Hồ Thị Hà
KHBD- NGỮ VĂN 9 - TUẦN 4
BÀI 2. NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG
Tiết 13,14 VĂN BẢN 1: NỖI NIỀM CHINH PHỤ
(Trích Chinh phụ ngâm)
Nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?)
I. MỤC TIÊU
Bài học góp phần phát triển các năng lực và phẩm chất sau cho HS:
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
- Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ: chơi chữ, điệp thanh và điệp vần.
- Viết được VB nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.
- Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.
1.2. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
- Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; hình thành được ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho.
2. Về phẩm chất
Yêu thương, đồng cảm với con người và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống.
3. Kiến thức
- Chủ đề: Tâm trạng và nỗi niềm của nhân vật người chinh phụ trong hoàn cảnh chia li, qua đó phản ánh những mất mát do chiến tranh gây ra.
- Nét đặc sắc nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu cảm xúc, được chọn lọc tinh tế; hình ảnh giàu sức gợi; nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc.
- Cách đọc hiểu thơ song thất lục bát
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV Ngữ văn 9, tập một, bảng, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, một số tư liệu ảnh, video clip có liên quan đến tác giả và tác phẩm
- Hs chuẩn bị bài ở nhà theo Phiếu chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về thể loại, tạo tâm thế cho học sinh trước khi tìm hiểu chủ đề
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: (1) Chọn 1 trong 2 cách: Cách 1: Em hãy kể tên một số thể thơ mà em biết. Cách 2: Theo em, trong các thể loại văn học, thể loại nào thể hiện tối ưu những cung bậc cảm xúc của con người, từ niềm vui, nỗi buồn, sự căm giận, uất ức đến yêu, nỗi nhớ thương, giận hờn,... (2) Em hãy cho biết tên chủ đề là gì? Chủ đề ấy khơi gợi điều gì? Kể tên văn bản và chỉ ra thể loại chính của chủ đề. * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung kiến thức: |
(1) Cách 1: - Thất ngôn bát cú Đường luật - Thất ngôn tứ tuyệt - Tự do - Lục bát - Song thất lục bát - Ngũ ngôn -... Cách 2: Thơ là thể loại khắc họa rõ nét nhất tâm trạng, cảm xúc của con người. Trong đó, thể thơ song thất lục bát có ưu thế trong việc diễn tả đời sống nội tâm nhân vật với cảm hứng trữ tình bi thương, có khả năng biểu lộ một cách tinh tế những dòng suy cảm dồn nén với tâm trạng nhớ tiếc và mong đợi. (2) - Chủ đề bài học Những cung bậc tâm trạng: Con người luôn mang trong mình những nỗi niềm, khát vọng riêng tư. Những cung bậc tâm trạng ấy có thể được gửi gắm vào thơ, để lại cho người đọc nhiều xúc cảm và suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống.- Thể loại VB đọc chính: thơ song thất lục bát. - Các văn bản: + Nỗi niềm chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) + Tiếng đàn mưa |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động tìm hiểu Tri thức Ngữ văn
a. Mục tiêu
HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ;
b. Nội dung: Hs đọc phần tri thức Ngữ văn để hoàn thiện PHT
c. Sản phẩm: PHT của Hs
d. Tổ chức thực hiện: Talienhuong
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: Hs thảo luận nhóm đôi theo PHT số 1 để tìm hiểu về khái niệm, vần, ngắt nhịp trong thơ song thất lục bát; và PHT số 2 để tìm hiểu về thanh điệu trong thơ song thất lục bát * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó chốt lại kiến thức |
I. Tri thức Ngữ văn a. Đặc điểm: Song thất lục bát là thể thơ có nguồn gốc dân tộc, kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát). Bài thơ song thất lục bát có thể được chia khổ hoặc không, số câu thơ trong mỗi khổ thơ cũng không cố định. Tương tự thể lục bát, song thất lục bát cũng có hiện tượng biến thể: có khi bài thơ mở đầu bằng cặp lục bát chứ không phải cặp song thất; có khi một số cặp lục bát liền nhau sau đó mới có cặp song thất; có khi số chữ của các câu thơ không theo quy định. b. Về vần: thơ song thất lục bát sử dụng cả vần lưng (yêu vận) và vần chân (cước vận) vần lưng được gieo ở tiếng thứ tư (hoặc thứ sáu) của câu thơ 8 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 6 tiếng ngay trước nó) và tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu thơ 7 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó). vần chân được gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ. c. Ngắt nhịp: Câu thơ 7 tiếng thường có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/2/2 hoặc 3/4). Hai câu 6 và 8 ngắt nhịp theo thể thơ lục bát. Một số câu thơ có thể đọc theo những các ngắt nhịp khác nhau, mỗi cách ngắt nhịp tạo ra một nghĩa, giúp người đọc có được sự đa dạng trong cảm thụ. d. Thanh điệu: trong thơ song thất lục bát cụ thể như sau: |
