Hồ Thị Hà
KHBD- NGỮ VĂN 7- TUẦN 10
TUẦN 12 ( Từ 25/11 đến 31/11/2024)
Tiết 45,46 ĐỌC VĂN BẢN: GÒ ME
(Hoàng Tố Nguyên)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được tiếng lòng và nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả về quê hương miền Nam
- Thấy được cảnh sắc tươi đẹp, thanh bình, dung dị và chân chất của vùng đất Nam Bộ
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
3. Phẩm chất:
- Biết trân trọng những tình cảm tốt đẹp mà mình được đón nhận
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV tổ chức trò "Tam sao thất bản", để học sinh tìm ra những chuyện cổ có trong bài thơ
c) Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: + Cách 1: Gv chiếu video hò Nam Bộ yêu cầu chia sẻ hiểu biết, cảm nhận của em về video vừa xem + Cách 2: Tổ chức trò chơi Mảnh ghép bí mật Câu 1: “… là một loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được coi là tuyến giao thông chính. Nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển” Câu 2: Tên đồng bằng lớn nhất nước ta? Câu 3: “… gạo trắng nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về” Câu 4: Một cột mà chín mười kèo, Chồng thì không có, con đeo cả đùm - Là cây gì? Cách 3: Nhà thơ Đỗ Trung Quân viết “Quê hương mỗi người chỉ một”. Em có đồng ý với lời thơ này không? Chia sẻ về quê hương của em? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày câu trả lời - Gv tổ chức trò chơi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, đẫn dắt vô bài mới: Nhắc đến mảnh đất Nam Bộ, người ta hay nhắc đến những cánh đồng trù phú, những dòng sông trĩu nặng phù sa. Trên cánh đồng, dòng sông ấy, những câu hò cứ thế cất lên từ ngàn đời rồi len lỏi vào tâm thức của mỗi người để rồi khi đi xa, những người con Nam Bộ thường mang trong mình nỗi niềm thương nhớ cái da diết, ngọt ngào, sâu lắng của câu hò xứ sở. Ta bắt gặp nỗi niềm ấy trong thi phẩm Gò me của tác giả Hoàng Tố Nguyên |
Gợi ý: - Cách 1: - Cách 2: Nam Bộ + Chợ nổi + Đồng bằng Sông Cửu Long + Cần Thơ +Cây dừa |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Biết cách đọc, giới thiệu về văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Hướng dẫn học sinh đọc Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + Hướng dẫn cách đọc thầm, đọc to, đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng chỗ, phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật + GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. + GV hướng dẫn HS chú ý về các câu hỏi suy luận + Gv kiểm tra kĩ năng đọc VB của học sinh bằng câu hỏi: Đọc xong văn bản, em thấy ấn tượng với vấn đề nào nhất? + Báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
II. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc - HS chú ý đọc diễn cảm, lưu loát, ngắt nghỉ đúng, phù hợp với âm điệu, vần, nhịp của từng dòng thơ - Giọng điệu nên có sự thay đổi linh hoạt, phù hợp với những sắc thái tình cảm của tác giả, khi vui tươi, tự hào, khi thiết tha sâu lắng. 2. Tìm hiểu chung a. Tác giả - Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên tên thật Lê Hoằng Mưu, sinh năm 1929 huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang - Thơ ông đậm chất Nam Bộ, thể hiện tình yêu và lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc - Một số tập thơ tiêu biểu: Đất nước (tập thơ, 1956), Gò Me (tập thơ, năm 1957), Từ nhớ đến thương (tập thơ, năm 1960), Quê chung (tập thơ, năm 1962), Gởi chiến trường chống Mỹ (năm 1966)... b. Tác phẩm Gò Me - Xuất xứ: In trong tập Gò Me - Thể loại: thơ tự do - Nội dung tập thơ chủ yếu thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương của tác giả. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm - Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ đầu đến “người tôi yêu”: Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ + Phần 2: Tiếp theo đến “lụa mềm lửng lơ”: Hình ảnh người dân Gò Me + Phần 3: Còn lại: Giai điệu quê hương trong lòng tác giả |
Hoạt động 3: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cảnh sắc Gò Me trong nỗi nhớ của nhà thơ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv phát PHT số 1, Hs thảo nhóm 4-6 em để tìm hiểu về cảnh sắc Gò Me trong nỗi nhớ của nhà thơ - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở (thế nào là thần thoại suy nguyên) - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức để hs báo cáo sản phẩm - HS trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
