Thiếu phương pháp thì người tài cũng có lỗi. Có phương pháp thì người bình thường cũng làm được đều phi thường "

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch bài dạy (Giáo án) » Hồ Thị Hà

Hồ Thị Hà

Cập nhật lúc : 15:12 13/10/2024  

KHBD- NGỮ VĂN 7- TUẦN 5

TUẦN 5 ( Từ 03/10 đến 10/10/2022)

Tiết 17,18:                      VĂN BẢN 2. GẶP LÁ CƠM NẾP

                         (Thanh Thảo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đặc điểm thể thơ bốn, năm chữ

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ bốn chữ và năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

3. Phẩm chất:

- Biết trân trọng, vun đắp tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước

 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2,3

- Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,

- Dự án giới thiệu về tác giả, tác phẩm (tranh vẽ,video, Inforgraphic, ppt...)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: HS chia sẻ

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

         

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

Cách 1: Ta thường bất chợt nhìn thấy hình ảnh, ngửi thấy mùi vị, nghe thấy âm thanh thân thuộc mà nghĩ ngay đến mẹ. Với em, đó là hình ảnh, mùi vị hay âm thanh nào? Hãy chia sẻ cùng các bạn

Cách 2: Tổ chức trò chơi Mảnh ghép bí mật. Mảnh ghép bí mật là chủ đề của bài học, bị che bởi 5 mảnh ghép nhỏ, để lật mở được các mảnh ghép phải trả lời đúng các câu hỏi

Câu 1: Quê hương là…

Cho con trèo hái mỗi ngày

Câu 2: Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh…, nhớ cà dầm tương

Câu 3: Bầm ơi có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm…

Mưa phùn

Câu  4: Chiều chiều …kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Câu 5: Giữa Mạc Tư Khoa tôi nghe…

Ôi câu hò xứ sở sao thắm đượm tình quê

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV dẫn dắt:

Gợi ý:

Câu 1: Chùm khế ngọt

Câu 2: canh rau muống

Câu 3: mưa phùn

Câu 4: Tiếng vịt

Câu 5: Câu hò Nghệ Tĩnh

 =>Bức ảnh bí mật: Cây lá nếp (lá dứa)

Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng viết: “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi”. Thật vậy, trong tâm khảm của nhiều người, mẹ chính là quê hương, quê hương là nơi có mẹ. Quê hương và mẹ hiện lên cũng thật đa dạng. Có người, đó là hình ảnh và hương vị của bát canh rau muống, chùm khế ngọt, là những hạt mưa phùn ngày đông rét buốt; có người là mải mê với tiếng vịt kêu chiều, với câu hò xứ Nghệ. Có người lại khắc khoải bởi mùi thơm của cơm nếp. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo sẽ cho chúng ta trải nghiệm này

 

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Trình bày vài thông tin về tác giả, tác phẩm

+ Hướng dẫn cách đọc thầm, đọc to, đọc diễn cảm

+ GV hướng dẫn HS chú ý về các câu hỏi theo dõi, hình dung

 - HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

I. Đọc và tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Thanh Thảo (1946), tên khai sinh là Hồ Thành Công.

- Quê quán: huyện Mộ Đức - tỉnh Quảng Ngãi.

- Ông là nhà thơ, nhà báo được công chúng chú ý, thường viết về chiến tranh và thời hậu chiến.

2. Tác phẩm

a. Đọc

- HS biết cách đọc thầm, trả lời được các câu hỏi theo dõi, hình dung

- HS biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp về tốc độ đọc, phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật

- Xuất xứ: Trích Dấu chân qua tràng cỏ

b. Bố cục:

c. Thể loại: thơ năm chữ

d.  Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:

- Đặc điểm thể thơ bốn, năm chữ

- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ bốn chữ và năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

3. Phẩm chất:

- Biết trân trọng, vun đắp tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các nhân vật.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Gv phát PHT số 1, hs làm việc theo cặp đôi

Tiêu chí

Gặp lá cơm nếp

Đồng dao mùa xuân

Số tiếng

   

Cách gieo vần

   

