Sự thông minh và tính cách là mục tiêu thật sự của giáo dục''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch bài dạy (Giáo án) » Hồ Thị Hà

Hồ Thị Hà

Cập nhật lúc : 15:34 17/11/2024  

KHBD- NGỮ VĂN 9- TUẦN 12

TUẦN 12  (từ 25/11 đến 31/11/2024)

Tiết 45                TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA HK1

 

 

Tiết 46,47    VĂN BẢN 2: TỪ THẰNG QUỶ NHỎ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH NGHĨ VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT TÁC PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI

(Trần Văn Toàn)

I. MỤC TIÊU

Bài học góp phần phát triển các năng lực và phẩm chất sau cho HS:

1. Năng lực

1.1. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB.

- Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học; hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong VB, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau.

1.2. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự chủ và tự học)

- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.

- Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được GV, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

2. Về phẩm chất

Yêu thích việc khám phá vẻ đẹp văn chương, trân trọng lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.

3. Kiến thức

- Nội dung: Văn bản nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của tác giả về những phẩm chất cần có của người viết truyện cho thiếu nhi thông qua việc phân tích tác phẩm Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh.

- Nghệ thuật: cách đặt vấn đề sắc sảo; các luận điểm được tổ chức lô-gíc, chặt chẽ; ngôn ngữ diễn đạt: trong sáng, khúc chiết...

- Cách đọc hiểu văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV Ngữ văn 9, tập một, bảng, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, một số tư liệu ảnh, video clip có liên quan đến tác giả và tác phẩm

- Hs chuẩn bị bài ở nhà theo Phiếu chuẩn bị bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về thể loại, tạo tâm thế cho học sinh trước khi tìm hiểu chủ đề

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi, tham gia trò chơi

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Giao nhiệm vụ HT: Em đã được đọc tác phẩm văn học nào viết về những nhân vật có ngoại hình khác lạ? Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm ấy.

* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài:

- Tác phẩm viết về nhân vật có ngoại hình khác lạ: Sọ Dừa trong truyện cổ tích, Quasimodo trong Nhà  thờ  Đức  Bà  Paris  (Vích-to Huy-gô),...

- HS chia sẻ cảm nhận về một tác phẩm (ấn tượng với ngoại hình khác lạ của nhân vật, sự ảnh hưởng của ngoại hình đối với cuộc sống của nhân vật,...).

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Đọc văn bản và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu:

- Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc

- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

b. Nội dung: HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong khi đọc; giới thiệu về tác giả, tác phẩm

c. Sản phẩm: Bài đọc và câu trả lời của Hs

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Giao nhiệm vụ HT:

- Đọc

+ GV hướng dẫn cách đọc, yêu cầu HS đọc diễn cảm đoạn trích.

+ HS trả lời câu hỏi/ kĩ năng  đọc theo PHT số 1

Câu hỏi/

kĩ năng đọc.

Câu trả lời

của tôi

 

Theo dõi: Cách giải thích của tác giả bài nghị luận về nhan đề của tác phẩm văn học được bàn luận.

 

 

Theo dõi: Những lí lẽ và bằng chứng tác giả sử dụng để phân tích thái độ của các nhân vật trong truyện đối Quỳnh.

 

 

Chú ý: Quan điểm của tác giả về nhân dạng của con người.

 

 

Theo dõi: Lí giải của tác giả về cách ứng xử và phản ứng của chúng ta trước một chân dung khác lạ.

 

 

Chú ý: Quan điểm của tác giả về phẩm chất của một tác phẩm văn học thiếu nhi.

 

 

Chú ý: Quan điểm của tác giả về nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi.

 

 

Suy luận: Vì sao tác giả bài nghị luận cho rằng, cần phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải?

 

 

- Hs tìm hiểu thông tin về tác giả và tác phẩm theo PHT số 2 (ở nhà)

* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS

I. Đọc văn bản và tìm hiểu chung

1. Đọc văn bản

- Cách đọc: chậm rãi, chú ý nhấn mạnh vào những dẫn chứng được dẫn ra từ tác phẩm và những lập luận thuyết phục của người viết. Trong quá trình đọc, cần xác định được luận đề, hệ thông luận điểm, các lí lẽ vàn bằng chứng và hiệu quả của những yếu tố đó.

- Câu hỏi/ kĩ năng đọc trong hộp chỉ dẫn:

Câu hỏi/

kĩ năng đọc.

Câu trả lời

của tôi

Theo dõi: Cách giải thích của tác giả bài nghị luận về nhan đề của tác phẩm văn học được bàn luận.

Tác giả đã giải thích về nhan đề của tác phẩm văn học được bàn luận bằng cách giải thích về ý nghĩa sâu xa của chữ “quỷ”: Chữ “quỷ” mà Nguyễn Nhật Ánh dùng ở đây để chỉ ra sự kì dị trong nhân dạng.

