra ngoài.
- Hậu môn: Thải phân và các chất khí ra khỏi cơ thể.
7. Quá trình tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người được thực hiện thông qua những hoạt động nào?
Các hoạt động: thu nhận, biến đổi thức ăn; hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.
c) Sản phẩm:
- Nội dung thảo luận ở hoạt động 3.
- Kết luận như SGK về con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
2. CON ĐƯỜNG THU NHẬN VÀ TIÊU HOÁ THỨC ĂN Ở ĐỘNG VẬT Hoạt động 2.3: Tìm hiểu con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người
|
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS quan sát hình 30.2 trong SGK (hoặc dùng máy chiếu phóng to hình), giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu thông tin về Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (lấy ví dụ ở người) hướng dẫn từng nhóm HS quan sát một cách tổng quát, yêu cầu HS thảo luận phiếu học tập số 6 trả lời câu hỏi 3,4 *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập + GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK |
2. CON ĐƯỜNG THU NHẬN VÀ TIÊU HOÁ THỨC ĂN Ở ĐỘNG VẬT - Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người diễn ra gồm các giai đoạn chính: thu nhận, biến đổi thức ăn; hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã. - Con đường vận chuyển các chất trong ống tiêu hoá ở người: miệng -> thực quản -> dạ dày -> ruột non -> ruột già -> trực tràng -> hậu môn
|
3. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
Hoạt động 2.4:Tìm hiểu quá trình vận chuyển các chất
trong hệ tuần hoàn ở người
a) Mục tiêu: HS nhận biết con đường vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.
b) Nội dung:
Từ việc quan sát Hình 30.3 trong SGK, GV hướng dẫn cho HS nhận biết con đường vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.
GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức HS thành các nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép, kết hợp phương pháp trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề, yêu cầu HS hoạt động thảo luận nhóm để tìm hiểu các nội dung trong SGK.
- Nhóm chuyên gia 1: Vận chuyển các chất trong vòng tuần hoàn phổi.
- Nhóm chuyên gia 2: Vận chuyển các chất trong vòng tuần hoàn các cơ quan.
8. Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hoá?
Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá.
9. Các chất dinh dưỡng và chất thải được vận chuyển đến đâu trong cơ thể?
Các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các cơ quan để cung cấp cho các hoạt động sống, các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết.
10. Quan sát Hình 30.3, hãy mô tả chi tiết quá trình vận chuyển các chất trong hai vòng tuần hoàn ở người.
-Vòng tuần hoàn phổi: Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn các cơ quan: Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.
* Tại sao nói hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật?
Hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật do hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể. Chẳng hạn, hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá đến cung cấp cho hoạt động của các cơ quan, đồng thời, carbon dioxide và những sản phẩm thải khác của quá trình trao đổi chất ở tế bào cũng được vận chuyển đến phổi và các cơ quan bài tiết.
* Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn.
- Bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá:
+ Ăn uống đúng giờ, đúng bữa.
+ Không ăn vội vàng, cần nhai kĩ thức ăn.
+ Không làm việc hay vận động mạnh sau khi ăn.
+ Không sử dụng các loại rượu, bia.
+ Đánh răng sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
+ ...
- Bảo vệ sức khoẻ hệ tuần hoàn:
+ Không sử dụng các loại rượu, bia, các chất kích thích.
+ Cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
+ Không ăn quá nhiều thức ăn có chứa hàm lượng mỡ động vật cao.
+ ...
c) Sản phẩm:
- Nội dung thảo luận ở hoạt động 4.
- GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận như SGK về quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
3. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT Hoạt động 2.4:Tìm hiểu quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người
|
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình 30.3 trong SGK (hoặc dùng máy chiếu phóng to hình), giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm chuyên gia, tìm hiểu thông tin về quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người hướng dẫn từng nhóm HS quan sát một cách tổng quát, yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi 8,9,10 và các câu hỏi luyện tập, mở rộng sgk. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo nhóm chuyên gia, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập + GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK |
3. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT • Nước, các chất dinh dưỡng, sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất, … được vận chuyển trong cơ thể động vật nhờ hoạt động của hệ tuần hoàn. • Ở người, sự vận chuyển các chất được thực hiện thông qua vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn các cơ quan |
4 . VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO THỰC TIỄN
Hoạt động 2.5: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của con người
a) Mục tiêu: Từ thông tin về nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người trưởng thành, HS phân tích được vai trò của các chất dinh dưỡng đó đối với cơ thể người.
- HS nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm hiện nay.
b) Nội dung:
GV giới thiệu cho HS về nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người trưởng thành, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác), yêu cầu HS xác định vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể người thông qua gợi ý và thảo luận các nội dung trong SGK.
11. Hãy dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng sau đây cao hay thấp. Giải thích:
a) Thợ xây dựng: nhu cầu dinh dưỡng cao vì đây là những người lao động nặng, có cường độ trao đổi chất cao.
b) Nhân viên văn phòng: nhu cầu dinh dưỡng vừa đủ vì họ không cần phải lao động nặng.
c) Trẻ ở tuổi dậy thì: nhu cầu dinh dưỡng cao do đây là giai đoạn cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.
d) Phụ nữ mang thai: nhu cầu dinh dưỡng cao vì các chất dinh dưỡng ngoài việc cung cấp cho người mẹ còn cung cấp cho thai nhi.
12. Cho ví dụ về những tác hại của việc thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng.
-Thừa chất dinh dưỡng: gây một số bệnh lí như béo phì, thừa lipid gây các bệnh về tim mạch, thừa glucose gây tiểu đường,...
- Thiếu chất dinh dưỡng: thiếu iodine gây một số bệnh lí như bướu cổ; thiếu vitamin c làm giảm sức đề kháng; thiếu sắt, vitamin B12, folate dẫn đến thiếu máu; thiếu vitamin A gây một số bệnh về mắt,...
Hoạt động 2.6: Tìm hiểu về vấn đề vệ sinh ăn uống
- Từ việc quan sát thực tế và Hình 30.4, HS nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm hiện nay.
- Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật động não, kĩ thuật KWLH, GV tổ chức cho HS thảo luận về nguyên nhân, tác hại của thực phẩm bị ô nhiễm và các biện pháp đảm bảo vệ sinh ăn uống.
K |
w |
L |
H |
-Thức ăn ôi thiu. -Thức ăn bị tiêm hoá chất. - Bảo quản không đúng cách. |
- Ô nhiễm thực phẩm là gì? - Những nguyên nhân nào dẫn đên ô nhiễm thực phẩm? |
- Các nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm môi trường, thực phẩm bị tiêm hoá chất, chế biến không đảm bảo vệ sinh, điều kiện bảo quản không phù hợp. |
- Ăn uống hợp vệ sinh. - Không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng. |
13. Quan sát Hình 30.4, hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm thực phẩm.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm: lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm môi trường, thực phẩm bị tiêm hoá chất, chế biến không đảm bảo vệ sinh, điều kiện bảo quản không phù hợp.