Nhịp thơ

   

Chia khổ

   

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trả lời

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv đặt câu hỏi gợi mở:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

GV chuẩn kiến thức:

NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình ảnh người con

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ:

Gv sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn

+ Trong khổ thơ thứ 3, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

+ Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

GV chuẩn kiến thức:

NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trò của thể thơ 5 chữ trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ:

Theo em, thể thơ 5 chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

GV chuẩn kiến thức:

II. Khám phá văn bản

1. Đặc điểm về hình thức

Tiêu chí

Gặp lá cơm nếp

Đồng dao mùa xuân

Số tiếng

5 tiếng/dòng

4 tiếng/dòng

Cách gieo vần

Vần chân

Vần chân

Nhịp thơ

Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/2

Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/3

Chia khổ

9 khổ, trong đó 2 khổ đặc biệt

4 khổ, trong đó có 1 khổ đặc biệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con

-Mẹ là người tần tảo, chăm lo cuộc sống gia đình.

- Mẹ rất yêu thương các con.

- Mẹ rất giản dị, mộc mạc, chất phác,

=> Anh rất yêu thương mẹ, thấu hiểu nỗi vất vả và tình cảm mà mẹ dành cho mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hình ảnh người con

Ôi mùi vị quê hương

Con quên làm sao được

Mẹ già và đất nước

Chia đều nỗi nhớ thương

- Dành nỗi nhớ thương cho cả người mẹ và đất nước.

- Hương vị lá cơm nếp khiến người con nhớ đến món cơm nếp mà người mẹ đã nấu.

=> Tình yêu gia đình hòa với tình yêu quê hương, đất nước của người lính..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Đánh giá về vai trò của thể thơ 5 chữ

Bài thơ ngắn, mỗi dòng năm tiếng được ngắt nhịp linh hoạt với vần chân biến hóa. Những dòng thơ ngắn gọn, không diễn tả chi tiết, cụ thể mà chỉ khơi gợi tâm tình của quê hương và người mẹ. Tình cảm ấy đã được hiện thực hóa thành hành động thực tiễn. Người con cầm súng ra đi bảo vệ đất nước, bảo vệ quê hương, cũng là bảo vệ cuộc sống bình yên cho gia đình, cho người mẹ của mình. Và đây mới là biểu hiện cao quý nhất của tình yêu thương.

 

 

Hoạt động 3: Tổng kết

a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh

b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản?

 + Theo em, chủ đề của văn bản là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hướng dẫn

- HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm

- HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu.

- Sử dụng cách chia khổ thơ khác biệt (khổ thơ cuối chỉ có 2 dòng thơ)

- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

2. Nội dung

Thông qua hình ảnh nồi xôi mới, bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương và cho người mẹ kính yêu của mình.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “...” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ:

 Gv tổ chức trò chơi “Khám phá phương Nam” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học.

Câu 1: Bài thơ Gặp lá cơm nếp của ai?

Câu 2: Bài thơ Gặp lá cơm nếp được viết theo thể thơ nào?

Câu 3: Điền từ còn thiếu vào dòng thơ

“Phải mẹ thổi…

Mà thơm suốt đường con”

Câu 4: Bài thơ chủ yếu được viết theo nhịp thơ nào?

Câu 5: Bài thơ được gieo theo vần gì?

Câu 6: Nêu nội dung chính của văn bản Gặp lá cơm nếp

Câu 6: Theo em, người con gặp lá cơm nếp ở đâu

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động

- Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

Gợi ý:

- Thanh Thảo

- 5 chữ

- cơm nếp

- 3/2

- vần liền

- Tình yêu và nỗi nhớ của người con với mẹ, với món xôi của mẹ và với quê hương đất nước

- trên đường hành quân/ Trường Sơn...

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

(Có thể giao về nhà)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn

c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

Viết đoạn văn  (5-7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài Gặp lá nếp thơm

 - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm

- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

      Gợi ý

        Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Thanh Thảo cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả

 

 

Tiết 19:                                       VĂN BẢN 3. TRỞ GIÓ

(Nguyễn Ngọc Tư)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Cách hình dung về TĐ và thái độ cư xử với TĐ của con người.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- HS nhận biết được nét khác biệt giữa Vb văn học với Vb thông tin, ngay cả khi chúng cùng hướng với một chủ đề.