Theo dõi: Những lí lẽ và bằng chứng tác giả sử dụng để phân tích thái độ của các nhân vật trong truyện đối Quỳnh.

Ví dụ: 

- Lí lẽ: Trong mắt của mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề, để tiêu khiển và để mua vui cho đám đông vốn hồn nhiên, vô tâm.

=> Bằng chứng: Họ lấy anh ra làm trò tiêu khiển. Anh giúp họ giải buồn hay thỏa mãn tính hiếu kỳ hay lấp đầy những phút giây nhàn rỗi.

Chú ý: Quan điểm của tác giả về nhân dạng của con người.

Nhân dạng được nhào nặn và xét đoán dựa trên các chuẩn mực giá trị, là của riêng một cá nhân nhưng lại được định giá thông qua cộng đồng.

Theo dõi: Lí giải của tác giả về cách ứng xử và phản ứng của chúng ta trước một chân dung khác lạ.

Trong bất kỳ xã hội nào, luôn luôn tồn tại những quy chuẩn. Những quy chuẩn này trong khi thiết lập những giới hạn được xem là hợp thức bao giờ cũng sẽ hàm ẩn trong nó sự bãi trừ và gạt bỏ những gì đi chệch ra ngoài giới hạn được định đoạt ra.

Chú ý: Quan điểm của tác giả về phẩm chất của một tác phẩm văn học thiếu nhi.

- Không nên đối xử với những ngoại lệ hay những bất thường như những gì sai lạc, như những sự tồn tại thứ cấp mà có lẽ cần phải hình dung về những tồn tại khác.

- Không nên biến những nhân vật ở trong những tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành các nhân vật hoàn hảo.

Chú ý: Quan điểm của tác giả về nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi.

Không nên biến những nhân vật ở trong những tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành các nhân vật hoàn hảo.

Suy luận: Vì sao tác giả bài nghị luận cho rằng, cần phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải?

Vì người lớn đã trải qua quãng thời gian thời ấu thơ, nhiều biến cố, buồn vui, họ sẽ có cái nhìn sâu sắc, thấu hiểu, đa chiều hơn.

2. Tìm hiểu chung

- Trần Văn Toàn sinh năm 1973, quê ở Nam Định, là giảng viên, nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

- VB “Thằng quỷ nhỏ” là truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh gồm có 21 chương. Nhân vật chính là Quỳnh, cậu bé có biệt danh “thằng quỷ nhỏ” bởi ngoại hình khác lạ.

 

2.3. Khám phá văn bản

a. Mục tiêu

- HS nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, hiểu được cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng trong VB.

- HS nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học; hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong VB, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau.

b. Nội dung: HS đọc VB, vận dụng tri thức ngữ văn, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, PHT

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Giao nhiệm vụ HT: Hs thảo luận nhóm đôi để làm sáng tỏ các vấn đề

+ Văn bản bàn luận về vấn đề gì?

+ Theo em, phạm vi của vấn đề bàn luận trong văn bản này có gì khác với văn bản “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người (hoàn thành vào bảng bên dưới).

+ HS tìm hệ thống luận điểm trong VB và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm ấy.

* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo thảo luận: 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các hs khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS

II. Khám phá văn bản

1. Tìm hiểu vấn đề nghị luận và hệ thống luận điểm

- Luận đề: Thông qua tác phẩm Thằng  quỷ  nhỏ,  suy ngẫm về những phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.

- Phạm vi của vấn đề bàn luận trong VB này rộng hơn so với VB “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người:

+ Trong VB này, tác giả bài nghị luận phân tích truyện dài Thằng quỷ nhỏ như một điểm tựa, từ đó bàn luận và đặt ra vấn đề rộng hơn là những phẩm chất cần có đối với một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi nói chung.

+ VB “Người   con   gái   Nam Xương” - một bi kịch của con người  chủ yếu bàn luận, phân tích về vấn đề bi kịch của con người trong tác phẩm Người con gái Nam Xương.

- Hệ thống luận điểm:

+ Luận điểm 1: Nhân dạng khác biệt của Quỳnh và thái độ của mọi người đối với nhân dạng ấy.

+ Luận điểm 2: Nhân dạng con người là một tạo tác mang tính văn hoá.

+ Luận điểm 3: Những phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.

à Các luận điểm trong bài được sắp xếp theo trình tự từ cụ thể đến khái quát, trong đó luận điểm 1 là sự thể hiện vấn đề nhân dạng con người trong một tác phẩm văn học cụ thể; ở luận điểm 2, tác giả đã sử dụng các tri thức về nhân học văn hoá để lí giải vấn đề nhân dạng con người, từ đó soi tỏ trở lại để cắt nghĩa, đem đến cái nhìn mới về vấn đề nhân dạng trong các tác phẩm văn học. Trên cơ sở nhận diện (luận điểm 1) và lí giải (luận điểm 2), tác giả đề xuất những phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi (luận điểm 3).