2. Hoạt động đọc văn bản Nỗi niềm chinh phụ.
2.1. Trước khi đọc
a. Mục tiêu
HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm của HS với nội dung VB.
b. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm về cuộc sống và nghệ thuật để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs
d. Tổ chức thực hiện: Nguyễn Nhâm 0981.713.891359
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: (1) Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết. (2) Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường cuộc sống? * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó dẫn dắt vào bài. Nguyễn Nhâm 0981.713.891359 |
(1) - Nêu và giới thiệu ngắn gọn về một cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta trong khoảng đầu thế kỉ XVIII. Ví dụ: + Trịnh - Nguyễn phân tranh: phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở phía nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi chúa Nguyễn sụp đổ. + Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây. + Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) ở khu vực nay thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. + Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An. + Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) trên địa bàn trấn Sơn Nam. (2) Nếu tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường: đi học xa nhà, đi xuất khẩu lao động... thì người nhà sẽ xác định được ngày về và vẫn liên lạc thường xuyên, không có nguy hiểm gì đến tính mạng. Còn trong hoàn cảnh chiến tranh, những cuộc tiễn đưa cũng có thể là lần gặp mặt cuối cùng khi trong chiến tranh việc hi sinh là chuyện hết sức bình thường, xảy ra rất nhiều. Người thân không thể biết bao giờ họ về, một khi đi là rất khó liên lạc, không thể biết được điều gì đang xảy ra với người thân. |
2.2. Đọc văn bản và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu:
- Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong khi đọc; giới thiệu về tác giả, tác phẩm
c. Sản phẩm: Bài đọc và câu trả lời của Hs
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: - Đọc + GV hướng dẫn cách đọc + GV hướng dẫn học sinh chú ý câu hỏi trong hộp chỉ dẫn - Hs tìm hiểu thông tin về tác giả, dịch giả và tác phẩm theo PHT số 3 (ở nhà) * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS |
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản - Đọc với giọng đọc chân thành, xót xa - Chú ý tốc độ đọc 2. Tìm hiểu chung a. Tác giả - Đặng Trần Côn sống vào khoảng đầu thế kỉ XVIII, quê ở làng Nhân Mục (còn gọi là làng Mọc), nay thuộc Hà Nội. - Tác phẩm của ông thường chú trọng thể hiện những tình cảm riêng tư, những nỗi niềm trắc ẩn của con người. - Ngoài Chinh phụ ngâm khúc, một số sáng tác khác của ông hiện còn được lưu lại như Tiêu Tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh,... b. Dịch giả - Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, quê ở tỉnh Hưng Yên. - Bản dịch Chinh phụ ngâm nổi tiếng hiện đang lưu hành được nhiều học giả khẳng định là của nữ sĩ. c. Tác phẩm - Bản dịch Chinh phụ ngâm gồm 408 câu thơ song thất lục bát”. - Đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ gồm 52 câu thơ (từ câu 13 đến câu 64) đã thể hiện những tình cảm đầy lưu luyến của người chinh phu và người chinh phụ lúc chia tay. |
2.3. Khám phá văn bản
a. Mục tiêu
- HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát được thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ.