14. Các loại thực phẩm bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả gì cho người sử dụng?
Hậu quả: tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá, gây ung thư, vô sinh,...; gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí con người và nền kinh tế xã hội.
? Hãy cho biết vai trò của việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết, giúp các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.
? Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở người, em hãy đề xuất một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khoẻ con người. Cho biết tác dụng của các biện pháp đó.
- Ăn uống hợp vệ sinh, ăn đúng giờ giấc, không ăn quá ít hay quá nhiều.
- Cần đảm bảo nguồn gốc thực phẩm, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách.
- Bảo vệ môi trường sống, không sử dụng hoá chất độc hại (thuốc bảo vệ thực vật,...).
HS tự nêu tác dụng của mỗi biện pháp.
c) Sản phẩm:
- Nội dung thảo luận ở hoạt động 1.
- Kết luận như SGK về con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
4 . VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO THỰC TIỄN Hoạt động 2.5:Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của con người |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu cho HS về nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người trưởng thành, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác), yêu cầu HS xác định vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể người thông qua gợi ý và thảo luận các nội dung trong SGK. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập. HS hoạt động nhóm đưa ra phương án vào bảng kết quả. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung kiến thức trong sgk. |
4 . VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO THỰC TIỄN a.Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của con người • Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi, trạng thái sinh lí, giới tính, hoạt động hằng ngày, … Để cơ thể hoạt động bình thường, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, không ăn quá thừa hoặc quá thiếu các chất cần thiết. |
Hoạt động 2.6: Tìm hiểu về vấn đề vệ sinh ăn uống
|
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 6-8 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 30.4 trong SGK (hoặc dùng máy chiếu phóng to hình), Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật động não, kĩ thuật KWLH, GV tổ chức cho HS thảo luận về nguyên nhân, tác hại của thực phẩm bị ô nhiễm và các biện pháp đảm bảo vệ sinh ăn uống. *Thực hiện nhiệm vụ học tập + HS hoạt động theo nhóm, quan sát hình vẽ đưa ra phương án trả lời. + GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK |
b. Tìm hiểu về vấn đề vệ sinh ăn uống - Cần lựa chọn sử dụng các nguồn thực phẩm sạch, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách để đảm bảo vệ sinh ăn uống, qua đó bảo vệ sức khoẻ con người. |
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Làm bài tập sách giáo khoa dựa trên kiến thức đã học.
b) Nội dung:
1. Tại sao nói “Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau?”. Cho ví dụ chứng minh.
Nói "Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau?" vì cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.
- Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
- Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động và các cơ quan vận động.
- Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxygen tới tế bào, đưa các chất thải và carbon dioxide từ tế bào tới các cơ quan để thải ra ngoài.
- Hệ hô hấp lấy oxygen từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải carbon dioxide ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
- Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.
- Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động như tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết), ...
2. Nếu là một tuyên truyền viên, em sẽ tuyên truyền những nội dung gì về giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương em?
Gợi ý nội dung tuyên tuyền về giáo dục vệ sinh ăn uống:
Chọn thực phẩm tươi sạch, nguồn gốc rõ ràng. Bảo quản thực phẩm sống và thức ăn đã nấu chín đúng cách. Ăn chín uống sôi, không ăn đồ có dấu hiệu bị hỏng, ôi thiu,... Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi mua và khi dùng. Giữ vệ sinh nơi ăn uống, bảo quản và chế biến thực phẩm. Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn- HS tóm tắt con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã
bằng sơ đồ .
c) Sản phẩm:
- HS làm các bài tập
Nội dung đánh giá |
Mức 1 (5đ) |
Mức 2 (7đ) |
Mức 3 (10đ) |
Điểm |
Trả lời câu hỏi |
Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích. |
Trả lời được hầu hết các ý đúng, có thể viết còn dài hoặc quá ngắn. |
Trả lời đúng câu hỏi. Viết/ trình bày rõ ràng, ngắn gọn. |
|
Đóng góp ý kiến |
Chỉ nghe ý kiến |
Có ý kiến |
Có nhiều ý kiến, ý tưởng |
|
Tiếp thu, trao đổi ý kiến, hỗ trợ bạn cùng nhóm |
Lắng nghe |
Có lắng nghe, phản hồi |
Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến có hiệu quả |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã bằng sơ đồ trên bảng. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:Liên hệ:
3. Hãy tìm hiểu một số bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lí hoặc ăn uống không hợp vệ sinh ở địa phương em. Nêu biện pháp phòng tránh các bệnh đó theo mẫu trong bảng dưới đây. Tên bệnh Nguyên nhân Tác hại Biện pháp phòng tránh ?
Tên bệnh |
Nguyên nhân |
Tác hại |
Biện pháp phòng tránh |
Béo phì |
- Lười vận động, ăn uống không lành mạnh. - Yếu tố tâm lí: bệnh trầm cảm, người bị căng thẳng, buồn bã,… - Yếu tố di truyền. |
- Suy giảm hệ miễn dịch. - Nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, tiểu đường, tim mạch,… - Gây tự ti về ngoại hình, cơ thể thiếu linh hoạt. |
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. - Tập thể dục thường xuyên. - Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lí. |
Ngộ độc thực phẩm |
- Ăn uống không đảm bảo vệ sinh. - Ăn nhầm thực phẩm hỏng, quá hạn sử dụng. |
- Bị ngộ độc cấp tính: với các triệu chứng nôn, tiêu chảy, co giật, suy hô hấp,…có thể dẫn đến tử vong. - Bị ngộ độc mãn tính: gây ra các bệnh về gan, thận, hệ thống tiêu hoá, miễn dịch,… |
- Ăn chín uống sôi, không ăn đồ có dấu hiệu bị hỏng, ôi thiu,... - Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn. - Giữ vệ sinh nơi ăn uống, bảo quản và chế biến thực phẩm. - Luôn chọn thực phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng, hạn sử dụng dài. |
4. Nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng vào năm 2012 được mô tả như trong bảng sau: Cân nặng (kg) Nhu cầu nước (mL/kg) 1 – 10 100 mL/kg. 11 – 20 1 000 mL + 50 mL/kg cho mỗi 10 kg tăng trưởng. > 21 1 500 mL + 20 mL/kg cho mỗi 20 kg tăng trưởng. Dựa vào bảng trên, em hãy:
a) Nhận xét về mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em.
b) Tính lượng nước mà em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.
a) Mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em: cân nặng càng lớn, nhu cầu nước càng cao.
b) Gợi ý tính lượng nước cần uống mỗi ngày cho học sinh 21kg: 1000 + 50 = 1050 (mL/kg)
c) Sản phẩm:
- HS nộp phiếu trả lời
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi HS liên hệ thực tế hoàn thành phiếu học tập *Thực hiện nhiệm vụ học tập Các HS thực hiện hoàn thành phiếu học tập *Báo cáo kết quả và thảo luận - Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết.
|
|
HIẾU HỌC TẬP
Bài 30: SỬ DỤNG KÍNH LÚP
Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp: …………………………….
