Ngủ dậy muộn thi phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời "

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch bài dạy (Giáo án) » Hồ Thị Hà

Hồ Thị Hà

Cập nhật lúc : 06:48 04/11/2024  

KHBD- NGỮ VĂN 7- TUẦN 8,9

TUẦN 8 (28/10 đến 03/11/2024)

Tiết 29,30    Văn bản:   NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN

(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đặc điểm truyện

2. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- HS nhận biết được sự thay đổi người kể chuyện trong đoạn trích và bước đầu

 - HS cảm nhận được tình yêu thương của thầy Đuy-sen dành cho học trò và lòng biết ơn của An-tư-nai đối với người thầy đầu tiên.

- Thể hiện được thái độ đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong truyện.

3. Phẩm chất:

- Biết trân trọng những tình cảm tốt đẹp mà mình được đón nhận

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2

- Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV tổ chức trò "Tam sao thất bản", để học sinh tìm ra những chuyện cổ có trong bài thơ

c) Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ:

+ Cách 1: Gv yêu cầu hs chia sẻ về bài tập ở phần vận dụng của tiết học trước: Viết đoạn văm chia sẻ về thầy cô

+ Cách 2: Nghe bài hát Người thầy

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày câu trả lời

- Gv tổ chức trò chơi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, đẫn dắt vô bài mới:

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Biết cách đọc, giới thiệu về văn bản

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Hướng dẫn cách đọc thầm, đọc to, đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng chỗ, phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật

+ GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

+ GV hướng dẫn HS chú ý về các câu hỏi suy luận

+ Gv kiểm tra kĩ năng đọc VB của học sinh bằng câu hỏi: Đọc xong văn bản, em thấy ấn tượng với vấn đề nào nhất?

+ Báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

II. Đọc và tìm hiểu chung

1.Tác giả:

+ Ai-tơ-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây

+ Tác phẩm của Ai-tơ-ma-tốp chủ yếu viết về cuộc sống khắc nghiệt mà cũng rất giàu chất thơ.

2. Tác phẩm: Sáng tác năm 1962

-  đoc, chú thích

- Bố cục Người thầy đầu tiên: 4 phần:

+ Phần 1 (từ “Mùa thu năm ngoái” … “kể hết chuyện này”)

+ Phần 2 (tiếp theo đến “rảo bước về làng”)

+ Phần 3 (tiếp theo đến “nghe thầy Đuy-sen giảng bài”)

+ Phần 4 (còn lại)

- Thể loại: truyện ngắn

-  Phương thức biểu đạt: tự sự

 

Hoạt động 3: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được sự thay đổi người kể chuyện trong đoạn trích qua lời kể và cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai, nhân vật của người họa sĩ.

 - HS cảm nhận được tình yêu thương của thầy Đuy-sen dành cho học trò và lòng biết ơn của An-tư-nai đối với người thầy đầu tiên.

- Thể hiện được thái độ đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong truyện.

- Biết trân trọng những tình cảm tốt đẹp mà mình được đón nhận

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Người kể chuyện và ngôi kể

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

 Gv phát PHT số 1, Hs thảo luận cặp đôi để tìm hiểu về người kể chuyện và ngôi kể

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, gợi mở (thế nào là thần thoại suy nguyên)

- HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức để hs báo cáo sản phẩm

- HS trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

II. Khám phá văn bản

 1. Người kể chuyện và ngôi kể

- Người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích là:

Phần

Người kể

Ngôi kể

1

Anh họa sĩ

Thứ nhất

2

An-tư-nai

Thứ nhất

3

An-tư-nai

Thứ nhất

4

Anh họa sĩ

Thứ nhất

 

- Mối quan hệ giữa các nhân vật người kể chuyện: hai người kể chuyện (bà An-tư-nai và anh họa sĩ) đều sinh ra, lớn lên ở làng Ku-ku-rêu; hiện cùng sống ở Mát-xcơ-va và có quen biết nhau. Họ cùng được mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới của quê hương.

NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật An-tư-nai

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ Gv phát PHT số 1, Hs thảo luận nhóm 4-6 em để tìm hiểu về nhân vật An-tư-nai

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, gợi mở

- HS thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm

- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

2. Nhân vật An-tư-nai:

- Hoàn cảnh sống, tính cách

Mồ côi, sống thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm; không được chăm sóc, yêu thương nhưng giàu lòng tự trọng.

- Được thầy Duy-Sen nhận vào lớp học

-  Có cơ hội lên thành phố lớn học tập

- Trở thành một viễn sĩ nổi tiếng.

- Coi thầy là ân nhân yêu quý, ngưỡng mộ và biết ơn người thầy đầu tiên của mình.

NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Nhân vật thầy Đuy-sen

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

 Gv phát PHT số 1, Hs thảo luận nhóm 4-6 em để tìm hiểu về nhân vật thầy giáo Đuy-sen

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, gợi mở

- HS thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm

- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

3. Nhân vật thầy Đuy-sen

- Nhẹ nhàng, ân cần gần gũi với học sinh

- Thầy Đuy-sen là người có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha…trong đó nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.

NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bức vẽ người thầy đầu tiên

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

Ở phần (4), nhân vật người họa sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen? Em ủng hộ ý tưởng nào của họa sĩ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, gợi mở

- HS thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm

- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

3. Bức vẽ thầy Đuy-sen- người thầy đầu tiên

- Ở phần (4), nhân vật người hoạ sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen là:

+ Hai cây phong của An-tư-nai và Đuy-sen trồng, cùng đứa trẻ với đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm, kì ảo

+ Vẽ cảnh tượng thầy Đuy-sen bế trẻ con qua suối, cạnh đấy những con ngựa no nê hung dữ

+ Vẽ khoảnh khắc thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh

- Em ủng hộ ý tưởng: “Người thầy đầu tiên”, đó là lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối, cạnh đấy những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông… Em ủng hộ ý tưởng này là bởi hình ảnh có sự đối lập giữa những con người ngu xuẩn, hung dữ với hình ảnh người thầy đang chăm lo cho học trò. Sự đối lập đó càng làm tăng thêm giá trị, vai trò của người thầy.

NV5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng của việc thay đổi ngôi kể

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, gợi mở

- HS thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm

- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

4. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể

Khiến cho câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn

 

Hoạt động 3: Tổng kết

a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh

b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Theo em Nghệ thuật, nội dung đặc sắc được thể hiện qua văn bản là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hướng dẫn

- HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm

- HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Ngòi bút đậm chất hội họa

- Sự chuyển đổi nhân vật người kể chuyện linh hoạt, độc đáo

- Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật gần gũi góp phần khắc họa tính cách nhân vật

2. Nội dung

- Người thầy đầu tiên ca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai. - Người thầy Đuy-sen đã thay đổi cuộc đời của cô bé An-tư-nai, người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò nhỏ. 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi

d. Tổ chức thực hiện: thự hiện trên máy tính

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

(Có thể giao về nhà)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn

c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

    Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

 - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm

- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

       Gợi ý:

   Mùa thu năm ấy anh họa sĩ nhận được một bức điện mời về dự khánh thành ngôi trường mới của làng. Nhận được thư anh rất vui và háo hức. Trong số những người được mời về dự có cả bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va là đồng hương với anh. Kết thúc buổi lễ cả hai cùng trở về thành phố. Bà viện sĩ đã viết thư cho anh nhờ kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen với dân làng và mọi người như một hành động chuộc lỗi. Anh họa sĩ đã mang nặng lòng những ấn tượng của lá thư ấy mấy ngày liền và quyết định thay mặt và An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va kể hết câu chuyện. 

Tiết 31                          THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

PHÓ TỪ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- phó từ

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được đặc điểm của phó từ và hiểu được chức năng của từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả.

3. Phẩm chất:

Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2,

- Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Em hãy đặt 3 câu văn thể hiện một sự việc xảy ra trong quá khứ, xảy ra ở hiện tại và xảy ra ở tương lai

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hỗ trợ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, Gv dẫn dắt:

Gợi ý:

Em đã ăn cơm

Em đang ăn cơm

Em sẽ ăn cơm

=> các từ in đậm chính là phó từ từ

 

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được đặc điểm của phó từ và hiểu được chức năng của từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ

+ Phó từ là gì? Em hãy lấy ví dụ về phó từ.

+ Phó từ được phân ra thành những loại nào? Lấy ví dụ cho từng loại

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hỗ trợ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

I. Củng cố kiến thức

1. Khái niệm:  

Phó từ là những từ chuyên đi kèm danh từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ.

2. Phân loại

Phó từ được phân chia thành hai nhóm:

- Phó từ đi kèm danh từ:

- Phó từ đi kèm động từ, tính từ.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả.

3. Phẩm chất:

Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Phần Tự luận

GV chia lớp thành 6 nhóm

+ Nhóm 1-4: Bài 1

+Nhóm 2-5: Bài 2

+Nhóm 3-6: Bài 3

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”

A. Đã

B. Chung

C. Là

D. Không có phó từ

Câu 2: Phó từ là gì?

A. Là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ

B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ

C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ

D. Không xác định

Câu 3: Phó từ gồm mấy nhóm

A. 2 nhóm

B. 3 nhóm

C. 4 nhóm

D. 5 nhóm

Câu 4: Phó từ thường bổ sung ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ trên phương diện?