* Giao nhiệm vụ HT: Gv chia lớp thành các nhóm để thảo luận

- Nhóm 1:  Hs thảo luận theo PHT số 3 để tìm hiểu luận điểm 1: Nhân dạng khác biệt của Quỳnh và thái độ của mọi người đối với nhân dạng ấy.

- Nhóm 2: Hs thảo luận theo PHT số 4 để tìm hiểu luận điểm 2: Nhân dạng con người là một tạo tác mang tính văn hoá

- Nhóm 3: Hs thảo luận theo PHT số 5 để tìm hiểu về luận điểm 3: Những phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi

- Nhóm 4: Trong phần cuối của bài nghị luận, tác giả cho rằng: “phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải”. Em có suy nghĩ gì về quan điểm này?

* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo thảo luận: 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi. Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS

2. Tìm hiểu hệ thống lí lẽ và bằng chứng trong từng luận điểm

a. Luận điểm 1: Nhân dạng khác biệt của Quỳnh và thái độ của mọi người đối với nhân dạng ấy.

* Nhân dạng khác biệt của

Quỳnh:

- Lí lẽ:

+ Chữ “quỷ” trong nhan đề tác phẩm được sử dụng để chỉ sự kì dị trong nhân dạng.

+ Những nét kì dị gắn với gương mặt của nhân vật nên trở thành khiếm khuyết không thể che giấu, trở thành dấu hiệu thường trực để nhận biết nhân vật.

+ Nhận dạng tuy chỉ là bề ngoài nhưng lại quyết định toàn bộ nhân cách và vị thế tồn tại của Quỳnh, khiến cậu phải chịu thân phận của một kẻ lạc loài.

- Bằng chứng:

Hai vành tai to, mỗi khi Quỳnh có tâm trạng nó lại ve vẩy như cánh bướm, chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.

- Nhận xét:

+ Các lí lẽ và bằng chứng đưa ra đều giúp người đọc nhận ra nhân dạng khác lạ của Quỳnh và những hệ luỵ mà cậu phải hứng chịu từ nhân dạng ấy.

+ Bằng chứng được chọn lọc trích và dẫn theo lối gián tiếp.

* Thái độ của các nhân vật khác đối với Quỳnh:

- Lí lẽ:

+ Trong mắt mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề, để tiêu khiển, để mua vui cho đám đông hồn nhiên, vô tâm.

+ Chiếc bàn học chỉ có hai chỗ ngồi và khoảng trống ở giữa là một ngoại lệ. Ngoại lệ ấy có nguyên nhân từ sự dị thường trong ngoại hình của Quỳnh.

+ Mọi người không nhận ra những phẩm chất tốt đẹp của Quỳnh, ngoại trừ Nga.

+ Trong mắt bạn bè, những tình cảm của một con người bình thường nếu xuất hiện ở Quỳnh đều trở thành khác thường, kệch cỡm.

+ Không ai tin được bên trong cái dung mạo dị thường của Quỳnh lại tồn tại những tình cảm của một con người bình thường.

Bằng chứng:

+ Với Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực, người luôn đứng ra trấn áp những kẻ bày trò tai quái với Quỳnh thì giữa họ vẫn có một khoảng cách mênh mông:

“Bàn có hai người, nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa”.

+ Nga nhận ra và chứng kiến những gì Quỳnh làm cho bạn bè, cho những đứa trẻ nghèo quanh nhà mình.

+ Tình cảm bạn bè của Quỳnh và Nga là đề tài cho mấy câu vè quái ác của Luận.

+ Thái độ của Nga và những trích dẫn về thái độ, phản ứng và cảm giác của Nga trước tình cảm của Quỳnh.

- Nhận xét:

+ Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng đều giúp người đọc nhận ra thái độ của những người xung quanh đối với Quỳnh.

+ Bằng chứng và lí lẽ được trình bày xen kẽ, tác giả đưa ra lí lẽ nào thì sẽ chọn bằng chứng tương ứng cho lí lẽ ấy.

+ Bằng chứng được trích dẫn theo cả hai cách trực tiếp và gián tiếp, vừa có bằng chứng trực  tiếp từ tác phẩm, vừa có bằng

chứng mở rộng bên ngoài tác phẩm (bằng chứng “bàn có năm chỗ ngồi”).

b. Luận điểm 2: Nhân dạng con người là một tạo tác mang tính văn hoá

- Quan điểm của tác giả về nhân dạng con người: nhân dạng con người là một tạo tác mang tính văn hoá, được điều chỉnh bởi những quy chuẩn của nhân loại.