- HS nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
- HS nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.
b. Nội dung: HS đọc VB, vận dụng tri thức ngữ văn, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, PHT
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||||
* Giao nhiệm vụ HT: GV chia lớp thành 4 nhóm để tìm hiểu đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ. - Nhóm 1+ 3: Thảo luận PHT số 4
- Nhóm 2+ 4: Thảo luận PHT số 5
- Cả 4 nhóm hoàn thiện PHT số 6 để chỉ ra sự khác biệt giữa thể thơ song thất lục bát và lục bát
* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các hs khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS |
II. Khám phá văn bản 1. Tìm hiểu một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong VB a. Một số yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong VB * Số tiếng trong mỗi câu thơ “Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay Hà lương chia rẽ đường này Bên đường, trông bóng cờ bay ngùi ngùi.” à Kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát) à Em hiệu ứng hai câu trên: cặp câu 7 tiếng; 2 câu dưới: cặp lục bát thay cho dòng in đậm * Vần Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng, Hàng cờ bay trông bóng phất phơ. Dấu chàng theo lớp mây đưa, Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà. - Vần lưng (yêu vận): chừng, bóng, ngơ; - Vần chân (cước vận): vọng, phơ, đưa, nhà. - Chữ chừng (vần ưng, gần âm với vần ăng) hiệp vần với chăng ở cuối câu thơ liền trước (Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng); chữ nhà (vần a) hiệp vần với xa ở chữ thứ 5 của câu thơ liền sau (Chàng thì đi cõi xa mưa gió); à Tuân thủ quy tắc về vần * Thanh điệu Quân trước đã gần ngoài (B) doanh Liễu(T), Kị sau còn (B) khuất nẻo (T) Tràng Dương (B). Quân đưa (B) chàng ruổi (T) lên đường (B), Liễu dương (B)biết thiếp đoạn trường(B) này chăng(B). à Tuân thủ quy tắc thanh điệu * Nhịp Với trường hợp bốn câu thơ đã cho, HS có thể đề xuất những phương án khác nhau, nhưng phải chỉ ra được tác dụng của cách ngắt nhịp mình lựa chọn. Có thể tham khảo một số cách ngắt nhịp sau: - Phương án 1: Chốn Hàm Kinh/ chàng còn ngoảnh lại, (3/4) Bến Tiêu Tương/ thiếp hãy trông sang. (3/4) Khói Tiêu Tương/ cách Hàm Dương, (3/3) Cây Hàm Dương/ cách Tiêu Tương mấy trùng. (3/5) + Cách ngắt nhịp này đảm bảo được tính liên kết của từ ngữ + Tạo nhịp điệu đều đặn, dàn trải, đem lại cảm xúc về một nỗi buồn man mác, mênh mang. à Tuân thủ quy tắc ngắt nhịp - Phương án 2: Chốn Hàm Kinh/ chàng/ còn ngoảnh lại, (3/1/3) Bến Tiêu Tương/ thiếp/ hãy trông sang.(3/1/3) Khói Tiêu Tương/ cách/ Hàm Dương,(3/1/2) Cây Hàm Dương/ cách/ Tiêu Tương mấy trùng. (3/1/4) + Việc nhấn mạnh vào một số từ (bằng cách tách nhịp riêng) giúp người đọc cảm nhận rõ hơn những chi tiết cần quan tâm. + Việc ngắt riêng một âm tiết không chỉ giúp tạo điểm nhấn, mà còn thể hiện nỗi niềm day dứt, trăn trở của người chinh phụ. à Không tuân thủ cách ngắt nhịp thường thấy khi đọc thơ song thất lục bát. b. Sự khác biệt giữa thể thơ song thất lục bát và lục bát
|
||||||||||||||||||||||||||
* Giao nhiệm vụ HT: Phân tích và nhận xét về tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật chinh phụ lúc vừa chia li người chinh phu và khi một mình trở về nhà (Hs thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn) * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi. Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS |
2. Tìm hiểu tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật người chinh phụ * Những cung bậc khác nhau trong tình cảm của nhân vật người chinh phụ ở hai thời điểm: - Nỗi niềm người chinh phụ lúc vừa chia li người chinh phu: lưu luyến, thoáng buồn. + Hình ảnh “Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống” và “Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay”: âm thanh nhạc ngựa và tiếng trống gợi nên sự hối hả, khẩn trương lúc người chinh phu lên đường ra trận, khiến cho khoảnh khắc gặp gỡ trở nên ngắn ngủi, vội vã à khoảnh khắc chia li đớn đau, chóng vánh. + “Dấu chàng theo lớp mây đưa / Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà” miêu tả sự mơ hồ, xa xăm của hình ảnh người chồng đi xa, để lại nỗi nhớ nhung vô bờ trong tâm hồn người ở lại àThể hiện sự trông ngóng, đợi chờ, sự luyến tiếc, nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách. - Nỗi niềm người chinh phụ khi một mình trở về nhà: lo lắng, sầu muộn, đớn đau khôn tả. Nỗi buồn cô đơn, sự thương nhớ triền miên không dứt. + “Chàng thì đi cõi xa mưa gió”: sự lo lắng của người vợ về những khó khăn, nguy hiểm mà người chồng có thể phải đối mặt ở phương xa, nơi mưa gió bão bùng à lo lắng, bất an. + “Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”: sự trống trải, cô đơn khi người chinh phụ trở về căn nhà vắng lặng à cô đơn, trống trải. + “Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương / Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”: sự cách xa ngàn trùng giữa hai người và nỗi sầu chia li dằng dặc, mức độ tăng tiến dần. + “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”: câu hỏi tu từ, nhấn mạnh sự đồng cảm và chia sẻ nỗi đau giữa người chồng và người vợ, dù họ phải chịu đựng nỗi nhớ nhung và lo lắng trong những hoàn cảnh khác nhau. è Nhận xét chung: Nỗi sầu của nhân vật ngày càng tăng lên, để rồi dâng lên đến đỉnh điểm ở câu thơ cuối. |
||||||||||||||||||||||||||
* Giao nhiệm vụ HT: Gv chia lớp thành 4 nhóm - Nhóm 1,3: Thảo luận PHT số 7 để tìm hiểu một số biện pháp tu từ đặc sắc
- Nhóm 2,4: Thảo luận PHT số 8 (phụ lục) để tìm hiểu một số yếu tố nghệ thuật khác của đoạn trích * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS |
3. Tìm hiểu một số nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm * Sử dụng một số biện pháp tu từ đặc sắc: - Phép đối: a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn. - Phép đối: đi đối với về, cõi xa đối với buồng cũ chiếu chăn. - Tác dụng: nhấn mạnh sự chia lìa, những khó khăn của người chinh phu và người chinh phụ khi không được gần bên nhau. b. Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh - Phép đối: Tuôn đối với trải, màu mây biếc đối với ngần núi xanh. - Tác dụng: nhấn mạnh khoảng cách chia lìa, mỗi lúc một xa nhau hơn giữa hai người. c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang. - Phép đối: Chốn Hàm Kinh đối với Bến Tiêu Tương, còn ngoảnh lại đối với hãy trông sang. - Tác dụng: nhấn mạnh tình cảm quyến luyến, yêu thương gắn bó. - Biện pháp tu từ điệp ngữ: + Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? . Điệp ngữ thể hiện ở các từ “cùng”, “thấy”, “ngàn dâu”, “ai”, . Phép điệp liên hoàn (điệp ngữ vòng). à Tác