A. Quan hệ thời gian, mức độ

B. Sự tiếp diễn tương tự

C. Sự phủ định

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Phó từ trong câu: Nó đang lầm lũi bước qua đống tro tàn trong trận cháy hôm qua nhạnh nhạnh chút gì đó còn sót lại cho bữa tối là gì?

A. Đang

B. Bữa tối

C. Tro tàn

D. Đó

Câu 6: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?

A. Mùa hè sắp đến gần.

B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.

C. Da chị ấy mịn như nhung

D. Chân anh ta dài lêu nghêu.

Câu 7: Phó từ đứng sau động từ thường bổ sung ý nghĩa về?

A. Mức độ

B. Khả năng

C. Kết quả và hướng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ nghĩa gì?

A. Quan hệ, thời gian, mức độ

B. Sự tiếp diễn tương tự

C. Sự phủ định, cầu khiến

D. Quan hệ trật tự

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, gợi mở

- HS thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm

- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Bài 1: Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong các câu sau:

a. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.

b. Những lúc ấy, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối

c. Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều ấy.

Trả lời:

a. mọi

b. những, các

c. những

Bài 2: Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì?

a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.

b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?

c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.

d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?

Trả lời

a. 

Phó từ: không bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ nghĩ

Phó từ: ra, được bổ sung ý nghĩa chỉ kết quả hành động nghĩ

b. 

Phó từ: lắm bổ sung ý nghĩa mức độ cho tính từ hay

Phó từ: chả bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ chẳng

Phó từ: sẽ bổ sung ý nghĩa thời gian tương lai cho động từ học tập

c. Phó từ: cũng bổ sung ý nghĩa tiếp diễn cho động từ đứng dậy 

d. 

Phó từ: quá bổ sung ý nghĩa mức độ cho tính từ hay

Phó từ: lắm bổ sung ý nghĩa mức độ cho tính từ ngoan

Bài 3: Trong phần (4) của văn bản Người thầy đầu tiên, phó từ hãy được lặp lại nhiều lần. Cho biết tác dụng của việc lặp lại phó từ này.

Trả lời: Phó từ hãy xuất hiện nhiều lần (6 lần) trong phần kết của văn bản Người thầy đầu tiên, việc lặp lại phó từ này đứng trước động từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cầu khiến,  thuyết phục, động viên làm việc gì đó.

Đoạn văn nói đến những suy tư, trăn  trở của người kể chuyện. Câu chuyện xúc động về người thầy đầu tiên - thầy Đuy-sen đã thôi thúc người kể chuyện muốn  sáng tác, muốn được vẽ lại một chi tiết trong câu chuyện hay vẽ chân dung người thầy đặc biệt này để tỏ lòng biết ơn, yêu mến, kính trọng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

(Có thể giao về nhà)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn

c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm

- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

Gợi ý

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khát khao muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Thầy Đuy-sen quả là có tài và

là người rất giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học.

Chú thích: phó từ được in đậm

 

Tiết 32                                         ÔN TẬP GIỮA KÌ 1

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Chủ điểm 3: Cội nguồn yêu thương

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù:

- …

3. Phẩm chất:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2,

- Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG 2: CỦNG CỐ KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

- HS nêu đực nội dung cơ bản của văn bản đọc; trình bày được một số yếu tố đặc trưng của văn bản truyện kể

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1: Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và ghi lại một chi tiết mà em cho là tiêu biểu, đáng nhớ nhất về từng nhân vật trong các văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Người thầy đầu tiên. Giải thích ngắn gọn lí do lựa chọn.

Văn bản

Nhân vật

Chi tiết tiêu biểu

Lí do lựa chọn

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Nhân vật “tôi”

   

Nhân vật người bố

   

Người thầy đầu tiên

Nhân vật thầy Đuy-sen

   

Nhân vật An-tư-nai

   

Gợi ý:

Văn bản

Nhân vật

Chi tiết tiêu biểu

Lí do lựa chọn

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Nhân vật “tôi”

Nhân vật tôi chia sẻ một bí mật cho mọi người 

Đây là bài học đúc kết được từ nhân vật sau một thời gian được chỉ dạy từ các trò chơi, bài học của bố, nó thể hiện được tình yêu thiên nhiên và tài năng của nhân vật.

Nhân vật người bố

Bố đã tặng và giải thích cho con về ý nghĩa của món quà

Đây là bài học, là lời dạy ý nghĩa của người bố, nó cũng thể hiện được phẩm chất tốt đẹp và tình yêu thương con của người bố. 

Người thầy đầu tiên

Thầy Đuy – sen 

Thầy đã không quản khó khăn cõng các em nhỏ qua suối, đi chân không giày, tay làm liên tục ở khúc suối lạnh buốt

Chi tiết này đã chứng tỏ được tấm lòng yêu thương học trò và hết mình với các em của người thầy. 