- Các lí lẽ giúp làm sáng tỏ quan điểm của tác giả:

+ Nhân dạng không phải chỉ là bề ngoài mà cũng được nhào nặn và xét đoán theo các chuẩn mực giá trị.

+ Nhân dạng là của riêng cá nhân nhưng lại được định giá bởi các chuẩn mực của cộng đồng.

+ Nhân dạng không chỉ thực hiện các chức năng sinh học mà còn được nhào trộn, định giá theo chuẩn mực, quy tắc thẩm mĩ của một cộng đồng.

+ Nghiên cứu về nhân học cho thấy: trong bất kì xã hội nào, luôn tồn tại các quy chuẩn. Các quy chuẩn này đã gạt bỏ những gì lệch chuẩn. Từ đó, hình thành cặp nhị phân: bình thường và bất bình thường trong trí tuệ, giới tính, hành vi,... và cả nhân dạng.

+ Chuẩn mực có quyền lực và sức mạnh áp đặt, buộc cá nhân phải tuân thủ mà không có quyền phản biện.

+ Tiêu chuẩn về nhân dạng kì thực là một quyền lực loại trừ những gì thuộc về số ít, lệch chuẩn, dị thường.

- Bằng chứng giúp làm sáng tỏ quan điểm của tác giả:

+ Trường hợp chú bé Quỳnh.

+ Trường hợp trút bỏ lốt ngoài kì dị của các nhân vật trong truyện cổ tích.

- Lí giải của tác giả về cách ứng xử của chúng ta trước một nhân dạng đặc biệt: Do “chúng ta” có những tiêu chuẩn về nhân dạng, những “tiêu chuẩn” ấy là một

“quyền lực” loại trừ những gì thuộc về “số ít”, “lệch chuẩn” và “dị thường”.

- Tác dụng của việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối:

+ Mở rộng bằng chứng (ngoài tác phẩm đang bàn luận).

+ Làm tăng sức thuyết phục cho vấn đề bàn luận.

c. Luận điểm 3: Những phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi

* Quan điểm của tác giả:

- Quan điểm 1: Một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi cần nhận diện đầy đủ về những gì bị đặt ra ngoài chuẩn mực, hình dung về chúng như những tồn tại khác, đánh thức và nuôi dưỡng tình yêu thương, sự trân trọng với những tồn tại ấy.

à Câu văn giúp nhận ra quan điểm của tác giả:

+ “Trước tiên, chúng ta vẫn thường nghĩ, một tác phẩm văn học thiếu nhi phải góp phần hình thành những chuẩn mực văn hoá của một cộng đồng trong tâm hồn của trẻ thơ. Điều này không sai, nhưng có lẽ là chưa đủ. Bởi lẽ, cũng cần nhận diện đầy đủ về những gì đã bị đặt ra ngoài chuẩn mực ấy.”

+ “Chính từ đây mà tác phẩm sẽ là nơi đánh thức và nuôi dưỡng tình yêu thương, sự trân trọng một tồn tại khác với những nỗ lực để thấu hiểu và tôn trọng.”

- Quan điểm 2: Không nên biến nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.

à Câu văn giúp nhận ra quan điểm của tác giả: “Thứ hai, không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.”

- Quan điểm 3: Cần phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.

à Câu văn giúp nhận ra quan điểm của tác giả: “Cuối cùng, phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.”

* Bàn luận về quan điểm “phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải”

-  Nội dung: thể hiện góc nhìn của người lớn với chiều sâu trong tư duy và sự phong phú trong kinh nghiệm sống, trải nghiệm cảm xúc để viết cho thiếu nhi.

- Bàn luận

+ Ý kiến trên đối thoại với quan điểm người lớn cần dùng cái nhìn của trẻ thơ để viết cho trẻ thơ. Nhập thân vào trẻ thơ là điều cần thiết với những nhà văn viết cho thiếu nhi, nhưng đôi khi sẽ dẫn đến sự sống sượng, giả tạo trong cảm xúc, sự đơn giản trong nhận thức và cảm nhận về thế giới. Bởi vậy, quan điểm của tác giả có hạt nhân hợp lí: những tác phẩm văn học thiếu nhi được viết từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải sẽ tạo nên chiều sâu cho tác phẩm, sẽ tạo ra một thế giới mà “tuổi thơ được phát hiện lại, được trục vớt từ trong những hoài niệm, được chiếu sáng từ những thao thức về giá trị”.