dụng: diễn tả sự đồng điệu trong xúc cảm của cả hai người, tâm trí hai người cùng hướng về nhau, với cảm xúc trào dâng mãnh liệt. * Hình ảnh + Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu . Hình ảnh ẩn dụ ngàn dâu xanh: “xanh xanh những mấy ngàn dâu”, “ngàn dâu xanh ngắt”. . Đây là hình ảnh vừa có màu sắc tả thực (khung cảnh thiên nhiên trong buổi đưa tiễn) vừa có tính tượng trưng (ngàn dâu xanh là một hình ảnh ước lệ). à Tác dụng: khắc hoạ tâm trạng đầy mâu thuẫn, cảnh ngộ đầy trớ trêu của người chinh phụ. * Ngôn ngữ: - Giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, thể hiện sự tinh tế của nhà thơ khi miêu tả tâm trạng và nỗi niềm của nhân vật. - Cách xưng hô “thiếp - chàng” thể hiện sự kính trọng, gắn bó sâu đậm * Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: Miêu tả tinh tế tâm trạng đau đớn, nỗi nhớ nhung và sự lo lắng của người vợ |
||||||||||||||||||||||||||
* Giao nhiệm vụ HT: - Qua tâm trạng của người chinh phụ, em hiểu gì về giá trị cuộc sống? - Em có ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao? * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi. Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS |
4. Chia sẻ, kết nối - Qua tâm trạng của người chinh phụ, em hiểu về những giá trị của cuộc sống sau: + Sự quý giá của hòa bình trong cuộc sống ngày nay. Mọi người được tự do đi học, đi làm, sống vui vẻ là nhờ sống ở đất nước hòa bình. + Lòng biết ơn với những người trực tiếp ra chiến trận đánh giặc và những người mẹ, người vợ, những cô gái hậu phương. + Con người nên trân trọng những giây phút ở cùng người thân yêu của mình; phải biết yêu thương, quan tâm, đùm bọc lẫn nhau. - Chia sẻ về hình ảnh ấn tượng. Gợi ý Hình ảnh: “Chàng thì đi cõi xa mưa gió,/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn” vì: + Đây là hình ảnh rất xúc động, thể hiện khoảng cách xa vời, sự cách ngăn giữa người chồng nơi chiến trường và người vợ ở quê hương. + Hình ảnh này còn tô thêm nỗi nhớ chồng da diết, sự cô đơn, sầu não của người chinh phụ. Nàng lo chồng mình phải đến nơi “cõi xa mưa gió” đầy khó khăn, rồi nàng sầu cho bản thân phải côi cút ở chính nơi “buồng cũ chiếu chăn”. |
2.4. Hoạt động tổng kết
a. Mục tiêu:
- Khái quát lại chủ đề, nghệ thuật của văn bản;
- Một số lưu ý khi đọc văn bản thơ song thất lục bát
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: - Em hãy xác định chủ đề và chỉ ra đặc điểm nghệ thuật trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ. - Em hãy rút ra một số lưu ý khi đọc hiểu thơ song thất lục bát * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS |
III. Tổng kết 1. Chủ đề, nghệ thuật - Chủ đề: Tâm trạng và nỗi niềm của nhân vật người chinh phụ trong hoàn cảnh chia li, qua đó phản ánh những mất mát do chiến tranh gây ra. - Nét đặc sắc nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu cảm xúc, được chọn lọc tinh tế; hình ảnh giàu sức gợi; nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc. 2. Cách đọc hiểu thơ song thất lục bát - Xác định và phân tích một số yếu tố về thi luật như vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; - Xác định và phân tích tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB; - Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm, tìm chủ đề của VB, -... |
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.