An – tư – nai 

Cô bé đã giúp thầy công việc ở con suối, muốn thầy chính là anh của mình và học tập rất chăm chỉ.

Chi tiết đã nhấn mạnh được tình yêu thương, kính trọng người thầy của mình. 

Câu 2: Chọn một nhân vật văn học em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Liệt kê một số chi tiết tiêu biểu được tác giả sử dụng để miêu tả nhân vật (kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin như gợi ý).

Hồ sơ nhân vật:...

Cách miêu tả nhân vật

Chi tiết trong tác phẩm

Ngoại hình

 

Hành động

 

Ngôn ngữ

 

Nội tâm

 

Mối quan hệ với các nhân vật khác

 

Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

 

Trả lời

a, Nhân vật chú bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Cách miêu tả nhân vật

Chi tiết trong tác phẩm

Ngoại hình

Nhân vật không được khắc họa ngoại hình trong văn bản. 

Hành động

- Cười dài trong tiếng khóc

- Đuổi theo mẹ, gọi bối rối

- Òa lên khóc rồi cứ thế nức nở

- Lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ

Ngôn ngữ

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về.

- Sao cô biết mợ con có con?

- “Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi”, ngôn ngữ tự nhiên, thân mật. 

Nội tâm

- Nhân vật “tôi” tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ

- Không để những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến tình yêu thương và sự kính trọng dành cho mẹ

- Đau đớn tủi nhục trước những lời xúc xiểm về mẹ.

- Khi nghe hai tiếng “em bé” thì tâm can xoắn lại vì thương mẹ và căm tức tại sao mẹ lại sợ hãi những thành kiến tàn xác mà xa lìa anh em tôi, sinh nở một cách giấu giếm

- Căm phẫn tới mới “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”

+ Khi thoáng thấy một người giống mẹ: lo sợ nỗi tuyệt vọng “Nếu người quay lại ấy là một người khác thì là một trò cười tức bụng…Và cái lầm đó không làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh…giữa sa mạc”.

- Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ: xúc động mạnh mẽ cao độ khi được gặp mẹ: cuống cuồng, vội vã, những buồn vui, hờn tủi biến thành giọt nước mắt.

- Khi được ngồi trong lòng mẹ: ngắm nhìn chân dung mẹ “không còm cõi xơ xác quá, gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má: tươi đẹp như thuở sung túc, hơi quần áo, hơi thở thơm tho lạ thường…” và có suy nghĩ “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ…người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

- Câu nói cay độc của người cô chợt hiện ra nhưng nhanh chóng bị chìm ngay đi nhờ tình yêu thương của mẹ xoa dịu

Mối quan hệ với các nhân vật khác

- Với nhân vật bà cô là mối quan hệ bằng mặt nhưng không bằng lòng, cậu bé dù không thích nhưng cư xử rất phải phép.

- Với mẹ thì cậu luôn tha thiết nhớ mong từng ngày. 

b. Đặc điểm của nhân vật: nỗi lòng đau khổ của bé Hồng trong những ngày xa mẹ, sống và niềm sung sướng tột độ trong giây phút gặp lại mẹ - người mẹ yêu quý, đáng thương nhất của mình, bấy lâu chờ mong, khao khát

Câu 3 : Hãy kể tên các phó từ đứng trước và đứng sau động từ và tính từ.

* Phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là những phó từ bổ sung về quan hệ thời gian, sự tương tự hay tiếp diễn, sự phủ định, sự cầu khiến,…

- Chỉ quan hệ thời gian có các từ : đã, đang, từng, mới, sắp, sẽ, vừa.

- Chỉ mức độ có các từ: rất, lắm, bởi, cực kì,...

- Chỉ sự tiếp diễn tương tự có các từ: cũng vẫn, đều, cứ, còn,...

- Chỉ sự phủ định có các từ : không, vẫn chưa, chẳng,...

- Tự cầu khiến có các từ: đừng, hãy, chớ,...

* Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường là những phó từ bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả:

- Chỉ khả năng có các từ: mất, được, ...

- Chỉ kết quả, hướng có từ: vào, ra, được, lên, xuống,...

- Chỉ mức độ, có các từ: hay, lắm, quá, vô cùng , cực kì,…

Câu 4 : Tìm các phó từ trong đoạn văn sau và cho biết các phó từ đó bổ sung ý nghĩa gì ?

Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn mùi hoa hồng, hoa huệ, sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh nắng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thui. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan đứng khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân rất đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!

                                                                                                (Tô Hoài)

Gợi ý:

- Thế là mùa xuân mong ước đã đến.

+ Phó từ đã bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian.

-Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đây hương thơm và ánh nắng mặt trời.

+ Phó từ không: bổ sung ý nghĩa chỉ sự phủ định.

+ Phó từ còn, bổ sung ý nghĩa chỉ sự tiếp diện tương tự.

- Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thui.

+ Phó từ đã bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian.

-Các cành cây đều lấm tấm màu xanh.

+ Phó từ đều, bổ sung ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.

-Những cành xoan đứng khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím.

+Phó từ đường, sắp, bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian.

+Phó từ lại, bổ sung ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.

+Phó từ ra, bổ sung ý nghĩa chỉ kết quả và hướng.

-Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

+Phó từ cũng, bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian.

- Mùa xuân rất đẹp đã về!

+ Phó từ đã, bổ sung ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.

– Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!

+ Phó từ cũng, bổ sung ý nghĩa tiếp diễn tương tự.

+ Phó từ sắp, bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Gv hướng dẫn Hs thực hành

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Đọc văn bản

NHỮNG TRẺ EM MÙ

Thầy giáo của chúng tôi ốm nặng, nhà trường đã cử thầy giáo lớp bồn xuống dạy thay. Trước đây, thầy đã từng dạy học ở học viện những thiếu niên mù, là thầy giáo già nhất trong trường học, tóc thầy trắng như bông. Thầy nói rất hay và biết rất rộng. Buổi dạy thay của thầy đã đem đến cho lớp chúng tôi những cảm thông sâu sắc. Buổi học đó như sau:

           Vừa bước vào lớp, thấy một học sinh có một mắt quấn băng, thầy giáo liền đến gần hỏi thăm và khuyên răng:

  - Con phải cẩn thận giữ gìn đôi mắt.

  Đê-rốt-si liền hỏi:

  - Thưa thầy, có phải trước thầy đã dạy những trẻ con mù không ạ?

  - Đúng đấy, ta đã ở đấy đến năm sáu năm. - Thầy đáp.

  Đê-rốt-si hạ thấp giọng, lại nói:

  - Thế thầy sẽ kể cho chúng con nghe ít nhiều chuyện ở bên ấy, được không ạ?

  Thầy giáo bước lên bục, ngồi vào ghế của mình. Cô-rét-ti nói to:

  - Học viện người mù phố Ni-da.

  - Con vừa nói người mù, - thầy giáo nhắc lại, - nghe đơn giản như người ốm hay người nghèo vậy. Các con có thật hiểu thế nào là nghĩa chữ “mù” chưa? Hãy nghĩ xem nào. Này nhé: Không bao giờ nhìn thấy gì cả. Không phân biệt được thế nào là đem, thế nào là ngày; không trông thấy bầu trời, cũng như bố mẹ, họ hàng. Không trông thấy bất cứ cái gì ở quanh ta, bất cứ cái gì mà ta sờ mó. Chìm đắm trong một bóng tối vĩnh viễn, và như là bị chôn vùi trong lòng đất vậy! Các con thử nhắm mắt lại, và thử nghĩ đến nỗi khốn khổ sẽ đến với mình nếu mình cứ ở mãi trong tình trạng ấy. Chắc chắn là các con sẽ bị nén dưới một sự chèn ép đau đớn, một niềm khủng khiếp như không thể nào chịu đựng nổi. Và lập tức các con sẽ gào thét lên một cách tuyệt vọng.

  - Ấy thế mà... khi đến thăm học viện người mù lần đầu tiên, vào giữa giờ ra chơi, nghe các bạn ấy kéo đàn vĩ cầm, thổi sáo khắp nơi, nói to cười lớn, chạy lên chạy xuống các thang gác, đi qua các hành lang và các phòng ngủ một cách tự nhiên, thật người ta không bao giờ có thể ngờ rằng những người khốn khổ kia không thể nhìn thấy ánh sáng. Phải quan sát kĩ thì mới hiểu được họ. Có những thanh niên từ mười sáu đến mười tám tuổi, vạm vỡ và nhanh nhẹn, chịu đựng thì người ta cũng hiểu là họ đã từng đau khổ ghê gớm trước khi đành nhẫn nhục chịu đựng nỗi bất hạnh ấy.

  - Có những người trên sắc mặt tái nhợt và hiền hậu thấy rõ sự chịu đựng ghê gớm xen với nỗi buồn rầu ghê gớm, và người ta có thể đoán biết rằng đôi khi không có ai họ đã phải khóc rất nhiều. Ôi, các con thử nghĩ xem trong những kẻ bất hạnh ấy có những người mù chỉ sau vài ngày ốm thôi, cũng có những người sau nhiều năm bị cơn bệnh hành hạ và sau những phen mổ xẻ đau đớn vô cùng. Cuối cùng, có những người sinh ra đã như vậy, chào đời trong một đêm tối không bao giờ có rạng đông, họ vào đời như vào một nhà mồ mênh mông trong đó họ không thể phân biệt được một hình dạng nào, một màu sắc nào. Các con hãy tưởng tượng họ phải đau khổ thế nào khi so sánh cuộc đời của họ với cuộc đời của những người sáng mắt.