- HS nhận biết được nét đặc sắc của kiểu đối thoại trữ tình trong bài thơ.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh có được những phẩm chất tốt đẹp: ý thức trách nhiệm với cuộc đời, với Trái Đất – ngôi nhà chung của tất cả chúng ta.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2

- Tranh ảnh, giấy, màu, băng keo, keo, kéo...

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc của bản thân

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Gv tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật

Câu 1:

Việt Nam sáu ba tỉnh thành

Tỉnh nào đất mũi tận cùng quê hương?

Câu 2: Một trong hai mùa ở Nam Bộ, bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau?

Câu 3: Loại đất chủ yếu ở Nam Bộ?

Câu 4: Tên đồng bằng lớn nhất nước ta?

Câu 5:

Nơi nào xứ muối, cá đầy

Có Hắc công tử vung tay đốt tiền

Câu 6: Ai về nơi ấy mà chơi

Nhìn xem cảnh vật Chùa Dơi lạ lùng

Nơi ấy là tỉnh nào ở nước ta?

Câu 7: Món canh gắn liền với Nam Bộ?

Câu 8: Tỉnh nào nổi tiếng với món bánh tét Trà Cuôn và dừa sáp Cầu Kè?

Câu 9: Nghề chủ yếu của nông dân vùng Tây Nam Bộ?

Câu 10: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

Câu 11:

Trên trời có ông sao tua

Ở đâu lại có nhiều dừa bạn ơi

Câu 12: Đây là loại gió xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, trao đổi

- Gv quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động

- HS báo cáo

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV dẫn dắt:

- HS tham gia trò chơi

Tứ khóa: MÙA GIÓ CHƯỚNG

Mùa gió chướng, nghe có vẻ hơi lạ, nhưng đây lại là loại gió gắn liền với đời sống cũng như là một phần trong kí ức của người dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là ở các tỉnh ven biển như Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre. Hàng năm cứ đến mùa khô, khoảng tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió chướng – tên gọi khác của gió mùa Đông Bắc sẽ về. Đi qua những mùa gió chướng ở đất mũi Cà Mau, Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư gửi gắm những kí ức ấy trong trích đoạn Trở gió, trích trong tạp văn cùng tên bà.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

+ GV hướng dẫn cách đọc

+ GV đọc mẫu và gọi 1-2 HS đọc lại.

+ Gv yêu cầu hs tìm hiểu ý nghĩa của một số từ khó

+ Trình bày vài thông tin về tác giả, tác phẩm - HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

I. Đọc và tìm hiểu chung

1. Tác giả:

- Nguyễn Ngọc Tư (1976), sinh ra trong một gia đình nông dân tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

- Phong cách sáng tác: viết về tình bạn ở đồng quê…

- Các tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt (2000), Cánh đồng bất tận (2005), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005)...

2. Tác phẩm:

a. Đọc, chú thích

b. Xuất xứ: Trích từ Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005)

c.Thể loại: tạp văn

d. Phương thức biểu đạt: tự sự

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được  nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn hs tìm hiểu hình ảnh gió chướng

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

 + GV phát PHT số 1 để Hs tìm các chi tiết, hình ảnh miêu tả gió chướng, hs làm việc nhóm đôi

Chi tiết, hình ảnh miêu tả gió chướng

Nghệ thuật

Cảm nhận của em về gió chướng

+ Vì sao tác giả khẳng định mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

NV2: Hướng dẫn hs tìm hiểu tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ Gv phát PHT số 2

Tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi

Biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi”

Lí do khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng

+ Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

NV3: Hướng dẫn hs chia sẻ cảm nhận

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

II. Khám phá văn bản

1.Hình ảnh gió chướng

a. Chi tiết miêu tả hình ảnh gió chướng:

- Hơi thở gió rất gần; âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không; mừng húm; hừng hực; dạt dào; cồn cào; nồng nhiệt; dịu dàng…