H3( sgk ). Hãy tìm hiểu một số bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lí hoặc ăn uống không hợp vệ sinh ở địa phương em. Nêu biện pháp phòng tránh các bệnh đó theo mẫu trong bảng dưới đây. Tên bệnh Nguyên nhân Tác hại Biện pháp phòng tránh ?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
H4( sgk ). Nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng vào năm 2012 được mô tả như trong bảng sau: Cân nặng (kg) Nhu cầu nước (mL/kg) 1 – 10 100 mL/kg. 11 – 20 1 000 mL + 50 mL/kg cho mỗi 10 kg tăng trưởng. > 21 1 500 mL + 20 mL/kg cho mỗi 20 kg tăng trưởng. Dựa vào bảng trên, em hãy:
a) Nhận xét về mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em.
b) Tính lượng nước mà em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Cần đảm bảo nguồn gốc thực phẩm, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách.
- Bảo vệ môi trường sống, không sử dụng hoá chất độc hại (thuốc bảo vệ thực vật,...).
HS tự nêu tác dụng của mỗi biện pháp.
c) Sản phẩm:
- Nội dung thảo luận ở hoạt động 5,6.
- GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận như SGK về nhu cầu chất dinh dưỡng đối với con người và vấn đề đảm bảo vệ sinh ản uống.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
4. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO THỰC TIỄN Hoạt động 2.5: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của con người
|
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giới thiệu cho HS về nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người trưởng thành, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác), yêu cầu HS xác định vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể người thông qua gợi ý và thảo luận các nội dung trong SGK. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo nhóm , thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác + GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK |
4. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO THỰC TIỄN a/ Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của con người • Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi, trạng thái sinh lí, giới tính, hoạt động hằng ngày, … Để cơ thể hoạt động bình thường, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, không ăn quá thừa hoặc quá thiếu các chất cần thiết. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vấn đề vệ sinh ăn uống
|
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ HS sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật động não, kĩ thuật KWLH, thảo luận về nguyên nhân, tác hại của thực phẩm bị ô nhiễm và các biện pháp đảm bảo vệ sinh ăn uống. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật động não, kĩ thuật KWLH, thảo luận về nguyên nhân, tác hại của thực phẩm bị ô nhiễm và các biện pháp đảm bảo vệ sinh ăn uống. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK |
a/ Tìm hiểu về vấn đề vệ sinh ăn uống
Cần lựa chọn sử dụng các nguồn thực phẩm sạch, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách để đảm bảo vệ sinh ăn uống, qua đó bảo vệ sức khoẻ con người |
. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
CHỦ ĐỀ 9: SINH TRƯỞNG VÀ HÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
BÀI 34: SINH TRƯỞNG VÀ HÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
- Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
- Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây Hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên.
- Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật dựa vào hình vẽ vòng đời của sinh vật đó.
2. Năng lực:2.1. Năng lực chung
-Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra mối quan hệ và các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: thể hiện ở việc trình bày được khái niệm, và mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: thể hiện ở việc quan sát tranh ảnh, sơ đồ cắt ngang thân cây để chỉ ra được mô phân sinh và chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên; trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: thể hiện ở việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích một số hiện tượng liên quan đến thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật; sự lột xác để lớn lên ở một số động vật,…..
3. Phẩm chất:Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
-Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
-Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận về quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
-Trung thực, cẩn thận trong học tập, báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
* Thiết bị dạy học:
- Hình ảnh về sự sinh trưởng và phát triển của bướm; Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương (H 34.1); Quá trình sinh trưởng và phát triển của gà (H 34.2.)
- Bảng phụ, Phiếu học tập:
+ PHT số 01: Nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Biểu hiện |
Sinh trưởng |
Phát triển |
Sau 1 năm, em học sinh lớp 1 cao thêm 10 cm. |
+ |
- |
Hạt đậu ngâm nước lâu, nở to hơn lúc đầu. |
||
Hạt đỗ nảy mầm. |
||
Cây bưởi ra hoa. |
||
Trứng gà nở thành gà con. |
+ PHT số 02: Phân biệt sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Dấu hiệu phân biệt |
Đúng/Sai |
Hiện tượng người trưởng thành tăng chế độ ăn và béo lên, tăng kích thước bụng là sinh trưởng. |
|
Cá trắm trong ao thiếu chăm sóc nên chỉ dài ra mà to chậm là sinh trưởng. |
|
Hạt ngô nảy mầm thành cây non gọi là sinh trưởng. |
|
Cây xoài ra hoa gọi là phát triển. |
- Máy tính, máy chiếu,…
* Học liệu:
- SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo,…
- Đoạn video:
+ Sinh trưởng và phát triển ở thực vật:
+ Sinh trưởng và phát triển ở động vật:
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập/Mở đầu (Tiết 1)a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, nhu cầu tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
b) Nội dung: GV tổ chức cho các nhóm tham gia trò chơi “Mảnh ghép bí mật” và trả lời các câu hỏi tương ứng với các mảnh ghép để tìm ra nội dung bài học hôm nay.
c) Sản phẩm:
- HS trả lời đúng được đáp án của các câu hỏi và tìm ra được từ khóa của bức tranh: “Sự lớn lên của cây cà chua”.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho các nhóm tham gia trò chơi “Mảnh ghép bí mật”. - GV chiếu 4 mảnh ghép tương ứng với 4 câu hỏi để học sinh trả lời tìm ra bức tranh đằng sau các mảnh ghép. Mỗi nhóm sẽ lần lượt chọn 1 mảnh ghép (tùy ý), câu hỏi tương ứng với mảnh ghép sẽ hiện ra, các nhóm có thời gian suy nghĩ 10s để trả lời câu hỏi. Nếu nhóm nào trả lời đúng thì sẽ được cộng 10 điểm; nếu trả lời sai sẽ không có điểm và nhường quyền trả lời cho nhóm khác giơ tay nhanh nhất. Kết thúc trò chơi, nếu nhóm nào có tổng điểm nhiều nhất, sẽ được nhận 1 phần quà từ GV. Khi các mảnh ghép được mở ra, bức tranh sẽ xuất hiện ra, HS sẽ biết nội dung bài học hôm nay. |
|
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Các nhóm lựa chọn mảnh ghép bất kì. - Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi tương ứng với các mảnh ghép. - Tìm ra nội dung bức tranh sau các mảnh ghép. |
|
* Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm báo cáo trước lớp kết quả thảo luận cho câu hỏi của nhóm mình. Đề nghị nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. |
|
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho các nhóm đánh giá kết quả chéo nhau và tự rút ra kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của HS; Trao thưởng cho đội chiến thắng trò chơi. - GV đặt vấn đề để vào nội dung bài học. |
2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (Tiết 1)
a) Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
- Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
b) Nội dung: Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh hình 34.1 và 34.2-SGK, kết hợp với đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi và hoàn thành PHT 01.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Sự thay đổi về kích thước: Từ bé ® to; từ thấp ® cao.
- Sự thay đổi về hình thái: Từ hạt ® ra rễ ® mọc lá, thân, cành ® ra hoa.