+ Tuy nhiên, “viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải” chỉ là một góc độ tiếp cận và kiến tạo thế giới tuổi thơ. Nhà văn cũng hoàn toàn có thể viết cho trẻ em từ cái nhìn hồn nhiên, hoá thân thành trẻ thơ để viết. Điều đó tuỳ thuộc vào sở trường, tài năng của nhà văn.

+ Giới hạn thường gặp trong các sáng tác văn học viết cho thiếu nhi hoặc là xơ cứng giáo điều, hoặc là hồn nhiên giả tạo. Bởi vậy, dù dùng góc nhìn nào, nhà văn cũng cần vượt qua những giới hạn ấy để viết nên những tác phẩm thực sự làm rung động trái tim người đọc.

* Giao nhiệm vụ HT: Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả thể hiện ở văn bản (cách đặt vấn đề, tổ chức luận điểm, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, ngôn ngữ…)

* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo thảo luận: 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi. Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS.

0981.713.891-259

3. Tìm hiểu nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả

- Cách đặt vấn đề sắc sảo: lựa chọn một tác phẩm cụ thể (Thằng quỷ nhỏ) - tác phẩm chứa đựng cái nhìn, góc độ tiếp cận mới mẻ và đầy nhân văn về một “tồn tại khác”, từ đó đặt vấn đề về phẩm chất của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.

- Cách tổ chức luận điểm: VB được tổ chức thành ba luận điểm, có sự kết nối lô-gíc, chặt chẽ. Trong phần đầu, tác giả phân tích trường hợp tác phẩm Thằng  quỷ  nhỏ. Phần (2) mở rộng lí giải về “tồn tại khác” dưới góc nhìn của các khoa học liên ngành: nhân học, văn hoá học, sau đó soi chiếu trở lại vào “tồn tại khác” trong văn học. Phần (3) vừa nâng cao vấn đề, vừa nêu lên các đề xuất có tính kết nối với thực tiễn sáng tác văn học thiếu nhi.

- Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng: lí lẽ và bằng chứng được sử dụng đều hướng đến làm sáng tỏ ý kiến, luận điểm của tác giả.

+ Lí lẽ của tác giả có xu hướng đối thoại với các quan điểm truyền thống, vừa diễn giải, vừa lí giải để độc giả hiểu được vấn đề nghị luận.

+ Bằng chứng được lựa chọn phù hợp, sử dụng nhiều cách đưa bằng chứng khác nhau khiến bài viết thêm phong phú.

- Ngôn ngữ diễn đạt: trong sáng, khúc chiết.

 

3. Hoạt động tổng kết

a. Mục tiêu:

- Khái quát lại chủ đề, nghệ thuật của văn bản;

- Khái quát cách đọc hiểu văn bản  nghị luận về một tác phẩm văn học

b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT

d. Tổ chức thực hiện: 0981.713.891-259

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Giao nhiệm vụ HT:

- Em hãy khái quát nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

- Em hãy khái quát cách đọc hiểu văn bản  nghị luận về một tác phẩm văn học

* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS  

III. Tổng kết

1. Nội dung, nghệ thuật

- Nội dung: Văn bản nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của tác giả về những phẩm chất cần có của người viết truyện cho thiếu nhi thông qua việc phân tích tác phẩm Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh.

- Nghệ thuật:

+ Cách đặt vấn đề sắc sảo

+ Các luận điểm được tổ chức lô-gíc, chặt chẽ

+ Ngôn ngữ diễn đạt: trong sáng, khúc chiết.

2. Khái quát cách đọc hiểu văn bản  nghị luận về một tác phẩm văn học

- Xác định luận đề, bố cục VB.

- Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong bài viết.

- Phân tích nội dung, hình thức của VB cùng với sự lí giải của người viết về các phương diện đó.

- Đánh giá cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng trong VB.

 

HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.

b. Nội dung: HS củng cố kĩ năng đọc hiểu thông qua trò chơi “Thế giới trẻ thơ”

c. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Giao nhiệm vụ HT:  Gv tổ chức trò chơi Thế giới trẻ thơ

Câu 1: Theo người viết, chữ “quỷ” mà Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong nhan đề có ý nghĩa gì?

A. Để chỉ về tính cách kì lạ của nhân vật.

B. Để mô tả sự kì bí, quái dị của câu chuyện.

C. Để chỉ sự kì dị trong nhân dạng.

D. Để mô tả sự kì quái của không gian diễn ra câu chuyện.

Câu 2: Theo tác giả, nhận dạng lạ lẫm đã ảnh hưởng đến cậu bé Quỳnh như thế nào?

A. Phải chịu thân phận của một kẻ lạc loài.

B. Khiến cậu bé trở thành một người đặc biệt.

C. Được mọi người chú ý đến.

D. Được các bạn quan tâm đặc biệt hơn người khác.

Câu 3: Tác giả đã dùng dẫn chứng nào để cho rằng giữa Quỳnh và lớp trưởng Hạnh – người luôn mẫu mực và trấn áp những kẻ bày trò với Quỳnh cũng có khoảng cách?