b. Nội dung: HS củng cố kĩ năng đọc hiểu thông qua trò chơi “Ai là triệu phú”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: Gv tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú”. Câu 1: Đâu là đặc điểm của thể thơ song thất lục bát? A. Là thể thơ có nguồn gốc từ Trung Hoa. B. Gồm những cặp câu 6 và 8 tiếng đan xen. C. Kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng với từng cặp câu 6 và 8 tiếng. D. Quy định cụ thể về số khổ thơ và số dòng thơ trong một bài. Câu 2: Đâu là chi tiết cho thấy người chinh phụ vô cùng lưu luyến khi tiễn người chinh phu ra trận? A. Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà. B. Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu. C. Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng. D. Tuôn màu xanh biếc, trải ngàn núi xanh. Câu 3: Thơ song thất lục bát dùng những vần nào? A. Vần chân. B. Vần lưng. C. Vần chân và vần lưng. D. Vần trung. Câu 4: Đâu là cách ngắt nhịp đúng cho câu thơ sau: Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống A. Tiếng nhạc ngựa/ lần chen tiếng/ trống B. Tiếng nhạc ngựa/ lần chen/ tiếng trống C. Tiếng nhạc/ ngựa lần chen/ tiếng trống D. Tiếng nhạc ngựa lần chen/ tiếng trống Câu 5: Xác định loại vần được sử dụng trong hai câu thơ sau đây: Quân đưa tràng ruổi lên đường, Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng? A. Vần lưng. B. Vần chân. C. Vần lưng và vần chân. D. Vần trung. Câu 6: Đâu là điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản Nỗi niềm chinh phụ? A. Doanh Liễu. B. Rặng núi. C. Liễu dương. D. Ngàn dâu. Câu 7: Điển cố Hàm Kinh có ý nghĩa gì? A. Là kinh đô Hàm Dương đời nhà Tần, nay thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, nơi từng xảy ra nhiều trận chiến ác liệt. B. Là kinh đô Hàm Dương đời nhà Hán, nay thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, nơi từng xảy ra nhiều trận chiến ác liệt. C. Là kinh đô Hàm Dương đời nhà Tần, nay thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, nơi từng xảy ra nhiều trận chiến ác liệt. D. Là kinh đô Hàm Dương đời nhà Minh, nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nơi từng xảy ra nhiều trận chiến ác liệt. Câu 8: Đâu là nghệ thuật nổi bật trong văn bản Nỗi niềm chinh phụ? A. Yếu tố hoang đường, kì ảo. B. Miêu tả tâm lí nhân vật. C. Ước lệ, tượng trưng. D. Tạo tình huống bất ngờ. Câu 9: Nhận xét về cảnh vật thiên nhiên khi người chinh phu tiễn chồng ra chiến trận: A. Nhạt nhòa, ảm đạm. B. Tươi sáng, rực rỡ. C. Xơ xác, hoang tàn. D. U ám, ghê rợn. Câu 10: Người chinh phụ có tâm trạng như thế nào khi đi tiễn chồng ra chiến trận? A. Vui mừng, phấn khởi, mong chờ. B. Lo lắng nhưng đầy mong chờ, hi vọng. C. Nhớ thương, đau buồn, cô đơn, sầu tủi. D. Tuyệt vọng, khổ đau, chìm trong u uất. Câu 11: Theo em, vì sao Đặng Trần Côn chọn đề tài chiến tranh với sự li biệt của lứa đôi để sáng tác Chinh phụ ngâm? A. Vì đây chính là hoàn cảnh thực của nhà thơ. B. Vì thời đại của Đặng Trần Côn là thời kì mà chiến tranh các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên. C. Vì đây là câu chuyện ông mượn từ nguyên tác của văn học Trung Hoa. D. Vì Đặng Trần Côn vốn yêu thích đề tài chiến tranh. Câu 12: Theo em, mâu thuẫn lớn nhất trong tác phẩm Chinh phụ ngâm là gì? A. Mâu thuẫn giữa tư tưởng lễ giáo phong kiến với khát khao hạnh phúc lứa đôi. B. Mâu thuẫn giữa tư tưởng nam quyền và khát vọng tự do của người phụ nữ. C. Mâu thuẫn giữa chiến tranh với cuộc sống của con người, với hạnh phúc lứa đôi. D. Mẫu thuẫn giữa cái cũ, cái lạc hậu với cái mới, cái hiện đại. Câu 13: Qua tác phẩm Chinh phụ ngâm, tác giả muốn nói lên điều gì? A. Tác phẩm là tiếng nói oán ghét chiến tranh phi nghĩa. B. Tác phẩm là tiếng nói oán ghét chiến tranh phi nghĩa đồng thời thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. C. Lên án chế độ lễ giáo hà khắc làm chia cắt hạnh phúc lứa đôi. D. Ca ngợi tình yêu, sự thủy chung của người chinh phu. * Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS |
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới trong học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Hs viết đoạn văn thực hiện nhiệm vụ để kết nối bài học với cuộc sống.