=> Nhà văn đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để miêu tả gió chương, làm cho gió chướng hiện lên sống động, giống như con người.

b. Mùa gió chướng- mùa thu hoạch

 - Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” bởi vì khi gió chướng về cũng là lúc những nông sản bước vào vụ thu hoạch. Lúa thì chín tới, mía cũng kịp già, vú sữa đến độ chín rộ, dưa hấu cũng đủ già để thu hoạch

 

 

2. Tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi

a. Biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi”

- Vừa mừng vừa bực: "mừng rồi đó, bực rồi đó"

- Lo sợ khi nghĩ về sự chảy trôi của thời gian: "sắp già thêm một tuổi, mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được"

- Khẩn trương trong tất cả những hành động của mình.

b. Lí do khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng

- Khi gió về, lũ con nít nhảy cà tưng, mừng vì sắp được quần áo mới.

- Muà gió chướng cũng là mùa thu hoạch.

- Gió chướng về đồng nghĩa với gió Tết.

- Gợi nhắc đến quê hương, gắn liền với quê hương.

c. Câu văn cuối bài

- Gợi ra suy nghĩ về tình yêu quê hương của tác giả. Có thể hiểu, dù đi đâu về đâu, sống giữa những hiện đại hay cuộc sống muôn màu thì tác giả vẫn chỉ luôn hướng về quê hương, hướng về nơi có những cơn gió chướng của mình. Mặc dù Sài Gòn phồn hoa đô hội nhưng trong lòng của tác giả cũng vẫn luôn nhớ về quê hương bình dị của mình.

3. Chia sẻ cảm nhận

Tình cảm với gió chướng cũng chính là tình cảm của tác giả với quê hương. Đó là tình yêu, sự gắn bó tha thiết với con người, cảnh sắc quê hương và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có khả năng cảm nhận được những thay đổi rất nhỏ, rất khẽ khàng của tạo vật cũng như của tâm trạng con người mỗi khi gió chướng về.

Hoạt động 3: Tổng kết

a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh

b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản?

 + Theo em, chủ đề của văn bản là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hướng dẫn

- HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm

- HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu kết hợp với biện pháp điệp ngữ, nhân hóa, so sánh

2. Nội dung

Miêu tả ngọn gió chướng qua đó thể hiện tình yêu, sự gắn bó với quê hương

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Ngôi sao may mắn” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ:

 Gv tổ chức trò chơi “…” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học.

Câu 1: Văn bản trở gió của tác giả nào?

A. Nguyễn Nhật Ánh

B. Nguyễn Ngọc Tư

C. Đoàn Giỏi

D. Thép Mới

Câu 2: Nội dung chính của văn bản Trở gió

A. Miêu tả ngọn gió chướng qua đó thể hiện tình yêu, sự gắn bó với quê hương

B. Miêu tả cảnh sông nước Nam Bộ qua đó thể hiện tình yêu, sự gắn bó với quê hương

C. Miêu tả những người nông dân Nam Bộ thật thà, chất phác

D. Miêu tả không khí ngày Tết ở vùng quê Nam Bộ

Câu 3: Câu văn “Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi...” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

Gợi ý:

1- B

2-A

3-C

 

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động

- Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

(Có thể giao về nhà)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn

c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Sự thay đổi của tiết trời từ hạ sang thu, thu sang đông, đông sang xuân, xuân sang hạ luôn mang lại cho ta cảm giác bâng khuâng, xao xuyến lạ thường. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) chia sẻ một khoảnh khắc giao mùa để lại trong em nhiều ấn tượng nhất.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm

- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

Gợi ý:

      Tiết trời lúc giao mùa bao giờ cũng để lại trong tôi những bâng khuâng, xao xuyến, nhất là khi trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu mát mẻ. Có lẽ bởi tôi yêu mùa thu nhất trong năm, tôi đợi thu về như đợi một người bạn đi xa quay trở lại…Thu sang thật là dịu nhẹ khi bỗng một ngày ta nhận ra, bầu trời dường như trong hơn, cao và xanh hơn. Cái nắng rát bỏng, đổ lửa của mùa hè đã dịu đi nhiều lắm. Bên kia, vài đốm lửa thoắt ẩn hiện giữa nền lá xanh sẫm của những bác phượng già. Dọc theo hai dãy phố, sắc bằng lăng cũng đã nhạt màu. Nó không còn ngăn ngắt tím đến nao lòng nữa. Con sông trước nhà không còn cuộn lên ngầu đỏ mà trở nên dịu dàng, e ấp như cô bé tuổi mười lăm. Hạ sang thu là vậy đó, tôi mãi mong chờ khoảnh khắc ấy.

 

Tiết  20

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Từ mượn

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- HS nhận biết, phân tích được hiện tượng vay mượn từ, đặc điểm của từ mượn và thực tế sử dụng từ mượn hiện nay.

3. Phẩm chất:

Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2

- Tranh ảnh

- Máy tính, ti vi, bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ

Cho 3 ví dụ. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi ví dụ

1. Ta đi trên quảng trường

Bâng khuâng như vẫn thấy

Nắng reo trên lễ đài

Có bàn tay Bác vẫy

2. Có bao nhiêu khuôn mặt

Có bao nhiêu nụ cười

Có một điều tin chắc

Em có một mẹ thôi

3. Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dung qua đường

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, trao đổi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động

- HS tham gia trò chơi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài

 Gợi ý:

- Nhân hóa

- Điệp ngữ

- So sánh

 

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm, các chức năng của văn bản

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ

+ Gv tổ chức cuộc thi “Tiếp sức”: Gv chia lớp thành 3-4 nhóm, các nhóm ghi/đọc câu (đoạn) thơ/ ca dao, câu (đoạn) văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa hoặc điệp ngữ.

+ Từ các ví dụ, nhắc lại khái niệm về biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hỗ trợ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Ví dụ

+ Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

+  “Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”.

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

+        Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

I. Củng cố kiến thức đã học

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối, … trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

- Điệp ngữ là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định… một vấn đề nào đó.

 HOẠT ĐỘNG 3 LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV: Bài tập 1,2,3,4,5,6

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 7 nhóm

+ Nhóm 1: Câu 1

Gv gợi mở và PHT số 1 để hướng dẫn học sinh làm bài

Thấy

Gặp

   

=> Nhận xét

+ Nhóm 2: câu 2

Nghĩa phổ biến của từ thơm

Nghĩa trong câu thơ                “Mà thơm suốt đường con.”

   

+ Nhóm 3: câu 3

Mùi vị trong mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát

Mùi vị trong từ mùi vị quê hương

   

+ Nhóm 4: câu 4

Em hãy tìm những từ có thể ghép với từ chia đều để tạo thành một cụm từ có nghĩa? Nhận xét về cụm từ vừa tạo được?

Từ đó nhận xét về cách kết hợp từ của Thanh Thảo và nêu hiệu quả nghệ thuật?

+ Nhóm 5: câu 5a

Tên biện pháp

Nhận diện biện pháp tu từ

Tác dụng

     
   

+ Nhóm 6: câu 5b

 

Tên biện pháp

Nhận diện biện pháp tu từ

Tác dụng

     
     

câu 6

Câu văn

Nhận diện biện pháp nhân hóa

Tác dụng

Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lươi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã ra từng chùm trên đầu

   

Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần

 

 HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Câu 1. Nhận xét gì về cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp:

Thấy

Gặp

Nhận biết bằng mắt

Giáp mặt, tiếp xúc với nhau

=> Lá cơm nếp không đơn thuần là vật vô tri vô giác mà được coi như một con người- người bạn cũ. Vì thế chứa đựng cả cảm xúc vui mừng, trìu mến

Câu 2. Cách hiểu của em về cụm từ “thơm suốt đường con” trong khổ thơ sau:

                Mẹ ở đâu, chiều nay

                Nhặt lá về đun bếp

                Phải mẹ thổi cơm nếp

                Mà thơm suốt đường con.

Nghĩa phổ biến của từ thơm

Nghĩa trong câu thơ                “Mà thơm suốt đường con.”