II. Khám phá văn bản 1. Cảnh sắc Gò Me trong nỗi nhớ của nhà thơ - Âm thanh: + “Leng keng” nhạc ngựa; “gió hát” + “lao xao vườn mía” + “mái lá khoan thai thổi làn gió nhẹ”; + “tre thổi sáo”; “tiếng chim cu gáy giữa hanh nồng” - Không gian: + “Ruộng vây quanh” + “chan màu gió mát” + “mặt trông ra bể” - Hình ảnh: + Đốm hải đăng “tắt”, “lóe đêm đêm” + Lúa nàng keo “chói rực” + “Con đê cát đỏ cỏ viền” + “Ao làng trăng tắm mây bơi” + Me non “cong vắt” + “Lá xanh như dải lụa” => Cảnh sắc Gò Me tươi đẹp, thanh bình, dung dị và chân chất |
NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu người dân Gò Me Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: + Gv phát PHT số 2, Hs thảo luận luận cặp đôi để tìm hiểu về người dân Gò Me - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm - HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
2. Người dân Gò Me - Chi tiết khắc họa người dân Gò Me + “cắt cỏ, chăn bò” + “gối đầu lên áo” + “nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo” + “má núng đồng tiền” + “nọc cấy” + “tay tròn” + “nghiêng nón làm duyên” + “véo von điệu hát” - Những chi tiết đó cho em cảm nhận về con người nơi đây: Đó là những con người lao động khỏe khoắn, chân chất, giản dị, mộc mạc, chân thành, đặc biệt những cô gái Gò Me thì duyên dáng, nhẹ nhàng, thướt tha. |
NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giai điệu quê hương trong lòng tác giả Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần diễn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm - HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Trước khi mất, Bác Hồ muốn nghe câu hò xứ Huế, câu ví, câu hò Huế, câu hò xứ Nghệ, dân ca, làn quan họ, câu hát dặm=> Những điệu hát, câu hò gắn với quê hương xứ sở những điều vô cùng thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người https://www.youtube.com/watch? v=rvI0UHkTKCs |
3. Giai điệu quê hương trong lòng tác giả - Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương: “Hò ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò” - Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò cho thấy tình yêu và nỗi nhớ da diết đối với quê hương, với những sinh hoạt văn hóa truyền thống của quê hương. Chính điệu hò đã góp phần quan trọng làm nên vẻ đẹp, bản sắc của vùng đất này, nên người đi xa khi nhớ về quê hương thường nhớ về những câu hò thân thương |
NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình cảm, cảm xúc của tác giả Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi hs báo cáo sản phẩm - HS báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
4. Tình cảm, cảm xúc của tác giả - Tác giả là một con người yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Dù sống xa quê mà ông vẫn luôn nhớ da diết về quê hương Gò Me thân yêu: nơi có đất trời, thiên nhiên tươi đẹp cùng những con người giản dị, mộc mạc, chân thành. |
NV4: Hướng dẫn học sinh Kết nối- Mở rộng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + Bài thơ “Gò Me” có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao? +Nhà thơ lấy tên một vùng đất để làm nhan đề bài thơ. Em hãy kể tên một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự. - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi hs báo cáo sản phẩm - HS báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
4. Kết nối- Mở rộng * Hình ảnh độc đáo - Bài thơ “Gò Me” có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi, em thích hình ảnh: “Ao làng trăng tắm, mây bơi Nước trong như nước mắt người tôi yêu” - Vì: + Hình ảnh trên thể hiện sự sinh động, gắn bó của thiên nhiên Gò Me. Nơi có ao làng mà trăng và mây chiếu bóng xuống như đang tắm, đang bơi. Nước ao thì trong vắt, long lanh như “mắt người tôi yêu” * Tên tác phẩm có nhan đề là một vùng đất - Cô Tô, Hang Én, Cửu Long Giang ta ơi, - Chiều sông Hương (Lê Hoàng) - Sông Hương (Vũ Dung) - Việt Bắc (Tố Hữu) |
Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + Theo em, nội dung của văn bản là gì? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hướng dẫn - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm - HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
III. Tổng kết 1. Nội dung - Gò Me là tiếng lòng và nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương miền Nam thân thương và anh dũng. Qua bài thơ, Gò Me – Gò Công hiện lên vô cùng tươi đẹp, thanh bình, dung dị và chân chất 2. Nghệ thuật - Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. - Lời thơ như ngân lên thành lời ca. - Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ |
||||
Cách tổng kết 2 PHT số …
.. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “...” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
Em lấy trò chơi ở bài Cửu Long Giang ta ơi nhé (lớp 6)
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: 1. Bài thơ Gò Me được viết theo thể thơ nào? A. Thơ tự do. B. Thơ bảy chữ. C. Thơ tám chữ. D. Thơ lục bát. 2. Gò Me là địa danh nổi tiếng thuộc huyện nào? Tỉnh nào? A. Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang ngày nay. B. Huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang ngày nay. C. Huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang ngày nay. D. Huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ngày nay. 3. Không gian trong bài thơ Gò Me được hiện lên qua những chi tiết, hình ảnh nào? A. Bể, núi đồi, ruộng lúa, ao làng. B. Bể, đường làng, ruộng lúa, ao làng. C. Bê, triền đê, ruộng lúa, ao làng. D. Bể, ngôi nhà, ruộng lúa, ao làng. 4. Âm thanh trong bài thơ Gò Me được hiện lên qua những chi tiết, hình ảnh nào? A. Tiếng sóng vô, tiếng còi tàu, leng keng nhạc ngựa,... B. Tiếng nhạc ngựa, điệu hò, lời ca,.... C. Tiếng sóng, tiếng nhạc ngựa, điệu hò, tiếng chim cu gáy,.. D. Leng keng nhạc ngựa, lao xao vườn mía, điệu hò, tiếng chim cu gáy,... 5. Cảnh vật nào không được nói đến trong bài thơ Gò Me? A. Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo. B. Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng. C. Gió dìu vương xao xuyến bờ tre. D. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm. 6. Các cô gái Gò Me trong bài thơ Gò Me được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào ? A. Má núng đồng tiền; Nọc cây, tay tròn, che nón làm duyên,…. B. Má núng đồng tiền; Nọc cây, nghiêng nón làm duyên,… C. Mã nhúng đông tiền; Chăm cấy cày, nghiêng nón làm duyên,… D. Má những đồng tiền; Má đỏ thẹn thò, che nón làm duyên,… 7. Trong bài thơ Gò Me, trai Biên Hòa lụy gái Gò Me vì điều gì ? A. Vì sắc đẹp và sự đảm đang, khéo léo. B. Vi sắc đẹp và sự dịu dàng, dễ thương, C. Vì mê giọng hò. D. Vì sự chân thành, cởi mở, duyên dáng. 8. Chị tôi trong bài thơ Gò Me được miêu tả như thế nào? A. Chị tôi má đỏ thẹn thò/Giã me bên trã canh chua ngọt ngào. B. Chị tôi má đỏ thẹn thùng/Giã me trong cối canh chua ngọt ngào. C. Chị tôi má đỏ thẹn thò/Giã me bên trã canh chua xin mời. D. Chị tôi má đỏ hây hây/Giã me bên trã canh chua ngọt ngào. 9. Hai câu thơ: Ao làng trăng tắm, mây bơi/Nước trong như nước mắt người tôi yêu dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa, ẩn dụ. B. So sánh, hoán dụ. C. So sánh, ẩn dụ. D. Nhân hóa, so sánh. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
Gợi ý:
|
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
Gợi ý: Bài thơ “Gò Me”, đặc biệt là đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ của tác giả Hoàng Tố Nguyên đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc về nỗi niềm yêu quê, nhớ quê da diết của một con người Nam Bộ đang sống xa quê. Đầu tiên, tác giả nhớ về “thuở ấu thơ”, khi mà tác giả đi “cắt cỏ, chăn bò” với những kỉ niệm đẹp. Khi ra đồng cắt cỏ, “gối đầu lên áo” và “nằm dưới hàng me”, tác giả thấy thiên nhiên quê mình thật đẹp. Đó là nơi có “tre thổi sáo”, có những chú “bướm”, có những chú chim dễ thương. Nơi đó có lá “me non” cong vắt như lưỡi liềm và lá xanh “như dải lụa mềm lửng lơ”. Biện pháp nhân hóa “tre thổi sáo” và biện pháp so sánh lá me cong như “lưỡi liềm”, lá xanh như dải lụa mềm đã góp phần làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn. |
IV. Phụ lục
Tiết 47 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NGHĨA CỦA TỪ NGỮ, DẤU CÂU, BIỆN PHÁP TU TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nghĩa của từ, dấu câu, biện pháp tu từ
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực đặc thù:
- Thông qua việc thực hiện các bài tập, Hs củng cố kiến thức về nghĩa của từ trong ngữ cảnh, dấu câu, biện pháp tu từ đã học
3. Phẩm chất:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2,
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Ở tiết thực hành TV trước Gv giao học sinh lấy thêm ví dụ về ngữ cảnh. Trong phần khởi động, GV sẽ yêu cầu hs báo cáo sản phẩm - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hỗ trợ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - HS trình bày sản phẩm - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, Gv dẫn dắt: |
Gợi ý: |
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả.