A. Họ ngồi cạnh nhau nhưng không bao giờ nói với nhau một câu nào.

B. Họ ngồi cách nhau một dãy bàn.

C. Bàn có hai người nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa.

D. Bàn có ba người, Quỳnh và Hạnh mỗi người ngồi tít một đầu.

Câu 4: Lớp học của Nguyễn Nhật Ánh trong truyện Thằng quỷ nhỏ có gì khác với những lớp học trong những câu chuyện khác của ông?

A. Chật chội hơn.

B. Là một ngoại lệ với chiếc bàn chỉ có hai người ngồi.

C. Rộng rãi hơn nhiều.

D. Đông học sinh hơn.

Câu 5: Theo tác giả, khoảng trống ở bàn học có ý nghĩa gì?

A. Là khoảng không ngăn cách Quỳnh với thế giới còn lại.

B. Là khoảng không thoải mái để Quỳnh thể hiện bản thân.

C. Là sự ghét bỏ, kì thị của tất cả mọi người đối với Quỳnh.

D. Là sự ưu tiên để Quỳnh có chỗ ngồi rộng rãi hơn.

Câu 6: Tác giả đã nhận xét như thế nào về cuộc sống của nhân vật Quỳnh.

A. Cô độc, chán trường.

B. U tối, tuyệt vọng.

C. Lạc lõng, lạc loài.

D. Bơ vơ, tội nghiệp.

Câu 7: Điều gì về Quỳnh đã trở thành bí mật với cả lớp?

A. Sự giàu có của gia đình Quỳnh.

B. Sự bất hạnh trong cuộc sống.

C. Sự buồn bã, khổ đau vì bệnh tật.

D. Sự cô đơn, chán trường trong tâm trí.

Câu 8: Theo người viết, điều gì trong con người Quỳnh đã bị che lấp mất đi khi bị cô lập?

A. Những phẩm chất đẹp đẽ.

B. Những cá tính mạnh mẽ.

C. Sự thông minh.

D. Sự hài hước.

Câu 9: Tác giả đã dùng dẫn chứng nào dưới đây để chứng minh cho lí lẽ: “Những phẩm chất đẹp đẽ của Quỳnh dù vẫn hiện lên nhưng không ai nhận thấy giá trị đích thực của nó”?

A. Mấy chiếc chân bàn lung lay trong lớp đã được đóng lại nhờ bàn tay khéo léo của Quỳnh.

B. Mấy chiếc chân ghế lung lay trong lớp đã được đóng lại nhờ bàn tay khéo léo của Quỳnh.

C. Mấy chiếc then cài cửa sổ lung lay trong lớp đã được đóng lại nhờ bàn tay khéo léo của Quỳnh.

D. Mấy khung ảnh lung lay trong lớp đã được đóng lại nhờ bàn tay khéo léo của Quỳnh.

Câu 10: Theo tác giả, với những gì đã làm cho bạn vè và những đứa trẻ nghèo quanh nhà mình, Quỳnh là một người như thế nào?

A. Sôi nổi, nhiệt tình.

B. Thân thiện, hòa đồng.

C. Thông minh, lanh lợi.

D. Có trái tim nhân hậu.

Câu 11: Đâu là một trong những luận điểm chính trong bài viết?

A. Sự loạc loài, cái khoảng cách ấy đã che khuất tất cả tồn tại đích thực của Quỳnh.

B. Mọi nông nỗi của Quỳnh đều bắt nguồn từ ngoại hình dị thường, lạc loài của chú bé ấy.

C. Nhân dạng là của riêng một cá nhân nhưng nó lại được định giá bởi cộng đồng.

D. Một tác phẩm văn học thiếu nhi phải góp phần hình thành những chuẩn mực văn hóa của một cộng đồng trong tâm hồn trẻ thơ.

Câu 12: Theo tác giả, trong một cộng đồng, số phận một người có nhân dạng dị thường lạc loài sẽ như thế nào?

A. Khó có thể được chấp nhận có một tâm hồn bình thường trong mắt người khác.

B. Khó thể dung hòa được với cộng đồng của mình.

C. Khó có thể tồn tại được lâu dài trong cộng đồng của mình.

D. Khó có thể phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp sau này.

Câu 13: Nhận xét về cách lấy dẫn chứng để khẳng định lí lẽ, quan điểm của tác giả:

A. Chỉ sử dụng dẫn chứng trực tiếp, đa dạng, phong phú.

B. Tác giả trích dẫn dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp, có sự chọn lọc, phù hợp với từng quan điểm, lí lẽ của bài viết.