- Sự thay đổi về các cơ quan: Từ rễ giả ® rễ thật; từ thân non, mềm ® thân dần dài ra và cứng; từ lá mầm ® lá thật với số lượng nhiều; có hoa.
- Dấu hiệu sự sinh trưởng, sự phát triển của gà: Trứng ® Nở thành gà con ® Gà choai ® Gà trưởng thành.
- Đáp án PHT 01: Nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Biểu hiện |
Sinh trưởng |
Phát triển |
Sau 1 năm, em học sinh lớp 1 cao thêm 10 cm. |
+ |
- |
Hạt đậu ngâm nước lâu, nở to hơn lúc đầu. |
- |
- |
Hạt đỗ nảy mầm. |
- |
+ |
Cây bưởi ra hoa. |
- |
+ |
Trứng gà nở thành gà con. |
- |
+ |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS quan sát hình 34.1-SGK và nêu nhận xét sự thay đổi về kích thước, hình thái, các cơ quan của cây hoa hướng dương. - Từ đó hãy nêu khái niệm sinh trưởng và phát triển của sinh vật? - GV yêu cầu HS quan sát hình 34.2-SGK và cho biết dấu hiệu sự sinh trưởng, sự phát triển của gà? - Hãy cho biết mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật? - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức, hoàn thành PHT 01: Nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. |
- Sinh trưởng và phát triển là những đặc trưng cơ bản của sự sống. - Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, từ đó làm cho cơ thể lớn lên. - Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể. - Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng. |
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình 34.1, 34.2-SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của GV giao cho. |
|
* Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Đề nghị nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có). |
|
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho các nhóm đánh giá kết quả chéo nhau và tự rút ra kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của HS và chốt kiến thức. |
2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở thực vật (Tiết 1)
a) Mục tiêu:
- Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây Hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên.
- Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
b) Nội dung: Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh hình 34.3 và 34.4-SGK, kết hợp với đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Mô phân sinh đỉnh có ở đỉnh của thân và rễ. Có vai trò làm gia tăng chiều dài của thân và rễ.
- Mô phân sinh bên có ở thân cây. Có vai trò làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.
- Các giai đoạn trong vòng đời của cây cam: Hạt ® Hạt nảy mầm ® Cây mầm ® Cây con ® Cây trưởng thành ra hoa ® Cây trưởng thành tạo quả và hạt.
- Giai đoạn sinh trưởng của cây cam: Hạt ® Hạt nảy mầm ® Cây mầm ® Cây con ® Cây trưởng thành.
- Giai đoạn phát triển của cây cam: Cây trưởng thành ra hoa ® Cây trưởng thành tạo quả và hạt.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS quan sát hình 34.3-SGK và cho biết: + Mô phân sinh là gì? + Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có ở đâu trên cơ thể thực vật? + Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có vai trò gì đối với sự sinh trưởng của cây? - Vận dụng: Hãy kể tên một số loại cây có mô phân sinh bên? - GV yêu cầu HS quan sát hình 34.4-SGK và hãy kể tên các giai đoạn trong vòng đời của cây cam. Xác định các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam? - Vận dụng: Hãy vẽ vòng đời của một cây có hoa mà em biết? (Gợi ý: cây ổi, cây xoài, cây mít,…) |
- Mô phân sinh là nhóm các tế bào có khả năng phân chia, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước. - Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. - Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân, có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.
|
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình 34.3, 34.4-SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của GV giao cho. |
|
* Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Đề nghị nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có). |
|
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho các nhóm đánh giá kết quả chéo nhau và tự rút ra kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của HS và chốt kiến thức. |
2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở động vật (Tiết 2)
a) Mục tiêu:
- Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật.
b) Nội dung: Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh hình 34.5-SGK, kết hợp với đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn: Trứng ® Phôi ® Nòng nọc ® Nòng nọc 2 chân ® Nòng nọc 4 chân ® Ếch con ® Ếch trưởng thành.
- Trong đó, giai đoạn từ trứng thành phôi, từ phôi thành các dạng nòng nọc là phát triển; giai đoạn từ nòng nọc thành ếch con là phát triển; giai đoạn từ ếch con thành ếch trưởng thành có dấu hiệu của sự sinh trưởng rõ rệt nhưng cũng có dấu hiệu của sự phát triển với việc đứt đuôi và hoàn thiện các cơ quan chức năng. Do đó, mỗi giai đoạn trong vòng đời của ếch đểu có sự xen kẽ giữa sinh trưởng và phát triển.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS quan sát hình 34.5-SGK và cho biết hình thái của ếch qua các giai đoạn có điểm gì đặc biệt? Hãy xác định giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch? - Vận dụng: Hãy vẽ sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển của người qua các giai đoạn? |
- Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau gọi là vòng đời. - Vòng đời của sinh vật khác nhau tùy thuộc vào mỗi loài. - VD: Vòng đời của Ếch trải qua các giai đoạn: Trứng ® Phôi ® Nòng nọc ® Nòng nọc 2 chân ® Nòng nọc 4 chân ® Ếch con ® Ếch trưởng thành.
|
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình 34.5-SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của GV giao cho. |
|
* Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Đề nghị nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có). |
|
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho các nhóm đánh giá kết quả chéo nhau và tự rút ra kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của HS và chốt kiến thức. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập (Tiết 3)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Đáp án PHT 02: Phân biệt sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Dấu hiệu phân biệt |
Đúng/Sai |
Hiện tượng người trưởng thành tăng chế độ ăn và béo lên, tăng kích thước bụng là sinh trưởng. |
Đúng |
Cá trắm trong ao thiếu chăm sóc nên chỉ dài ra mà to chậm là sinh trưởng. |
Đúng |
Hạt ngô nảy mầm thành cây non gọi là sinh trưởng. |
Sai |
Cây xoài ra hoa gọi là phát triển. |
Đúng |
- Câu 1: Nên thu hoạch sau 1 năm khi đạt khối lượng 1,5-1,8 kg vì đây là giai đoạn cá rô phi sinh trưởng mạnh nhất thu kinh tế cao, sau giai đoạn này cá rô phi sinh trưởng chậm.
- Câu 2: Nên nuôi tiếp gà Hồ để đạt khối lượng tối đa 3-4kg vì đây đang là giai đoạn sinh trưởng của gà. Nên xuất chuồng gà Ri vì đây là trọng lượng tối đa của gà Ri rồi.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS hoàn thành PHT số 02: Phân biệt sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Câu 1: Cá rô phi sau 1 năm đạt khối lượng 1,5-1,8 kg; sau 3 năm đạt khối lượng 2,5 kg. Theo em, nên thu hoạch ở giai đoạn nào? Vì sao? + Câu 2: Theo hướng nuôi lấy thịt, nếu em nuôi gà Ri và gà Hồ đã đạt khối lượng 1,5kg thì nên nuôi tiếp gà nào, xuất chuồng gà nào? Tại sao? |
|
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS vận dụng kiến thức vừa học, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của GV giao cho. |
|
* Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Đề nghị nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có). |
|
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho các nhóm đánh giá kết quả chéo nhau và tự rút ra kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của HS và chốt kiến thức. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng (Tiết 3)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi vận dụng kiến thức.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Câu 1: Vòng đời của muỗi: Trứng → Ấu trùng → Nhộng (Lăng quăng) → Muỗi trưởng thành.