   - Tại sao lại có sự khác nhau nhường ấy? Chắc họ phải tự hỏi, vả lại, đối với lương tâ,, chúng ta nào có tội lỗi gì?

   - Thầy đã sống nhiều năm giữa những người mù, - thầy giáo nói tiếp, - thầy không thể nghĩ mãi đến cái lớp mà mọi đôi mắt đều nhắm lại mãi mãi, đồng tử đều không biết nhìn và không còn sinh khí nữa, và sau đấy lại thấy các con đây đôi mắt đều sáng ngời mà lại thấy các con không thể nào sung sướng được. Hãy nghĩ rằng chỉ ở nước Ý ta thôi, đã có hai vạn sáu nghìn người mù rồi. Hai vạn sáu nghìn, các con nghe rõ chưa.

  Thầy giáo dừng lại. Lớp học im lặng lạ thường. Đê-rốt-si hỏi có thật la những người mù có xúc giáo tế nhị hơn chúng ta không?

   - Thật thế, - Thầy giáo lại nói, - Tất cả các giác quan khác của họ đều thành tế nhị cả, bởi vì đã được sử dụng để bổ sung cho thị giác và được tập luyện nhiều hơn là ở những người sáng. Buổi sáng trong phòng ngủ, một học sinh mù hỏi một người bạn: “Hôm nay trời nắng không nhỉ?”. Người bạn nhanh nhẹn nhất, mặc quần áo, xuống sâm, đưa hai tay lên cao và khua để xem không khí có ấm lên do mặt trời sưởi không; rồi chạy lên báo tin vui: “Hôm nay trời nắng!”.

   - Nghe giọng một người nói, họ có thể suy ra được người đó cao hay thấp. Chúng ta đoán biết tính tình của một người qua cái nhìn của người ấy, nhưng họ thì lại đoán qua giọng nói. Họ nhớ giọng nói của người ta rất lâu. Trong một căn phòng có nhiều người mà chỉ một người nói, còn những người khác làm thinh, họ cũng nhận ra được. Nhờ xúc giác, người mù có thể biết được một cái cùi dìa thật sạch hay không lấy gì làm sạch cho lắm.

   - Những cô bé có thể phân biệt được len nhuộm màu với len không nhuộm. Khi đi từng đôi một ngoài đường phố, những trẻ em mù có thể nhận ra gần hết các cửa hiệu bằng cách ngửi mùi. Chơi con quay, chỉ cần nghe tiếng vù vù là họ đi thẳng đến, cầm lấy không nhầm. Họ nhảy dây cũng khéo chẳng thua gì những đứa trẻ nhìn rõ. Hơn nữa, họ hái hoa đồng thảo như thể họ trông thấy thật; họ lấy cuội để trang trí những chiếc hòm nhỏ, họ dệt chiếu và đan rổ, tết những sợi rơm khác màu nhau, nhanh chóng lạ thường vì xúc giác họ quả thật là tế nhị. Xúc giác là thị giác thứ hai của họ và một trong những thú vui lớn nhất của họ là được sờ mí, nắn bóp để đoán hình dáng của đồ vật.

  - Thật là cảnh tượng cảm động khi nhìn những người mù được đến xem Bảo tàng công nghiệp, mà người ta cho phép họ được sờ mó tất cả những gì họ thích. Với một nỗi vui mừng không thể tả hết, họ lao tới các mô hình, nhà cửa, các dụng cụ sản xuất để xem các thứ ấy được làm ra như thế nào. Đúng là xem, vì cũng như ta, họ có thói quen xem như vậy.

Ga-rốp-phi ngắt lời thầy giáo để hỏi thầy có phải là những người mù họ tính giỏi hơn những người khác không?

- Rất đúng đấy! - Thầy trả lời, - Họ học tính và học đọc. Họ dùng những cuốn sách riêng, khắc chữ nổi. Cứ đưa các ngón tay sờ lên, họ nhận ra ngay các chữ và đọc thạo. Và thương quá, các em bé tội nghiệp ấy, mỗi khi đọc nhầm lại thẹn đỏ cả mặt lên. Họ cũng viết, nhưng không dùng mực. Họ viết trên một loại giấy dày và cứng với một cái dùi nhọn bằng kim khí, bằng cách chấm những lỗ nhỏ và xếp theo một hệ chữ cái đặc biệt. Những lỗ nhỏ ấy hằn rõ trên mặt nổi của giấy, để cho học sinh lật trang giấy và dùng tay sờ những điểm nổi lên, có thể đọc lại những gì mình đã viết. Người mù cũng nhận ra được nét chữ của người khác, họ làm những bài văn và viết thư cho nhau. Họ viết chữ số và làm các phép tính cũng bằng cách ấy; nhưng ngoài ra, họ lại làm tính nhẩm dễ dàng một cách không thể tưởng tượng được, vì học không đãng trí như ta do mải nhìn các vật chung quanh mình, và giá các con biết họ thích nghe đọc sách như thế nào, họ chăm chú làm sao, họ nhớ tất cả và họ tranh luận với nhau, kể cả những cậu bé, về mọi vấn đề. Ngồi với nhau bốn hay năm người trên một chiếc băng không phải ngoảnh mặt lại với nhau, họ chuyện trò, có khi người thứ nhất nói với người thứ ba, người thứ hai nói với người thứ tư, mà nói to và tất cả cùng nói một lúc, thế mà họ nghe không sót một lời, vì tai họ thính quá chừng.