C. Chỉ sử dụng dẫn chứng gián tiếp có sự điều chỉnh phù hợp với văn phong của bài viết.

D. Sử dụng dẫn chứng đa dạng, phong phú, chỉ lấy từ truyện Thằng quỷ nhỏ.

* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS  

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: C

Câu 4: B

Câu 5: A

Câu 6: C

Câu 7: B

Câu 8: A

Câu 9: A

Câu 10: D

Câu 11: C

Câu 12: A

Câu 13: B

 

HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới trong học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: HS viết đoạn văn

c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Giao nhiệm vụ HT: Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.

(Trần Văn Toàn, Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 7 - 9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến trên.

* Thực hiện nhiệm vụ HT: - HS viết đoạn văn và trình bày đoạn văn. HS trả lời các câu hỏi sau để tìm ý:

+ Tìm một vài biểu hiện của sự không hoàn hảo trong các nhân vật thiếu nhi.

+  Việc  xây  dựng những nhân vật hoàn hảo khiến tác phẩm có giới hạn gì?

+  Việc  xây  dựng những nhân vật thiếu nhi không hoàn hảo có tác dụng gì?...

* Báo cáo thảo luận: Các nhóm gửi sản phẩm vào nhóm zalo của lớp

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét sản phẩm của Hs

- HS viết được đoạn văn, bảo đảm các yêu cầu:

+ Về nội dung: HS nêu được suy nghĩ về ý kiến “Không  nên  biến những nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”.

+ Về hình thức: Đoạn văn cần đảm bảo số câu theo yêu cầu. Các câu trong đoạn cần đúng ngữ pháp, mạch lạc, có liên kết và đúng chính tả.

V. PHỤ LỤC

PHT số 2

PHT số 3

Đọc phần (1) của VB để tìm hiểu nhân dạng khác biệt của Quỳnh và thái độ của mọi người đối với nhân dạng ấy.

a) Nhân dạng khác biệt của Quỳnh:

 
   

Nhận xét cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................

b) Thái độ của mọi người đối với nhân dạng của Quỳnh:

 
   

Nhận xét cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 

 

PHT số 4

Đọc phần (2) của VB và tìm hiểu quan điểm của tác giả về nhân dạng con người.

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Tác dụng của việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối phần (2)

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 

PHT số 5

Đọc phần (3) của VB, tìm hiểu quan điểm của người viết về những phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.

 
   

Tiết 48                             THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU

I. MỤC TIÊU

Bài học góp phần phát triển các năng lực và phẩm chất sau cho HS:

1. Năng lực

1.1. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)

- HS biết cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

- HS có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

1.2. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự chủ và tự học)

- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.

- Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

2. Về phẩm chất

- HS có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

3. Kiến thức

- Cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV Ngữ văn 9, tập một, bảng, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức nền để trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs

d. Tổ chức thực hiện:  

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Giao nhiệm vụ HT: GV tổ chức cho HS xem đoạn video và tóm tắt nội dung video.

https://www.youtube.com/watch?v=yamu723KhEU

* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo thảo luận: 1-2 Hs tóm tắt video

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét sản phẩm của Hs và dẫn dắt vào bài học: Trích dẫn nguồn tham khảo là một điều quan trọng và cần thiết khi viết bài, là một cách sử dụng thành quả nghiên cứu của người khác với sự tôn trọng và tránh xa việc sao chép ý tưởng. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về Cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu.

HS nêu được tầm quan trọng của việc tôn trọng sở hữu trí tuệ.

 

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu:

- HS biết cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

- HS có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

b. Nội dung: HS đọc SGK, thực hiện các nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Giao nhiệm vụ HT: HS đọc lại nội dung Một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu trong tri thức ngữ văn (SGK, tr. 88) và Một số lưu ý về cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu trong SGK, tr. 100 – 101 để hoàn thiện PHT số 1

* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS  

I. Cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu

- Khi viết, cần tham khảo tài liệu từ các nguồn khác nhau để tiếp cận vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc.

- Có thể dẫn tài liệu tham khảo theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp.

- Khi dẫn tài liệu tham khảo cần lưu ý:

+ Nêu rõ tác giả của ý kiến và xuất xứ của tài liệu.

+ Truyền tải trung thực nội dung ý tưởng và thông tin được trích dẫn.

 

HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được cách trích dẫn tài liệu đúng quy định.

- HS nhận biết được các dấu hiệu cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn.

- HS biết cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

b. Nội dung: HS thực hiện các bài tập trong SGK.

c. Sản phẩm: Bài tập của Hs

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Giao nhiệm vụ HT:  

Bài tập 1: Trong hai cách trích dẫn tài liệu sau, cách nào đúng quy định? Dựa vào đâu em xác định như vậy?

a.