Cách tiêu diệt muỗi: phun thuốc diệt muỗi; dùng vợt muỗi; xử lí các chum, vại, bể đựng nước, ao nước bị ô nhiễm; tiêu diệt trứng hoặc ấu trùng,….
- Câu 2: Vì Sâu bướm ăn thực vật → Hại mùa màng; Bướm trưởng thành ăn mật hoa → thụ phấn cho hoa.
- Câu 3: Gợi ý: nêu được ít nhất 3 loài thực vật, 3 loài động vật và vẽ được tóm tắt các giai đoạn chính trong vòng đời của mỗi loài đó.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Câu 1: Hãy vẽ vòng đời của muỗi? Chúng ta có thể tiêu diệt muỗi bằng những cách nào? + Câu 2: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại trực tiếp cho cây trồng? + Câu 3: Em hãy tìm hiểu thêm về vòng đời của một số loài thực vật và động vật ở địa phương và viết một báo cáo khoảng 500 từ vể các vấn đề tìm hiểu được. |
|
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS vận dụng kiến thức vừa học, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của GV giao cho. |
|
* Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Đề nghị nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có). |
|
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức cho các nhóm đánh giá kết quả chéo nhau và tự rút ra kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của HS và chốt kiến thức. |
5. Dặn dò, giao nhiệm vụ
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi, bài tập SGK/158.
- Đọc và chuẩn bị trước bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Yêu cầu các nhóm chuẩn bị:
+ Nhóm 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ và ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt.
+ Nhóm 2: Ảnh hưởng của ánh sáng và ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi.
+ Nhóm 3: Ảnh hưởng của nước và ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong phòng trừ côn trùng và sâu hại.
+ Nhóm 4: Ảnh hưởng của dinh dưỡng và ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong phòng trừ côn trùng và sâu hại.
IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
BÀI 35: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng).
- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển (ví dụ: điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).
- Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (ví dụ: tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Học sinh tự tìm hiểu thiên nhiên xung quanh và áp dụng lấy các ví dụ vào trong bài học.
+ Học sinh tự tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến nội dung học tập
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Năng lực nhận biết KHTN : Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng).
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển (ví dụ: điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (ví dụ: tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật vào thực tiễn.
- Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm.
- Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:- Máy tính, kế hoạch bài dạy, bài giảng power point,...
- Mẫu vật:
2. Học sinh:
- Học bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1:
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (5p)
a) Mục tiêu:
Học sinh được kích thích trí tò mò về thiên nhiên, nảy sinh mong muốn tìm hiểu về chúng.
b) Nội dung:
Giáo viên cho học sinh xem video về sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành từ khi gieo hạt đến ngày 42.
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
?1: Để sinh trưởng và phát triển tốt như vậy, cây đậu nành cần những điều kiện gì từ môi trường ngoài?
?2: Muốn thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi, cây trồng để thu được năng suất cao, chúng ta cần làm gì?
c) Sản phẩm:
H1: Nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,….
H2: Biện pháp thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển ở vật nuôi và cây trồng để thu được năng suất cao:
- Đưa ra các biện pháp chăm sóc vật nuôi và cây trồng phù hợp.
- Điều khiển các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng,… cho phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây. - Sử dụng các chất kích thích nhân tạo hợp lí.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên cho học sinh xem video về sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành từ khi gieo hạt đến ngày 42. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: ?1: Để sinh trưởng và phát triển tốt như vậy, cây đậu nành cần những điều kiện gì từ môi trường ngoài? ?2: Muốn thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi, cây trồng để thu được năng suất cao, chúng ta cần làm gì? *Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh thảo luận nhóm nhỏ (hoặc cá nhân) , trả lời các câu hỏi *Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện các nhóm (hoặc cá nhân) báo cáo kết quả. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: Các nhóm (hoặc cá nhân) đánh giá lẫn nhau bằng nhận xét trực tiếp hoặc bảng kiểm - Giáo viên nhận xét, đánh giá: Nhận xét về mức độ tham gia của các thành viên trong nhóm, kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao. ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời các câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển để có những tác động phù hợp nhằm đạt kết quả trong trồng trọt và chăn nuôi. |
H1: Nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,…. H2: Biện pháp thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển ở vật nuôi và cây trồng để thu được năng suất cao: - Đưa ra các biện pháp chăm sóc vật nuôi và cây trồng phù hợp. - Điều khiển các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng,… cho phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây. - Sử dụng các chất kích thích nhân tạo hợp lí. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 2.1: Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. (40p)
a) Mục tiêu:
- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng).
b) Nội dung:
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận hoàn thành một nhiệm vụ, thi đua giữa các nhóm, thời gian tối đa 10 phút, yêu cầu nhóm trưởng chia nhiệm vụ cụ thể trong nhóm. Một số thành viên hoàn thành một câu, sau đó tập hợp lại để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm.
Nhóm 1:
1. Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau, từ đó cho biết nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
2. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là bao nhiêu? Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có ảnh hưởng như thế nào tới mức độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Nhóm 2:
1. Nhiều loài động vật có tập tính phơi nắng (Hình 37.2), tập tính này có tác dụng gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
2. Giải thích vì sao nên cho trẻ tắm nắng vào sắng sớm hoặc chiều muộn.
Nhóm 3:
Nước có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật như thế nào? Vì sao nước có thể ảnh hưởng tới quá trình này?
Nhóm 4:
1. Chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ.
2. Giải thích vì sao chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển.
c) Sản phẩm:
1. Nhiệt độ: (nhóm 1)
1. - Mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt khác nhau: + Dưới 5,60C và trên 420C: Cá rô phi sẽ chết.
+ Từ 5,60C – 230C và từ 370C – 420C: Cá rô phi sinh trưởng chậm (sự sinh trưởng của cá rô phi bị ức chế).
+ Từ 230C – 370C: Cá rô phi sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.
- Từ ví dụ trên cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:
+ Nhiệt độ có sự ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật. + Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
+ Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.
2. - Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là 300C.
- Ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, thậm chí có thể khiến sinh vật ngừng sinh trưởng phát triển và chết. Khi trời lạnh, động vật mất nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể, dẫn đến sinh trưởng giảm nếu không được bổ sung thêm thức ăn.
2. Ánh sáng (nhóm 2)
1. Tác dụng của tập tính phơi nắng:
+ Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D để hình thành xương, từ đó kích thích sự sinh trưởng và phát triển.
+ Ánh nắng cung cấp nhiệt cho động vật đặc biệt trong những ngày trời rét, nhờ đó, cơ thể tập trung các chất để xây dựng cơ thể, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển.