Có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi

Không chỉ đơn thuần là mùi hương dễ chịu – được cảm nhận bằng khứu giác mà còn trở thành một biểu tượng cho hương vị quê nhà, tình cảm gia đình trìu mến, thân thương theo mỗi bước chân của người lính

Câu 3. 

Mùi vị trong mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát

Mùi vị trong từ mùi vị quê hương

Danh từ chỉ hơi tỏa từ sự vật, có thể nhận biết bằng lưỡi

Mùi vị vừa mang nghĩa chỉ hương vị cụ thể của quê nhà, vừa mang nghĩa trừu tượng, chỉ một sắc thái đặc trưng của quê hương, vùng miền

Câu 4. 

- Chia đều: chia đều bánh kẹo, chia đều thức ăn, chia đều thành viên…

→ Bổ ngữ trong cụm động từ đều là những danh từ chỉ các sự vật cụ thể

- Nhà thơ Thanh Thảo lại kết hợp từ chia đều với cụm từ chỉ khái niệm trừ tượng là nỗi nhớ thương

=> Người đọc cảm nhận được nỗi nhớ thương một cách cụ thể, không còn là khái niệm trừu tượng, vô hình, không thể nắm bắt bằng giác quan, không thể đong đếm được. Đồng thời cho thấy tình cảm của người con dành cho mẹ và đất nước đều sâu sắc, mãnh liệt và quan trọng như nhau.

Câu 5. 

a.

Tên biện pháp

Nhận diện biện pháp tu từ

Tác dụng

Điệp ngữ

Điệp từ không

Nhấn mạnh cảm xúc buồn, nuối tiếc vì mất mát một cái gì đó – một thứ rất mơ hồ, khó gọi thành tên

Điệp từ gấp rãi

Nhấn mạnh hành động khẩn trương, gấp gáp của nhân vật tôi khi phải chứng kiến bước đi vội vã của thời gian

b.

Tên biện pháp

Nhận diện biện pháp tu từ

Tác dụng

So sánh

Âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tình tang, thoảng và e dè với ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết

Giúp cho sự vật hiện lên sinh động, cụ thể, gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật tính chất nhẹ nhàng, dịu êm, trong trẻo của âm thanh

Nhân hóa

Dùng các từ vốn để chỉ con người: e dè, ngại ngần để miêu tả gió chướng

Biến gió chướng thành một con người có tâm lí, tính cách có phần nhút nhát, rụt rè. Qua đó người đọc cảm nhận được tình yêu của nhà văn đối với gió chướng

Câu 6:

Câu văn

Nhận diện biện pháp nhân hóa

Tác dụng

Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lươi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã ra từng chùm trên đầu

Sử dụng các từ chỉ trạng thái con người như thức, ngai ngái lơi lơi để miêu tả nắng, mặt trời

Là cho sự vật hiện lên sống động, có hành động, tâm trạng như con người. Qua đó, người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương, sự gắn bó của tác giả với những cảnh sắc thiên nhiên của quê hương.

Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần

Hơi thở là thuộc trường nghĩa chỉ con người, tác giả dùng để miêu tả gió

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

(Có thể giao về nhà)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn

c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ: Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu kể lại một cảnh đẹp của quê hương, trong đó có sử dụng một trong 3 biện pháp so sánh, nhân hóa hoặc điệp ngữ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm

- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

Gợi ý:

Mỗi dịp nghỉ hè, em lại được bố mẹ cho về quê chơi. Em thích nhất là được thức dậy sớm và đón bình minh trên cánh đồng cùng ông nội. Ông mặt trời từ từ vươn mình qua những dãy núi phía xa. Những ánh nắng tinh nghịch chiếu xuống mọi sự vật như đang tô điểm thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên. Cánh đồng lúa bát ngát với những bông lúa xanh mơm mởn lắc lư trong gió. Em hít một hơi thật sâu và cảm nhận sự thanh bình, êm ả của buổi bình minh trên quê hương. Nó thật đẹp biết bao!

 

 

 

Số lượt xem : 1

Các tin khác