- Cách 1: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích.

- Cách 2: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như Hơ-bớt Mác-kiu-dơ (Herbert Marcuse) đã nói.

(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc)

b.

- Cách 1: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).

(Theo Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)

- Cách 2: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.

Bài tập 2: Dấu hiệu nào trong các đoạn trích sau cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn? Từ đó, em rút ra bài học gì trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu?

a. Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ hiện ra “ở giữa dòng mà nói vọng vào: “ - […] thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ảo ảnh chập chờn và mau chóng tan biến. Chia li là vĩnh viễn. Người chết chẳng thể nào sống lại: “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.

(Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người)

b. Sau này, tâm hồn thi sĩ, ngòi bút tài hoa của Hoàng Cầm cũng khiến ta chẳng thế nào quên nụ cười của những cô gái miền quê Kinh Bắc:

Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng.

(Lê Quang Hưng, “Nắng mới” - sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng)

c. Từ hơn nửa thế kỉ trước đây, Nguyễn Tuân đã sớm cảm thấy cái sức truyền cảm tuy kín đáo nhưng khó cưỡng lại ấy trong văn chương của Thạch Lam khi viết một câu văn đúng và đẹp lạ lùng: “Đọc ‘Hai đứa trẻ”, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín” (Nguyễn Tuân, “Thạch Lam”, trích lại trong “Thạch Lam, văn và đời”)

(Đỗ Kim Hồi, Thạch Lam - Đôi điều cảm nhận)

Bài tập 3: Trong tạo lập văn bản, việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác và việc trích dẫn theo cách gián tiếp khác nhau như thế nào?

* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS  

II. Luyện tập

Bài tập 1:

a. Cách trích dẫn thứ hai là đúng quy định vì tác giả đã tuân thủ các quy định về cách dẫn trực tiếp: đặt phần dẫn trong dấu ngoặc kép và ghi chú tên tác giả.

b. Cách trích dẫn thứ nhất là đúng quy định vì tác giả đã tuân thủ các quy định về cách dẫn trực tiếp: đặt phần dẫn trong dấu ngoặc kép và ghi chú tên tác giả.

Bài tập 2

a. Dấu hiệu cho thấy tác giả đã tuân thủ quy định khi tham khảo và trích dẫn tài liệu là đặt phần dẫn trong dấu ngoặc kép.

b. Dấu hiệu cho thấy tác giả đã tuân thủ quy định khi tham khảo, trích dẫn tài liệu là ghi rõ nguồn của hai câu thơ: Những cô hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu toả nắng.

c. Dấu hiệu cho thấy tác giả đã tuân thủ quy định khi tham khảo và trích dẫn tài liệu là đặt phần dẫn trong dấu ngoặc kép, ghi rõ tên tác giả, tác phẩm trích dẫn trong ngoặc đơn bên cạnh.

Bài học rút ra trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu:

- Tuỳ vào mục đích viết và tính chất của kiểu VB, người viết có thể trích dẫn theo nhiều cách và nêu nguồn trích dẫn với các mức độ cụ thể khác nhau.

- Nêu rõ tác giả và xuất xứ của nguồn tài liệu.

- Truyền tải trung thực nội dung ý tưởng và thông tin được trích dẫn.

Bài tập 3

Việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác bị coi là đạo văn. Điều này khác với việc trích dẫn theo cách gián tiếp, vì khi trích dẫn gián tiếp, phần dẫn không đặt trong dấu ngoặc kép nhưng người viết vẫn nêu rõ tên tác giả và xuất xứ của phần trích dẫn.

 

HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học, biết cách trích dẫn tài liệu đúng quy định.

b. Nội dung: Hs hoàn thiện PHT số 2

c. Sản phẩm: PHT của Hs

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Giao nhiệm vụ HT: Hs thực hiện nhiệm vụ trong PHT số 2

* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS  

HS viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, có trích dẫn ý kiến theo đúng yêu cầu của việc trích dẫn tài liệu tham khảo.

V. PHỤ LỤC

PHT số 1

Đọc mục Một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu trong tri thức ngữ văn (SGK, trang 88) và Một số lưu ý về cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu trong SGK, trang 100 - 101 và trả lời câu hỏi dưới đây:

Câu hỏi

Câu trả lời

Vì sao khi viết, ta cần tham khảo tài liệu từ các nguồn khác nhau?

...................................................................................... ......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

Tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn theo những cách nào?

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

Khi trích dẫn tài liệu, cần lưu ý điều gì?

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

PHT số 2

Vận dụng cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu để viết một đoạn văn nghị luận từ 5 - 7 câu về ý kiến sau: Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. (Chuẩn bị hành trang, Vũ Khoan)

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 


 

Số lượt xem : 1

Các tin khác