2. Nên cho trẻ tắm nắng vào sắng sớm hoặc chiều muộn vì: Ánh nắng lúc sáng sớm và chiều muộn giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D – chất đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ calcium để hình thành xương. Như vậy, nếu được tắm nắng thích hợp sẽ có được sự hình thành hệ xương tốt nhất, tạo nên tảng lớn cho sinh trưởng tầm vóc của cơ thể sau này.
3. Nước (nhóm 3)
- Ảnh hưởng của nước tới quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Nước ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật thông qua việc ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Nếu thiếu nước, quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, thậm chí là chết.
- Nước có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật vì:
+ Muốn sinh trưởng và phát triển cần phải có năng lượng và vật chất được tạo ra từ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
+ Mà nước lại là nguyên liệu, là dung môi của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
→ Không có nước, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị rối loạn khiến cơ thể không có năng lượng và vật chất để thực hiện sinh trưởng và phát triển.
4. Chất dinh dưỡng (nhóm 4)
1. - Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Thiếu chất dinh dưỡng hoặc thừa chất dinh dưỡng đều ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển. - Ví dụ:
+ Ở động vật: Nếu thiếu protein, động vật sẽ chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém. Ở người, nếu thừa protein gây bệnh béo phì, bệnh tim mạch, táo bón, hôi miệng, bệnh gout,…
+ Ở thực vật: Nếu thiếu N thì quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị ức chế, lá có màu vàng, thậm trí còn gây chết. Nếu thừa N, cây sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm.
2. Chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển vì: Chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống ở cơ thể trong đó của quá trình sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể không có đủ nguyên liệu và năng lượng để sinh trưởng và phát triển khiến sinh trưởng và phát triển chậm lại. Ngược lại, nếu thừa chất dinh dưỡng cũng khiến sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng. Bởi vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lí (không thừa, không thiếu) sẽ giúp sinh trưởng và phát triển diễn ra tốt nhất.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận hoàn thành một nhiệm vụ, thi đua giữa các nhóm, thời gian tối đa 10 phút, yêu cầu nhóm trưởng chia nhiệm vụ cụ thể trong nhóm. Một số thành viên hoàn thành một câu, sau đó tập hợp lại để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm. Nhóm 1: 1. Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau, từ đó cho biết nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 2. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là bao nhiêu? Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có ảnh hưởng như thế nào tới mức độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật? Nhóm 2: 1. Nhiều loài động vật có tập tính phơi nắng (Hình 37.2), tập tính này có tác dụng gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của chúng. 2. Giải thích vì sao nên cho trẻ tắm nắng vào sắng sớm hoặc chiều muộn. Nhóm 3: Nước có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật như thế nào? Vì sao nước có thể ảnh hưởng tới quá trình này? Nhóm 4: 1. Chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ. 2. Giải thích vì sao chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm thực hiện yêu cầu trong 10 phút, ghi nội dung câu trả lời vào vào bảng nhóm *Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện các nhóm treo kết quả thực hiện lên bảng *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung, HS ghi nội dung vào vở. - GV: Lưu ý học sinh về các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến chính các em và cách tự bảo vệ bạn thân tránh các tác động có hại. |
I. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật 1. Nhiệt độ Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. 2. Ánh sáng - Ánh sáng cần cho quá trình quang hợp, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, thời gian ra hoa của thực vật. - Ánh sáng mặt trời giúp động vật tổng hợp vitamin D và thu thêm nhiệt trong mùa đông, tập trung các chất để xây dựng cơ thể, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển. 3. Nước Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật 4. Chất dinh dưỡng Chất dinh dưỡng là nhân tố quan trọng, thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. |
Tiết 2,3
Hoạt động 2.2: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn
a) Mục tiêu:
- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển (ví dụ: điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).
- Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (ví dụ: tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).
b) Nội dung:
1. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt (30p)
Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động cá nhân, sau đó trao đổi với bạn ngồi cùng bàn để hoàn thành nội dung
?1: Nêu các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở thực vật trong Hình 37.3 và tác dụng của từng biện pháp. Kể thêm các biện pháp khác mà em biết.
?2: Người trồng rừng đã điều khiển quá trình phát triển của các cây lấy gỗ bằng cách để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đạt đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt. Giải thích ý nghĩa của việc làm này.
?3: Đọc thông tin trong mục 1b, lựa chọn loại hormone phù hợp cho các đối tượng trong bảng bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng và nêu lợi ích của việc sử dụng loại hormone đó rồi hoàn thành bảng theo mẫu bên.
Bảng 37.1
Đối tượng thực vật |
Hoocmone kích thích |
Hoocmone ức chế |
Lợi ích |
Cây lấy sợi, lấy gỗ |
? |
? |
? |
Cây quất cảnh |
? |
? |
? |
Hành, tỏi, hành tây |
? |
? |
? |
2. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi: (15p)
Học sinh hoạt động cá nhân, đọc thông tin và liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi:
?1. Những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật đã được con người ứng dụng như thế nào trong chăn nuôi? Cho ví dụ.
?2. Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ta cần chú ý điều gì? Vì sao?
3. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong phòng trừ sinh vật gây hại: (30p)
Học sinh làm việc theo nhóm, quan sát hình 37.5, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nhận xét về hình thái của muỗi và bướm ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời.
2. Theo em, diệt muỗi ở giai đoạn nào cho hiệu quả nhất? Vì sao? Hãy đề xuất các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi.
3. Hãy đề xuất các biện pháp diệt bướm để bảo vệ mùa màng.
Thi đua giữa các nhóm, nhóm nào nhanh hơn sẽ có thưởng
c) Sản phẩm:
1. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt
?1: - Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong Hình 37.3 và tác dụng của từng biện pháp
Hình 35.3a. Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính
- Tạo ra cường độ và thời gian chiếu sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng → Khắc phục được hiện tượng thiếu ánh sáng khi trồng cây trong nhà.
Hình 35.3b. Ủ rơm chống rét cho cây trồng
- Giữ ấm cho cây, giảm hiện tương mất nhiệt nhằm giúp cây tập trung năng lượng để sinh trưởng và phát triển.
Hình 35.3c. Bón phân cho cây trồng
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Hình 35.3d. Tưới nước cho cây trồng
- Bổ sung đủ nước cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
- Một số biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật khác:
+ Tạo độ thoáng khí cho đất bằng các biện pháp như cày, xới đất trước khi gieo trồng.
+ Bấm ngọn su su sẽ cho nhiều cành và nhiều quả.
+ Phun phân bón lá cho cây cam trước nửa tháng để kích thích quả chín đồng loạt.
+ Phun nước ấm cho cây hoa đào để kích thích cây hoa đào ra hoa sớm.
+ Thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long ra hoa và quả.
+ Giảm lượng nước tưới để gây khô hạn cục bộ làm cho cây quất ra hoa đồng loạt.