- Họ coi trọng các kì thi hơn các con ở đây, đúng thế; và yêu thương các thầy giáo hơn nhiều. Họ nhận ra thầy giáo bằng cách nghe bước đi, hoặc đánh hơi. Họ đoán biết thầy đang bực hoặc đang vui, đang khỏe hay đang mệt, chỉ bằng cách nghe thầy nói một lời thôi. Họ muốn được thầy giáo sờ vào họ khi thầy khuyến khích hoặc khen ngợi họ; và họ siết chặt bàn tay và cánh tay thầy để bày tỏ lòng biết ơn.

[...] Vô-ti-ni hỏi họ có giỏi âm nhạc không?

- Họ rất say mê âm nhạc, - thầy giáo đáp. -Âm nhạc là đời sống và niềm vui của họ. Những câu bé mù bé tí, vừa vào học viện đã mải mê nghe người ta chơi một nhạc cụ nào đấy không biết chán. Họ học nhạc rất dễ và chơi nhạc với tất cả tâm hồn. Nếu có một thầy giáo bảo một người mù là không có khiếu về âm nhạc thì người đó khổ vô cùng, và lập tức học hết sức như một người tuyệt vọng. À, giá các con được nghe người mù chơi nhạc, giá các con trông thấy họ ngẩng cao vầng trán, nụ cười trên môi, vẻ mặt rạng rỡ, bồi hồi, xúc động, say sưa, lắng nghe một người chơi đàn đang làm rực lên một tia sáng trong bóng tối vô tận mà họ phải chìm đắm thfi các con mới hiểu răng âm nhạc quả là một niềm an ủi thiêng liêng!”.

[...] - Những người vốn đã mù từ lúc mới sinh ra, chưa bao giờ trông thấy thế giới chung quanh, thì ít đáng phàn nàn hơn một chút, vì học không biết những gì mà họ không được hưởng. Nhưng có những em bé chỉ mới mù độ vài tháng thôi, họ biết và họ nhớ tất cả những gì họ đã mất. Các em ấy lại còn thêm một nỗi đau khổ nữa là cứ thấy tối lại dần dần trong kí ức của mình những hình ảnh thân yêu nhất. Có hôm, một trong số những kẻ khốn khổ đó đã nói với thầy, vẻ buồn không tài nào tả được, rằng: “Con mong ước được nhìn thấy lại chỉ một lần thôi, chỉ một phút thôi, để được thấy lại khuôn mặt của mẹ mà con không nhớ ra nữa!”.

- Khi mẹ các em đến thăm, các em lấy tay sờ khắp mặt mẹ, ngón tay không bỏ sót một đường nét nào, để xem mẹ mình hiện ra sao; và các em chỉ hơi làm cho mình tin rằng mình không còn trông thấy lại mẹ nữa, các em gọi tên mẹ nhiều lần như tha thiết xin mẹ cho các em được nhìn thấy mặt mẹ một lần nữa!

- Biết bao nhiêu người đến thăm họ, khi ra về, vừa đi vừa khóc. Khi từ giã họ, người ta tưởng mình là một ngoại lệ và mình được cái đặc quyền khi nhìn thấy thế gian, nhà cửa, bầu trời. Hãy thương xót, các con ạ, hãy thương xót mãnh liệt những người mà đối với họ mặt trời không có chút ánh sáng và người mẹ không có cả cái nhìn.

                                             Theo Hoàng Thiếu Sơn dịch

    (Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, NXB Văn học, 2021, tr. 162 - 169)

 Thực hành tìm hiểu văn bản

1. Xác định ngôi kể trong từng phần sau của câu chuyện:

a. Từ câu “Thầy giáo của chúng tôi ốm nặng,...” đến câu “Buổi học đó như sau:...” là lời kể của...

Ngôi kể thứ:...

b. Từ câu “Vừa bước vào lớp,...” đến hết.

Là lời kể của:...

Ngôi kể thứ:...

2. Nêu tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn bản Những trẻ em mù

  Việc thay đổi ngôi kể trong văn bản Những trẻ em mù nhằm....