3. Phẩm chất:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Phần Tự luận GV chia lớp thành 6 nhóm + Nhóm 1: Bài 1 +Nhóm 2: Bài 2 +Nhóm 3: Bài 3 +Nhóm 4: Bài 4a +Nhóm 5: Bài 4b +Nhóm 6: Bài 4c +Nhóm 7: Bài 4d - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm - HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
Bài 1: - Từ “thở” trong Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ là từ “thở” mang nghĩa chuyển. + Mái lá “thở” nghĩa là tỏa ra làn khói nhẹ, những làn khói ấm áp, đậm đà hương quê - Còn từ “thở” trong Em bé thở đều khi ngủ say là từ thở mang nghĩa gốc, chỉ hoạt động hô hấp của con người, là hành động hít không khí vào lồng ngực, vào cơ thể rồi đưa trở ra qua mũi, miệng. Bài 2: - Các từ láy trong bài thơ: leng keng, đêm đêm, sớm sớm, chiều chiều, lao xao, véo von, lửng lơ, xao xuyến, ngọt ngào - Từ láy “lửng lơ” chỉ trạng thái lưng chừng, nửa vời, không cao, không thấp. Từ láy này có tác dụng góp phần diễn tả sự mềm mại, duyên dáng của lá xanh bay nhẹ nhẹ, lửng lơ trong gió. - Từ láy “xao xuyến”: trạng thái xúc động kéo dài, khó dứt Từ láy này giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm. Nhà thơ đã gợi lên được trạng thái bâng khuâng của sự vật, giúp cho sự vật thêm gần gũi với con người, cũng có những nỗi niềm cảm xúc như con người Bài 3: - Công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép trong bài thơ “Gò me” + Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin cho phần trước đó. (Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe) + Dấu ngoặc kép dùng để đưa ra trích dẫn trực tiếp về câu hò quê hương: “- Hò ơ…Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò” Bài 4: a. Biện pháp tu từ: + Nhân hóa: trăng tắm, mây bơi + So sánh: nước trong như nước mắt người tôi yêu - Tác dụng: + Biện pháp tu từ nhân hóa khiến trăng và mây hiện lên sống động như con người, cũng có hành động, tâm trạng như con người. Qua đây ta cảm nhận được tình yêu quê hương, sự gắn bó của tác giả với những cảnh sắc thiên nhiên quê hương. Thiên nhiên đã trở thành người bạn thân thiết của nhà thơ. + Biện pháp so sánh: Hình ảnh so sánh ở vế B nước mắt người yêu tôi làm cho hình ảnh mặt nước ao làng- vốn chỉ không gian thiên nhiên- trở thành một thế giới tâm hồn, thế giới của kỉ niệm và đặc biệt gần gũi b. Biện pháp tu từ: + Nhân hóa: tre thổi sáo - Tác dụng: + Biện pháp tu từ nhân hóa khiến tre có hồn như con người, qua đó thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó của tác giả đối với quê hương c. Biện pháp tu từ: + So sánh: me non so sánh với lưỡi liềm; lá xanh so sánh với dải lụa - Tác dụng: + Biện pháp so sánh giúp câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm hơn đồng thời cho thấy vẻ đẹp nên thơ, mềm mại của cảnh sắc thiên nhiên cũng như tình yêu của nhà thơ gửi gắm trong đó d. Biện pháp tu từ: + Nhân hóa: tre thôi khúc khích, mây lắng nghe - Tác dụng: + Biện pháp tu từ nhân hóa khiến hình ảnh tre làng hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người; đồng thời thể hiện sự tươi vui, thanh bình của quê hương tác giả |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Viết một đoạn văn hoặc một bài thơ ngắn về vẻ đẹp của một dòng sông nơi em đang sống hoặc đã từng biết, trong đó có sử dụng các từ láy vè biện pháp tu từ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
Gợi ý Quê hương em có dòng sông La hiền hòa, thơ mộng. Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Dọc theo bờ bên này, nhà cửa san sát, cảnh làng quê đầm ấm, yên vui. Xa xa, bờ bên kia, cây cối xanh tốt um tùm nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong veo. Những ngày hè, nước sông trong vắt. Dưới ánh nắng, những gợn sóng lăn tăn lung linh dát bạc xoa dịu cái nắng chói chang. Lũ trẻ chúng em thường đằm mình dưới dòng sông tắm mát, người lớn thì lấy nước sông để giặt giũ, tưới cây... còn những người già thì ngồi dưới gốc cây cạnh bờ sông hóng gió. Đến mùa mưa lũ, dòng sông như sâu hơn, rộng hơn chở nước về nơi biển cả. Dòng nước đục ngầu, giận dữ ấy trôi xuôi giúp làng êm yên bình trong dông bão. Con sông đã gắn bó với người dân quê em từ bao đời, ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ em. Em sẽ luôn nhớ về dòng sông quê hương với bao kỉ niệm êm đềm. |
IV. Phụ lục
Tiết 48 TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
Số lượt xem : 1