?2: Mục đích của việc để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đạt đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt là: Khi cây còn non, để mật độ dày để thúc đẩy cây mọc vống lên nhanh nhờ ánh sáng yếu dưới tán rừng. Khi cây đã đạt đến chiều cao cần thiết, tùy thuộc đặc điểm từng giống, loài cây và mục đích sử dụng, chặt tỉa bớt, để lại số cây cần thiết nhằm tăng lượng ánh sáng, làm chậm sinh trưởng theo chiều cao, tăng sinh trưởng đường kính, tạo được cây gỗ to, khỏe đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
?3:
Đối tượng thực vật |
Hoocmone kích thích |
Hoocmone ức chế |
Lợi ích |
Cây lấy sợi, lấy gỗ |
x |
|
Giúp cây tăng trưởng chiều dài tối đa nhằm thu được sản lượng và chất lượng gỗ tốt nhất. |
Cây quất cảnh |
x |
? |
Giúp cây tạo nhiều quả nhằm tăng giá trị thẩm mĩ và kinh tế của cây. |
Hành, tỏi, hành tây |
|
x |
Ngăn cản củ tỏi nảy mầm nhằm bảo quản được chất dinh dưỡng có ở trong củ tỏi. |
2. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi:
?1: - Ứng dụng về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong chăn nuôi:
+ Điều khiển yếu tố môi trường để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi: cho ăn uống đầy đủ; chăm sóc và vệ sinh chuồng trại thường xuyên; chú ý chống nóng, chống rét cho vật nuôi,…
+ Sử dụng chất kích thích sinh trưởng trộn lẫn vào thức ăn giúp vật nuôi lớn nhanh.
- Ví dụ:
+ Khi làm chuồng cho vật nuôi nên làm theo hướng đông nam để đảm bảo mùa đông ấm, mùa hè mát, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển thuận lợi,…
+ Bổ sung vitamin A, C, D, E,… vào thức ăn cho lợn, trâu, bò,…
+ Thắp đèn giữ ấm cho gà vào mùa đông.
?2:
- Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ta cần chú ý cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định về liều lượng, thời điểm, đối tượng.
- Giải thích: Vai trò của chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng cần tuân thủ các nguyên tắc trên vì các chất kích thích sinh trưởng khi sử dụng không đúng thì chất kích thích sinh trưởng sẽ tích lũy lại trong thịt của vật nuôi. Điều này vừa khiến vật nuôi bị nguy hại vừa khiến gây mất an toàn thực phẩm cho người sử dụng.
KHUNG MA TRẬN VÀ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
Năm Học: 2023 – 2024.
1. Khung ma trận.
a) Khung ma trận.
- Thời điểm kiểm tra:
Kiểm tra cuối học kì 1 khi kết thúc nội dung 11. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
- Thời gian làm bài: 90 phút
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 35% Nhận biết; 35% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 6 câu, thông hiểu 6 câu; vận dụng thấp: 2 câu, vận dụng cao: 2 câu); mỗi câu 0,25 điểm.
- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
Chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
MỨC ĐỘ |
Tổng số ý/câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
1. Chủ đề 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT ( 32 Tiết) |
Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
0,25 |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
1 |
0,25 |
|||
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
1 |
1,0 |
|
3. CHỦ ĐỀ 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT (4 tiết) |
- Cảm ứng ở thực vật |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
0,25 |
- Tập tính ở động vật: khái niệm, ví dụ minh hoạ. |
1 |
|
|
|
|
|
1 |
|
2 |
|
0,05 |
|
- Vai trò cảm ứng đối với sinh vật |
|
|
2 |
|
1 |
|
|
|
3 |
|
0,75 |
|
5. CHỦ ĐỀ 9: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT (8 tiết) |
Khái niệm sinh trưởng và phát triển |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
1 |
|
0,25 |
Cơ chế sinh trưởng ở thực vật và động vật |
1 |
|
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
0,5 |
|
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
1,0 |
|
Điều hoà sinh trưởng và các phương pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
1 |
1,0 |
|
6.CHỦ ĐỀ 10: SINH SẢN Ở SINH VẬT (8 tiết) |
Khái niệm sinh sản ở sinh vật |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
0,25 |
Sinh sản vô tính |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
1 |
1,0 |
||
Sinh sản hữu tính |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
1 |
0,5 |
|
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật |
|
|
|
|
1 |
|
1 |
|
2 |
|
0,5 |
|
Điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
1 |
0,5 |
|
7.CHỦ ĐỀ 11. CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT |
Mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể - môi trường. |
1 |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
0,5 |
Tổng số ý/ câu |
16 câu TN ; 5 câu TL. ( 7 Ý) |
6 |
3 |
6 |
2 |
2 |
1 |
2 |
1 |
16 |
7 (5 câu ; 2 ý) |
|
Điểm số |
|
1,5 |
2,5 |
1,5 |
1,5 |
0,5 |
1,5 |
0,5 |
0,5 |
|
|
10 |
Tổng số điểm |
|
4,0 điểm |
3,0 điểm |
2,0 điểm |
1,0 điểm |
10 điểm |
10 điểm |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
NĂM HỌC: 2023 - 2024
TT |
Nội dung |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
|
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
||||
1 |
Chủ đề 7. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật |
– Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng + Chuyển hoá năng lượng ở tế bào Quang hợp |
Thông hiểu: – Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.. |
|
1 |
|
|
C17 -TL |
- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng + Trao đổi khí |
Thông hiểu: – Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá. – Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo của khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng. – Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người) |
|
1 |
|
|
C1 -TN |
||
+ Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật
|
Nhận biết: – Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. + Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước; + Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật. |
1 1 |
|
|
|
C18 - TL
C2 -TN |
||
2 |
Chủ đề 8. Cảm ứng ở sinh vật |
- Khái niệm cảm ứng - Cảm ứng ở thực vật - Cảm ứng ở động vật - Tập tính ở động vật: khái niệm, ví dụ minh hoạ - Vai trò cảm ứng đối với sinh vật |
Nhận biết: – Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. – Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật. – Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; – Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật. Thông hiểu: – Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc). Vận dụng: – Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật). – Lấy được ví dụ minh hoạ về tập tính ở động vật. – Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt). Vận dụng cao: Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật. |
1
1
|
2 |
1 |
1 |
C3 – TN C4 -TN C5, C6 -TN C7, - TN C8,- TN |
3 |
Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật |
Khái niệm sinh trưởng và phát triển |
Nhận biết: Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. |
|
1 |
|
|
C9- TN.