c. Sản phẩm: Đoạn văn và sản phẩm thơ, tranh vẽ,... của Hs
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Giao nhiệm vụ HT: Chàng thì đi cõi xa mưa gió, Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn. Đoái trông theo đã cách ngăn, Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh. (2) Làm một sản phẩm (làm thơ, vẽ tranh, làm thiệp, bưu thiếp, viết thư,...) gửi đến người thân yêu để thể hiện sự trân trọng thời gian được ở bên họ.* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: Các nhóm gửi sản phẩm vào nhóm zalo của lớp * Kết luận, nhận định: GV nhận xét sản phẩm của Hs |
Gợi ý: (1) - Đoạn văn của HS cần bảo đảm các yêu cầu về nội dung và hình thức. Có thể theo gợi ý sau: + Mở đoạn (viết trong 1 câu): Giới thiệu ngắn gọn bối cảnh tâm trạng của người chinh phụ. + Thân đoạn (viết trong khoảng 5 - 7 câu): . Người chinh phụ lo lắng cho người chinh phu phải vất vả xông pha chốn xa trường. . Người chinh phụ tủi buồn khi phải cô đơn trong căn buồng của hai vợ chồng. . Mới chia tay thôi nhưng người chinh phụ đã cảm thấy khắc khoải nhớ mong, cảm giác như giữa hai người đã muôn trùng cách biệt. + Kết đoạn (viết trong 1 câu): Khái quát tâm trạng chủ đạo của người chinh phụ thể hiện trong 4 câu thơ. (2) Hs thực hiện sản phẩm |
V. PHỤ LỤC
PHT số 1
a. Song thất lục bát là ...(1)... có nguồn gốc ...(2)..., kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát). Bài thơ song thất lục bát có thể được chia khổ hoặc không, số câu thơ trong mỗi khổ thơ cũng không...(3).... Tương tự thể lục bát, song thất lục bát cũng có hiện tượng ...(4)...: có khi bài thơ mở đầu bằng cặp lục bát chứ không phải cặp song thất; có khi một số cặp lục bát liền nhau sau đó mới có cặp song thất; có khi số chữ của các câu thơ không theo quy định. b. Về vần, thơ song thất lục bát sử dụng cả ...(5)... (yêu vận) và ...(6)... (cước vận)....(7)... được gieo ở tiếng thứ tư (hoặc thứ sáu) của câu thơ 8 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 6 tiếng ngay trước nó) và tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu thơ 7 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó). ...(8)... được gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ. |
Gợi ý PHT số 1
a. Song thất lục bát là thể thơ có nguồn gốc dân tộc, kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát). Bài thơ song thất lục bát có thể được chia khổ hoặc không, số câu thơ trong mỗi khổ thơ cũng không cố định. Tương tự thể lục bát, song thất lục bát cũng có hiện tượng biến thể: có khi bài thơ mở đầu bằng cặp lục bát chứ không phải cặp song thất; có khi một số cặp lục bát liền nhau sau đó mới có cặp song thất; có khi số chữ của các câu thơ không theo quy định. b. Về vần, thơ song thất lục bát sử dụng cả vần lưng (yêu vận) và vần chân (cước vận) vần lưng được gieo ở tiếng thứ tư (hoặc thứ sáu) của câu thơ 8 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 6 tiếng ngay trước nó) và tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu thơ 7 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó). vần chân được gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ. |
PHT số 2
Phát hiện và khoanh tròn những chi tiết không chính xác trong bảng vị trí các thanh bằng (B) và trắc (T) của thể thơ song thất lục bát dưới đây
|
Gợi ý PHT số 2
Phát hiện và khoanh tròn những chi tiết không chính xác trong bảng vị trí các thanh bằng (B) và trắc (T) của thể thơ song thất lục bát dưới đây
|
Số lượt xem : 1