3.   Thầy giáo dạy thay được giới thiệu như thế nào? Cách giới thiệu này giúp em hiểu gì về nhân vật?

Thầy giáo dạy thay được giới thiệu: ...............................................................

Cách giới thiệu này giúp em hiểu:..................................................................

4. Theo thầy giáo, chữ ‘’mù’’ được hiểu như thế nào?

5. Chi tiết nào KHÔNG ĐÚNG với điều thầy giáo đã kể cho học sinh nghe về những trẻ em ở học viện người mù nếu đến thăm học viện lần đầu tiên?

A. Học sinh kéo đàn vĩ cầm, thổi sáo khắp nơi.

B. Nói to cười lớn.

C. Đi lại mộ cách tự nhiên

D. Không thấy vẻ buồn trên mặt

6. Giác quan của người mù thế nào ? Dựa vào đâu thầy giáo khẳng định điều đó:

Giác quan của người mù:

Dựa vào: 

7. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa người mù từ lúc sinh ra và người mới mù độ vài tháng

 

Giống nhau

 

Khác nhau

Người mù từ lúc sinh ra:

Người mù độ vài tháng:

8. Qua lời kể của thầy giáo trong truyện, em cảm nhận thế nào về những người mù?

9. Qua việc kể về những đứa trẻ mù, thầy giáo muốn gửi gắm thông điệp gì?

10. Viết đoạn văn( 5-7 câu) trả lời cho câu hỏi: nếu gặp nhưng người mù ở ngoài đời, em sẽ làm gì để chia sẻ, giúp đỡ họ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUÊ HƯƠNG

(Tế Hanh)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thấy được vẻ đẹp của con người, cuộc sống nơi làng chài ven biển và tình yêu quê hương chân thành, tha thiết của tác giả

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ và nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản

- Kết nối với các VB1 và VB2 để làm rõ chủ đề: Cội nguồn yêu thương là gia đình, thầy cô, bạn bè, quê hương xứ sở…

3. Phẩm chất:

- Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2

- Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV chọn 1 trong 3 cách khởi động

c) Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ:

+ Cách 1: Cho học sinh nghe bài hát được phổ nhạc từ bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Đỗ Trung Quân và cho biết cảm xúc của em khi nghe bài hát này

+ Cách 2: Đọc những bài thơ viết về quê hương

+ Cách 3: Gv phát PHT số 1, học sinh chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về “Quê hương”

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày câu trả lời

- Gv tổ chức trò chơi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, đẫn dắt vô bài mới:

Quê hương- hai chữ thôi nhưng gợi cho ta biết bao cảm xúc. Đó là là sự thân thuộc, nhớ thương, là tình cảm thiêng liêng, là máu thịt của ta... Cũng chính vì lẽ đó mà đây là đề tài được nhiều nhà văn, nhà thơ đề cập đến. Tế Hanh đã đóng góp vào đề tài ấy bằng bài thơ Quê hương....

Hs: lắng nghe/đọc và bày tỏ suy nghĩ của mình

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Biết cách đọc, giới thiệu về văn bản

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu tác giả tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

 + Hướng dẫn đọc phần tác giả

+ Hướng dẫn cách đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng chỗ

+ Báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

II. Đọc và tìm hiểu chung

1. Tác giả 

+ Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh

+ Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi

- Sự nghiệp

+ Ông là cây bút của phong trào thơ Mới

2. Tác phẩm : – Xuất xứ: Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

- Đọc

- Bố cục: 4 phần 

+ 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.

+ 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá

+ 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.

+ 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả.

 

Hoạt động 3: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:

- Thấy được vẻ đẹp của con người, cuộc sống nơi làng chài ven biển và tình yêu quê hương chân thành, tha thiết của tác giả

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ và nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản

- Kết nối với các VB1 và VB2 để làm rõ chủ đề: Cội nguồn yêu thương là gia đình, thầy cô, bạn bè, quê hương xứ sở…

- Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết tiêu biểu

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

 Câu 1. Tìm trong bài thơ những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, gợi mở (thế nào là thần thoại suy nguyên)

- HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức để hs báo cáo sản phẩm

- HS trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

II. Khám phá văn bản

1. Chi tiết tiêu biểu

Chi tiết nhận biết quê hương tác giả là một làng chài:

- Không gian

+ Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

- Nghề nghiệp: Làng tôi ở làm nghề chài lưới

- Cuộc sống lao động, sinh hoạt

+ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

+ Ồn ào trên bến đỗ/ dân làng đón ghe về…

- Hình ảnh con người, thiên nhiên

+ Làn da rám nắng

+ Nước xanh, cá bạc, buồm vôi, thuyền ra khơi

=> Đặc trưng của làng chài

Số lượt xem : 1

Các tin khác