|
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật |
Nhận biết – Dựa vào hình vẽ vòng đời của một sinh vật (một ví dụ về thực vật và một ví dụ về động vật), trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật đó. |
1 |
|
|
|
C19-TL |
||
Các nhân tố ảnh hưởng |
Thông hiểu: Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng). |
|
2 |
|
|
C10,11-TN |
||
Điều hoà sinh trưởng và các phương pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển |
Vận dụng: – Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật, động vật. – Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi). |
|
|
1 |
C21.a -TL |
|||
4 |
Chủ đề 10. Sinh sản ở sinh vật |
Khái niệm sinh sản ở sinh vật |
Nhận biết: Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật. |
1 |
|
|
|
C12 -TN |
Sinh sản hữu tính- |
Thông hiểu: – Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. – Dựa vào sơ đồ mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật: + Mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính, phân biệt với hoa đơn tính. |
|
1
|
|
|
C20. TL |
||
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật |
Vận dụng: Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật |
|
|
1 |
1 |
C13, C14- TN
|
||
Điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật |
Vận dụng cao: Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển số con, giới tính). |
|
|
1 |
C21b –TL |
|||
5 |
Chủ đề 11. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất |
Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất |
Nhận biết: Hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ tế bào |
1 |
|
C15- TN |
||
Thông hiểu: Dựa vào sơ đồ mối quan hệ môi trường – cơ thể - tế bào |
1 |
|
C16-TN |
ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ 1
NĂM HỌC 2023-2024
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7
Thời gian làm bài 90 phút
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Khí khổng có chức năng
A. làm mát cho lá. B. trao đổi khí và thoát hơi nước.
C. nhả khí oxygen. D. thu nhận khí carbon dioxide.
Câu 2: Con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng của cây từ môi trường ngoài theo thứ tự:
A. Rễ - thân – lá. B. Rễ - thân – cành – lá.
C. Lông hút- rễ- thân – lá. D. Lông hút- rễ- thân – cành – lá.
Câu 3: Cảm ứng ở sinh vật là giúp sinh vật.
A. hiện tượng cụp lá.
B. hiện tượng phản xạ.
C. phản ứng bỏ chạy của động vật.
D. là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường.
Câu 4: Tập tính của động vật giúp động vật
A. tự vệ. B. tìm kiếm thức ăn.
C. thích nghi với môi trường sống. D. chống lại mùa đông đói và rét.
Câu 5: Thí nghiệm trồng cây bên cửa sổ để chứng minh
A. tính hướng sáng. B. tính hướng đất.
C. tính hướng tiếp xúc. D. quá trình quang hợp cần ánh sáng.
Câu 6: Khi chạm vào lá cây trình nữ, lá cây trinh nữ bị cụp là thí nghiệm chứng minh tính
A. hướng sáng. B. hướng đất. C. tiếp xúc. D. cây bị tổn thương.
Câu 7: Sinh trưởng là quá trình.
A. lớn lên. B. gia tăng về kích thước.
C. ra hoa và tạo quả. D. gia tăng về kích thước và khối lượng.
Câu 8: Sinh sản là quá trình sinh vật.
A. lớn lên. B. gia tăng về kích thước.
C. tạo ra cá thể mới. D. gia tăng về kích thước và khối lượng.
Câu 9: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản từ
A. rễ. B. thân. C. lá. D. cơ quan sinh dưỡng.
Câu 10: Sinh sản hữu tính có sự tham gia của
A. giao tử đực. B. giao tử cái.
C. giao tử đực và giao tử cái. D. cơ quan sinh dưỡng.
Câu 11: Quá trình vận chuyển nước ở thực vật từ rễ lên lá nhờ cơ quan nào?
A. Mạch gỗ. B. Mạch rây. C. Biểu bì vỏ. D. Tất cả đáp án trên.
Câu 12: Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm.
A. duy trì sự phát triển của sinh vật. C. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
B. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật. D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.
Câu 13: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam:
A. Cây con => Hạt nảy mầm => Cây trưởng thành = > Ra hoa, kết quả.
B. Hạt nảy mầm, => cây con => Cây trưởng thành = > Ra hoa, kết quả.
C. Cây con => Cây trưởng thành = > Ra hoa, kết quả => Hạt nảy mầm.
D. Cây trưởng thành = > Ra hoa, kết quả =>Cây con => Hạt nảy mầm.
Câu 14: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật gồm
A. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng.
B. ánh sáng, đặc điểm loài, nước, hormone sinh sản.
C. đặc điểm loài, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng.
D. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng, khoáng sản, mùn trong đất.
Câu 15. Hoạt động nào trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào?
Tế bào. B. Mô và cơ quan.C.Tế bào và cơ thể. D.Mô và cơ thể.
Câu 16. Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?
Sinh sản Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng Sinh trưởng và phát triển Cảm ứngII. TỰ LUẬN (6 điểm).
Câu 17: ( 1 điểm)
Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây. Nêu vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ).
Câu 18: (1,0 điểm):
Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước?
Câu 19: (1 điểm)
Vẽ sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển của người qua các giai đoạn?.
Câu 20: (1,5 điểm):
Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở động vật? Cho ví dụ.
Câu 21: (1.5 điểm)
a. Làm thế nào để nhân nhanh giống khoai lang với chi phí thấp, kĩ thuật đơn giản?
b. Giả sử gia đình em có một trang trại nhỏ nuôi bò lấy thịt. Dựa vào kiến thức về sinh trưởng và phát triển của động vật, em hãy đề xuất một số biện pháp giúp bò sinh trưởng nhanh cho năng xuất thịt cao?
- Hết -
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGIỆM: ( 4,0 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
B |
C |
D |
C |
A |
C |
D |
C |
D |
C |
A |
C |
B |
A |
C |
B |
II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung chính |
Điểm |
Câu 17 (1 điểm) |
- Quang hợp là quá trình cây sử dụng nước và muối khoáng và khí carbon dioxide dưới tác dụng của ánh sáng mặt trơi tạo ra glucose và oxygen. - Lá là cơ quan chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp. - Phương trình quang hợp: Ánh sáng Nước + Carbondioxide -> Glucose + Oxygen Diệp lục |
0,5
0,25
0,25
|
Câu 18 (1 điểm) |
- Thoát hơi nước ở lá giúp tạo động lực vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. - Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ lá cây, bảo vệ lá trong những ngày nắng nóng. - Khi lá đủ nước, tế bào khí khổng trương nước, căng ra mở lỗ khí, khi lá thiếu nước, tế bào khí khổng xẹp xuống, hàm lượng nước thoát ra ngoài giảm đi. - Khí khổng mở tạo điều kiện cho quá trình thoát hơi nước, cho khí CO2 đi vào lá, giải phóng O2. |
0,25
0,25
0, 25
0, 25
|
Câu 19 (1,0 điểm) |
Sơ đồ vồng đời phát triển của người. |
1,0 |
Câu 20 (1,5 điểm) |
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Ví dụ: thỏ, trâu, bò, gấu... - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ. Ví dụ: thuỷ tức, san hô, giun dẹp, giun tròn.... |
0,5 0,25
0,5
0,25 |
Câu 2 (1,5 điểm) |
a. - Để nhân nhanh giống khoai lang với chi phí thấp, kĩ thuật đơn giản thì sử dụng phương pháp sinh sản sinh dưỡng như cắt nhỏ dây khoai lang rồi đem giâm thay vì trồng bằng củ hoặc bằng hạt. |
0,5 |
b. - Cung cấp thức ăn đầy đủ phù hợp. Bổ sung chất kích thích sinh trưởng đúng liều lượng, đúng thời điểm. - Vệ sinh cơ thể và chuồng trại, hạn chế tác nhân gây bệnh.Chống nóng, chống rét cho bò. |
0,5
0,5 |
Số lượt xem : 1